Tiết lộ 05 Cách cắm hoa bàn thờ đơn giản, ý nghĩa
Dâng hoa cúng Thần, tổ tiên là điều cần thiết không chỉ là trong các ngày mùng 1, ngày rằm mà còn cả trong những ngày giỗ, ngày lễ, Tết. Để không gian thờ tự uy nghiêm, trang trọng thì bạn hãy chuẩn bị 1 – 2 bình hoa tươi được cắm tỉ mẩn, cẩn thận. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cắm hoa trên bàn thờ. Vậy nên, loiphong.vn sẽ gợi ý cho bạn 5 cách cắm hoa bàn thờ đơn giản, ý nghĩa để chuẩn bị cho những dịp quan trọng sắp tới.
[Gợi ý] 5 Cách cắm hoa bàn thờ đơn giản, ý nghĩa ngày mùng 1, ngày rằm, ngày giỗ và ngày lễ, Tết
Mục lục bài viết
1. 12 Loại hoa nên cắm trên bàn thờ gia tiên
Có hàng trăm loại hoa khác nhau nhưng không phải loại hoa nào cũng phù hợp để dâng lên bàn thờ gia tiên. Dưới đây là 12 loài hoa mà bạn nên lựa chọn:
● Hoa mai: Là loài hoa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền ở miền Nam. Hoa mai tượng trưng cho sự giàu có, giàu sang, phú quý. Theo quan điểm dân gian, nếu hoa mai nở vào đêm giao thừa hay mùng 1 Tết thì sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia đình.
● Hoa đào: Được xem là tinh hoa của ngũ hành, có tác dụng xua đuổi tà ma, mang lại nguồn sinh khí, giúp con người khỏe mạnh, bình an. Hoa đào là loài hoa đặc trưng của miền Bắc trong dịp “Tết đến xuân về”.
● Hoa lay ơn: Còn có tên gọi khác là hoa kiếm lan. Vào ngày Tết, loài hoa này được nhiều gia đình lựa chọn để cắm trên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa biết ơn đối với ông bà, tổ tiên – những người đã khuất.
Hoa lay ơn
● Hoa cúc: Hoa cúc là biểu trưng của sự sống, tăng thêm tài lộc và tuổi thọ cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, hoa cúc còn thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên cũng như thần linh.
● Hoa lan: Hoa Lan mang vẻ đẹp diễm kiều cùng hương thơm tinh khiết, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở nên rất phù hợp để cắm trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết. Hoa lan có nhiều loại khác nhau, màu sắc phong phú.
● Hoa hồng đỏ: Được xem là “nữ hoàng của các loài hoa”, hoa hồng được lựa chọn cắm trên bàn thờ vào ngày Tết với ý nghĩa cho sự hạnh phúc.
● Hoa đồng tiền: Theo quan niệm xưa, hoa đồng tiền sẽ mang tới sự thịnh vượng, tài lộc nên được nhiều người lựa chọn để cắm trên bàn thờ. Loài hoa này còn tượng trưng cho sức khỏe, tuổi thọ của các thành viên trong gia đình.
Hoa đồng tiền
● Hoa thược dược: Loài hoa này giữ một vị trí đặc biệt trong ngày Tết Nguyên đán vì mang vẻ đẹp bình dị, gần gũi. Hoa thược dược cắm trên bàn thờ sẽ giúp không khí gia đình thêm ấm áp, thư thái tâm hồn và luôn yêu đời.
● Hoa huệ ta: Mang vẻ đẹp thanh cao, hương thơm thanh khiết, tươi lâu và được coi là giá trị tâm linh của người Việt. Hoa huệ ta không chỉ được lựa chọn để cắm trên bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết mà còn được dùng để cắm trong các ngày rằm tháng Giêng, tháng 7, ngày giỗ.
● Hoa thủy tiên: Hoa thủy tiên có tác dụng khử tà, tăng thêm sinh khí cho gia đình. Với người Hà Nội, nếu hoa thủy tiên nở đúng vào đêm giao thừa hay sáng mùng 1 Tết sẽ mang tới sự thanh tịnh, phúc lộc đầy nhà.
Hoa thủy tiên
● Nụ tầm xuân: Loài hoa có ý nghĩa sinh sôi, nảy nở sẽ mang tới nhiều may mắn cho gia đình trong dịp đầu năm mới.
● Hoa sen: Hoa sen mang vẻ đẹp thanh cao, tượng trưng cho sự thoát tục của con người, ngăn chặn những điều xấu. Hoa sen là loài hoa biểu tượng của người Việt Nam.
Hoa sen
2. 8 Loại hoa không nên cắm trên bàn thờ
● Hoa giả: Hoa giải khi đặt lên bàn thờ thể hiện sự bất kính, không trang nghiêm do đó bạn cần phải tránh.
