Tiểu Luận Xây dựng văn hóa kinh doanh Công ty VINAMILK – Tài liệu text

Tiểu Luận Xây dựng văn hóa kinh doanh Công ty VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.84 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khái niệm văn hoá kinh doanh đã và đang được nhắc
đến như một tiêu chí khi bàn về doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh chính là tài sản vô
hình của mỗi doanh nghiệp. Xây dựng, phát triển văn hoá kinh doanh của nước ta hiện
nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, hội nhập kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế. Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một trong những doanh
nghiệp Việt Nam đã sớm xây dựng cho mình văn hoá kinh doanh ngay từ những buổi
đầu mới thành lập. Bằng tất cả sự tâm huyết, hết lòng vì khách hàng và trên hết là trên
cơ sở hệ thống văn hoá kinh doanh chuyên nghiệp và lâu năm, tập thể công ty
Vinamilk đã lần lượt cho ra đời những dòng sản phẩm có chất lượng và phù hợp với
mọi khách hàng, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của hội đồng chất lượng
sản phẩm quốc tế.
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP
I.

Khái quát chung về văn hoá kinh doanh
1. Khái niệm văn hoá kinh doanh
Càng ngày con người càng nhận thấy rằng văn hoá tham gia vào mọi quá trình hoạt
động của con người và sự tham gia đóngày càng được thể hiện rõ nét và tạo thành
các lĩnh vực văn hoá đặc thù như văn hoá chính trị, văn hoá pháp luật, văn hoá giáo
dục,… và văn hoá kinh doanh.
Kinh doanh là một hoặt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng hoá và
thị trường. Mục đích của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh do
đó bản chất của kinh doanh là để kiếm lời. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh

là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công
lao động xã hội tạo ra. Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích
và giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề của văn hoá kinh doanh.
Trong kinh doanh, những sắc thái văn hoá có mặt trong toàn bộ quá trình tổ chức và
hoạt động của hoạt động kinh doanh, được thể hiện từ cách chọn và cách bố trí máy
móc và dây chuyền công nghệ. Hoạt động kinh doanh cố nhiên không lấy các giá trị
của văn hoá làm mục đích trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh, từ việc tạo vốn ban
đầu, tìm địa bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cách tổ chức thực hiện chiến
lược kinh doanh,…được “thăng hoa” lên với những biểu hiện và giá trị tốt đẹp
thìkinh doanh cuãng là biểu hiện sinh động văn hoá của con người.
Do đó, bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái
đúng, cái tốt và cái đẹp.
2

Từ những điều trên đây khái niệm văn hoá kinh doanh được hình thành như sau:
“Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hoá được chủ thể kinh doanh chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh
doanh của chủ thể đó.”
2. Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh

Văn hoá kinh doanh là một phương diện của văn hoá trong xã hội và là văn hoá
trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Văn hoá kinh doanh bao gồm toàn bộ những
giá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của con người
được tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh. Các nhân tố cấu thành nên hệ
thống văn hoá kinh doanh là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh
nhân và các hình thức văn hoá khác.
2.1. Triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông

qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh và
chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.
Đó là một hệ thống bao gồm những giá trị cốt lõi có tính pháp lý và đạo lý tạo nên
phong thái đặc thù của chủ thể kinh doanh và phương thức phát triển bền vững của
hoạt động này. Đôi khi triết lý kinh doanh còn là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra
các quyết định quản lý có tính chiến lược quan trọng trong những trong những tình
huống mà sự phân tích lỗ lãi không thể giải quyết. Đồng thời triết lý kinh doanh còn
là phương tiện để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh.
Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh cũng rất khác nhau với mỗi một chủ thể
kinh doanh cụ thể. Nhưng dù dưới bất kì hình thức nào thì triết lý kinh doanh luôn
trở thành ý thức thường trực trong mỗi chủ thể kinh doanh, chỉ đạo những hành vi
của họ.
Kết cấu nội dung của triết lý kinh doanh thường gồm những bộ phận sau:
– Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản.
– Các phương thức hành động để hoàn thành được những sứ mệnh và mục tiêu- nhằm cụ

thể hoá hơn cách diễn đạt được những sứ mệnh và mục tiêu.
– Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc

thù của doanh nghiệp.
2.2. Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đây là hệ thống các quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, các quy chế, nội quy…
có vai trò điều tiết các hoạt động của quá trình kinh doanh nhằm hướng đến triết lý
3

