Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên [ Viết thuê tiểu luận Full môn]

3.7/5 – (8 bình chọn)

Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên, đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên đang làm tiểu luận triết học về đề tài Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên, nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn nhé.

Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Dịch vụ viết luận văn để được hỗ trợ làm bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận tại đây nhé.

LỜI MỞ ĐẦU (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Trong thời đại ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Văn hóa là một lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới và trong đó văn hóa của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nền văn hóa xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống với mối quan hệ hai chiều, mọi lĩnh vực đều mang trong mình tính văn hóa và văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực và tác động đến mọi lĩnh vực.

Chỉ xét riêng về khái niệm “Văn hóa là gì ?”, tuy rằng có những điểm chung nhưng mỗi khu vực, mỗi dân tộc, mỗi tổ chức lại có những định nghĩa khác nhau. Bài tiểu luận này mang tính chất so sánh về văn hóa các vùng trên đất nước Việt Nam, nhằm góp phần nhỏ bé trên con đường nghiên cứu về nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu. Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc, nếu không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và toàn xã hội. Tôi quan tâm và chọn đề tài : “ Văn hóa Tây Nguyên” để làm đề tài cho bài tiểu luận này (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Tây Nguyên 

Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. Trước đó, thời Bảo Đại làm Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng triều Cương thổ.

1. Vị trí địa hình (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tâygiáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).

Tổng quát về Tây Nguyên

Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây  rộng 54.639 km2.

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M’Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).

Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng,

trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên còn được coi là mái nhà của miền trung.

2. Khí hậu

Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến giữa tháng 5, và mùa mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Đất bazan là loại đất không giữ nước, nước mưa trượt đi trên bề mặt, , trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất, về mùa khô Tây Nguyên gần như hoàn toàn không có nước. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.

3. Quá trình hình thành của Tây Nguyên

Vùng  đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa  hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ. Tháng 2 năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Chà Bàn, bắt sống vua Chăm Pa là Trà Toàn, sáp nhập 3 phần 5 lãnh thổ Chăm Pa thời đó vào Đại Việt. Hai phần Chăm Pa còn lại, được Lê Thánh Tông chia thành các tiểu quốc nhỏ thuần phục Đại Việt. Phần đất Phan Lung (tức Phan Rang ngày nay) do viên tướng Chăm là Bồ Trì trấn giữ, được vua Lê coi là phần kế thừa của vương quốc Chiêm Thành. Một phần đất nay là tỉnh Phú Yên, Lê Thánh Tông phong cho Hoa Anh vương tạo nên nước Nam Hoa. Vùng đất phía Tây núi Thạch Bi, tức miền bắc Tây Nguyên ngày nay được lập thành nước Nam Bàn, vua nước này được phong là Nam Bàn vương. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Đá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Đá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên ngày nay.

Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời nhà Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789) . Tây Sơn thượng đạo, vùng đất phía Tây đèo An Khê là một căn cứ chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn thủa ban đầu. Người lãnh đạo việc hậu cần này của quân Tây Sơn là người vợ dân tộc Ba Na của Nguyễn Nhạc.

Sang đến triều nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ – 1834). Người Việt vẫn chú yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ). Trong cuốn Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có viết: Thủy Xá, Hỏa Xá ở ngoài cõi Nam Bàn nước Chiêm Thành. Bấy giờ trong Thượng đạo tỉnh Phú An có núi Bà Nam rất cao. Thủy Xá ở phía Đông núi ấy, … Hỏa Xá ở phía Tây núi ấy, phía Tây tiếp giáp với xứ Sơn Bốc sở nam nước Chân Lạp, phía Nam thì là Lạc man (những tộc người du cư). Phía trên là sông Đại Giang, phía dưới là sông Ba Giang làm giới hạn bờ cõi hai nước ấy….. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này.

Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành lập Vương quốc Sedang có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu Âu,chính  phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayresna. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán.

Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc Sedang bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây.

Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo. Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồn điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được. Năm 1917, tại đó, thị xã Đà Lạt được thành lập.

4. Dân cư (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông… Chính quyền Việt Nam cộng hòa gọi chung những dân tộc này là “đồng bào sắc tộc” hoặc “người Thượng”; “Thượng” có nghĩa là ở trên, “người Thượng” là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung.Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm 1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số) .

Riêng tỉnhĐắc Lắc, từ 350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485% . Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá ) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần , chủ yếu lả tăng cơ học. Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Trước 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Cao nguyên Trung Phần thành các tỉnh: Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức và Lâm Đồng với tổng cộng gần một triệu dân với 50% dân số tập trung vào hai tỉnh Darlac và Tuyên Đức. Từ 1976 đến đầu thập niên 1990, Tây Nguyên gồm 3 tỉnh là Gia Lai-Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Sau đó tỉnh Gia Lai-Công Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum (thay đổi cả cách viết chính thức tên tỉnh). Tỉnh Đắc Lắc chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.

Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

II. Văn hóa- phong tục lễ hội

1. Bản sắc văn hóa Tây Nguyên

Là nơi hội tụ nhiều nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc Êđê, Jarai, M’nông… cùng với những phong tục, tập quán, lễ hội đã tạo cho Tây Nguyên trở thành vùng văn hóa dân gian đa dạng và đặc sắc.

Các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên ra đời từ niềm tin mãnh liệt vào thần linh mà họ thường vẫn gọi là Yàng nên mang tính cộng đồng rất cao. Các nghi lễ, lễ hội vừa là những sinh hoạt văn hoá có tác dụng to lớn trong việc củng cố và tăng cường sức mạnh của tình đoàn kết, sự gắn bó của cộng đồng nhưng cũng đồng thời tạo môi trường diễn xướng của nhiều nhạc cụ dân tộc như: K’ni, Brố, đinh Tăk Tà, đinh Tút, đinh Năm…  Ở đây có những nghi lễ, lễ hội đặc sắc, độc đáo như: lễ trưởng thành, lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước, mừng lúa mới, nhà mới, lễ rước Kpan… mang đậm nét văn hóa riêng của dân tộc Tây Nguyên .

Âm nhạc của Tây Nguyên cũng thật đặc sắc với tiếng đàn T’rưng, đàn Klông pút. Nhưng cuốn hút hơn cả là những giàn cồng chiêng với những âm thanh có sức vang động sâu xa. Tiếng cồng chiêng gắn liền với rất nhiều lễ thức trong đời sống cộng đồng của các buôn làng Tây Nguyên. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Những lễ hội được quan tâm giao thoa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở đây, thể hiện qua những kiến trúc đặc sắc như nhà sàn dài, nhà rông, đời sống văn hóa, ẩm thực… Những họa tiết hoa văn được điểm xuyết khá tinh tế xuất hiện trên các ngôi nhà của dân tộc Tây Nguyên

Bản sắc văn hóa Tây Nguyên

các dụng cụ của họ, trên từng bộ đồ của dân tộc Tây Nguyên.. Nghệ thuật dệt hoa văn, trang trí và điêu khắc của đồng bào cũng là một mặt rất đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên. Đặc biệt đáng chú ý là truyền thống đẽo tượng mồ bằng những khúc gỗ tròn của các tộc người ở Bắc Tây Nguyên.

Rồi đến ẩm thực là rượu cần, cơm lam, canh cà đắng đã bắt đầu vượt ra khỏi không gian của buôn làng trở thành những đặc sản mang thương hiệu riêng cho các dân tộc của một vùng đất Tây Nguyên này.

2. Luật tục của dân tộc Tây Nguyên (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Luật tục của dân tộc Tây Nguyên với quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em

– Luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với nhiều tên gọi khác nhau như Phạtkđi hay Biđuê của người Ê Đê, Phạtkđuôi của người M Nông, Tơlơidjuat hay Tơlơiphian của người Gia Rai, Ađatmuca của người Ra Glai, Dâytơrônkđi của người Mạ, Nri của người S Rê… được coi là sự biểu hiện thái độ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và cộng đồng xã hội.

Bên cạnh mặt hạn chế, nhìn chung các bộ luật trên trong một chừng mực nhất định, vẫn phát huy tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Luật tục đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống tộc người từ môi trường tự nhiên, quan hệ sản xuất và sở hữu, tổ chức và các quan hệ xã hội, phong tục tập quán, hôn nhân và gia đình…

– Xã hội truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M Nông, Gia Rai… là xã hội mẫu hệ.

Dòng họ mẹ thống trị mọi mặt trong đời sống xã hội như quyền thừa kế tài sản, hôn nhân và gia đình.

Do vậy, luật tục là công cụ hữu hiệu để bảo vệ xã hội mẫu hệ, khẳng định vai trò của dòng họ nữ, khẳng định vị trí to lớn của người phụ nữ trong xã hội. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Trong luật tục Ê Đê, mọi của cải trong gia đình do người phụ nữ quản lý, giữ gìn cho tổ tiên dòng họ.

Luật tục nói rõ : “Dù là cái chén sứ con, cái bát đồng nhỏ hay những đồ lặt vặt cũng không được cả gan đem bán đi để ăn mà phải mãi mãi cất giữ.

Từ những cái gùi Gia Rai (có nắp đậy) đến những cái sọt, cái túi, cái nải và những đồ lặt vặt, người chị cả đại diện cho người mẹ là người có nhiệm vụ chăm nom, giữ gìn.

Tất cả những cái bát vỏ bầu, cái thúng đựng tro, cái hòn để mài, các cái trã để luộc rau, người chị cả là người phải bảo quản.

Các ché tuk đỏ, các ché êbak Mnông, các vòng đeo tay, các chén bát đẹp bằng bạc bằng vàng là những của cải quý giá do tổ tiên xưa kia giàu có để lại, chính người chị cả là người phải giữ gìn”(1).

Tài sản trong gia đình đều thuộc về quyền quản lý của người mẹ hay người đại diện cho mẹ là chị cả. Việc thừa kế tài sản chỉ thực hiện theo dòng họ nữ. Khi vợ chết, mọi của cải và cả con cái đều thuộc về phía gia đình vợ (dì, bà ngoại) quản lý, còn người chồng phải trở về sinh sống với cha mẹ mình mà không được mang theo tài sản và con cái.

Trong trường hợp người chồng được gia đình bên vợ cho nối dây (lấy em vợ) thì cùng với vợ tiếp tục quản lý con cái và tài sản đó.Công việc quản lý và phân chia tài sản được tiến hành như sau : nếu gia đình có nhiều chị em sống chung với nhau, thì số tài sản, của cải đó do người con gái lớn nhất quản lý. Trường hợp có người đi lấy chồng và ra ở riêng thì mới phân chia cho họ một phần. Các anh em trai đều không được chia phần trong số tài sản đó. Nếu không có các con gái thì các con trai về ở với bà ngoại hoặc các dì và số tài sản do mẹ để lại thuộc về bà hoặc các dì. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Như vậy, luật tục Ê Đê về thừa kế tài sản có phần ưu ái với phụ nữ mà không bình đẳng giữa chồng và vợ, giữa trai và gái, gia đình chồng và gia đình vợ. Quy định này không phù hợp với pháp luật dân sự hiện hành.

– Ở các dân tộc Ê Đê, M Nông, Gia Rai… quan hệ hôn nhân theo chế độ mẫu hệ. Theo tập tục này, người phụ nữ đóng vai trò chủ động cưới chồng, người chồng sinh sống bên nhà vợ và con cái sinh ra mang họ mẹ.

Nhìn chung, quan hệ hôn nhân của các dân tộc thiểu số kể trên là tự nguyện. Trai gái đến tuổi trưởng thành tự do yêu đương, tự do tìm hiểu người bạn đời của mình mà không phải chịu sức ép nào cả. Đây là nét tiến bộ quan trọng trong quan hệ hôn nhân. Luật tục đã chỉ rõ điều đó : “Trâu bò không ai ép thừng, trai gái không ai ép duyên. Nếu hai người ưng nhau muốn lấy nhau thì vòng cứ đặt trên chiếu, tự họ họ sẽ cầm lấy, không một ai cầm trao cho họ”(1) .

Họ là đôi trai gái không ai ép phải nhận vòng đồng, chuỗi cườm của nhau. Ngay cả những người làm mai mối cũng không có quyền ép buộc : “Nếu anh bằng lòng lấy người ta thì cái vòng đồng để trên chiếu anh hãy cầm lấy. Chúng tôi là người hỏi người mối, chúng tôi không cầm trao tận tay anh đâu kẻo mai kia anh lại bảo những người mối kia ép anh”(2) .

Nhìn chung, hôn nhân trong xã hội mẫu hệ theo chế độ một vợ một chồng. Thế nhưng trong cuộc sống, những kẻ có thế lực, giàu có lại muốn lấy nhiều vợ. Trong trường hợp này, người chồng phải thực hiện việc đền bù vật chất cho vợ cả :

  • Ché tặng bên vợ phải đủ
  • Của tặng bên vợ phải đủ
  • Của chuộc vợ phải đầy đủ

Người phụ nữ có quyền đòi người chồng nộp đầy đủ của cải đền bù về việc vi phạm phong tục truyền thống của mình.

Ở người Ê Đê, tục “nối nòi” (chuê nuê) được luật tục bảo vệ nghiêm ngặt, cũng giống như : “Dầm nhà gãy thì phải thay, dát sàn nát thì phải thế. Chết người này thì phải nối bằng người khác”(4). Theo đó, khi chồng chết, người đàn bà có quyền đòi hỏi nhà chồng một người em trai chồng để nối nòi. Ngược lại, người vợ chết, người chồng cũng có thể lấy em gái của vợ để nối nòi.Cũng có khi tục nối nòi truyền thống vượt ra ngoài phạm vi hôn nhân chị em vợ và hôn nhân anh em chồng. Chẳng hạn, khi cậu (amiêt) chết thì nối lại bằng cháu (a muôn), bà (a chuôn) chết cũng được nối lại bằng cháu.

Tập quán của người Gia Rai không để cho người đàn bà chịu cảnh góa bụa, bất hạnh suốt đời mà cho họ đi bước nữa “để nối lại sợi dây bị đứt”, “không để bếp lò rạn nứt, ngôi nhà bị thủng”, “không để nỗi buồn trùm lấp” :

  • Khi Bút chết, phải lấy Bang (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)
  • Khi ngôi nhà lợp tranh dong đổ, phải dựng ngôi nhà lợp tranh …
  • Nếu cậu chết, phải lấy cháu
  • Những chiếc xà đỡ lấy sàn
  • Những chiếc xà đỡ lấy mái

Luật tục Gia Rai cho phép người đàn bà có chồng chết được quyền lấy cháu ruột của người chồng đó. Việc lấy trong dòng họ tạo nên mối quan hệ bền chặt của dòng họ đó, cũng giống như mối quan hệ giữa các thanh xà với sàn nhà và mái nhà trong một ngôi nhà. Đó là quyền được duy trì nòi giống, huyết thống, duy trì sự tồn tại của dòng họ.

Tuy nhiên, tính khắt khe của tập tục nối nòi đã khiến cho nhiều người phụ nữ rơi vào tình trạng bất hạnh, chịu cảnh khốn khổ về chênh lệch tuổi tác. Đây quả là vấn đề hết sức phức tạp. Nếu không chịu “nối nòi” thì vi phạm luật tục.

