Tiết lộ bất ngờ về công dụng của kim cương ít người nghĩ đến
Kim cương được biết đến là một loại đá quý cực hiếm và có giá trị cực cao. Nhiều người cho rằng chúng chỉ có giá trị về mặt làm đẹp – là nguyên liệu chế tác các đồ trang sức, nhưng thực ra loại đá quý này còn có nhiều công dụng khác mà ít ai ngờ đến.
Kim cương là gì
Kim cương là một trong hai dạng thù hình của Cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt. Vì vậy, nó có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và kim hoàn.
Tên gọi kim cương trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đến từ tiếng Hy Lạp (adamas= αδάμας có nghĩa là “không thể phá hủy”). Chúng đã được sưu tầm như một loại đá quý và sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cổ cách đây ít nhất 2.500 năm.
Điều đặc biệt là kim cương các góc cạnh dường như đều “phát ra tia sáng”.
Với nhiều màu sắc tuyệt đẹp như : trong suốt, màu ánh xanh nhạt, màu lam hồng, đỏ, và màu xanh lá cây. Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi loại đá quý này thu hút nhiều ánh mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Sự tinh tế đến từ những viên kim cương.
Tham khảo thêm:
Kim cương dùng để làm gì
Được coi là “chúa tể của các loại đá”, vì vậy kim cương không những có giá trị làm đẹp mà còn có những giá trị thực tế trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật.
-
Máy và dụng cụ cắt
Với những ưu điểm nổi bật về tính chất vật lý: độ cứng, vì vậy kim cương là vật liệu hoàn lý tưởng cho máy công cụ và dụng cụ cắt. Ứng dụng đươc được biết đến nhiều nhất đó là gắn kim cương vào đầu mũi khoan và lưỡi cưa, hay dùng bột kim cương là bột mài. Nghe có vẻ xa xỉ và không đáng tin nhưng nhưng thực chất kim cương được dùng trong những ứng dụng này là kim cương tổng hợp. Kim cương tự nhiên cũng có thể có tính chất tương tự, nhưng kim cương tổng hợp HPHT được dùng phổ biến hơn do khả năng tái lập các tính chất cơ học của chúng tốt hơn.
Đầu mũi khoan được gắn kim cương.
Cũng nên lưu ý là kim cương không phù hợp gia công các hợp kim ferrous ở tốc độ cắt cao, do carbon bị hòa tan trong sắt ở nhiệt độ cao khi tốc độ cắt cao dẫn đến việc tăng nhiệt độ rất nhanh ở dụng cụ bằng kim cương so với các dụng cụ khác.
-
Chất dẫn nhiệt
Phần lớn các các chất liệu có khả năng dẫn nhiệt thì đồng thời cũng dẫn điện, ví dụ như kim loại. Nhưng ở kim cương, có một điều đặc biệt đó là kim cương nguyên chất có độ dẫn nhiệt rất cao nhưng lại không dẫn điện. Chính điểm nổi bật này mà người ta ứng dụng kim cương trong lĩnh vực điện tử như một tấm tản nhiệt cho các diot laser, transistors công suất lớn kéo dài tuổi thọ của các thiết bị. Hay trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, bộ tản nhiệt kim cương sẽ tránh cho các vật liệu bán dẫn khỏi bị quá nóng.
-
Vật liệu quang học
Kim cương có tính cứng, trơ hoá học, và có độ dẫn nhiệt cao và hệ số giãn nở nhiệt thấp. Các tính chất này làm cho kim cương tốt hơn bất cứ vật liệu cửa sổ nào được sử dụng để truyền bức xạ hồng ngoại và bức xạ sóng ngắn. Vì vậy, kim cương tổng hợp đang bắt đầu thay thế selenua kẽm làm cửa sổ đầu ra của laser CO2 công suất lớn và gyrotrons.
-
Điện tử
Kim cương tổng hợp có tiềm năng sử dụng như một chất bán dẫn, bởi vì nó có thể được pha trộn tạp chất như boron và phốt pho. Chúng có tính năng chịu nhiệt độ cao hơn nhiều so với loại bằng silicon và rất bền đối với các bức xạ và hóa chất.