đã định. Đạo đức kinh doanh góp phần phát triển mối quan hệ với người lao động,

với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà cung cấp và với
cộng đồng xã hội, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh ổn định.
2.3. Văn hoá doanh nhân

Văn hoá doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hoá mà các doanh nhân chọn lọc,
tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình.
Tài năng, đạo đức và phong cách của nhà kinh doanh có vai trò quyết định trong
việc hình thành văn hoá kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
Kinh doanh là một nghề phức tạp, đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải vừa có đức vừa
có tài, trong đó đức là cơ sở của tài. Hay nói cách khác thì đạo đức, tài năng, phong
cách của chủ thể kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành văn hoá
kinh doanh. Doanh nhân không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ
kinh doanh mà cònlà người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ,
niềm tin,… Do đó, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, văn hoá của
doanh nhân sẽ được phản chiều lên văn hoá kinh doanh.
Phong cách doanh nhân chính là sự tổng hợp các yếu tố diện mạo, ngôn ngữ, cách
cư xử và cách hành động của doanh nhân. Phong cách của doanh nhân thường được
thống nhấy với phong các kinh doanh của họ vì nhà kinh doanh thường dành phần
lớn thời gian và cuộc sống của họ cho công việc.
Đạo đức của doanh nhân trong quá trình hoạt động là một thành tố quan trọng tạo
nên văn hoá của doanh nhân. Một số tiêu chuẩn không thể thiếu đối với đạo đức của
các doanh nhân:
– Tính trung thực
– Tôn trọng con người
– Vươn tới sự hoàn hảo
– Đương đầu với thử thách
– Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội

Đạo đức, tài năng và phong cách của doanh nhân là những thành tố quan trọng hình
thành nên văn hoá doanh nhân nói riêng và văn hoá kinh doanh nói chung.

2.4. Các hình thức văn hoá khác

Các hình thức văn hoá khác bao gồm những giá trị của văn hoá kinh doanh được thể
hiện bằng tất cả những giá trị trực quan hay phi trực quan điển hình.
Một số hình thức thể hiện khác của văn hoá kinh doanh như:
– Giá trị sử dụng, hình thức, mẫu mã sản phẩm
– Kiến trúc nội và ngoại thất
4

– Nghi lễ kinh doanh
– Giai thoại và truyền thuyết
– Biểu tượng
– Ngôn ngữ, khẩu hiệu
– Ấn phẩm điển hình
– Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá
3. Các đặc trưng của văn hoá kinh doanh
3.1. Tính tập quán

Hệ thống các giá trị của văn hoá kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấp
nhân hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh cụ
thể. Có những tập quán kinh doanh đẹp tồn tại như một sự khảng định những nét
độc đáo, nhưng có những tập quán không dễ gì cảm thông ngay được.
3.2. Tính cộng đồng

Kinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính chất đặc trưng với mục
tiêu là lợi nhuận của chủ và các nhu cầu được đáp ứng của khách, kinh doanh không
thể tồn tại do chính bản than nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và
củng cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động.
3.3. Tính dân tộc

Tính dân tộc là một đặc trưng tất yếu của văn hoá kinh doanh vì bản thân văn hoá
kinh doanh là một tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc và mỗi chủ thể kinh
doanh đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một phần nhân cách tuân theo các giá trị
của văn hoá dân tộc.
3.4. Tính chủ quan