● Hoa đại: Loài hoa này có mùi thơm, màu sắc trang nhã nhưng không nên cắm trên bàn thờ vì theo quan niệm dân gian, hoa sứ là nơi trú ngụ của hồn ma.
Hoa đại
● Hoa nhài: Hoa nhài mang vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng nhưng dân gian xem là loài hoa nghịch cảnh, không đứng đắn nên không được đặt lên trên bàn thờ.
● Hoa phù dung: Loài hoa này rất kiêng kỵ vì có ý nghĩa “sớm nở tối tàn”, màu sắc thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, từ trắng sang hồng rồi đỏ rồi sậm và lụi tàn.
● Hoa ly: Mang ý nghĩa của sự chia ly, ly tán
● Hoa dâm bụt: Phổ biến ở miền Nam, dù có màu đỏ nổi bật nhưng ý nghĩa của loài hoa này không được đứng đắn nên không được chọn là loài hoa dâng lên bàn thờ tổ tiên.
Hoa dâm bụt
● Hoa cúc vạn thọ: Có mùi hương nồng, mùi hôi khó chịu
● Hoa cúc áo: Chỉ phù hợp để cắm chơi chứ không thích hợp để đặt lên bàn thờ.
3. Tiết lộ 5 Cách cắm hoa bàn thờ đơn giản, ý nghĩa ngày Tết
3.1. Cách cắm hoa lay ơn bàn thờ
Cách cắm hoa lay ơn bàn thờ
Hoa lay ơn là tượng trưng cho sự thuần khiết, trang nhã và kính trọng đối với hậu thế, tổ tiên. Cách cắm hoa lay ơn để bàn thờ ngày Tết rất đơn giản, có nhiều cách cắm khác nhau. Dưới đây là cách cắm hoa lay on trên bàn thờ được nhiều người lựa chọn nhất:
Chuẩn bị:
● 10 cành hoa lay ơn, nên chọn những cành to, nhiều búp chưa nở
● 6 lá trầu bà để trang trí
● Bình hoa thủy tinh
● Băng dính
● Kéo cắt cành
Trình tự thực hiện:
● Làm sạch bình cắm hoa, sau đó cho nước ấm vào bình.
● Sử dụng băng dính dán vào một số vị trí trên miệng bình. Băng dính sẽ giúp cố định hoa lay ơn khi cắm.
● Cắt cành hoa lay ơn sao cho độ dài gấp 1.5 – 2 lần chiều cao lọ hoa. Nên cắt vát xéo để tăng diện tích hút nước, giúp hoa tươi lâu hơn.
● Cắm từng cành hoa vào bình sao cho hướng cùng về một hướng. Khoảng cách giữa các cành hoa lay ơn nên đều nhau, rẽ ra các phía như hình cánh quạt sẽ giúp lọ hoa đẹp mắt hơn.
● Cắm lá trầu bà xung quanh miệng bình. Là trầu bà sẽ giúp bình hoa lay ơn hài hòa, sinh động và che đi phần gốc hoa lay ơn.
3.2. Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ
Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ
Cách cắm hoa cúc để bàn thờ không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn chỉ cần thực hiện theo cách cắm hoa cúc de bàn thờ đơn giản dưới đây là có một bình hoa dâng cúng tổ tiên đẹp mắt, ý nghĩa.
Chuẩn bị:
● Hoa cúc vàng 10 cành chớm nở
● Hoa lay ơn 10 cành để trang trí
● Các loại hoa lá phụ để trang trí
● Bình cắm hoa dạng đứng cao
● Kéo cắt hoa
Trình tự thực hiện:
● Chọn nước sạch nhiệt độ khoảng 35 độ C đổ vào 1/3 chiều cao của bình. Để hoa tươi lâu hơn thì bạn hãy sử dụng thêm gói dưỡng hoa hay viên thuốc Aspirin hoặc nước tẩy Javel.
● Cắt cành của hoa cúc vàng và hoa lay ơn sao cho phù hợp với bình cắm. Nên cắt vát góc 45 độ để giữ hoa tươi lâu hơn
● Cắm hoa cúc vàng và hoa lay ơn xen kẽ nhau sao cho thật tự nhiên
● Cuối cùng, thêm các loại hoa, lá trang trí để bình hoa nổi bật hơn. Cách cắm này cũng áp dụng đối với hoa cúc lưới để bàn thờ.
3.3. Cách cắm hoa hồng để bàn thờ
Cách cắm hoa hồng để bàn thờ
Chuẩn bị:
● 20 bông hoa hồng đỏ tươi
● Bình cắm hoa
● Kéo cắt hoa
● Xốp cắm hoa
Quy trình thực hiện:
● Thấm nước ngấm đều miếng xốp rồi cho 2/3 miếng xốp vào bình hoa
● Chọn một bông hoa hồng đỏ đẹp nhất, cao nhất cắm chính giữa bình hoa. Tốt nhất là hãy cắt cành hoa có chiều dài ít nhất bằng 1/2 chiều cao của lọ.