Trong hôn nhân, sống thủy chung là đòi hỏi chính đáng : “Đã lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết, đã cầm cần mời rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu nhạt, đã đánh cồng thì phải đánh cho đến khi người ta giữ tay lại”(2).

Tập quán của các dân tộc thiểu số thường bênh vực, bảo vệ các cuộc hôn nhân hợp với phong tục, trị tội những kẻ làm trái, làm cản trở hôn nhân, đồng thời lên án, phê phán quyết liệt những cuộc hôn nhân không theo phong tục như cưới xin không báo cho buôn làng, không nộp đủ đồ lễ cưới… Còn nếu người chồng có ý định ly hôn thì việc đầu tiên anh ta phải nộp của cải, đền bù vật chất theo nguyên tắc một đền hai :

  • Kẻ nào gây ra việc này
  • Phải đền thịt, rượu cần, lễ cưới
  • Đồ vật một nó phải trả hai
  • Chém con trâu làm lễ ly hôn

Đối với những người chồng lười biếng, không chăm sóc vợ con, thì luật tục cho phép người vợ có quyền đi lấy chồng khác và tất nhiên, mọi của cải thuộc về người phụ nữ : (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

  • Lợn cưới sẽ mất
  • Ché cưới sẽ mất
  • Nhà chồng không được thắc mắc
  • Nhà chồng không được bắt tội
  • Sau đó vợ có quyền đi lấy chồng khác

Lễ trao vòng (ba kông hay dja kông) của người Gia Rai tương tự như lễ dạm hỏi của người Kinh (Việt), nhưng có ý nghĩa quan trọng hơn. Lễ này do nhà gái tiến hành, chủ động sang phía nhà trai dạm hỏi. Sau lễ trao vòng, đôi trai gái đã có thể ở với nhau với điều kiện không được có con trước khi tổ chức lễ cưới chính thức. Việc trả vòng đồng nghĩa với việc từ chối đám cưới và lúc này, hai bên có thể tự do tìm bạn tình mới, giao ước hôn nhân giữa hai gia đình coi như được xóa bỏ. Luật tục bênh vực quyền lợi chính đáng của người phụ nữ :

  • Của cải tôi sẽ lấy lại
  • Trâu bò lấy lại hết
  • Để tìm vợ tìm chồng không ai nói nữa
  • Tôi gặp ai yêu thương tôi
  • Tôi phải lấy làm chồng

Nếu người con trai đơn phương không thực hiện lời giao ước sau lễ trao vòng, anh ta phải bồi thường danh dự cho cô gái đó, mức bồi thường có khi là cả một con bò.

Trường hợp hai vợ chồng đã có con với nhau nhưng vì lý do nào đó người chồng bỏ vợ, tập tục Gia Rai bênh vực quyền lợi của người phụ nữ trong việc đền bù vật chất của cải và xử phạt người chồng rất nặng vì anh ta không phải nuôi con :

  • Hai vợ chồng đã có một hai đứa con
  • Nếu chồng bỏ vợ
  • Đền cho mỗi đứa con một con bò
  • Đền cho vợ một bộ chiêng(1)

Hay :

  • Nay anh đã dẫm chân lên chiếu
  • Đã bước chân qua đầu tôi
  • Anh muốn lấy người khác
  • Anh sẽ phải đền

Bao nhiêu ché rượu, bao nhiêu heo anh phải trả(2)

Những quy định xử phạt nặng của luật tục đối với người chồng đã hạn chế tình trạng bỏ bê vợ con, chểnh mảng công việc làm ăn, hạn chế tình trạng ly hôn trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Điều đó có tác động tích cực trong việc củng cố quan hệ vợ chồng, gia đình, bảo vệ lợi ích của người phụ nữ.Luật tục các dân tộc thiểu số có nhiều điều bênh vực quyền và lợi ích của người phụ nữ. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Điều này thể hiện rất rõ trong những vụ xét xử có liên quan đến người phụ nữ, thì ý kiến của họ thường được khoa phạt kđi (người xử kiện) coi trọng.

Luật tục Ê Đê có câu : “Êbuh mniê djê êkei” (con gái ngã là con trai chết). Theo đó, nếu người phụ nữ đã khai thì dù có hay không, người đàn ông cũng bị quy tội là đã có quan hệ bất chính với chị ta.

Tiếp đó, nếu người đàn ông có vợ sẽ bị vợ phạt. Nói chung, người ta tin lời nói của người phụ nữ, mặc dù có khi sự thật là không có. Trong vấn đề ly hôn, lỗi của người phụ nữ bao giờ cũng được đánh giá nhẹ hơn so với đàn ông. Khi giải quyết các vụ kiện ly hôn, người ta vẫn có những quy định ưu tiên quyền lợi của phụ nữ.

Tập tục của người Ê Đê, Gia Rai cho phép người phụ nữ có quyền “đi bước nữa” trong trường hợp người phụ nữ đó có chồng đi vắng lâu năm, không còn chờ đợi được nữa. Trường hợp khác, khi người chồng bị cầm tù hay bị bắt làm nô lệ, luật tục không bắt buộc người vợ phải chờ mà có thể đi lấy chồng khác.

Điều này được luật tục Êđê biện luận như sau : “Chị ta đã mòn mỏi trông chờ, đã già đi, công việc nương rẫy lại không có người làm. Chòi không có ai đi thăm, rẫy không có ai đi phát, con két, con vẹt không có ai xua đuổi. Chị ta đã chờ hết năm này qua năm khác, hết mùa khô này đến mùa khô khác. Đã đến lúc phải thôi đi những năm tháng đợi, phải để chị ta kiếm người chồng khác, một đời chồng thứ hai”(1) . Phong tục cho phép người phụ nữ đó mời họ hàng đến để thưa chuyện và sau đó được quyền đi lấy chồng khác.

– Tập quán của nhiều dân tộc thiểu số rất quan tâm đến trẻ em bởi trẻ em là hình ảnh ngày mai của mỗi dân tộc.

Do đó, nhiều tập tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với lớp người nhỏ tuổi này.

Luật tục phê phán những ông bố bà mẹ không biết nuôi dạy, chăm sóc con cái, thậm chí còn bỏ rơi hoặc đẩy những đứa trẻ đáng thương ra ngoài đường: (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

  • Chúng còn nhỏ còn bé
  • Anh chị bỏ rơi nó
  • Anh chị không thương chúng
  • Chúng nó đâu phải là dê con, là bò con mà chỉ biết ăn cỏ
  • Vì sao anh chị lại đuổi chúng ra ngoài đường(1)

Trách nhiệm của cha mẹ là phải làm lụng để nuôi dạy con cái nên người, chăm sóc chúng đến khi trưởng thành. Trong trường hợp trẻ con chưa có khả năng tự chủ, nuôi sống bản thân mà chẳng may cha mẹ mất sớm hoặc không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, thì trách nhiệm đó thuộc về anh chị em ruột của người đó. Nếu không có anh em ruột hoặc có nhưng còn nhỏ thì bà con họ hàng bên phía mẹ phải có trách nhiệm chăm sóc, rồi đến họ hàng của bố.

Trong trường hợp họ hàng không còn ai thì buôn làng vận động người khác nhận làm con nuôi. Điều đó thể hiện sự quan tâm của gia đình và cộng đồng làng buôn đối với trẻ em.Trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc trẻ em là bổn phận của bậc làm cha mẹ, gia đình và cộng đồng làng buôn. Tập quán của đồng bào các dân tộc phê phán những ông bố, bà mẹ không làm trọn bổn phận của mình, thậm chí còn bỏ rơi con trẻ :

  • Ống cháo sao bỏ bãi cỏ
  • Ống cá sao bỏ giữa buôn
  • Có con sao bỏ cho ai
  • Cha mẹ bỏ rơi con, có tội(1)

Đối với những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ do nhiều hoàn cảnh khác nhau xô đẩy, có thể do cha mẹ chúng vô trách nhiệm, không thể nuôi nổi chúng vì quá nghèo khổ hoặc rơi vào hoàn cảnh éo le cha mẹ không may bị mất sớm khi tuổi chúng hãy còn nhỏ dại, luật tục cho phép quyền được nhận con nuôi :

  • Tôi thấy chuột ở ngoài rừng
  • Thấy kỳ nhông ở ngoài làng
  • Thấy mang ở trong bụi cây
  • Thấy rái cá ở trong nước
  • Thấy vượn ở trên núi
  • Đến cửa nhà tôi
  • Tôi phải nuôi nấng chúng thôi(2)

Luật tục cho phép mọi người dân có quyền nhận người khác làm con nuôi hoặc được người khác nhận làm con nuôi mà không phân biệt họ hàng dòng tộc. Việc nhận con nuôi chỉ cần có sự thỏa thuận giữa bà con họ hàng đôi bên và mặc nhiên được buôn làng chấp thuận. Con nuôi có đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ, được tôn trọng và đối xử bình đẳng, kể cả quyền được nhận tài sản thừa kế : (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

  • Nếu nó sống hiền lành tử tế
  • Biết làm vựa lúa, làm rẫy tốt
  • Của cải tiền nong, sáp ong của người ta
  • Sẽ chia cho nó(3)

Nhận con nuôi không phải được để bắt chúng làm việc như người hầu, đứa ở trong nhà, càng không được bán hoặc đổi lấy lúa, đổi lấy muối, mà phải đối xử tử tế, phải chăm sóc dạy dỗ đến nơi đến chốn, vì nuôi trẻ mồ côi không tử tế là mang tội.

Luật tục khuyên bảo những người có lòng tốt hãy ra tay làm phúc cứu vớt những trẻ mồ côi. Theo quan niệm dân gian, nếu nuôi những đứa trẻ mồ côi thì điều may mắn, tốt lành sẽ đến với người làm phúc.

  • Ta xem thường người mồ côi là có tội
  • Ta từ chối con nuôi sẽ nghèo
  • Ta đem nó về nuôi sẽ giàu
  • Ta đem nó về nuôi sẽ sang(1)

Có thể nói luật tục quy định về con nuôi là khá cụ thể và phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều đó thể hiện trách nhiệm chung của cộng đồng làng buôn, của gia đình đối với trẻ em.

Một trong những tội bị luật tục lên án gay gắt nhất, mạnh mẽ nhất là tội hãm hiếp trẻ con và được khép vào loại tội lớn nhất, dơ dáy nhất mà không một vật chất nào đền bù thỏa đáng :

  • Hãm hiếp trẻ con là tội lớn
  • Trả bằng trâu chưa khớp
  • Trả bằng ché chưa đúng
  • Trả bản thân cũng chưa xong

– Tập tục truyền thống của các dân tộc có nhiều điều đề cập đến quyền của người phụ nữ và trẻ em. Nhiều điều quy định đến nay vẫn có giá trị và phù hợp với pháp luật Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những điều luật đề cao và bênh vực người phụ nữ thì còn không ít những tập tục tỏ ra không phù hợp, thậm chí lạc hậu. Có những tập tục xử phạt người phụ nữ quá nặng như tội ngoại tình, loạn luân, hay quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Chẳng hạn, dân tộc Xê Đăng cư trú ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum quy định, nếu phụ nữ có thai trước khi cưới sẽ bị phạt heo và rượu để cả buôn làng cùng uống.

Còn theo tập quán của người Xê Đăng ở huyện Kon Plông, nếu người phụ nữ có thai trước khi cưới thì gia đình, họ hàng, buôn làng không giúp đỡ mà hai người tự tổ chức lấy, trường hợp không cưới sẽ bị phạt một con bò và 10 ché rượu(2) .

3. Nền ẩm thực của dân tộc Tây Nguyên (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Ẩm thực trong ngày lễ Tết ở Tây Nguyên

Tây Nguyên là nơi sinh sống của hàng chục dân tộc anh em, đông nhất là các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê-đê, M’Nông, Xơ-đăng, H’rê…. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều có tổ chức những ngày lễ Tết cho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất.

Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơm mới, Tết Giọt nước, Tết Lửa… diễn ra rộn nhịp suốt mùa hanh khô. Đây là mùa lễ Tết ở Tây Nguyên.

Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương.

Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại củ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiện thêm bữa ăn.

Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họ nuôi bằng cách thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm làng.

Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: Cơm Lam. Họ vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại mấu ở một đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào, xong nút lại đem đốt bằng lửa và than cho thật khéo. Những ống cơm lam, ngoài vỏ tuy đen đúa, lem nhem nhưng khi chẻ bỏ lớp vỏ ấy đi thì lộ ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạ thường. Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơm lam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.

Ẩm thực trong ngày lễ tết ở Tây Nguyên

Ngoài ra, họ còn dùng phèo lấy từ ruột con vật bốn chân để chế biến món ăn là một đặc điểm trong cách thức ngả món của đồng bào Gia Rai, Ba Na. Kỹ thuật băm sống và trộn bóp đóng vai trò quan trọng tạo ra nhiều món từ thịt trâu bò, dê, nguồn thịt chính trong lễ hiến tế thần linh. Có món thịt bóp với phèo. Có món thịt băm nhỏ trộn với muối đựng trong ống tre. Có món thịt trộn với phèo rồi gói lá. Có món thịt trộn với tiết, phèo và muối ớt để trên lá. Có món thịt, ruột non, gan, ruột già hỗn hợp đựng trong ống tre. Lại có món thịt băm, tiết, phèo, muối ớt trộn nhuyễn. Da bóp với phèo cũng thành một món. Món thường gặp là gan và lá sách thái miếng xiên xen kẽ vào que tre để nướng.

Trong các món ăn kể trên họ đều dùng thịt sống, tuy không được nấu nướng nhưng có thể phèo là nguyên liệu có tác dụng làm tái các loại thịt tươi, giống như thính gạo trong món nem của người Kinh. Hơn nữa, tất cả những món sống ấy bao giờ cũng làm thành món đưa cay. Rượu cần là đồ uống không thể thiếu được trong các ngày lễ Tết. Thức nhắm, thậm chí được đặt gần bên các ghè rượu, có lót lá chuối đặt vào chiếc rá (rổ) để thực khách vừa nhâm nhi thưởng thức vừa chuyện trò, thỉnh thoảng đưa tay bốc một nhúm thức ăn đưa lên miệng…

Cùng với món sống, họ cũng làm các món nấu chín theo tập tục lâu đời. Trong các món này, thịt bao giờ cũng được nấu chung với bột gạo và rau đã giã nhỏ tạo thành món sền sệt đặc như cháo có thể bốc ăn được.
Món thịt nướng cũng là món thông dụng và được ưa thích. Có loại đem gói kín trong lá tươi rồi vùi vào than hay tro nóng. Có loại thì xâu thành từng xâu hơ trên than củi đang cháy.

Trong không khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chòm xóm láng giềng trong buôn làng, quan hệ giữa con người với nhau. Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn trong ngày lễ Tết không tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻ chết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Phong tục uống rượu cần của người Tây Nguyên

Rượu cần ở Tây nguyên là sản vật- nghi vật – lễ vật, nó có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt xã hội, trong tinh cảm, tâm linh của mọi gia đinh hay cộng đồng.Không có rượu cần thì không có lễ lạt, cưới xin, ma chay, bè bạn…Rượu cầngiữ vai trò là lễ vật khi kinh dâng lên các Thần linh, giao tiếp với các đấng siêu linh. Với bạn bè, là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hẹn hò, nhắn nhủ công việc, giao kết tình duyên đôi lứa… Trưóc khi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu cần làm nghĩa vụ: thông báo, dâng mời, cầu xin các Thần linh chứng giám hoặc ban phước. Dù xử dụng trong thời gian nào, không gian nào, tục uống rượu cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây nguyên.