Văn hoá kinh doanh là sự thể hiện quan điểm, phương hướng, chiến lược và cách
thức tiến hành kinh doanh của một chủ thể kinh doanh cụ thể. Tính chủ quan của
văn hoá kinh doanh được thể hiện thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ có
những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh.
3.5. Tính khách quan

Mặc dù văn hoá kinh doanh là sự thể hiện quan điểm chủ quan của từng chủ thể
kinh doanh, nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của
rất nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập,… nên văn hoá kinh doanh
tồn tại khách quan ngay cả với chủ thể kinh doanh.
3.6. Tính kế thừa

Cũng giống như văn hoá, văn hoá kinh doanh là sự tích tụ của tất cả các hoàn cảnh.
Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt của
mình vào hệ thống văn hoá kinh doanh trước khi truyền lại cho thế hệ sau.
5

3.7. Tính học hỏi

Có những giá trị của văn hoá kinh doanh không thuộc về văn hoá dân tộc hay văn
hoá xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo sáng lập ra. Những giá trị đó có
thể được hình thành từ những kinh nghiệm khi xử lí các vấn đề, từ kết quả của quá

trình nghiên cứu thị trường , nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,…Tất cả các giá trị ấy
được tạo nên là bởi tính học hỏi của văn hoá kinh doanh.
3.8. Tính tiến hoá

Kinh doanh rất sôi động và luôn luôn thay đổi, do đó, văn hoá kinh doanh với tư
cách là bản sắc của chủ thể kinh doanh cũng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với
trình độ kinh doanh và tình hình mới. Đặc biệt trong thời kì hội nhập, việc giao thoa
với các sắc thái kinh doanh của các chủ thể khác nhằm trao đổi và tiếp thu các giá
trị tiến bộ là điều tất yếu.
3.9. Hai đặc trưng riêng biệt của văn hoá kinh doanh

Thứ nhất, văn hoá kinh doanh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thị trường. Văn
hoá kinh doanh chỉ ra đời khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến mức: kinh doanh
trở thành một hoạt động phổ biến và chính thức trở thành một nghề, lúc đó xã hội sẽ
ra đời một tầng lớp mới, đó là các doanh nhân. Văn hoá kinh doanh được hình
thành như một hệ thống những giá trị, những cách cư xử đặc trưng cho các thành
viên trong lĩnh vưcj kinh doanh.
Thứ hai, văn hoá kinh doanh phải phù hợp với trình độ kinh doanh của chủ thể kinh
doanh. Văn hoá kinh doanh là sự thể hiện tài nằng, phong cách và thói quen của các
nhà kinh doanh, vì vậy nó phải phù hợp với trình độ kinh doanh của nhà kinh
doanh đó.
4. Các nhân tố tác động đến văn hoá kinh doanh
4.1. Nền văn hoá xã hội

Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội. Vì vậy sự
phản chiếu của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội lên nền văn hoá kinh doanh là một
điều tất yếu. Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhất
định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hoá xã hội.
4.2. Thể chế xã hội

Thể chế xã hội bao gồm thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể
chế văn hoá, các chính sách của chính phủ,.là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành và phát
triển văn hoá kinh doanh.

6

Chính sách của chính phủ và hệ thống pháp chế có ảnh hưởng rất lớn đến chiến
lược kinh doanh và các mối quan hệ bên trong của chủ thể kinh doanh.
4.3. Sự khác biệt và sự giao lưu văn hoá

Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinh doanh
không bao giờ có cùng một kiểu văn hoá thuần nhất.
Trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay, các chủ thể kinh doanh không thể
duy trì văn hoá của mình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và giao lưu về
văn hoá. Sự giao lưu văn hoá tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, lựa
chọn những khía cạnh tốt về văn hoá của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh
nền văn hoá của doanh nghiệp mình.
4.4. Quá trình toàn cầu hoá