Ngoài ra kim cương tổng hợp đã được dùng trong các thiết bị dò phóng xạ. Đó là các phóng xạ chất rắn và có dải rộng 5.5 eV (ở nhiệt độ trong phòng).
Đeo kim cương có tác dụng như nào
-
Về thể chất
Kim cương có vẻ đẹp tinh khiết và sức mạnh huyền bí.
Điều không ngờ đến là không chỉ góp mặt vào các bộ trang sức, kết hợp với các loại vàng trắng, bạch kim hay bạc xi để tạo ra những mẫu thiết kế đẹp mắt. Những viên đá quý này còn có công dụng trong y học như:
+ Kim cương nuôi dưỡng nhịp đập của tim và não. Vì vậy kim cương được coi như “ một vị thần sức khỏe”.
+ Một tác dụng không ngờ đến của kim cương nữa là nó có tính khử độc, giảm sốt và chống nhiễm khuẩn.
+ Kim cương còn có tác dụng chữa trị trực tiếp. Tuy nhiên, những người dễ bị kích động và huyết áp cao không nên đeo kim cương thường xuyên, điều này sẽ gây tác dụng ngược lại và ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Về tinh thần
Một điều thú vị nữa về kim cương là nó có ý nghĩa tâm linh:
+ Kim cương giúp xua đuổi những giấc mơ xấu, chống lại chứng bệnh tưởng ((hypochondria – hay còn gọi là triệu chứng lo sợ quá mức cho sức khỏe. Những người luôn bị ám ảnh với ý nghĩ rằng họ đang hoặc sẽ mang trên mình một căn bệnh nào đó).
+ Không chỉ vậy, nhẫn kim cương còn trợ giúp khi sinh nở, vì vậy mà kim cương còn được coi là biểu tượng cho tình mẫu tử.
+ Còn trong chiêm tinh của Ấn Độ, người ta tin rằng loại đá quý này bảo vệ tránh khỏi phép xấu của phù thủy và đạo sĩ bởi nó được coi là loại đá chú đạo gắn kết con người với sức mạnh vũ trụ.
Tại sao nhiều người lựa chọn trang sức kim cương
Là loại đá quý hiếm, được nhiều người săn tìm, bởi mọi người đều biết rằng giá trị của những viên kim cương không hề nhỏ. Vừa đẹp, vừa quý, lại có giá trị cao vì thế nó được coi là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý. Nó được coi là phụ kiện tạo điểm nhấn, nét sang và đẳng cấp khác biệt cho những quý cô.
Kim cương thể hiện đẳng cấp và quyền lực.
+ Kim cương được xem là biểu tượng cho sự hoàn thiện, sức mạnh và quyền lực vì thế, thời xa xưa trên các vương miện của nữ hoàng hay nhà vua đều đính các viên kim cương với nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Và ngày ngay cùng với ý nghĩa như vậy mà nhiều người lựa chọn kim cương làm trang sức cho mình như một sự thể hiện về đẳng cấp và địa vị trong xã hội.
+ Màu sắc của kim cương, đặc biệt khi được đặt dưới những tia nắng mặt trời mang lại cho nó vẻ đẹp tinh khiết và trong trắng. Vì vậy kim cương không những có giá trị làm đẹp mà còn được tin có sức mạnh huyền bí bảo vệ người chủ tránh được mọi tác động xấu.
+ Thêm vào những yếu tố trên, trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện khá nhiều những bộ trang sức như: vàng trắng với kim cương, bạch kim với kim cương, bạc xi bạch kim với kim cương,..với thiết kế vô cùng bắt mắt và thể hiện đẳng cấp và gu thẩm mĩ của người chọn. Vì vậy, trang sức kim cương không bao giờ là hết “hot” trên thị trường trang sức.
Không chỉ là hữu danh vô thực với danh hiệu “chúa tể của các loại đá”, kim cương được coi là đa di năng và luôn thể hiện vai trò tốt nhất của nó. Về cả giá trị thẩm mỹ có mặt trong các bộ sưu tập trang sức mà còn xuất hiện với vai trò “ ưu tú” trong khoa học – kỹ thuật.