Rượu cần được làm thường xuyên, liên tục bất cứ vào tháng năm nào.Nhưng chủ yếu dùng vào những ngày “ có việc “ của buôn làng hay gia đình.Như: cúng Yàng, mừng thọ người già, lễ cưới, đám ma, làm nhà, có khách xa đến chơi.Đặc biệt là trong những lễ nghi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, những lễ hội của cả buôn làng.

Gia đình hay buôn làng nào “có việc” như vậy, liền được sự đóng góp của cả họ hàng, cả buôn. Mọi gia đình đều chuẩn bị ghè rượu to nhất, ngon nhất của mình để đem tới góp chung.

Phong tục uống rượu cần của người Tây Nguyên 

Vừa xẻ chia, giúp đỡ, vừa tạo nên tình cảm gắn bó, thân tình đầm ấm trong cộng đồng.

Để có được ché rượu, phải tiến hành nhiều công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu đến cách thức chế biến, tính toán thời gian phù hợp, sao cho vừa kịp xử dụng… để ghè rượu đạt chất lượng cao nhất.Gia đình Tây nguyên nào cũng biết làm rượu cần, nhưng tỷ lệ lại là bí quyết riêng chỉ được phép truyền trong mỗi nhà .Do đó rượu được tạo ra bởi những hương vị khác nhau theo sở thích của từng gia đình. Tuy nhiên có một điều ai cũng phải tuân theo là : trong thời gian làm men rượu, kể cả làm rượu, phải giữ cho thân thể được sạch sẽ, nhất là vợ chồng không được quan hệ sinh lý với nhau. Đồng bào cho rằng như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị cuả men rượu. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

1) Cách thức làm rượu cần

Để có được ghè rượu, phải tiến hành nhiều công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu đến cách thức chế biến, tính toán thời gian sử dụng cho phù hợp để rượu đạt chất lượng cao nhất.

Rượu có thể làm quanh năm, nhưng men để làm rượu không phải lúc nào cũng làm được.

* Người Xê Đăng ở Kon tum chỉ làm men rượu một lần, vào một ngày duy nhất trong năm, gọi là “ hăl pro plao “ (ngày làm men).

Sau khi đã thu hoạch xong mùa màng (khoảng tháng 11, 12 dương lịch), người ta chọn ngày tốt và làm lễ cúng với một con gà, một ché rượu nhỏ để vào rừng tìm cây, củ làm men rượu. Các thứ cây, lá, củ dùng làm men đều phải được lấy trong buổi sáng sớm. Gồm có các thành phần như là:

  • – Vỏ cây hjam
  • – Hăng (ớt rừng)
  • -Lá cây `H`la xang (có vị đắng)
  • – Củ rơja
  • – Cuối cùng là bột nếp.

Những thứ này được trộn vào nhau theo một tỷ lệ nhất định, để được một thứ bột sền sệt, màu nâu đen, gọi là plô (men). Plô được nắm thành từng nắm bằng trái cam to, đem phơi nắng cho khô, cất đi để dùng trong cả năm. Mỗi nắõm men đủ cho một ché rượu. Đến mùa sang năm sau lại đi kiếm vào đúng ngày quy định đó.

* Người Hrê ở Quảng Ngãi dùng vỏ và củ cây kxi blo sao khô, giã nhỏ cùng với gừng, trộn chung với bột gạo, vắt trong thành từng nắm bằng quả trứng. Phơi khô ở trên gác bếp, có thể dùng liền hoặc để dành khi nào cần.

* Người Êđê dùng hoa, lá, rễ cây dong (có nhiều lọai dong: dong gak, dong kra nê, dong se…thứ nào cũng dùng được), rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ.trộn thêm bột củ riềng hoặc gừng. Có nơi còn trộn thêm một ít ớt.
Khi cần để dành dùng lâu đông bào trộn thêm với bột gạo.Tất cả trộn đều, nắm thành nắm phơi khô.

Sau khi đã có men, người ta tiền hành làm rượu. Quy trình và cách thức làm tương đối giống nhau. Nguyên liệu chính và ngon nhất cũng vẫn là gạo nếp. Gạo tẻ hoặc bắp, củ mỳ… tùy theo khả năng kinh tế của từng gia đình.

Cách thức như sau: gạo hoặc bắp, mỳ nấu chín, trải ra nong phơi cho nguội bớt, chỉ còn âm ấm. Men giã nhỏ trộn đều với cơm hoặc bắp… Người xê Đăng ủ kín trong gùi chừng 4 ngày, khi đã dậy mùi mới đổ cơm rượu ấy vào ché. Người Êđê thì sau khi trộn men là bỏ ngay vào trong ché. Đáy ché có lót một lớp trấu. Sau khi đổ đầy cơm rượu, cũng lại phủ lên một lớp trấu. Trấu này có tác dụng ngăn cho bã rượu không chạy vào trong cần khi hút. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Đến đây việc làm rượu đã xong, người ta lấy lá chuối bịt miệng ché lại để khỏi bay mất mùi thơm của rượu. Các ghè rượu sau khi đã buộc kín miệng được xếp một dãy dài theo thứ tự lớn nhỏ, để ở góc nhà phía Đông. Rượu gạo có thể để lâu. Nếu đem chôn xuống đất, càng lâu càng ngấm, uống càng ngon hơn. Tuy nhiên rượu bắp, mỳ không thể để quá 10 ngày, lâu hơn sẽ bị chua. Nhưng nếu uống sớm (trước 10 ngày) rượu chưa ngấm có vị đắng ít ngon. Do đó mà phải tính toán thời gian cho phù hợp.Rượu đủ ngấm là sử dụng ngay, như thế mới ngon.

2) Uống rượu cần

Rượu cần uống ngay trong ché, không phải chưng cất hay chắt lọc gì nữa. Muốn uống rượu cần phải có sự chuẩn bị: Người ta dựng những cây cột dùng để buộc rượu thành vòng tròn hay hàng ngang, tùy theo tính chất của buổi uống rượu. Những cột này là cây tre cao khoảng chừng 2-3m, đưọc trang trí thêm những tua chỉ ngũ sắc, hoa, hay những thanh gỗ nhỏ đẽo gọt các hình con thú… cho rực rỡ và thêm đẹp. Các ghè rượu được buộc chặt vào từng cột. Rượu không đổ ngã, mà còn mang ý nghĩa : đường để các Yàng xuống uống rượu chung vui.

Hái những lá rừng không có nhựa và không độc nhét chặt vào trong ché, dùng những thanh nứa hoặc tre nhỏ găm chặt lớp lá phía dưới cổ ghè rượu, có nơi dùng cách xoắn lá thành một vòng tròn. Việc lót lá nhằm mục đích để khi đổ nước vào, bã rượu không bị trào ra ngoài, đồng thời tạo nên một khoảng trống từ cổ đến miệng ché. Khoảng trống này là cữ cho người uống. Mối cữ khoảng 1/4 lít nước. Uống hết một cữ là phải tiếp thêm nước.

Sau đó đến việc chuẩn bị cần uống rượu. (Từ “rượu cần “ có lẽ bắt nguồn từ việc dùng cần để hút rượu uống này). Cần rượu được làm bằng cây trúc hoặc cành tre nhỏ, dài từ 1, 2 – 1, 5m, soi thông ruột. Đầu cần là mấu đã được khóet thành khe và đục 3-4 lỗ nhỏ, đủ để rượu thấm mà không mang theo bã hoặc trấu. Người Banar, Hrê dùng nhiều cần cắm chung trong một ché. Người Êđê, Xê Đăng chỉ dùng một cần, khi nào đám cưới mới sử dụng hai cần. Cắm vào ché sao cho vừa tầm của người ngồi uồng và cần không bị tắc, đó cũng là cái khéo của người cắm cần.

Sau khi gài lá là đổ nước vào cho đầy đến miệng ché. Nước uống rượu phải là nước suối tinh khiết lấy vào buổi sáng sớm. Đổ trước khi uống từ 5-7 tiếng để rượu đủ ngấm. Nước đã đổ, cần rượu đã cắm. Nhưng vẫn còn một nghi thức cuối cùng:

* Người Xê Đăng: bẻ một thanh nứa nhỏ đặt ngang lên miệng ché, ở giữa thanh nứa lại bẻ một cọng nhỏ gập xuống mặt nước khoảng chừng 2-3 đốt ngón tay làm cữ, gọi là “ keang drô”. Uống hết một keang là được tiếp thêm nước. Trước khi vào cuộc, chủ nhà hoặc chủ lễ đặt những miếng gan gà sống lên những tai ghè (tuôn võ) và đọc lời khấn xin phép các Yàng để mọi người được uống rượu. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Già làng hoặc chủ lễ uống keang rượu đầu tiên, sau đó lần lượt theo thứ tự già trẻ, lớn bé, nam nữ. Phụ nữ chủ yếu phục vụ chế nước là chính. Nếu có khách, người đó được mời cầm cần đầu tiên. Khách là người hiểu biết sẽ mời lại già làng và chủ lễ uống trước, sau đó mới đến mình.

* Người HRê: Mọi người đã ngồi quanh những ché rượu, chủ nhà đứng dậy rút một cọng tranh trên mái nhận vào ché, tượng trưng cho việc mời các Yàng và tổ tiên uống trước. Sau đó ông ta đổ thêm nước cho đầy ché. Nếu nước đổ đầy tận miệng ghè là chủ nhà hết sức tôn trọng, coi là khách quý. Nếu nước chỉ đổ lưng chừng, chưa đầy đến miệng, tức đó chỉ là những khách bình thường. Sau khi đổ nước, chủ lễ cắm các cần rượu, mỗi người khách một cần. Vị khách nào đáng trọng nhất, được đưa mời trước bằng tay trái. Khách tiếp nhận bằng tay phải, chủ nhà lần lượt mời tiếp những người khác. Cuối cùng mới đến ông ta. Trong khi đang cầm cần, khách nào vô ý vơ luôn cả cần của chủ nhà, bị coi như đó là sự khiêu khích, khinh rẻ gia chủ, có khi còn xảy ra xô xát giữa người khách đó với chủ.

Mọi người đều đã cầm cần, vợ chồng nhà chủ đặt tay lên miệng ché nói hai lần “rượu này mang đến cho người anh em nhiều sức lực và gặp nhiều điềù may mắn”. Rồi hai vợ chồng hút qua cần của mình một ngụm, nhổ đi. lại lần lượt làm như thế với các cần của khách. Đó là chứng tỏ thiện ý cuả gia đình ché rượu tốt, không độc.

Những người khách đáp lễ, cùng hút một ngụm, nhổ đi. Cuộc uống rượu chính thức bắt đầu.

Trong lúc uống, nếu chủ nhà muốn mời người khách nào uống nhiều hơn, ông sẽ xin phép đổi cần rượu của mình cho khách, và đổ thêm nước vào ché. Đổ thêm bao nhiêu, khách phải uống riêng cho hết phần đó, mới là quý nhau.Những người uống rượu muốn mời bạn mình uống thêm cúng làm như vậy. Khi rượu đã loãng sẽ thay ché khác, chủ nhà cũng lặp lại những nghi thức ban đầu. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

* Người Êđê: Bất cứ một cuộc rượu cần nào cũng cử ra một người điều hành, gọi là “gai pe”.đây không phải là thày cúng, chủ lễ, mà là một người có hiểu biết, lịch thiệp. Gai pe có nhiệm vụ mời ai uống trước, uống sau theo thứ tự già trẻ, nữ nam. Sau nữ chủ nhân là người khách quan trọng nhất có mặt ở buổi lễ. Cần rượu được gai pe uống một ngụm rồi nhổ đi, sau đó đưa mời. Trong suốt cuộc uống rượu, chiếc cần chỉ được truyền từ tay này sang tay khác, mà không được để rời ra. Nếu không uống thì dùng ngón tay cái bịt đầu cần.

Người lịch sự là người được mời sẽ uống một vài hơi rồi hút ra các ống nứa hoặc ly, đưa mời những người cao tuổi hoặc phụ nữ có mặt trong cuộc rượu.

* Người Mnông : Trước khi chính thức uống rượu, tất cả mọi người có măt đều lần lượt uống thử một ngụm trước, sau đó mới mời theo thứ bậc chủ khách, già trẻ, nam nữ. ..

Uống rượu cần là một nét văn hóa đẹp của đời sống Tây nguyên. Ngoài nghĩa vụ với các thần linh, nó còn biểu hiện đầy đủ tính tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của gia chủ. Trong khi uống rượu, nam nữ có thể múa hát, các nghệ nhân già kể chuyện cổ tích, trường ca, nói thơ về luật lệ của dân tộc mình. Men rượu cần nhẹ, nhưng cũng tạo nên cảm giác say la đà, rất dễ kích thích tâm trạng con người vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với nhau. Sự góp rượu của các gia đình có việc là điều phổ biến trong mọi cộng đồng. Càng nhiều rượu cần, lễ càng vui.

Rượu cần có thể được coi là một trong những nét đặc trưng nghệ thuật ẩm thực (uống) rất riêng và độc đáo của các tộc người Tây Nguyên. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Trước đây người Tây nguyên không ăn Tết Nguyên đán, chỉ một vài dân tộc có lễ cúng Yàng cuối năm hoặc đầu năm. Nhưng ngày nay, do sự giao lưu văn hóa với cộng đồng các dân cư từ nhiều nơi khác đến, nên nhiều vùng, nhất là những thị trấn, thị xã, thành phố… đều đã có ăn Tết. Tất nhiên không thể vắng bóng những ché rượu cần cổ truyền. Mời các bạn làm một chuyến du lịch Tây nguyên, thưởng thức hương vị rượu cần và cùng múa Xoang với trai gái quê tôi. Đảm bảo bạn không dễ quên

Bài thơ về rượu cần cũng liều uống rượu cùng em bởi chưng người đẹp lại thêm rượu cần cái ghè rượu hóa chứng nhân chúng mình mỗi đứa một cần vít cong một can cho má em hồng hai can anh đã vội trồng cây si ba can đừng bỏ anh đi anh buồn. Ghè rượu có khi lây buồn bốn can anh muốn chết luôn năm can… em đã thúc dồn sáu can đã liều chết cũng chẳng oan bảy can anh uống. Em van anh rồi thôi thì một can hai người hai đôi môi khát một thời tìm nhau chín can… rượu chẳng còn đâu còn em hóa rượu. Cúi đầu, anh say…

Các món ăn đặc sản của Tây Nguyên

  • Cơm Lam Tây Nguyên 

Người ăn có thể cảm nhận cả mùi nếp thơm lẫn hương rừng trong miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất rõ cái vị đậm đà của nó.

Đặc sản của vùng đất bazan ấy được làm từ gạo nếp ngâm lẫn với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non. Khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người “đầu bếp” khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái bầu khô đen bóng dốc vào từng ống một. Người ta tước những thẻ lá chuối già hườm hườm vàng đã tai tái héo bởi hơi nóng lửa hơ và bắt đầu vê từng cái nút cho từng ống nứa.