Tiến trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế đã góp phần làm cho hoạt động
kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Quá trình này mở cửa cho các nền kinh tế hoà nhập
cùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hết
khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị
trường.
Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh tranh quốc tế
ngày càng gay gắt nên đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải khai thác các thế mạnh
trong đó văn hoá là một điển hình. Nền kinh tế toàn cầu làm cho môi trường kinh
doanh biến đổi nhanh hơn và nâng các chuẩn mực văn hoá lên cao, điều đó đòi hỏi

các chủ thể phải xây dựng được nền văn hoá có tính thích nghi, có sự tin cậy cao độ
để cạnh tranh thành công. Nếu không họ sẽ không thể tồn tại.
4.5. Khách hàng

Các chủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển không vì lợi nhuận trước mắt mà phải
vì một lợi nhuận lâu dài và bền vững. Với vai trò là người tạo ra doanh thu, khách
hàng cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài và
bền vững cho chủ thể kinh doanh. Nhất là trong xã hội hiện đại, khách hàng không
mua những sản phẩm thuần tuý, họ mua các giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa
trên bối cảnh văn hoá chứ không đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt
hơn. Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế của khách hàng tác động
trực tiếp tới văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
II.

Khái quát chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk
1. Khái quát chung về hoạt động của Công ty
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và
sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống,
7

kem và phô mai. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản
phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Từ khi bắt
đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất
tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa
đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương
hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng”

và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn
năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam
chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ
năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng
công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân
phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến
số lượng lớn người tiêu dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.

Giá trị cốt lõi của công ty:
Chính trực: liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
Tôn trọng: tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng
đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác
Tuân thủ:Tuân thủ Luật pháp, bộ Quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách quy
định của công ty.
Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo
đức.
2. Tầm nhìn:

“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người “

3. Triết lý kinh doanh:

8

“Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được
yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế công ty
tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk.
Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng.”
4. Sứ mệnh:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng
nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống
con người và xã hội”
Nội dung của bản tuyên bô sứ mệnh:
Đối tượng khách hàng: bà mẹ, trẻ em, con người.
Sản phẩm, dịch vụ: các loại sữa.
Thị trường: phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Mức độ quan tâm đến công nghệ: rất cao, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm cao nhất.
5- Mức độ quan tâm đến hình ảnh của tổ chức ở công chúng: xây dựng thương hiệu
chất lượng, uy tín.
6- Chính sách nhân sự: môi trường làm việc là ngôi nhà thứ hai của nhân viên.
1234-

5. Mục tiêu của Công ty:




Tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa
trên những yếu tố chủ lực sau:
Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học
và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua
Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị
trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các
đô thị nhỏ;
Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu
quả.
Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng
cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy
Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới
9

Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác
nhau
6. Phân tích SWOT của Công ty:
 Điểm mạnh (S):
 Quy mô kinh doanh đang dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam.
 Thương hiệu Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và được người Việt
Nam tin dùng hơn 30 năm qua.
 Hệ thống phân phối mở rộng ra cả nước và liên tục được mở rộng qua
các năm giúp đưa sản phầm của công ty nhanh chóng đến tay người tiêu
dùng.
 Sản phẩm đạt chất lượng tốt và được người tiêu dùng yêu thích.
 Chuỗi các nhà máy đc bố trí dọc Việt nam giúp giảm chi phí vận chuyển,
được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, được nâng cấp và mở rộng mỗi
năm, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.

 Mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp trong và ngoài nước giúp cho
công ty có nguồn cung cấp nguồn hàng hợp lý và giá cả ổn định. Hiện
nay, công ty đang thu mua 60% sữa tươi sản xuất tại Việt Nam.
 Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong việc kinh doanh và sản xuất sữa.
hệ thống nội bộ minh bạch, các quy trình cụ thể và chặt chẽ. Ý thức tự
thay đổi để nâng cao chất lượng hoạt động được xuyên suốt từ cấp quản
lý đến cấp nhân viên.
 Điểm yếu (W):
 Khâu Marketing còn yếu nên chưa tạo được thông điệp hiệu quả để
quảng bá đến người tiêu dùng điểm mạnh của công ty. Công ty có các
sản phẩm có 70-99% sữa tươi nhưng chưa có cách quảng bá nói lên sự
khác biệt đó.
 Công ty có nhiều loại sản phẩm dành cho các đối tượng khác nhau
nhưng quy cách đóng gói chưa tạo được sự khác biệt để giúp cho khách
hàng nhận biết nhanh nhất.
 Thu mua nguyên liệu chưa tận dụng hết nguồn cung từ hộ nông dân.
 Đầu tư vào một số nhà máy sữa chưa hiệu quả.
 Thị trường xuất khẩu còn hạn chế và chưa ổn định.
 Cơ hội (O)
 Điều tiết giá nhất định khi thu mua sữa tươi.
 Có nguồn nguyên liệu tập trung hơn, giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu
nhờ thừa hưởng chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa từ chính phủ.
 Phát triển và tiêu thụ mạnh thêm được dòng sản phầm mới về kiểu cách
mẫu mã và chất lượng.
 Thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, nhu cấu sản phẩm càng cao
và họ quan tâm đến nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ hơn.
 Nguy cơ (T):
 Thị trường sữa bột trong nước đang có cạnh tranh gay gắt từ các sản
phẩm nhập ngoại.
 Đối thủ luôn luôn có những sản phẩm mới và cách Marketing tốt hơn.

10

 Các đối thủ nước ngoài có cách thâm nhập thị trường và Marketing tốt

hơn.
PHẦN 2
XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
I. Xây dựng các nguyên tắc và chuẩn mực.
1. Đạo đức kinh doanh

Nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
Tính trung thực: Vinamilk cam kết: “Chúng ta sẽ cung cấp những sản phẩm
và dịch vụ đã dạng với chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, g nghiệía cả
cạnh tranh và trung thực trong mọi giao dịch
 Tôn trọng con người: Hướng tới mọi đối tượng người tiêu dùng, nhân viên,
đối tác, nhà cung cấp. Vinamilk đều xây dựng bộ quy tắc ứng xử riêng.
 Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội:
Vinamilk luôn nhìn nhận khách hàng như là một đối tác kinh doanh dựa trên
cơ sở đôi bên cùng có lợi. Vinamilk sẽ có những hành động thiết thực như
hoạch định, điều khiển khoản hợp tác, hỗ trợ,… về hệ thống khách hàng của
mình.
Lợi nhuận phải gắn với trách nhiệm xã hội: Vinamilk làm công tác xã hội
không chỉ trong mấy năm gần đây mà suốt từ khhi thành lập công ty. Công
ty luôn nâng cao ý thức trách nhiệm về cộng đồng, ý thức chia sẻ đối với
cộng đồng. Đó là ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm xã hội
2.1.

Khía cạnh kinh tế:
 Đối với Nhà nước:

Vinamilk cam kết: “Chúng ta luôn phải tuân thủ luật pháp của Nhà nước và luật
pháp của bất kì nơi nào mà chúng ta hoạt động”.
 Đối với người tiêu dùng:

“Chúng ta sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đã dạng với chất lượng đạt
tiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực trong mọi giao dịch”.
 Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp:

“Chúng ta sẽ nỗ lực để mang lại lợi ích vượt trội cho các cổ đông trên cơ sở sử
dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên của Vinamilk trong sự tuân thủ tiêu
chuẩn cao nhất về ứng xử đạo đức và pháp luật trong kinh doanh”.
 Đối với nhân viên:

11

“Chúng ta sẽ đối xử tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên. Chúng ta tạo
dựng những cơ hội phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường làm
việc an toàn, than thiện, cởi mở”.
 Đối với đối tác, nhà cung ứng:

Cam kết: tôn trọng và giao dịch bình đẳng với các nhà cung cấp và đối tác.
Vinamilk luôn trân trọng mối quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở trung thực,
minh bạch và hài hoà lợi ích.
Khía cạnh pháp lý:

2.2.

