Thực Trạng Máy Móc Thiết Bị Hiện Nay Của Các Doanh Nghiệp

Vai trò của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp

Sản xuất kinh doanh là hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ 3 yếu tố: Vốn, tài sản máy móc và nguyên vật liệu. Trong đó máy móc thiết bị là công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và có tiềm năng tồn tại trên thị trường.

Nâng cao năng suất lao động

Từ thời kỳ chế độ tư bản chủ nghĩa, con người đã khuyến khích cho sự phát triển khoa học công nghệ để áp dụng vào sản xuất thay vì lao động thủ công. Và người ta thấy sự diệu kỳ của chế độ này, khi sản phẩm tạo ra gấp 2 lần tổng sản phẩm của toàn bộ các chế độ trước. 

Máy móc thiết bị giúp nâng cao năng suất lao độngMáy móc thiết bị giúp nâng cao năng suất lao độngMáy móc thiết bị giúp nâng cao năng suất lao động

Năng suất lao động sản xuất tăng theo cấp số nhân khi máy móc công nghiệp được ra đời. Sự thần kỳ đó đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp trở thành kỳ lân trên thế giới sau khoảng thời gian ngắn. 

Máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công

Người ta quan sát thấy rằng nếu trước kia con người lao động thủ công để dệt may thì một người một tháng làm ra 20 tấm vải. Khi dùng máy dệt số lượng đó tăng lên 40 tấm vải một tháng. 

Nhưng khi áp dụng dây chuyền máy móc vào sản xuất thì con số tạo ra lên đến hàng ngàn, hàng triệu chỉ trong một tháng ngắn ngủi. Máy móc đã thay thế lao động thủ công không phải chỉ vì giúp con người nhàn hơn mà nó còn mang lại giá trị kinh tế rất lớn.

Chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp hiện nay đang làm rất tốt sứ mệnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của mình khi sự đầu tư về máy móc thiết bị càng càng được chú trọng và mở rộng.

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Suy cho cùng mọi khoản đầu tư mục đích cuối cùng vẫn là lợi ích mang lại.

Máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Việc áp dụng máy móc thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, số lượng công nhân lao động, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh số sản phẩm và được gọi chung là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần

Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học trong thời đại số hóa, các doanh nghiệp đều áp dụng máy móc, công nghệ, ứng dụng, phần mềm vào trong công tác quản lý, sản xuất đến phân phối. Vì vậy doanh nghiệp có một hệ thống tài sản máy móc công nghệ cao sẽ là lợi thế rất lớn để nâng cao vị thế, thương hiệu doanh nghiệp mình tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Thực trạng máy móc thiết bị hiện nay của các doanh nghiệp

Thực trạng máy móc  thiết bị tại các doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hợp tác song phương, hội nhập kinh tế mở cửa hiện nay đã có rất nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện nay vẫn đang tồn đọng rất nhiều những vấn đề khó khăn về tài sản, trang thiết bị máy móc.

Tình hình máy móc thiết bị hiện nay ở nước ta:

Máy móc đã cũ, chắp vá

Tình trạng máy móc thiết bị đã cũ nát, chắp vá ở Việt Nam đang khá phổ biến đặc biệt các ngành sản xuất. Điều đó ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị, chất lượng sản phẩm, thị hiếu khách hàng trong thời buổi thị trường như hiện nay.

Tài sản doanh nghiệp đã qua sử dụngTài sản doanh nghiệp đã qua sử dụngTài sản doanh nghiệp đã qua sử dụng

Tại các xí nghiệp nhà máy doanh nghiệp, có tới 70% thiết bị máy móc được sử dụng từ thế hệ những năm 60 – 70 và hầu hết các thiết bị đó đã khấu hao hết hoặc máy móc cũ được nâng cấp.

Tình trạng máy móc thiết bị có tuổi thọ trung bình trên 20 năm ở nước ta chiếm khoảng 40% và dưới 5 năm chỉ chiếm có 27%.