Những chiếc ống sau khi đã nạp đủ gạo và nước, được vùi vào bếp tro hồng. Tiếng những hạt lửa nhỏ nổ, tiếng nước reo li ti trong ống nghe thật ấm áp. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Các món đặc sản của Tây Nguyên 

Những hạt gạo dẻo bắt đầu giữ rịt lấy nhau, nước từ thành ống nứa ngấm dần vào từng hạt gạo….

Trong những ngày lễ hội, rượu ghè cột thành hàng, thịt nướng và muối ớt đã sẵn sàng. Những ống cơm lam cũng đã được bày ra. Mỗi người một ống, bốn ngón tay nhẹ nhành tách cái “nồi” lam ấy thành tư hoặc sáu vừa tầm cho một cái noãn cơm dẻo, đông kết nhô lên. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán.

  • Lẩu lá rừng 

Đến với Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ còn cảm nhận được Tây Nguyên qua những chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà thiên nhiên dành tặng cho con người mà còn là hương vị của quê hương, xứ sở thông qua món đặc sản của đồng bào Tây Nguyên – Lẩu lá rừng.

Dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn xanh đã thấm vào từng chiếc lá để bạn có thể cảm nhận một cách đầy đủ nhất về Tây Nguyên. Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.

Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho ta nhiều cảm giác lạ. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

  • Cà đắng của Tây Nguyên 

Cà đắng là một loại cà dại vốn mọc nhiều trong rừng, trên nương rẫy của người đồng bào các dân tộc Tây nguyên. Quả cà đắng to hơn cà pháo và thường hơi dài ra, quả có màu xanh đặc trưng , cuống quả lại có gai nhọn nên cũng dễ nhận biết.

Quả cà đắng dùng để làm các món ăn tuy dân dã nhưng lại được người tây nguyên rất hâm mộ, chính vì vậy cà đắng hiện được trồng đại trà trong vườn nhà, vườn rẫy để thu hái quả quanh năm và bán đầy cả chợ lớn Buôn Ma Thuột khiến nhiều khi vào vườn tìm khó hơn ngoài này.

Quả cà đắng già hơi vàng hườm một tí có thể đâm nát với ớt, trộn cá khô nướng xé nhỏ để làm món nhậu ăn sống rất hấp dẫn nhất là với những ai thích vị đắng vì vị ngọt giòn đến ngay sau cái đắng tái tê khi mới bỏ vào miệng. Tuy nhiên cách dùng cà đắng thông thường nhất vẫn là nấu chín nó với cá khô, cá hấp, tôm tép tươi khô, ốc, ếch, lươn, thịt heo, dê, gà, bò… .

Nghe nói còn có kiểu đem đầu cá trích khô cho vào cối giã nát, khử hành hay tỏi với một ít dầu, đưa “bột” đầu cá trích vào xào sơ trước khi cho vào nấu cà đắng.

Riêng với người Ban mê thì rất thích đã khách bằng món này nên thỉnh thoảng còn cho cà đắng kết duyên cùng cá hộp, thịt hộp, thịt ba chỉ, da heo hay lòng gà, lòng vịt theo cách nấu của người kinh cho dễ ăn và hợp với khẩu vị của những người mới ăn.

Miếng cà đắng đầu tiên có thể làm bạn hơi chối vì vị đắng của nó nhưng sẽ hấp dẫn ngay sau đó nếu bạn vượt qua được cái thử thách nhỏ tí xíu này. khi đó bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đằm thắm của cà lẫn vào vị ngọt của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi của ớt tạo nên một khẩu vị rất lạ, hấp dẫn rất núi rừng tây nguyên và thèm mãi cái món ăn dân dã này chả biết chừng.

4. Phong tục kỳ thú ở Tây Nguyên (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Kiến trúc nhà Dài – nhà Rông

Nhà Rông của dân tộc Tây Nguyên là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc ở đây,nó là trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách… ; là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống …, nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, và là nơi đứa trẻ, từ tấm bé đã được quây quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan; nơi người lớn được tụ họp hằng đêm, nói cho nhau nghe chuyện của núi rừng…

Người dân Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà Sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…

Nhà Rông là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng. Nhà Rông là nơi hội họp của các già làng, phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến cộng đồng.

Phong tục kỳ thú ở Tây Nguyên 

Nhà Rông còn là nơi để các thanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình và kết duyên chồng vợ. Theo tập tục ở đây, thanh niên chưa vợ, chưa chồng ban đêm phải đến ngủ tại nhà Rông, ngay cả phụ nữ chết chồng hay li dị chồng cũng vậy. Tuy gần gũi nhau, nhưng trai gái các buôn làng không bao giờ để xảy ra chuyện ái tình vụng trộm, do bị phong tục lên án gắt gao và bị lệ làng phạt vạ rất nặng. Người ta gọi một ngôi làng không có nhà Rông là “làng đàn bà”, tức cũng gần như nói một cái làng chưa ra làng, chưa xứng đáng là làng. Đấy mới chỉ là một tập hợp rời rạc những cái nhà chưa có hồn, trong đó chứa những sinh linh cũng chưa có hồn, chưa thật sự là con người, bởi người ta chỉ thành người khi được thổi vào đấy hồn người, mà hồn người đối với người Tây Nguyên thì phải là hồn làng. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Nhà Rông được coi là linh hồn của làng,nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, là nơi lưu giữ những giá trị thiêng liêng của buôn làng. Buôn làng có nhà Rông như được tiếp thêm sức sống.Theo tư duy truyền thống của đồng bào các dân tộc thì nhà Rông là một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng (văn hóa làng). Nhà Rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên.

Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống của một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số thì “Dân tộc – Làng – Nhà Rông” là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như một lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử… bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu hình), lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ hội). Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú, độc đáo của văn hóa truyền thống dưới mái nhà Rông.

Men theo những huyền thoại trong những trường ca, sử thi cổ, tôi lặn lội đến Tây Nguyên để được chìm vào không gian văn hóa nhà rông, nơi hội tụ toàn bộ văn hóa tinh thần của làng, vốn được coi là bộ phận thiêng liêng trong đời sống đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, cả về vật chất cũng như tinh thần Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 – 16m, nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m… Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên  không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc.Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên Nhà Rông, các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng, Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có Nhà Rông  trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ… Kể từ ngày Nhà Rông được khánh thành, con trai làng chưa vợ đều phải đến đây ngủ để bảo vệ. Bởi vậy, kiến trúc dân gian của nhà Rông hết sức độc đáo và mỗi dân tộc mang một kiểu cách khác nhau. Tất cả được xây dựng bằng đôi tay tài hoa, bằng cả trí tuệ và sức lực của cộng đồng. Nhà Rông gắn chặt với tâm lý, tình cảm và sinh hoạt xã hội, tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên. Xa nhà Rông thì nhớ, đến với nhà Rông thì vui. Nhà Rông là trái tim của buôn làng đời đời không thể nào xoá nhoà trong tâm trí người Tây Nguyên. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Tây Nguyên gồm có 2 nhà Rông là nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống, tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà Rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ. Truyền thuyết kể rằng, tổ tiên của người Ê Đê là ở vùng biển, nên trong tâm thức hay văn hóa, sinh hoạt của người Ê Đê cũng có ảnh hưởng ít nhiều.

Người Ê Đê chọn hướng Bắc – Nam để làm cổng chính cho nhà Dài của mình. Vách nhà hẹp dần từ trên xuống, giống như lòng con thuyền cũng thu hẹp dưới đáy…

Thường nhà Dài Ê Đê có hai cầu thang, một là cầu thang Cái – dành riêng cho phụ nữ và khách quý lên xuống. Đỉnh của cầu thang được đẽo giống như mũi con thuyền, phía dưới có một vầng trăng khuyết và bộ ngực phụ nữ tượng trưng cho chế độ mẫu hệ. Cầu thang Đực thường nhỏ hơn rất nhiều và được đặt cách xa phía bên trái (cũng có nhà được thiết kế có nhiều cầu thang Đực) dành cho những người đàn ông trong gia đình lên xuống. Thường bậc của 2 loại cầu thang trên có số lẻ: 3, 5, 7 (người Ê Đê thích nhất con số 7).

Điều thú vị là nếu bạn muốn biết gia đình nào có bao nhiêu con gái, hãy nhìn vào cửa sổ. Nhà nào có bao nhiêu cửa sổ thì có bấy nhiêu con gái, cửa sổ nào đóng kín nghĩa là cô gái ấy chưa bắt chồng, còn cửa sổ nào mở rộng có nghĩa là cô gái ấy đã bắt chồng.

Và mỗi dân tộc Tây nguyên thường có một nhà rông với những nét riêng về hình dáng và cách trang trí nhưng đều là ngôi nhà chung lớn nhất của cả buôn, nơi đây thường diễn ra các buổi sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn… Nhà  rông  nào càng to thì chứng tỏ buôn đó càng giàu có và thịnh vượng. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Lễ hiến trâu

Trong những dịp trang trọng như mừng chiến thắng, khánh thành nhà Rông, lễ cầu an, lễ xóa điềm gở cho buôn làng, hay hội hè, tết nhất… không thể thiếu lễ đâm trâu – một nghi thức thể hiện lòng tin với các vị thần; đặc biệt là Yàng (Trời). Lễ đâm trâu (hay còn gọi là lễ ăn trâu) thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày tại sân trước nhà Rông.

Con Trâu (vật hiến thần) được cột vào gốc nêu bằng dây rừng mềm và dẻo. Ngày đầu tiên của lễ đâm trâu bắt đầu bằng màn nhảy múa, đánh trống, khua chiêng của đồng bào xung quanh cây nêu. Chờ tới khi dân làng tề tựu đông đủ, già làng (có nơi mời thầy cúng) đến đứng gần cột Gingga cất giọng trang nghiêm, cầu khẩn các vị Thần linh về chứng giám tấm lòng thành và nhận lễ vật làng dâng tặng. Khi tiếng cầu khẩn vừa dứt cũng là lúc âm thanh của cồng, chiêng nổi lên vang động với điệu cổ Juar. Hai trai làng cởi trần đóng khố, tay cầm gươm và tấm khiêng từ phía nhà Rông tiến tới gần cây nêu. Trong tư thế vờn nhau, 2 dũng sĩ cố tìm ra những điểm yếu của đối phương. Bất chợt xuất hiện một nhân vật thứ ba cũng với trang phục dũng sĩ nhưng dáng vẻ oai phong mạnh mẽ hơn nhiều, tay cầm cây mác dài vờn con trâu. Bị khiêu khích, trâu bắt đầu lồng lên trong tiếng reo hò vang động của lũ làng vây chung quanh. Hai dũng sĩ diễn lại cuộc đọ sức với mức độ mỗi lúc một căng thẳng. Cuối cùng, một trong hai đối thủ đuối sức đành buông gươm và khiên, cúi xuống chịu bại trận. Người thắng trận hiên ngang bước đi trong tiếng ca vang của những người xung quanh. Tiếp theo là điệu múa của các cô gái núi rừng Tây Nguyên và đêm lửa hồng bập bùng.

Bí ẩn về cây si ở buôn Đôn

Khắp Buôn Đôn (Đắk Lắk), đâu cũng có những cây si xanh um và mát rượi, giống cây sống dẻo dai và mặc nắng to, mưa lớn, mặc gió bão hay những trận lũ quét ầm ầm từ thượng nguồn sông Sêrêpốk đổ về. Giờ đến du lịch buôn Đôn, không chỉ được ngắm tận mắt, sờ tận tay và nghe tận tai câu chuyện về tàng si hiếm thấy, bạn còn được đi dạo trên chiếc cầu treo luồn ngoằn ngoèo giữa đám rễ si dài hàng trăm mét kéo hút tầm mắt. Đi giữa “tấm mạng nhện khổng lồ” ấy trong tiếng suối róc rách, bạn còn được nghe tiếng chim K’tia hót láy và đung đưa theo nhịp của chiếc cầu để sang ngắm đảo Ea Nô. Mát và trong vắt, dòng nước từ thượng nguồn đổ về đều bị chùm rễ chia thành những dòng nước nhỏ trôi tiếp về phía xa xa… (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Truyền thuyết kể rằng: “Ngày xưa, xưa lắm, có một cô gái Ê Đê bên này sông Sêrêpốk yêu một chàng trai M’Nông bên kia sông. Nhà cô giàu có lắm, bắp đầy nhà, trâu đầy chuồng, ché rượu đầy vách… nên không chấp nhận chàng trai vì nhà chàng nghèo. Để được sống bên nhau suốt đời, cô gái trốn nhà cùng chàng trai. Cha mẹ cô gái sai người đuổi theo và bắt được, nhốt cô vào buồng. Tìm đủ cách nhưng không cứu được cô gái, chàng trai ngồi buồn bã rồi chết ngay bên dòng sông. Một thời gian sau, nơi ấy mọc lên một cây si nhỏ. Nhận được tin, cô gái xót thương, khóc lóc nhiều ngày nên đổ bệnh rồi cũng hồn lìa khỏi xác bay đi tìm chàng trai. Bỗng một ngày, phía bờ sông bên này cũng mọc lên một cây si nhỏ. Cứ thế, theo từng con trăng, hai cây si lan ra mép nước, vươn ra bờ bên kia để mọc, cuối cùng là chúng mọc đan xen nhau như 10 ngón tay thon nhỏ của cô gái được sự che chở từ 10 ngón tay gân guốc và ấm áp của chàng trai… Lâu dần, lũ làng Ê Đê và M’Nông cũng coi đó như một biểu tượng vĩnh cửu trong tình yêu của con trai, con gái buôn mình…” Giờ đây, khi đi trên chiếc cầu treo ấy (được làm cách đây 6 năm bằng tre, nứa, lồ ô, dài trên 500m, bắc qua một trong 7 nhánh sông Sêrêpốk), đôi khi người ta vẫn cảm được hay chợt nghe thấy tiếng thì thầm, than vãn của đôi trai gái yêu nhau nhưng bạc mệnh thuở nào…

Hội voi Đắk Lắk

Mỗi khi bước vào hội, voi phải được cúng trước cổng trại mỗi buôn để Yàng (Trời) đuổi con ma đi và mang thêm nhiều sức mạnh tới cho voi và các quản tượng. Ba ché rượu cần ngon nhất, gà, heo con thui (chia ba phần), rượu trộn huyết heo, cơm trăng, gạo sống là những thực phẩm dùng cho các thầy cúng, già làng thực hiện lễ cúng trong tiếng cồng chiêng vang dội. Sau lễ cúng, các nài voi uống rượu cần, ăn thịt heo và đổ rượu lên đầu voi, khi ấy mới chính thức công nhận cho voi vào hội.

Hay là các nghi thức cúng bếp lửa, cầu nữ thần Mặt trời theo phong tục của người M’Nông, lấy lửa theo cách cổ xưa từ đá và từ tre, nứa. Đan xen trong đó là nghi lễ Gọi Yàng (Drông Yang) trong tiếng chiêng Aráp cổ truyền: “Hỡi thần lửa, thần mặt trời! Hãy ban cho buôn làng ngọn lửa, cho con trai khỏe mạnh, con gái duyên dáng, cho trẻ con tiếng cười… ơi Yàng”.