Gồm 5 khía cạnh cơ bản:





2.3.

Điều tiết cạnh tranh
Bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ môi trường
An toàn và bình đẳng
Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
Khía cạnh đạo đức

Nghĩa vụ đạo đức của Vinamilk được thể hiện rõ thông qua những nguyên tắc và
giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược phát triển
của công ty.
 Sứ mệnh của công ty:

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình vơi cuộc
sống con người và xã hội”. Có thể nói, kể từ khi thành lập cho tới nay, công ty đã
thực sự rất vất vả để có thể khẳng định được sứ mệnh nêu trên của mình- một bản
“Tuyên ngôn” thể hiện rất rõ nghĩa vụ đạo đức mà công ty theo đuổi: hướng về
cộng đồng, hướng về mục tiêu phát triển chung của xã hội thông qua nỗ lực cung
cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con người bằng các sản phẩm của mình.
 Chiến lược của công ty:

Xuất phát từ nội dung của bản chiến lược phát triển của Vinamilk, chúng ta có thể
nhận thấy rằng: bên cạnh những mục tiêu cơ bản của một doanh nghiệp hoạt động
kinh tế như: doanh thu, lợi nhuận,… Vinamilk cũng thực sự rất quan tâm tới những
mục tiêu về các giá trị đạo đức mà công ty đã xây dựng. Và những mục tiêu này đã
chi phối rất lớn tới chiến lược phát triển chung của công ty.
2.4.

Khía cạnh nhân văn

Phương châm của Vinamilk là hướng đến sự phát triển bền vững và lợi ích của
cộng đồng. Vinamilk tự cho rằng: “thước đo giấ trị mà Vinamilk- một thương hiệu
12

đã có những bước phát triển bền vững và luôn khẳng định được vị thế trên thương
trường- sử dụng chính là giá trị đạo đức, là sự tin tưởng, và hợp tác của người tiêu
dùng, khách hàng, đối tác, cổ đông và cả cộng đồng”.
Các phương diện thể hiện:
– Nâng cao chất lượng cuộc sống
– San sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ
– Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên
– Phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động
II.
Xây dựng hệ thống các nguyên tắc, quy định trong tổ chức
1. Xây dựng quy định trong quản trị nguồn nhân lực
1.1.
Chính sách tuyển dụng

Mục tiêu của Vinamilk là hướng tới một tập đoàn đa ngành, một thương hiệu toàn

cầu với đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, nhiệt huyết, đầy năng lực, cùng chí hướng
phát triển sự nghiệp lâu dài, gắn với Vinamilk.
Chính sách tuyển dụng của Công ty luôn hướng tới việc đa dạng hoá nguồn ứng
viên đối với cấp lãnh đạo, cấp quản trị và nhân viên. Từ các ứng cử viên có khả
năng thích hợp với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, phù hợp với công việc
cho đến các bạn sinh viên có thành tích tốt.
Công tác tuyển dụng này được xem xét trên qua điểm không phân biệt chủng tộc,
tôn giáo, giới tính và tuổi tác.
Mục tiêu tuyển chọn nhân viên là tìm ra được người có đủ năng lực làm việc, phẩm
chất làm việc thông qua quá trình tuyển chon công bằng, khách quan.
Các chương trình tuyển dụng của Vinamilk như chương trình tập sự viên kinh
doanh. Chương trình tập sự viên kinh doanh là một trong các chương trình tuyển
dụng của Vinamilk hướng đến đội ngủ sinh viên mới ra trường năng động, nhiệt
huyết, sẵn sàng cống hiến và yêu thích công việc bán hàng. Chương trình là cơ hội
lớn cho các ứng cử viên tiềm năng trẻ trên khắp Việt Nam được tham gia và phát
triển cùng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và vững mạnh của Vinamilk. Các bạn
sinh viên sẽ được đào tạo, huấn luyện các kỹ năng cần thiết song song với kinh
nghiệm làm việc thực tế giúp các bạn chính thức trở thành các giám sát mại vụ của
công ty sau ba tháng và được hưởng thu nhập cùng các chế độ đãi ngộ xứng đáng.
Chương trình tuyển dụng tại các trường đại học: hàng năm, công ty Vinamilk đều
tổ chức các chương trình tuyển dụng tại các trường đại học lớn trên toàn quốc. Đây
không chỉ là cơ hội cho các bạn sinh viên ứng tuyển mà còn là dịp để các bạn sinh
viên tìm hiểu, trao đổi về Vinamilk qua đó định hướng nghề nghiệp của mình.
Ngoài ra còn có các chương trình thực tập. Không chỉ tuyển dụng các tài năng cho
công ty, công ty còn quan tâm đến việc đóng góp lợi ích cho xã hội ở nhiều khía
13

