Thuyết minh về ngày tết ở quê hương em câu hỏi 915694 – hoidap247.com

I, MB: Giới thiệu về ngày tết cổ truyền

II, TB

  1, Nguồn gốc:

  – Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. 

  – Tết Nguyên Đán  là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN . Trị vì cả 2622 năm Từ thời đó, người Việt đã ăn tết, bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6.

2, Thời gian 

– Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1đến giữa tháng 2 Dương lịch
–  Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam
Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). 
3, Các hoạt động chính trong ngày Tết
  a, Trước Tết

   + Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả,

    +Trang hoàng, lau dọn nhà cửa.
   + Cúng ông Công ông Táo, làm mâm cơm tất niên, cúng giao thừa.

  b, Trong những ngày Tết

   – Xông đất: thể hiện tinh thần hướng đến điều an lành, may mắn, cầu chúc năm mới vạn sự đều thuận lợi đến với các thành viên trong gia đình.

  – Chúc Tết, lì xì: Khi con cháu đến chúc mừng năm mới, ông bà cha mẹ sẽ lì xì mừng tuổi với mong muốn là con cháu mạnh khỏe, vui vẻ, học giỏi.

  – Đi lễ chùa cầu may đầu năm

4. Ý nghĩa

– mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ
– Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. \

– Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
III,KB: Khẳng định việc cần thiết của giữ gìn ngày Tết cổ truyền

* BÀI VIẾT THAM KHẢO

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nhắc đến những nét đẹp của một đất nước với bề dày văn hóa lịch sử ngàn năm văn hiến. Trong đó ẩm thực, hội họa và đặc biệt là nét đẹp về văn hóa lễ, hội được đông đảo cộng đồng thế giới biết đến. Một trong những nét đẹp đó phải kể đến là Tết cổ truyền (hay là Tết Nguyên đán) của người Việt ta.

Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với phương Tây (theo đạo Thiên chúa giáo) thì Tết Nguyên đán cũng ý nghĩa như vậy đối với người Việt Nam. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, đều thể hiện ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào giữa tháng Hai dương lịch, hoặc sớm hơn là và cuối tháng Một. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1,2,3. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì mọi nhà thường bắt đầu chuẩn bị từ 23 tháng Chạp.

Để đón một cái Tết lớn trong năm, mọi thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ. Sau 23 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Mỗi thành viên đều được phân công công việc của riêng mình.
 
Mọi công việc chuẩn bị này có thể kéo dài đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch, đây là ngày cuối cùng của một năm, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cơm đoàn viên và được gọi là mâm cơm “tất niên”. Đây có lẽ là mâm cơm cầu kì nhất trong năm, nó thường có nhiều món cùng với việc trang trí đặc sắc hơn so với bữa ăn thường ngày. Món ăn đặc biệt không thể thiếu đó là thịt gà. Gà được chế biến sẵn rồi luộc cả con, để ráo nước để chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm. Một trong những công tác chuẩn bị quan trọng nhất cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường có năm quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm. Tùy vào các vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau.

Bước sang thời khắc quan trọng nhất đó chính là ba ngày Tết. Mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là những ngày đầu năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm. Thông thường mọi người  sẽ lì xì (mừng tuổi) cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường ngày với những tất bật, bộn bề.

Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa của người dân. Đó là phong tục, tập quán của Việt Nam. Tết còn là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi yêu thương trở về. Tết mang ý nghĩa giúp cho con người ta xích lại gần nhau hơn, thêm yêu thương và gắn bó.

Mỗi người dân Việt không ai là không yêu và mong chờ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.