Bên cạnh đó là diễn tấu các loại chiêng Cưng Knah, Ky pah, Cung Bor, Goong pêh, Tưng Kok, đàn đá, múa nến,… Kết thúc lễ hội lửa, trong tay mọi người ai cũng được trao một cây nến lửa và cùng chung vui bên ché rượu cần, múa xoay quanh cột lễ, đống lửa khổng lồ. Đặc biệt, các nhạc cụ gọi là chiêng như trên đều làm bằng tre nứa, có tiếng kêu khi như tiếng đàn T’rưng gọi Tiên lúa về mừng mùa mới, khi lại róc rách như tiếng suối chảy, lúc như tiếng gió thổi trên ngàn, tiếng giã gạo,…

5. Nhà mồ Tây Nguyên (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Nhà Mồ, và Tượng Mồ, là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung bộ,Việt Nam). Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng.

Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng.

Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.

Nhà mồ dân tộc Tây Nguyên

Theo lời kể của người dân tộc Banar thì tượng nhà mồ là dùng để đưa tiển người sang thế giới xa xăm, bởi vậy, khi sống cuộc đời ra sao thì khi chết đi, con người chỉ đi xa nhưng cũng là 1 cuộc sống không khác gì thế giới bên này. Họ có kiếp sống của sinh thành, giao hoan, có giải trí và đương nhiên những súc vật cũng cần mang theo.

Đến lễ hội bỏ mả(lễ hội Pthi), chúng ta ngập trong rừng tượng. Những bức tượng nhà mồ hiện lên 1 cách sống động quanh những nhà mồ thể hiện 1 nền nghệ thuật cổ, rực rỡ của người dân tộc Tây nguyên. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ

Theo chu trình dựng nhà mồ, để tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ.

Trong quá trình xây dựng nhà mồ, thì người dân tộc Gia Rai vào rừng lấy gỗ dựng cột, thường là tám cột, còn vách được dựng bằng dãy gỗ tốt, mái lợp lá, còn cửa mồ thì nằm quay về hướng Đông hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiến hành bỏ mả, người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, để đẽo tượng, phổ biến là gỗ cây gạo (pơ-lang), vì loại gỗ này mọc nhiều ở vùng người Gia-rai sinh sống, dễ tìm ở xung quanh làng. Theo kinh nghiệm người dân thì cây cà-chít có độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này phân cành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ tuổi trưởng thành thì không đáp ứng được những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những cây gỗ được chọn có độ dài hơn 2 sải tay , đường kính lõi khoảng 30 cm. Người Gia-rai dùng rìu, đốn cây, khi đốn xong người ta vận chuyển bằng cách dùng trâu kéo cây từ trong rừng về buôn làng. Việc khai thác gỗ để đẽo tượng có kiêng kỵ, nếu đêm ngủ họ mơ thấy nhà cháy, bến nước cạn kiệt thì sáng hôm sau sẽ hoãn lại việc lấy gỗ trong khi đi vào rừng lấy gỗ nếu gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay, người ta cho đó là điềm không lành, dễ có chuyện xấu xảy ra.

Người dân tộc Gia-rai  đẽo tượng bằng chiếc rìu cứng cáp. Chỉ trên 1 khúc gỗ, không phác thảo và ngày này sang ngày khác, những cây gỗ to sù sì cứ hiện lên những dáng dấp, hình người… những tư thế cùng những chi tiết đa dạng của người đàn ông, đàn bà trẻ nhỏ. Dường như tất cả đã nằm trong đầu của họ. họ lặng lẽ từng nhát chắc chắn bổ xuống để nên hình, nên tượng, nên hồn.

Tính nghệ thuật thể hiện trong tượng mồ

Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người Gia-rai chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn.

-Con người thuở nguyên sơ,phô bày trong dáng khỏa thân minh chứng sức mạnh truyền đời của loài người với nét đẻo khô ráp nhưng được cường điệu những bộ phận người cần được phô trương, bởi thế đường nét mạnh mẽ, gây ấn tượng rất mạnh, rất khác thường. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Tượng nhà mồ có thể xếp làm 3 lớp. Đó là thế giới của sự sinh thành của con người,có bào thai trong bụng mẹ có giao hoan, giao phối âm dương, có bụng mang dạ chửa.

Khác với tượng của dân tộc Việt, Khmer qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng. Tượng mồ Gia –rai có khác biệt, tượng ra đời từ thiên nhiên, được người Gia-rai đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hoà vào thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng. Khi quan sát tượng mồ với muôn hình, muôn dạng bao quanh lấy ngôi nhà mồ tại khu nghĩa địa, người xem không có cảm giác sợ hãi, cách biệt với thế giới tượng mồ, mà còn cảm nhận được những sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong môi trường sống của người Gia-rai, từ người đi lấy nước, người khóc, người chia cơm lam, người đánh trống… nghệ nhân đem lại cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua thế giới tượng mồ, đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế giới khác biệt.

Ở ngôi nhà mồ này, một điểm quan trọng trong nghệ thuật tượng mồ mà người Gia-rai sử dụng là thủ pháp tạo hình, bằng cách dùng các mảng khối hình học và các đường vạch chéo, vạch thẳng để tạo nên hình nét cho bức tượng. Tuân theo những nguyên tắc nghệ thuật như vậy, trong truyền thống người Gia-rai không dừng lại ở việc đẽo gọt các chi tiết tỷ mỉ nhằm lột tả thật chính xác tính chân thực của một khuôn mẫu đã định dạng trong thực tế, mà bằng chính mảng khối, người Gia-rai chỉ gợi lên cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Từ một thân gỗ tròn, không lắp ghép, không thêm thắt bất cứ một phần gỗ nào, người Gia-rai đã tạo ra được bức tượng: bằng vài nhát rìu phạt mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục đó là khuôn mặt tượng, hai hình cong nổi lên bên hai đầu là tai, phần dưới mặt tượng được vuốt cho nhỏ hơn đó là cổ. Cả khối phẳng bên dưới là thân tượng, các chi tiết như mắt, miệng, mũi, tai chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng. Hầu hết các chi tiết nổi của con người như bụng, má, cằm, ngực, vai… không được đẽo nổi trội lên, mà các phần đó được làm dẹt đi. Làm dẹt đi chứ không làm cho biến đi, mất đi, chỉ gợi lên chứ không đi vào tả thực chi tiết, vậy mà những bức tượng mồ mà người nghệ sỹ Gia-rai thể hiện vẫn làm cho người xem có nhiều suy tưởng. Có thể nói những bức tượng mồ Gia-rai, về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với các đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế giới.

Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia-rai còn sử dụng đến màu sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng màu tự nhiên của người Gia-rai có đầy đủ các sắc màu: vàng, đen, trắng, đỏ, xanh… các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi tường sống của họ. Quan sát cách tạo hoa văn trên y phục sẽ thấy người Gia-rai sử dụng màu sắc một cánh hết sức linh hoạt. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc mái… Màu đỏ lại một lần nữa được dùng tô điểm cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được người Gia-rai tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi hoà với nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập làm bút vẽ cho tượng. Tại một số ngôi nhà mồ ở làng Kép xã Iam nông huyện Chư Pảh tỉnh Gia-lai, người Gia rai trong khi trang trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu của trâu, bò – các con vật hiến sinh trong lễ bỏ mả – để bôi lên cột tượng.

Ngoài màu đỏ, màu đen cũng được sử dụng để trang trí, màu đen được làm ra bằng cách dùng than củi giã nhỏ, trộn với nước thành thứ nước đen, dùng bút tre vẽ lên thân tượng. Màu đỏ thường được người Gia-rai trang điểm trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, màu đen trang trí các bộ phận như tóc, mắt, miệng tượng.Nghệ thuật tượng mồ còn bắt nguồn từ bản thân sự sống động của mỗi bức tượng. Loại trừ tượng ôm mặt ở tư thế tĩnh còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các trạng thái động của con người.

Người Gia-rai khi tạc tượng đã làm cho cho từng bức tượng trở nên sinh động như có hồn. Người xem nếu đã một lần đến buôn làng của người Gia –rai, được dự lễ bỏ mả, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm giác như mình đang có mặt tại chính buôn làng của họ với các hoạt động quen thuộc của con người diễn ra trong lễ hội bỏ mả.

Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên.

6. Điêu khắc gỗ dân gian BaNa

Người Bahnar có câu: “Khẽi ning nơng, pơm bơxát” nghĩa là “tháng nghỉ làm nhà mồ”, tháng nghỉ đó lại là mùa hội, mùa vui, mùa “uống tháng, ăn năm, trâu đâm, lợn mổ”.Không chỉ của người Bahnar mà còn của người Giarai, Êđê và nhiều tộc người khác ở Tây Nguyên. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Làm nhà mồ có nghĩa là tổ chức lễ hội bỏ ma hay bỏ mả. Do đó, không phải ngẫu nhiên lễ bỏ mả lại là lễ hội lớn nhất, tưng bừng nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và cũng mang tính cộng đồng nhất của Tây Nguyên. Chính nhà mồ, tượng mồ – những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân gian độc đáo của Tây Nguyên được ra đời vào dịp lễ hội thường niên này.

Điêu khắc gỗ dân gian BaNa

Người Tây Nguyên quan niệm chết nghĩa là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác – thế giới bên kia, thế giới của hồn ma. Bởi vậy, khi người chết đã ra đi là ra đi vĩnh viễn để sống cuộc sống khác. Ngôi nhà mồ, những pho tượng mồ được làm ra để phục vụ cho lễ bỏ mả hay cuộc chia tay, cuộc vui cuối cùng giữa người sống và người chết. Để người chết ra đi thanh thản và có cuộc sống đầy đủ ở thế giới bên kia, hôm làm lễ bỏ mả, người sống không chỉ làm nghi thức sinh thành cho người chết mà còn chia của cải cho người chết đem đi.

Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, ở Tây Nguyên, nghi thức sinh thành được quan niệm và thể hiện qua hành động giao hoan. Hiện giờ, nghi thức đó không còn nữa, nhưng theo lời kể của các cụ già, trước đây, vào những đêm bỏ mả trai gái được tự do quan hệ tình ái. Hình ảnh hay khái niệm sinh thành được thể hiện rất cụ thể và đậm nét ở tượng nhà mồ.

Nếu đến các khu nhà mồ Tây Nguyên ta sẽ như lạc vào cả một mê cung của rừng tượng gỗ với rất nhiều những hình tượng khác nhau và cách thể hiện khác nhau. Thế nhưng, chỉ cần đi nhiều một chút, để ý một chút, là sẽ nhận ra một hàng số xuyên suốt qua các nhóm tượng: Hình ảnh về một sự sinh thành. Thông thường, ở hai bên cửa nhà mồ đều có một cặp tượng trai gái hoặc đang phô bày cơ quan sinh dục của mình hoặc đang giao hoan. Đứng bên cặp tượng trai gái đó, là tượng người đàn bà chửa, còn ở các góc rào xung quanh nhà mồ là tượng những hài nhi đang ngồi.

Mặc dầu khi được hỏi, đồng bào thường trả lời là làm tượng nhà mồ cho vui, cho đẹp, nhưng tính phổ biến của ba loại tượng vừa kể trên khiến chúng tôi nghĩ rằng, lớp tượng mồ đầu tiên là lớp tượng biểu hiện ý niệm về sự sinh thành.

Sở dĩ chúng tôi gọi lớp tượng này là lớp tượng đầu tiên vì ở không ít khu nhà mồ, nhất là ở các vùng xa ta chỉ gặp ba hình ảnh: Giao hoan, đàn bà chửa và hài nhi. Vì để thể hiện một hình tượng, một ý niệm, nên những con người ở lớp tượng mồ cổ không phải là một con người cụ thể mà là “con người chung” “con người khái quát” hay “con người vũ trụ”, còn ngôn ngữ của điêu khắc là ngôn ngữ gợi chứ không tả. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Một điều khá đặc biệt và đáng lưu ý nữa của lớp tượng mồ thứ nhất này là bố cục đồng hiện ý – ba hình ảnh hay ba hành động diễn ra trong ba thời gian kế tiếp nhau: giao hợp, chửa, hình h ài nhi, được thể hiện cùng một lúc trên một mặt phẳng của lối rào quanh nhà mồ. Do vậy, chúng tôi gọi phong cách đầu của tượng nhà mồ Tây Nguyên là phong cách biểu tượng gợi tả – đồng hiện ghi ý. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây Nguyên gọi những tượng mồ lớp xưa này là “hình” chứ không phải “tượng” (tiếng Giarai là rup, tiếng Bahnar là mêu).

Nếu thống kê hết tên gọi rồi xếp vào một bảng danh mục, ta sẽ phải ngạc nhiên trước sự phong phú và đa dạng về nội dung của tượng nhà mồ Tây Nguyên, vì hầu như toàn bộ cuộc sống của con người đều được nghệ nhân dân gian thể hiện lên các tác phẩm của mình.

Thế nhưng cả bức tranh cuộc sống sinh động đó lại nhằm phục vụ cho người chết. Người Tây Nguyên tạc những tượng mồ ở nhà mồ để những người đó đi hầu cho người chết ở thế giới bên kia. Tuy nội dung hay ý nghĩa của các hình tượng thì phong phú như vậy, nhưng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên lại gọi gộp tất cả những tượng mồ loại này vào một nhóm – những người hầu (tiếng Giarai – hlun, tiếng Bahnar – đích).

Rất có thể, cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, xưa kia ở Tây Nguyên, người hầu hay tù binh đã bị chôn theo các tù trưởng lớn. Chính dấu ấn của thời “chiến tranh bộ lạc” xa xưa mà các truyện cổ và sử thi Tây Nguyên thường nói tới, đã còn để lại dấu ấn lên nội dung nhà mồ.

Giờ đây, người Tây Nguyên tạc lên tượng nhà mồ những con người hay những con vật với một ước muốn là những người mà vật đó sẽ theo hầu hạ người chết ở thế giới bên kia. Những con người, những con vật ở lớp tượng mồ thứ hai này tuy cụ thể rồi những cũng vẫn là những con người hay những con vật chung chung: người đánh trống, phụ nữ giã gạo, thợ rèn, lính Pháp, người thợ chụp ảnh, chàng thanh niên, cô gái, cầu thủ đá bóng, con voi, con chim, con cú… Tất cả những hình tượng đó nhấp nhô quanh nhà mồ và tạo ra cả một bức tranh sinh động về cuộc sống để người chết sẽ mang đi sau lễ bỏ mả.

Dần dà, theo thời gian, nội dung của lớp tượng mồ thứ hai đã lấn dần để rồi át hẳn cả lớp nội dung trước đó. Ở nhiều nhà mồ, những tượng đáng lý phải thể hiện ý niệm về sự sinh thành, đã phải “chuyển mình” thành hình ảnh những người theo hầu người chết: những cặp trai gái giao hoan biến thành những chàng trai, cô gái, hay đàn ông, đàn bà, những hình ảnh hài nhi biến thành tượng người buồn, người khóc… (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Nếu tượng mồ lớp cũ trừu tượng và mang tính chất khái quát bao nhiêu thì tượng mồ mới hiện thực và sinh động bấy nhiêu. Nếu ở các tượng mồ lớp trước tính biểu tượng là chính thì ở tượng mồ lớp sau lại là tính hiện thực. Thế nhưng, cái thực của tượng mồ lớp thứ hai vẫn được thể hiện chủ yếu bằng các nét, các khối mang tính gợi và tính khái quát chứ không bằng ngôn ngữ tả đến từng chi tiết.