cạnh. Chương trình thực tập ở Vinamilk phần nào giải quyết được nhu cầu cọ sát
thực tế của các bạn sinh viên trong các trường đại học.

Đào tạo, huấn luyện

1.2.

Từ sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của tổ chức thì bộ phận quản lý đã xác định
mục tiêu của nguồn nhân lực đó là đầu tư đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao. Với
chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Vinamilk đẫ xác định yếu tố
“con người” sẽ quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Công ty đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trí thức. Một số hoạt động đào
tạo Công ty đã và đang thực hiện:
Công ty đã và đang chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương
lai bằng cách gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành công
nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa, tự động hoá quy trình công nghệ và sản
xuất, máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành sữa.
• Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học trong cả
nước và đưa đi du học nước ngoài.
• Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng đc Công ty hộ trợ
50% chi phí cho các khoá học nâng cao trình độ và nghiệp vụ.
• Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ
và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.3.
Chính sách đãi ngộ

Với chiến lược phát triển hiện nay, Vinamilk xác định yếu tố con người là quan
trọng nhất, sẽ quyết định sự thành công hay thất bại cho công ty. Nêm công ty đã
có các chính sách đãi ngộ đối với người lao động như sau:
Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của ngừoi lao động
ngày càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêm
thu nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếu

Công ty làm ăn có lãi.
• Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng
quy định của pháp luật.
• Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công lao
đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỉ luật đối với những cá nhân có hành
động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín của Công ty.
• Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Công ty
nhằm gia tăng chất lượng công việc.
2. Xây dựng quy định trong hoạt động Marketing
2.1.
Tại sao phải có chiến lược Marketing?

“Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh
số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận”.
14

Bởi lẽ doanh nghiệp cần phải biết làm thế nào để xác định và phân khúc thị trườn,
xây dựng giải pháp hấp dẫn để chào đón khách hàng và xây dựng thương hiệu với
định vị mạnh. Họ phải biết làm thế nào để làm giá cho giải pháp của mình một
cách hấp dẫn và hợp lí, và làm thế nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưa
sản phẩm của mình đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Họ cần phải biết
làm thế nào để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình, để khách hàng biết và
mua. Không chỉ thế, họ cần phải biết áp dụng chiến lược thị trường và phương
pháp quản trị phù hợp với thực tế thị trường đầy kỹ thuật mới trong xu hướng toàn
cầu hoá.
2.2.
Các chiến lược Marketing của Công ty Vinamilk
2.2.1. Quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, PR mạnh mẽ,