Việc sử dụng máy móc quá cũ nát, chắp vá khiến cho các doanh nghiệp tiêu hao rất nhiều điện năng và nhiên liệu đốt cháy động cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Do vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch đổi mới thiết bị và sau đó áp dụng các biện pháp quản lý bảo trì nâng cấp tài sản một cách khoa học để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh

Máy móc, trang thiết bị từ nhận chuyển giao công nghệ 

Xu hướng tiếp nhận đầu tư thông qua chuyển giao công nghệ nước ngoài đang khá phổ biến tại Việt Nam.

Công nghệ nước ngoài có ưu điểm về công suất lớn, động điện hiện đại và chất lượng cao. Việc tận dụng máy móc thiết bị chuyển giao từ nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về chi phí, vốn đầu tư, hiệu quả sản xuất, đặc biệt mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế.

Tuy nhiên, trên thực tế bộ phận đánh giá kiểm định tài sản ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và sai sót. Vì thế, doanh nghiệp có thể đánh giá không chính xác nguyên giá tài sản, thiết bị dẫn đến tình trạng nhận thiết bị chuyển giao đã khấu hao hết, hoạt động ngắt quãng hoặc hư hỏng sau một thời gian đưa vào sử dụng. 

Đây là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí, vốn đầu tư, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải đối mặt với câu chuyện “ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải rắn công nghiệp”.

Đầu tư thiếu đồng bộ

Do hạn chế về mặt tài chính, nhiều doanh nghiệp không thể đầu tư đồng bộ hàng loạt máy móc, thiết bị cùng một lúc nên dẫn đến tình trạng thay thế phụ tùng chắp vá.

Điều đó sẽ làm máy móc tiêu hao lượng lớn nhiên vật liệu so với mức bình thường, nhiều định mức đã cũ, lỗi thời không phù hợp vẫn chưa được sửa đổi.

Việc sử dụng các máy móc đã cũ do đầu tư không đồng bộ là nguyên nhân chính làm cho thời gian chết máy cao dẫn đến giá thành sản phẩm quá cao, chất lượng sản phẩm thấp, không đủ tiềm lực cạnh tranh trên thị trường dẫn đến phá sản.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đồng bộ hóa tài sản trong công ty vì khả năng tài chính có hạn, do đó doanh nghiệp nên có biện pháp thay mới thiết bị dần dần và lên kế hoạch cụ thể cho việc bảo trì nâng cấp các thiết bị mới lắp đặt đó. 

Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật còn hạn chế

Máy móc là công cụ, phương tiện sản xuất. Tuy nhiên máy móc không thể thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. Đặc biệt ở nước ta, trình độ kỹ thuật chưa cao nên hoạt động của trang thiết bị phần lớn vẫn phụ thuộc của con người.

 Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật bảo trì máy móc thiết bị còn hạn chế  Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật bảo trì máy móc thiết bị còn hạn chế Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật bảo trì máy móc thiết bị còn hạn chế

Tình trạng đáng buồn là đội ngũ chuyên viên về kỹ thuật ở nước ta chưa phát triển mặc dù đã và đang được chú trọng. Việc hạn chế về đội ngũ kỹ thuật là trở ngại lớn của các doanh nghiệp khi tài sản, thiết bị gặp sự cố đột xuất, các trường hợp tùy biến trong xí nghiệp cần giải quyết kịp thời gặp nhiều khó khăn.

Để giải quyết vấn đề này nhà nước và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác đào tạo để chất lượng đội ngũ kỹ thuật được cải thiện. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý tài sản để lường trước các rủi ro về tài sản có thể gặp.

Khó khăn trong việc lưu trữ thông tin

Các thông tin, dữ liệu trong thiết bị thường xuyên bị thất lạc khi thiết bị đã hoạt động quá lâu. Việc sử dụng các thiết bị đã cũ thường xảy ra nhiều vấn đề, trong đó có việc mất dữ liệu, thông tin doanh nghiệp đã lưu trữ. 