Chính những đặc tính khái quát và gợi cảm của ngôn ngữ tại hình cũng như của hình tượng tạo ra nét hoành tráng của tượng nhà mồ Tây Nguyên. Những pho tượng mồ, mặc dầu không lớn vì phải khuôn vào thân cây gỗ, cứ như nở tung ra và vươn cao lên trong không gian.

Theo phong tục của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tượng mồ được làm ra để phục vụ cho lễ bỏ mả và chỉ có tác dụng trong những ngày hội lễ mà thôi. Sau lễ bỏ mả, thì ngôi nhà mồ cùng những tượng mồ cũng bị bỏ luôn. Năm tháng, nắng mưa sẽ dần dà làm hư hỏng rồi tan biến những tác phẩm nghệ thuật tượng mồ vào với đất…

III. Các hoạt động của dân tộc Tây Nguyên (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

1. Hình ảnh trang phục nổi bậc của dân tộc Tây Nguyên

Trang phục Tây Nguyên có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên thường diễn ra theo chu kỳ vòng đời con người (lễ thổi tai, lễ mừng sức khỏe, lễ cưới, lễ tang…), theo chu kỳ vòng đời cây trồng (lễ phát rẫy, lễ xuống hạt giống, lễ thúc lúa, lễ cho lúa lên chòi, lễ cho lúa xuống chòi…).

Trang phục dân tộc Tây Nguyên

Đây là dịp để người dân nơi đây trưng diện khoe màu các sắc phục truyền thống trong lễ hội.

Hội mùa là ngày hội lớn có từ lâu rất phổ biến ở Tây Nguyên, tương tự như ngày Tết của người Kinh. Trong ngày hội này bộ lễ phục nữ kèm theo những tua vải ngũ sắc sặc sỡ, được kết từ vai xuống quá lưng, tung bay trong điệu múa Tămple vui nhộn, xoắn xít bên các chàng trai lưng trần quấn khố, mạnh mẽ, điệu nghệ đánh trống, khua chiêng.

Trong ngày cưới, nổi bật trên nền ghế Kpan một hàng dài những người đàn ông đánh chiêng Sar là cô dâu chú rễ với trang phục kín đáo, áo dài tay khẽ khàng khoe sắc, sặc sỡ những dải hoa văn với nhiều họa tiết phức tạp. Đặc biệt là sự va chạm của dải cườm được kết bằng hạt T’rpeng trên đầu khố và biên váy làm cho buổi lễ trang trọng và vui tươi hơn.

Trong lễ tang, những người thân mang trang phục thường, một màu đen tuyền u ám, không thiết kế hoa văn, chìm đắm trong không gian tĩnh mịch buồn đau, làm cho không khí của buổi lễ thêm phần thương cảm.

Trong lễ bỏ mả (pơthi), ngày lễ lớn nhất của người Jrai, trang phục được phô diễn nhiều nhất và phong phú nhất, bởi không chỉ người trong làng mà còn các bà con, bè bạn của người chết và gia đình người chết ở các làng khác, cùng mang các nét độc đáo riêng của trang phục mình đến dự lễ tiễn biệt lần cuối với người quá cố. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Lễ đâm trâu để ăn mừng thắng lợi như mừng lúa mới, mừng thắng trận…là một biểu hiện tưởng nhớ và ôn lại truyền thống vẻ vang, bất khuất, kiên cường của cộng đồng trong chiến đấu với kẻ thù, chống đỡ với thiên nhiên khắc nghiệt, bảo vệ cộng đồng và núi rừng Tây Nguyên. Lúc này những người đàn ông vai u, thịt bắp quấn khố lễ, buột khăn chéo ngực như các chiến binh xưa, tay cầm đao, khiên nhảy múa trên nền nhạc trầm hùng của cồng chiêng.

Còn nhiều môi trường hội, lễ và diễn xướng khác để cho trang phục dân tộc Jrai, Bahnar khoe sắc. Chung quy là để thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người phụ nữ qua các họa tiết và màu sắc hoa văn dệt, ở đó đã hàm chứa rất nhiều hình ảnh về những sự vật, hiện tượng mà đồng bào vẫn thường tiếp xúc qua lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày; ở đó trên các họa tiết, họ đã gửi gắm những ước mơ về một cuộc sống thanh bình, ấm no và hạnh phúc. Giá trị nghệ thuật trang trí hoa văn cổ này không phải ra đời trong phút chốc dưới ngòi bút của một cá nhân họa sĩ nào, mà nó được dần dần hình thành qua cuộc sống lâu đời của một tộc người.

Hoa văn dân tộc Jrai, Bahnar là sự kết hợp những họa tiết hình học theo một bố cục nhất định. Mặc dù nó chưa đạt trình độ cao, nhưng hiệu quả cuối cùng của nó xét về mặt thẩm mỹ đã làm cho người xem cảm thấy nhẹ, thoáng, sống động và có trọng điểm.

Y phục cổ truyền của người Êđê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng khố (Kpin), mặc áo. Người Ê Đê ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, tục cà răng qui định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Trang phục nam

Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố.

Áo có hai loại cơ bản:

  • Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.lực lãm
  • Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá ngối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên,…
  • Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn “đại bàng dang cánh”, ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.

Trang phục nữ

Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

  • Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm).
  • Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.

2. Lễ cưới của các dân tộc Tây Nguyên

Nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu. Nơi gặp gỡ, tỏ tình, có thể là trong rừng, trên rẫy, ở nhà rông, vào những ngày cưới, hội lễ của làng.

Các thiếu nữ người Giê Triêng đến tuổi lấy chồng được cha mẹ làm cho những cái lều xung quanh làng làm nơi hẹn hò. Khi ưng ý người bạn trai nào đó, nàng mời chàng tối đến, ở cùng. Sau nǎm đêm tâm sự nếu chàng trai chưa thổ lộ tình cảm, thì phải nộp phạt cho nhà gái một con gà và một ché rượu. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Lễ cưới của dân tộc Tây Nguyên

Thông thường, sau khi hai bên trai gái đồng ý, họ thưa với cha mẹ nhờ người mối đi hỏi. Qua ông mối, các thiếu nữ Gia rai và Ê đê nhắn ngỏ tình cảm và đưa tặng người yêu chiếc vòng tay. Nếu người bạn trai nhận vòng, hôn lễ sẽ được tiến hành.

Trong lễ hỏi của người M’nông, người mối đem hai ống lồ ô trong đựng mǎng chua và da trâu thái nhỏ sang nhà gái cầu hôn. Nếu nhà gái đổng ý thì nhận hai ống lồ ô làm vật giao ước. Nếu việc cầu hôn bị từ chối, ông mối mang bát gạo do nhà gái đưa cho để báo lại việc từ hôn.

Sau lễ ǎn hỏi, người Êđê thường có tục “gửi dâu”, họ hàng nhà gái dẫn cháu gái đến nhà chồng chưa cưới ở như con trong gia đình. Thời gian “gửi dâu” càng lâu thì sính lễ nhà gái phải nộp cho nhà trai càng giảm.

Đám cưới thường được tổ chức vào cuối nǎm, lúc rỗi rãi và no đủ. Lễ cưới của người M’nông mở đầu bằng việc nhà gái mang biếu họ hàng nhà trai mỗi người một bát gạo đầy. Mỗi bát gạo này sẽ tương ứng với một cái ché mà nhà trai phải tặng lại nhà gái. Hôm cưới, hai người làm chứng đại diện cho hai họ xúc cho cặp tân hôn mỗi người ba miếng cơm và ngược lại, đôi tân hôn cũng xúc trả lại cho hai người làm chứng ǎn.

Sau đó đôi vợ chồng mới cưới uống rượu chung trước tiên để mở đầu cho bữa tiệc kéo dài vài ba ngày. Sau khi cưới phải cữ 7 ngày, đôi tân hôn tránh gặp người lạ và không ra khỏi nhà.

Lễ đính ước của người Gia rai được tổ chức qua bữa tiệc rượu cần ở nhà gái. Hôm đó, đôi trai gái cùng vít cần rượu uống chung. Sau đấy trao đổi vòng đeo tay cho nhau biểu hiện sự cam kết thuỷ chung. Tiếp theo là “đoán số phận qua giấc mơ lành, dữ”. Trong đêm tân hôn, nếu đôi vợ chồng thấy giấc mơ xấu thì lập tức phải đến nhờ ông mối cầu thần linh cho chung sống trong một nǎm để hoãn mộng. Đúng vào hẹn đó, nếu vợ chồng vẫn gặp mộng xấu, có thể phải bỏ nhau.

Trong đám cưới của người Cà dong có tổ chức lễ ǎn thề không bỏ nhau của đôi vợ chồng. Hai vợ chồng trao cho nhau 9 miếng trầu, 9 miếng cau, ý chúc nhau sức khỏe và xum họp mãi mãi. Tiếp đó chồng trao cho vợ chuỗi cườm, và ngược lại, vợ trao cho chồng vòng đồng. Cặp vợ chồng trẻ còn lấy cơm nắm bôi lên đầu nhau, ý muốn hồn hai người nhập vào nhau, và bôi máu gà lên trán, ý muốn xua đuổi hồn dữ ra khỏi thể xác. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Với người Mạ, hôm cưới người ta phủ một cái chǎn lớn thêu đẹp lên đôi trai gái không mặc quần áo và cụng đầu hai người vào nhau bảy lần. Sau một lúc tượng trưng cho thời gian của một đêm hoa chúc, hai người thức dậy, lấy một bát thịt gà, rượu và vòng đeo tay. Chồng đeo vòng cho vợ và ngược lại. Vợ chồng uống chung rượu và cùng ǎn thịt gà. Sau một thời gian, nhà gái mang củi sang nhà trai để làm “lễ củi”. Số lượng gùi củi tương ứng với số khǎn mà nhà gái tặng họ nhà trai.

Người Giê Triêng quan niệm lễ cưới được tổ chức bất ngờ bao nhiêu thì đôi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu. Hôm cưới, người ta làm lễ hợp cẩn, đôi trai gái trao nắm cơm với ít gan gà cho nhau ǎn, tiếp đó uống rượu chung. Có nơi, trong buổi lễ này, người ta đánh chiêng tập hợp dân làng, bắt đôi nam nữ nằm trên chõng tre để giữa nhà, cùng đắp chung tấm chǎn. Lại có nơi, người chủ trì buổi lễ dứt mấy sợi tóc của đôi trai gái bỏ lẫn lên đầu nhau với ngụ ý hợp hai hồn của họ làm một.

Trong đám cưới của người Ê đê có tục “té nước” vào chú rể như tục “mở cửa nhà” ở người Thái. Khi rước rể về nhà vợ, bạn bè của chàng rể chạy trước đón đường té nước vào người cô dâu chú rể, mỗi lần như vậy nhà gái phải nộp cho họ một số lễ vật. Người Ê đê cho rằng đám cưới nào có nhiều người chặn đường té nước thì đôi trai gái sau này cuộc sống sẽ hạnh phúc và khi chết sẽ có nhiều người thương, kẻ khóc.

Sau ngày cưới, chồng ở nhà vợ (Gia rai, M’nông, Ê đê, Cơ ho), hoặc ở nhà chồng (Mạ), hoặc luân phiên ở nhà chồng từ ba đến nǎm nǎm rồi lại chuyển sang ở nhà vợ bằng thời gian ấy (Xơ đǎng, Ba na, Giê Tnêng).

3. Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên

Với người Tây Nguyên cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao mang những giá trị về nghệ thuật âm nhạc, phong tục tập quán và còn là biểu tượng của sức mạnh kinh tế. Trong tất cả các loại lễ hội ở Tây Nguyên kể cả những công việc nhỏ của từng gia đình đều không thể thiếu cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn bó với đời sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên, xuyên suốt cả cuộc đời người, thực sự là linh hồn, là xương, là thịt của các dân tộc ở đây.

Nói đến nhạc khí có chất liệu hoàn toàn bằng kim loại có lẽ không ở đâu trên đất nước ta lại có nhiều và đa dạng như ở Tây Nguyên. Tây Nguyên là một vùng văn hóa còn lưu lại một kho tàng nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng kim loại rất đồ sộ. Ðó là ching chêng mà người Việt quen gọi là cồng-chiêng. Từ ching tương ứng với chiêng, từ chêng tương ứng với cồng. Bên cạnh ching chêng còn có Yao Prông. Greng neng (lục lạc, chũm chọe). (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Cồng chiên Tây Nguyên

Nói đến cồng chiêng (theo cách gọi của người Việt) hoặc ching chêng (theo cách gọi của người Gia Rai, Ba Na) có nghĩa là chỉ cả hai loại: cồng bằng không có núm và chiêng có núm. Tuy nhiên, người Gia Rai và người Ba Na cũng có những cách gọi khác nhau: người Ba Na gọi cồng chiêng là ching chêng. Người Gia Rai có cách gọi riêng tùy từng vùng và nhóm dân tộc.

ở Tây Nguyên, hầu như đến nhà nào, buôn nào của đồng bào Tây Nguyên đều cũng thấy có cồng chiêng. Nhà ít cũng có một bộ, có nhà hàng chục bộ. Tuy vậy không phải cồng chiêng nào cũng giống nhau. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đều có các loại cồng chiêng riêng của dân tộc mình và đặc biệt là phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng.

Cồng chiêng được đúc bằng đồng. Có nhiều loại rất quý được đúc bằng các hợp kim như gang, chì, đồng… Có loại phần núm được pha cả vàng và bạc. Cồng chiêng là loại nhạc khí tự thân vang. Có nhà nghiên cứu âm nhạc thế giới đã xếp cồng chiêng vào nhóm nhạc khí hàm âm.

Trải qua nhiều thế kỷ vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến đấu chống kẻ thù, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo và định hình những loại nhạc khí phù hợp với cuộc sống của núi rừng. Cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao. Trong tất cả các loại lễ hội ở Tây Nguyên kể cả những công việc nhỏ của từng gia đình đều không thể thiếu tiếng nói của cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn bó với đời sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên như hình tượng cây tre trong đời sống của dân tộc Việt ở các làng xóm thân yêu. Tiếng cồng chiêng xuyên suốt cả đời người, thực sự là linh hồn, là xương, là thịt của các dân tộc ở đây. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Từ khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã được thưởng thức âm thanh của cồng chiêng qua lễ “thổi tai”. Khi lớn lên theo tiếng cồng chiêng trong lễ “mừng sức khỏe”, “hội mùa”, “mừng lúa mới”, “pơ thi”… Những đêm tụ hội ở nhà Rông, tiếng cồng chiêng vang vọng, tràn ngập cả núi rừng. Cả cuộc đời lúc nào cũng đầy ắp tiếng cồng chiêng. Ðến khi từ giã cuộc đời thì cồng chiêng vẫn vang vọng tiễn đưa và… mãi đến khi lễ “pơ thi” tiếng cồng chiêng lại u hoài, ảm đạm, day dứt. Ðể rồi từ đó người đời mới thực sự lãng quên. Cái cồng, con chiêng đã ăn ở với con người đời đời kiếp kiếp. Nó thể hiện đầy đủ tâm tư, tình cảm mừng vui, buồn đau, căm giận của con người Tây Nguyên. Ðồng bào các dân tộc ở đây đã sử dụng và giữ gìn với hình thức cha truyền con nối. Chẳng những cồng chiêng có giá trị về mặt nghệ thuật âm nhạc, về phong tục tập quán xã hội mà còn có giá trị kinh tế cao. Cồng chiêng biểu hiện sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Về nguồn gốc của cồng chiêng cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chung quanh câu hỏi: cồng chiêng ở Tây Nguyên có từ bao giờ? Ðược nhập từ nơi nào vào Tây Nguyên hay do chính đồng bào bản địa vào đây đúc nên, mà đến nay nó vẫn quy tụ tại vùng đất này phong phú đến thế?