● Lấy hoa hồng chính giữa làm gốc, chọn 5 bông hồng đỏ cắm 2 bên sao cho không cách giữa các bông bằng nhau và phải thấp hơn bông hoa chính giữa.
● Lấy 6 bông hoa hồng, cắt ngắn khoảng 10 – 15cm so với các bông hoa hồng đã cắm trước đó rồi cắm đều 2 bên.
● Cuối cùng, cắm những bông hoa còn lại vào các vị trí còn trống nhưng phải thấp hơn so với cành chính để lọ hoa hồng chưng bàn thờ tết đẹp mắt hơn.
3.4. Cách cắm hoa lan để bàn thờ
Đối với hoa lan, cách cắm hoa bàn thờ đẹp như sau:
Bước 1: Chọn hoa lan
Nếu bạn là người quan tâm đến phong thủy thì việc lựa chọn số lượng cành hoa lan để cắm rất quan trọng. Số lượng cành hoa mang ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
● 1 cành tượng trưng cho Sinh
● 3 cành tượng trưng cho Tài
● 6 cành tượng trưng cho Lộc
● 8 cành tượng trưng cho Phát
● 9 cành tượng trưng cho Trường cửu
● 13 cành tượng trưng cho Sinh tài
● 16 cành tượng trưng cho Sinh lộc
Chọn những cành hoa lan còn tươi, thân xanh
Nếu bạn không quan tâm đến phong thủy thì không cần cần chú ý đến điều này. Hãy lựa chọn những cành hoa lan còn tươi, mới; thân không bị héo, cánh hoa không bị dập. Hoa lan có nhiều màu khác nhau nhưng bạn hãy ưu tiên lựa chọn hoa lan màu vàng (tượng trưng cho sự cát tường) và màu đỏ (tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc).
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ cắm hoa
Lựa chọn bình hoa cổ cao, có thể là loại lọ thủy tinh trong suốt. Khi đã có bình hoa thì bạn hãy chuẩn bị thêm dao, kéo để cắt tỉa hoa trong khí cắm.
Bước 3: Cắm hoa lan
● Đổ nước vào bình, thêm 2 thìa nhỏ nước cốt chanh hoặc thuốc dưỡng hoa để hoa tươi lâu hơn.
● Tùy theo phong cách của từng người mà bạn lựa chọn cách cắm hoa lan cành phù hợp. Hãy thỏa sức sáng tạo để có một bình hoa lan đẹp mắt.
● Nên tỉa bớt lá để hạn chế việc hấp thụ nước của lá quá nhiều, khiến cho hoa thiếu nước, nhanh héo. Cắt hoa theo chiều xéo để tăng khả năng hấp thụ nước, không nên cắt quá sát lên phần ngọn khiến cho cành hoa lan mất cân đối.
3.5. Cách cắm hoa để bàn thờ tổ tiên với hoa đồng tiền
Cách cắm hoa để bàn thờ tổ tiên với hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền là loài hoa tượng trưng cho tài lộc, sức khỏe, tiền tài. Cách cắm hoa đồng tiền để bàn thờ như sau:
Chuẩn bị:
● 5 cành hoa đồng tiền màu vàng, 3 cành hoa đồng tiền màu đỏ, 5 cành hoa đồng tiền màu hồng phấn, 3 cành hoa đồng tiền màu hồng sen, 3 cành hoa màu cam.
● Bình cắm hoa.
● Kéo cắt hoa.
Trình tự thực hiện
● Làm sạch bình hoa, đổ nước vào bình
● Vì hoa đồng tiền là loài hoa có thân rỗng, rất dễ gãy nên bạn cần phải dùng băng dính dán quanh miệng để hoa đứng vững và được sắp xếp đều hơn.
● Kiểm tra độ dài ngắn của từng cành hoa, loại bỏ những cành hoa đã hỏng
● Những cành hoa màu hồng nhạt, vàng thì bạn cắm sát bình hướng về phía trước. Nên cắm xen kẽ nhau và tập trung thành nhóm sẽ đẹp mắt hơn.
● Cành hoa đồng tiền màu đỏ, màu cam dài hơn sẽ cắm thành một hàng phía sau.
● Chọn cành hoa đồng tiền màu vàng, cam dài cắm ở phía sau cùng hướng lên trên.
Với các gợi ý trên đây về cách cắm hoa bàn thờ, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Khi cắm hoa bạn hãy cứ sáng tạo để có một bình hoa đẹp mắt, ý nghĩa.