Thất lạc các tài liệu quan trọng đối với doanh nghiệp là một thiệt hại rất lớn trong kinh doanh, có thể mất đi những cơ hội hợp tác trong tương lai với các đối tác

Máy móc thiết bị gặp sự cố bất thường

Như đã đề cập 70% máy móc đang dùng là dòng thiết bị cũ đã dùng từ 5 đến 30 năm. Do vậy, việc gặp sự cố trong quá trình sản xuất là khá thường xuyên, điều đó sẽ làm gián đoạn trực tiếp quy trình sản xuất của doanh nghiệp. 

Gặp khó khăn trong việc phụ tùng thay thế 

Xuất phát từ thực trạng các doanh nghiệp hiện nay đầu tư thiếu đồng bộ, sử dụng thiết bị đã cũ, chắp vá dẫn đến việc khó khăn khi tìm các sản phẩm phụ tùng thay thế.

Phụ tùng thay thế thiết bị khó tìm kiếm trên thị trườngPhụ tùng thay thế thiết bị khó tìm kiếm trên thị trườngPhụ tùng thay thế thiết bị khó tìm kiếm trên thị trường

Máy móc thiết bị được cấu tạo bởi các bộ phận đi cùng với nhau theo nguyên lý, nên việc tìm phụ tùng thay thế hết sức khó khăn, đặc biệt các dòng máy đã quá lạc hậu thì nhân viên kỹ thuật sẽ rất khó tìm được phụ tùng thay thế cho bộ phận đã hỏng hóc.

Để khắc phục các thực trạng về tài sản thiết bị, doanh nghiệp cần làm gì?

Các bước khắc phục những hạn chế thực trạng tài sản máy móc hiện nay

Để hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện thực trạng về máy móc thiết bị như hiện nay, bài viết cung cấp các bước cần làm như sau:

Bước 1: Đánh giá tình trạng tài sản thực tế tại doanh nghiệp

Đánh giá tình hình máy móc thiết bị của doanh nghiệpĐánh giá tình hình máy móc thiết bị của doanh nghiệpĐánh giá tình hình máy móc thiết bị của doanh nghiệp

Trước khi giải quyết bất cứ vấn đề nào, doanh nghiệp cũng cần phải xác định vấn đề mà mình đang gặp phải.

Doanh nghiệp nên áp dụng biện pháp quản lý tài sản để theo dõi chính xác vấn đề mà thiết bị của mình đang gặp phải một cách dễ dàng thay vì quản lý theo phương pháp truyền thống.

Bước 2: Phân tích giải pháp

Sau khi xác định mức độ sự cố tài sản, doanh nghiệp sẽ phân tích giải pháp:

Vấn đề tài sản của doanh nghiệp có thật sự cần thay mới?

Nếu tài sản hỏng hóc quá nặng, doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư đổi mới.

Nếu vấn đề của tài sản không quá nghiêm trọng.

Doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp bảo trì nâng cấp tài sản để tiết kiệm chi phí.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch chi phí và sử dụng thiết bị

Xây dựng kế hoạch chi phí và sử dụng thiết bị Xây dựng kế hoạch chi phí và sử dụng thiết bị Xây dựng kế hoạch chi phí và sử dụng thiết bị

Bước 4: Thực hiện

Dù giải pháp của doanh nghiệp bạn lựa chọn là gì thì lời khuyên của chúng tôi là “hãy chú trọng công tác quản lý tài sản”.

Thiết bị của bạn mới lắp đặt thì cũng nên sử dụng phần mềm quản lý bảo trì để theo dõi tình trạng thiết bị một cách chính xác nhất. Đối với các thiết bị đã qua sử dụng, công tác quản lý càng cần được chú trọng hơn để giúp doanh nghiệp lên kế hoạch nâng cấp thiết bị một cách chính xác nhất.

Tham khảo: phần mềm quản lý bảo trì thiết bị Speedmaint tại đây