Trong quá trình đi điền dã chúng tôi thấy đồng bào các dân tộc thường gọi: ching Lào, ching Joăn, ching Kúr. Qua một số tên gọi như vậy chúng ta có thể biết rằng cồng chiêng không phải do đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đúc nên, mà được du nhập từ nhiều nơi khác đến. Bởi lẽ ở Tây Nguyên đồng bào các dân tộc còn đang ở nền văn minh “lúa khô nương rẫy cao nguyên”. Họ chưa có kỹ nghệ để tự đúc được cồng chiêng. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giả thiết về nguồn gốc của cồng chiêng:

– Ching Lào đã được đưa từ Lào sang. Có người còn cho rằng ching Lào được đúc từ Myanmar, qua con đường trao đổi, buôn bán đã đến Tây Nguyên. Ðây là loại chiêng rất quý, được đúc bằng đồng có pha bạc, tiếng kêu to vang xa.

– Ching Joăn do người Kinh đúc. Ðây cũng là vấn đề còn bàn cãi, tranh luận khá sôi nổi. Tại sao người Kinh đúc chiêng mà lại không sử dụng? Có lẽ thời bấy giờ người Kinh đã tìm thấy một thị trường lớn tiêu thụ cồng chiêng rồi sản xuất và đem lên Tây Nguyên buôn bán, trao đổi. Theo các nghệ nhân thì hiện nay loại ching Joăn ở Tây Nguyên không còn nhiều. Vì qua sử dụng âm thanh không âm vang nên đồng bào đã loại dần. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

– Ching Kúr đã được đưa từ Thailand, Cambodia sang.

Theo thống kê bước đầu ở các địa phương, trong các dân tộc Gia Rai, Ba Na còn bảo lưu được một lượng cồng chiêng lớn nhất so với các dân tộc khác dọc Trường Sơn.

“Dãy Trường Sơn có thể xem như chính là cái nôi sản sinh và  truyền bá toàn khu vực nền văn hóa âm nhạc độc đáo của cồng chiêng”.

Tiếng chiêng mừng ngày mùa.

Nói đến cồng chiêng là nói đến âm thanh của chúng. Âm thanh chính là linh hồn của cồng chiêng vậy. Nhưng khi cồng chiêng từ nơi khác đưa đến Tây Nguyên, âm thanh của nó còn mang tính tự nhiên, chưa hợp với tai nghe của đồng bào. Vì vậy việc sửa, chỉnh lại âm thanh để sắp xếp hàng âm theo ý thích của đồng bào là một vấn đề có tính đặc trưng. Muốn làm được việc này họ dùng những chiếc búa nhỏ bằng đồng để điều chỉnh độ dày, mỏng ở các vị trí khác nhau trên mặt chiêng, tìm ra độ cao theo ý muốn. Việc chỉnh âm (tul chiêng) đòi hỏi người chỉnh phải có tai nghe chính xác và thông hiểu thanh âm của dân tộc. Việc tul chiêng như trên không phải ai cũng làm được. Mỗi plei chỉ có một vài người, mà đồng bào thường gọi với cái tên trân trọng là Ông trùm chiêng (Po ania chêng).

Về phương pháp sử dụng cồng chiêng thì mỗi vùng, mỗi dân tộc có những cách đánh khác nhau. Có khi dân tộc này đánh bằng dùi, dân tộc khác lại dùng nắm tay để đấm. Cũng là đánh bằng dùi nhưng có nơi đánh tự nhiên để tiếng chiêng vang xa, có nơi dùng tay bịt lại để tiếng chiêng ngừng, ngắt. Dùi đánh chiêng có hai loại: một lại có bọc giẻ hoặc cao su ở đầu để đánh cồng có núm; một loại bằng một đoạn gỗ mềm để đánh chiêng bằng. Thường thường khi đánh cồng người ta gõ vào phần núm của chúng. Khi đánh chiêng bằng người ta gõ vào tâm điểm của mặt chiêng. Cũng có  vùng đồng bào Gia Rai đánh vào mặt sau của chiêng. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Trong những ngày hội, lễ khi xuất hiện cồng chiêng là xuất hiện văn nghệ. Tùy theo khả năng kinh tế (rượu thịt) mức độ từng nơi có khác nhau. Nhưng về hình thức mỗi con người hầu như bộc lộ hết mình trong các sinh hoạt cộng đồng. Ðánh chiêng, múa hát đã trở thành phong tục truyền thống, thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống đồng bào. Vì thế cồng chiêng đã đạt tới mức độ hoàn chỉnh khá cao về giai điệu, tiết tấu, hòa âm và đối vị. Con người Tây Nguyên thông qua nghệ thuật biểu hiện của cồng chiêng đã biểu lộ tinh thần thượng võ, đoàn kết thương yêu nhau, hiểu biết tâm tư, tình cảm của nhau. Nó còn biểu lộ những khả năng sử dụng cồng chiêng tuyệt vời của từng cá nhân và tập thể.

Một thực tế hiện nay ở Tây Nguyên là nạn “chảy máu cồng chiêng”. Cồng chiêng  đã bị  mua bán, cân lên như những thứ phế liệu khác. Theo điều tra gần đây nhất, số lượng cồng chiêng ở Tây Nguyên đã giảm 80% so với trước đây. Việc săn lùng cồng chiêng như một món đồ cổ là vấn đề quan tâm hiện nay ở Tây Nguyên. Cồng chiêng là vốn di sản văn hóa dân tộc cần phải được bảo vệ và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và phát huy vốn truyền thống này.

4. Lễ cúng bến nước của người Tây Nguyên

Lễ cúng Bến nước hay Tết Giọt nước, Tết bến nước là một trong những nghi lễ quan trọng của dân tộc Tây Nguyên. Được tổ chức hàng năm, với mục đích cúng tạ thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau.

Lễ cúng Bến nước là một sinh hoạt cộng đồng đậm chất văn hóa của người Tây Nguyên cầu cho nước sạch, nước trong, mang lại sức khỏe cho buôn làng. Đây là một trong những nghi lễ rất quan trọng đối với người Giẻ Triêng. Nước còn quan trọng hơn cả cơm ăn, áo mặc.

Không ăn cơm còn sống được cả tháng trời, không có áo mặt thì chỉ bị lạnh thôi, còn không có nước thì không thể sống được. Chính vì vậy mà thần nước được người Tây Nguyên thờ cúng long trọng, và vô cùng linh thiêng…”. Ngay từ khi tìm đất lập làng, người Tây Nguyên bao giờ cũng quan tâm tìm nguồn nước. Một nguồn nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất chính là nơi người Tây Nguyên chọn là nơi lập làng… (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Lễ cúng bến nước của người Tây Nguyên 

Để thực hiện nghi thức đặc biệt quan trọng trong đời sống của cộng đồng, người Tây Nguyên chọn ra những người đàn ông tài giỏi của buôn làng dựng cây nêu. Để tránh súc vật chạy qua, cây nêu sẽ được chọn dựng ở vị trí cao ráo trước nhà Rông. Một số người khác sẽ phải đi lên đầu nguồn nước để kiểm tra, đảm bảo nguồn nước trong lành sẽ chảy về làng. Trước khi tiến hành nghi lễ, từ sáng sớm, già làng sẽ đánh những hồi chuông dài báo cho buôn làng biết là sắp tổ chức lễ cúng bến nước. Bến nước hôm đó được trang hoàng với cổng chào bằng lá cây, cỏ lá dài, treo đồ vật trang trí.

Lễ cúng có 3 phần. Phần thứ nhất là cúng tại bến nước để cầu cho thần nước mang lại sức khỏe cho buôn làng, tiếp đó là cúng tại hàng rào trước khi mang nước vào nhà và cuối cùng là cúng tại nhà của chủ bến nước. Sau khi làm thủ tục cúng xong ở bến nước, người ta sẽ lấy nước vào các vật đựng nước, thường là các quả bầu khô, bỏ vào gùi và gùi về nhà lấy phước. Trong khi đó một đoàn người sẽ theo người chủ lễ đi đến cầu thang từng nhà, hát cầu cúng và rưới tiết vào chân cầu thang để cầu may cho nhà chủ

5. Lễ hội bắt chồng ở Tây Nguyên

Chuyện cướp vợ của người H.Mong chắc nhiều bạn đã biết nhưng liệu bạn có biết ở Tây Nguyên cũng có một lễ hội khá thú vị tên là “Lễ Hội Bắt Chồng” không?

Khi cái lạnh sâu cùng những cơn gió hanh hao của mùa đông tràn về cũng là lúc khắp các thôn bản của đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Tây Nguyên rộn rã bước vào mùa cưới – mùa bắt chồng. Với họ, mùa xuân gõ cửa cũng đồng nghĩa với niềm vui nhân đôi ùa tới từng bản làng, ngõ xóm. Và, một trong những tín vật kết nối mang tính linh thiêng nhất là cặp Srí (nhẫn cưới). Xung quanh cặp nhẫn này là hàng ngàn điều huyền diệu mang đậm bản sắc Tây Nguyên. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Lễ hội bắt chồng

Ngày xuân đến Tây Nguyên, những cơn mưa phùn bất chợt rắc đều suốt chiều dài con ngõ nhỏ khiến những rặng dã quỳ khắp nơi bừng thức một màu vàng rực như níu kéo, như mời gọi. Cùng lâng lâng bên những ché rượu cần, khắp nơi rộn ràng lễ hội xuân – Lễ hội bắt chồng. Trong cách gọi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, cặp nhẫn cưới là Srí. Khác với cách làm nhẫn của người Kinh, những cặp Srí mang một sức mạnh huyền bí, vừa kết nối, vừa như một lời thề về hạnh phúc gia đình khi người con gái đã hoàn thành thủ tục bắt chồng.

Để có cặp nhẫn cưới hoàn hảo, các nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ: Lấy sáp ong nấu chảy, trộn phân trâu rồi dùng que gỗ tròn bằng ngón tay nhúng vào, chờ khô rút que gỗ ra, sáp ong và phân trâu khô quánh thành những ống tròn, nghệ nhân cắt thành những khuyên nhỏ làm khuôn đúc nhẫn. Bạc sau khi được đun nóng sẽ đổ vào khuôn, trước sức nóng của bạc mới nấu, sáp ong và phân trâu sẽ bết chặt tạo thành một lớp men bên ngoài nhẫn. Khuôn đúc nhẫn có hai loại: Loại nhỏ để đúc nhẫn mái cho người phụ nữ; loại to đúc nhẫn trống dành cho người con trai. Trong quá trình đánh bóng và chạm trổ nghệ nhân dùng nước bồ kết hoặc nước lá cây Kơ -nia đun sôi để rửa và gửi gắm ước vọng về một mùa xuân vĩnh hằng.

Đến thời điểm này ở Lâm Đồng chỉ còn duy nhất một nghệ nhân làm được “nhẫn bắt chồng”, đó là Ya Tuất ở Đơn Dương. Hơn 20 năm nay, anh vẫn miệt mài làm ra hàng triệu chiếc nhẫn. Làm nhẫn tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải là người thực sự có năng khiếu. Ngày xưa ông Ya Tiêng, cha của Ya Tuất miệt mài làm mãi vẫn không thành công, chỉ có Ya Tuất may mắn học làm được từ sự chỉ dạy của cậu là Ya Grang. Và Ya Tuất tin vào cái duyên ngầm của người truyền dạy và người học. Hiện Ya Tuất đã làm được 14 loại nhẫn khác nhau, một số loại đặc sắc như: nhẫn có mặt đính hạt Karel (một loại hạt cây rừng chỉ Ya Tuất biết), tiếng dân tộc gọi là nhẫn Srí lơ hây, nhẫn vòng thường (Srí car), nhẫn mắt sâu (loại nhẫn quí nhất, tiếng dân tộc gọi là srí mata hơ la), ngoài ra còn nhiều loại nhẫn, vòng bạc khác. Đặc biệt Ya Tuất vừa làm vừa truyền nghề cho cậu con trai như muốn gìn giữ nét văn hóa truyền thống. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Như nét văn hóa riêng đã tồn tại nhiều năm, những cô gái dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Tây Nguyên muốn có chồng phải đi bắt, lễ bắt chồng thường diễn ra vào ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết, gia đình sẽ đến nhà trai nói chuyện hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai trong đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể tháo nhẫn trả lại nhưng 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi, lặp lại cho đến khi nào chàng trai thương và chấp nhận thì đám cưới diễn ra. Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức đêm hội gọi là “Đêm bắt chồng”.

Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: “Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi về với vợ như về với nước,…”. Ngày cưới, chàng trai và cô gái rút nhẫn ra và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ vợ cất giữ. Nếu cuộc sống vợ chồng sau đó xảy ra mâu thuẫn, không hòa hợp, ai đề nghị ly hôn trước thì người đó phải đưa một con trâu cho người kia (thường là trâu đực).

Đồng thời sau lễ bắt chồng, ai đi ngoại tình sẽ phải đền ba con trâu đực to và số trâu sẽ tăng lên nếu ngoại tình nhiều lần. Đây cũng được xem như luật tục riêng làm tăng tính gắn kết và chung thủy trong cuộc sống vợ chồng. Lễ bắt chồng còn được đồng bào xem như một việc đại sự của cả dòng họ và chiếc nhẫn thành tín vật chung cho hai nhà.

6. Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Đó là lòng thành dâng cúng tạ ơn của hậu thế đối với các bậc tiền hiền, những người có công khai sơn phá thạch, khẩn hoang lập ấp định hình dân cư, làng xã.

Vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, đồng bào Tây Nguyên diễn ra ngày hội đâm trâu.

Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên

Người Xơđăng – Bana tiến hành lễ hội trong ba ngày, người Giarai chỉ tiến hành một ngày rưỡi. Ngày vào lễ hội gọi là “Mút”, ngày cuối ăn đầu trâu gọi là “Bongkô”.

Để chuẩn bị cho tục đâm trâu, họ vào rừng chặt bốn cây to bằng bắp chân vài thước cao và bốn ngọn lồ ô đem về buôn làng. Sau đó họa khắc lên các cây và các ngọn lồ ô những hoa văn, họa tiết đặc trưng cho văn hóa tâm linh, địa hình kỳ bí và tín ngưỡng nơi đây.

Họ dắt một con trâu đắc ý đem buộc chặt vào cột “Gingga” trước sân nhà Rông. Có một cây lồ ô tượng trưng cho tay thần, cắm cao chính giữa. Trói thêm một con heo lớn áp sát vào cột để chứng tỏ sự trù phú của buôn làng.

Bắt đầu khai hội thường vào giờ Sửu xế chiều. Những trai làng thành thạo có nhiệm vụ đánh trống và cồng chiêng. Đầu họ chít khăn đỏ, mặc áo lễ “Blan” hoặc mặc áo ló chui đầu, không tay, có thêu hoa văn sặc sỡ hai bên vạt áo, đóng khố hoa “Kteh” và trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh trỗi nhạc. Các sơn nữ mặc áo “Phia” – một kiểu áo lễ của nữ giới, váy hoa “Kteh”, đầu chít khăn trắng tựa sắc lan rừng đang nở rộ. Mọi người trong buôn làng, từ già trẻ, gái trai xúng xính trong bộ áo quần mới nhất, trò chuyện líu lo nơi sân nhà Rông.

Chủ trì ngày hội đâm trâu là một già làng, còn gọi là “Riu Yang” (thầy cúng). Riu Yang đứng nghiêm trang bên cột đang buộc con trâu, sau lưng ông là nam thanh nữ tú, ban nhạc cồng chiêng. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, thầy cúng khấn: Cầu xin thần trời – thần nước – thần núi- thần sông suối hãy đến đây chứng kiến ngày hội đâm trâu của dân làng. Cầu xin các thần linh thiêng hãy phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò, súc vật…

Thầy cúng đọc xong, tức thì tiếng trống, tiếng cồng chiêng nổi lên. Âm thanh sôi động trong những vũ điểu uyển chuyển, đa dạng của các sơn nữ khiến cho lễ hội thêm phần quyến rũ, hấp dẫn. Vũ nhạc của các sơn nữ lặng xuống cũng là lúc các chàng trai đầu chít khăn đỏ trong tay mang lưỡi kiếm sáng loáng nhảy ra múa tiếp. Nhảy múa một lúc, họ đặt vũ khí xuống, dùng những gậy gỗ dài một thước đấu với nhau. Tốp này vào nghỉ đã có tốp khác ra thay. Trong lúc họ múa, gái làng thi nhau té nước vào họ. Chàng nào tài hoa thì không bị ướt, chàng nào bị ướt nhiều tức là bị thần quở và có nguy cơ ế vợ.

Sau các màn múa hát họ bắt đầu đâm trâu. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen ngợi. Trâu ngã xuống bắt đầu xẻ thịt chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà Rông. Đầu trâu . được gác lên cột lề. Sáng ngày sau còn có lễ rước đầu trâu lên nhà Rông. Đầu trâu được chẻ ra làm món ăn. Riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên vách nhà Rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà Rông.

Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, có ý nghĩa tái diễn lại thời các bậc tiền bối đã dũng cảm chiến đấu mở mang sáng lập buôn làng. Mời đấng thần linh về ăn thịt trâu, uống rượu cần thể hiện lòng thành của hậu thế đối với bậc tiền bối.

IV. Các danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Tây Nguyên

1. Gia Lai (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Là một tỉnh miền núi, Gia Lai nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao 600 – 800m so với mực nước biển và có diện tích 15.536,92 km². Phía bắc Gia Lai giáp với tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp với Cam-pu-chia, phía đông giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Gia Lai là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc các dân tộc thiểu số, chủ yếu là Gia Rai và Ba Na, thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ.

Biển Hồ

Tại thành phố pleiku thuộc tỉnh GiaLai có các thắng cảnh như biển hồ Tơ Nưng cảnh đẹp của Biển Hồ mà thiên nhiên ban tặng ở đây có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy, nhưng xung quanh thắng cảnh hữu tình ấy còn có nhiều câu chuyện khá thú vị mà không phải ai cũng biết đến.

Tên gọi Biển Hồ, hay hồ Tơ Nưng, Ia Nueng nằm ở phía Bắc Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km, thuộc xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển Hồ có hình bầu dục, diện tích khoảng 230ha, xung quanh núi bao bọc và rừng thông xanh mát quanh năm. Thực tế, Biển Hồ (hồ Tơ Nưng; Ia Nueng) nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Sự rộng lớn mênh mông của hồ nước này tựa như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên là Biển Hồ. Dẫu thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng từ trước đến giờ nước Biển Hồ này vẫn chưa bao giờ cạn. Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân TP Pleiku, (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

2. Tỉnh Đắk Lắk

Nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 – 800m so với mực nước biển, phía bắc và đông bắc giáp với Gia Lai, phía nam giáp với Lâm Đồng, phía tây giáp với Cam-pu-chia và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp với Phú Yên và Khánh Hòa.

Đắk Lắk có thác Thủy Tiên và những hồ nước thơ mộng như hồ Lắk, hồ Buôn Triết, hồ Ea Kao.

  • Có các khu rừng nguyên sinh, vườn quốc gia Yok Đôn, khu lâm viên Ea Kao.
  • Buôn Đôn nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi, các di tích lịch sử như tháp Chàmthế kỷ 13, biệt điện của cựu hoàng Bảo Đại, nhà tù Buôn Ma Thuột.

Hồ lắk khó quên

Trước khi đổ vào dòng Krông Nô hùng vĩ, các nguồn nước từ dãy núi Cư Yang Sin trùng điệp dồn lại tạo thành hồ Lăk rộng lớn tới 800 ha. Hồ nước hiếm hoi này thực sự là báu vật vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho cao nguyên Ðăk Lăk đầy nắng gió.

Từ thành phố Buôn Ma Thuột đến đây, nhất là về mùa khô, bạn sẽ phải tạm chịu đựng khoảng 40km đi đường dưới trời nắng chói chang và không khí oi nồng đến tức thở, để rồi được đền bù một cách thỏa đáng khi bỗng nhiên cảm thấy mát mẻ và sảng khoái đến khôn cùng khi hồ Lăk mênh mang hiện ra trước mặt. Lên một chiếc thuyền máy, bạn sẽ thỏa thích ngắm nhìn mây nước giữa không gian tĩnh lặng. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)
Thuyền đi ven theo những đồi thông non tơ xanh ngắt, thỉnh thoảng một thuyền ngư dân thả lưới, một vài cánh cò chao nghiêng. Bạn hãy hít căng lồng ngực không khí trong lành đến tinh khiết và phóng tầm mắt về phía bờ, thế nào cũng gặp một hai chú voi nhởn nhơ hái lá.

(*) Hồ lắk khó quên

Ngày xưa ở đây rất nhiều voi. Từng đàn voi rừng kéo xuống hồ tắm mát, đùa vui, rồi lại thủng thẳng thả bước về rừng. Trước đây vua Bảo Ðại rất sành điệu ăn chơi đã chọn một quả đồi ven hồ Lăk xây cất lên một ngôi nhà nghỉ mát. Ngôi nhà đó vẫn còn, quản tượng của đội voi chuyên đưa đón nhà vua – cụ Lê Du – nay đã 94 tuổi.

Ðến thăm cụ, du khách sẽ được xem cả tấm ảnh “Ðội quản tượng năm xưa” đã ngả màu vàng.

Chiến tranh ác liệt, bom đạn đã làm voi rừng khiếp sợ bỏ đi, chỉ còn lại những con voi nhà thủy chung ở lại. Chúng trở thành người bạn của đồng bào Mơnông trong các buôn làng quanh hồ Lăk, nơi có những nếp nhà mái tranh, sàn gỗ giữ nguyên kiến trúc cổ truyền tự ngàn xưa cùng những phong tục tập quán đặc sắc của người Mơ Nông bản địa.

Một trong các buôn làng có nhiều du khách đến thăm là buôn Jun. Hơn năm chục nóc nhà quây quần bên con đường đất đỏ được những cây dừa lâu niên che chở bằng những tàu lá rộng và dài. Người buôn Jun sẵn lòng mời khách vào nghỉ chân trong những nếp nhà rộng dài thoáng mát và rất sạch sẽ. Họ mời khách cùng thưởng thức chóe rượu cần vừa cay vừa ngọt vừa thơm, rồi mời khách ngồi lên lưng voi hoặc xuống thuyền gỗ làm một tua du lịch sinh thái quanh hồ.

Ðêm xuống, khi tiếng cồng tiếng chiêng gọi bạn múa đến bên ánh lửa bập vùng, xin bạn đừng chậm chễ. Ðến đó bạn sẽ thấy người Mơ Nông hát, múa và chơi nhạc cụ cổ truyền say sưa, cuồng nhiệt như thế nào. Không hiểu được lời ca, chỉ nghe giai điệu, âm thanh và nhìn những động tác múa của họ, bạn sẽ cảm thấy mình đang trở lại với thời xa xưa, xa lắm.

Lúc nào đói bụng, bạn cứ yên tâm đến một quán ăn gần bờ hồ thoáng đãng. ở đó có nhiều món đặc sản rừng và đặc sản của hồ nước, Song bạn nhớ nếm thử món cá song hầm cạn trong muối. Vâng! một con cá nặng khoảng 2 đến 3 kg đang bơi lội được vớt lên làm sạch, ướp một chút gia vị bí truyền rồi đặt vào giữa một nồi muối to và đặt lên bếp lửa.Xin cam đoan rằng, cùng với những cảnh vật mới lạ nơi thiên nhiên còn tinh khiết, cùng với những xúc cảm khi cưỡi voi, bơi thuyền trên mặt hồ, đêm dạ hội Mơnông… món đặc sản cá song này sẽ để lại trong bạn những ấn tượng khó quên. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và cả Việt Nam. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này.

Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.

Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km², được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M’Nông

3. Ðắk Nông

Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía tây nam Trung Bộ, đoạn cuối của dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500m so với mực nước biển. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Đắk Nông có phong cảnh thác hùng vĩ, có tổ chức những đêm lửa trại với tiếng cồng chiêng và rượu cần.

Dòng Sêrepok tạo nên nhiều thác ghềnh đẹp, lúc hiền hòa, lúc dữ dội, hơn cả là thác Gia Long tựa như nàng sơn nữ ngủ quên với dáng vẻ hoang sơ và thác Dray Nur tựa bức tường thành khổng lồ. Ngoài ra còn có thác Diệu Thanh, Ba Tầng, Dray Sáp hay còn gọi là thác Khói vì nơi đây quanh năm có khói nước bay.

Thung lũng vàng, nơi của bình yên(*)

Rực rỡ với hàng trăm loại hoa khoe sắc, tĩnh lạnh với rừng thông bạt ngàn, hồ nước mênh mông, Thung lũng vàng như một Đà Lạt thu nhỏ.

Cách thành phố Đà Lạt 12km về hướng bắc, khu du lịch Thung lũng vàng bằt đầu từ ý tưởng một khu thư giãn cho nhân viên nhà máy nước Dankia đã phát triển thành khu du lịch rộng lớn với tất cả các đặc trưng của thành phố hoa làm say lòng khách du lich.

Thung lũng vàng đón khách du lich với bức tranh mặt hồ như được dát vàng nổi bật trên nền xanh của rừng thông ngay cổng, như đã lý giải tên gọi của khu du lịch. Thế nhưng, vẻ đẹp đến ngỡ ngàng của nơi đây lại mang đến ý nghĩa khác: Thung lũng vàng, vùng đất vàng, vùng đất của bình yên và hạnh phúc. Thung lũng vàng bát ngát lá chen hoa, rừng thông bạt ngàn, mặt hồ mênh mông, trong vắt. Trên lưng chừng đồi thông, một dòng suối hiện ra, có khi chảy vào máng, làm quay bánh xe nước.

Bức tranh ấy khiến khách du lich như đang chứng kiến sự khởi nguyên của một con suối, sự hình thành một dòng thác và sự thông minh của người dân vùng cao khi biết lợi dụng sức mạnh của dòng nước. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Thêm vào đó, hồ nước mênh mông với những chỗ đặt chân giữa hồ mang lại cảm giác chông chênh, thích thú cho khách du lich. Từng bước chân cẩn thận, ánh mắt nửa như dán chặt vào nơi đặt chân mong manh, nửa như muốn ngắm bao chú cá nhỏ tung tăng bơi lội, và cũng như muốn ngẩng mặt nhìn lên để cảm thấy cái bao la, cái thênh thang của đất trời.

Chiếm diện tích lớn nhất thung lũng là hoa. Hoa mimosa vàng rực, cẩm tú cầu xanh mát, trạng nguyên đỏ bừng, mai đào hồng e ấp, lưu ly tím ngát và hàng trăm loại hoa ôn đới với nhiều màu sắc khác nhau, được trồng theo từng cụm, từng vạt, tạo nên một bức tranh hoa tuyệt đẹp. Cuối vườn bonsai có cây bồ đề gần 300 năm tuổi, cằn cỗi nhưng đầy mê hoặc với thế gốc đẹp, những tảng đá với hình dạng kỳ lạ, huyền bí.

4. Kon Tum

Kon Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên.

Thị xã Kon Tum được xây bên bờ sông Đắk Bla, một nhánh của sông Pơ Kô là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Các cố đạo Pháp đã đến đây từ năm 1851.

  • Có núi Ngoc Linh, khu rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đắk Tre ở huyện Kon Plông, suối nước nóng Đắk Tô. Có nhà tù Kon Tum, ngục Đắk GLei,đường mòn Hồ Chí Minh, chiến trường Đắk Tô – Tân Cảnh.
  • Có hơn 20 dân tộc sinh sống, nhiều nhất là Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, B’ Râu, Rơ Mân… Phần lớn các dân tộc thiểu số sống bằng nghề làm nương rẫy và săn bắn. Có một nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Thác Yaly(*)

Địa điểm: nằm trên sông Sêdan, đoạn chảy giữa hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

Trước đây là một thác nước hùng vĩ cao 40m, nay đã được xây dựng một nhà máy thủy điện lớn. Phong cảnh rất đẹp.

Ðây là dòng thác đẹp và lớn nhất Tây Nguyên trên sông Pô Cô.

Ðường vào thác đã được nâng cấp tạo thuận lợi cho khách tham quan. Nơi đây đang xây dựng nhà máy thủy điện Yaly với công suất 720 MW và sản lượng điện là 3,68 tỷ KWh. Thuỷ điện Ya Ly đã hình thành một khu vực lòng hồ rộng lớn.

Du khách có thể xuất phát từ làng du lịch ĐăkBlà ( thị xã Kon Tum) xuôi về làng văn hoá dân tộc Jarai ( phía trên đập thuỷ điện) nơi đây còn nguyên nét văn hoá sơ khai của dân tộc Tây Nguyên. Với cảnh quan thiên nhiên, con ngườia, khu vực lòng hồ Ya Ly thực sự là nơi thăm quan, du lịch lý tưởng với những người yêu thích thiên nhiên, tìm về cuội nguồn.

Kết luận (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Đất nước Việt Nam chúng ta có nhiều dân tộc anh em chung sống trong 1 lãnh thổ. Không riêng gì dân tộc Tây Nguyên mà mỗi dân tộc đều có 1 nền văn hóa , tiếng nói riêng, phong tục tập quán sinh hoạt và tín ngưỡng cũng khác nhau nhưng tất cả dân tộc đều có chung 1 nguyện vọng là: “ Xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Tây Nguyên là  nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống, và cũng là nơi thưa dân nhất nước ta, với những phong tục tập quán riêng đa dạng với những nền văn hóa riêng của từng dân tộc đã tạo nên nét đẹp riêng cho vùng Tây Nguyên này. Nhìn chung các dân tộc Tây Nguyên đều có chung 1 điểm là nhà sàn mỗi nhà sàn là 1 đặc trưng riêng của từng dân tộc biểu biện sự thịnh vượng của dân tộc đó. (Tiểu Luận: Văn hóa Tây Nguyên)

Danh Sách Đề Tài Luận văn Thạc sĩ Ngành Châu Á Học

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]