tài trợ cho các cuộc thi và các chương trình học bổng.
Ngoài việc sản xuất kinh doanh, Vinamilk là một trong những đơn vị hàng đầu
trong việc hướng về cộng đồng. Công ty đầu tư xây dựng các trường mẫu giáo, góp
kinh phí trong việc phụng dưỡng suốt đời các Mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện
Giồng Trôm và thực hiện nhiều chương trình hướng về cộng đồng như: sữa học
đường, Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ, cùng Vinamilk vươn tới trời cao,…
Ngoài việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, Vinamilk còn chú trọng đến việc tổ
chức lại hệ thống tiêu thụ trong nước, các chương trình chăm sóc khách hàng, tập
trung quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng.
Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất, Vinamilk đã xây dựng
kế hoạch sản xuất gắn liền với thị trường tiêu thụ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng
sản phẩm, sản xuất một số sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của người tiêu dùng.
2.2.2. Đột phá về công nghệ

Vinamilk đã mạnh dạn nhập máy móc hiện đại nhất để sản xuất sữa tươi tiệt trùng
và thu mua sữa của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu sữa nhập khẩu.
Công ty đã khôi phục thành công Nhà máy sữa bột Dielac bằng trí tuệ các nhà khoa
học trong nước, các thiết bị trong nước với kinh phí 200.000 USD thay vì phải sử
dụng chuyên gia nước ngoài và nhập khẩu thiết bị với giá 3 triệu USD.
Tổng Giám đốc công ty đã nhạn định rằng: công ty luôn kết hợp chặt chẽ với các
nhà khoa học trong nước, chủ động về kỹ thuật chứ không vội vàng đi mua thiết bị
từ các nước hay phải liên doanh liên kết với nước ngoài để chuyển giao công
nghệ”.
Vinamilk đã triển khai các đợt đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất. Việc tổ
chức đánh giá trình độ công nghệ nhằm mục tiêu nhận biết xuất phát điểm của từng
15

thời kì, mà ở đó, có thể so sánh trình độ công nghệ của công ty so với trình độ công
nghệ của thế giới. Sau mỗi đợt đánh giá trình độ công nghệ, Vinamilk lại điều
chỉnh hoạt động đầu tư chuyển đổi công nghệ.
2.2.3. Tổ chức Marketing Mix

Trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp, Quảng cáo được đánh giá là một phương sách
có tính chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp của
mình Vinamilk đã quảng bá sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phương
tiên thông tin đại chúng: tivi, tạp chí, internet, poster… Thường xuyên thay đổi các
nội dung, hình thức quảng cáo mới lôi kéo sự chú ý và quan tâm của người tiêu
dùng.
Chiến dihcj tiếp thị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ
lợi ích “tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên”, đội ngũ PR rất tốt và giàu
kinh nghiệm.
2.2.4. Tìm hiểu thị trường

Vinamilk luôn luôn tăng cường khả năng thấu hiểu khách hàng, các kênh phân phối
và đối thủ cạnh tranh của mình thông qua các cuộc nghiên cứu Marketing
2.2.5.

Nghiên cứu sản phẩm mới
Nhu cầu người tiêu dùng luôn thay đổi vì vậy công việc của người đưa ra chiến
lược marketing là nghiên cứu và tìm ra sự thay đổi đó. Hiện công ty vinamilk đã
đưa ra một số sản phẩm mới rất hiệu quả. Trong đó phải kể đến 3 sản phẩm là sữa
giảm cân, bia, café moment.
 Sữa giảm cân
Hiện nay trẻ em béo phì ở Viêt Nam đang tăng cao điều nay đã tạo động lực cho
Vinamilk đưa ra thị trường sữa giảm cân và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của
người tiêu dùng.

Qua nghiên cứu thực tế từ kết quả sơ bộ cuộc điều tra về tình hình thừa cân, béo
phì ở nước ta do Viện dinh dưỡng thực hiện gần đây, đã có 16,8% người từ 25-64
tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi là 20,3% thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn châu Á. Xuất
phát từ thực tế tỉ lệ người béo phì và thừa cân ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhất
là ở trẻ em.Đồng thời qua nghiên cứu thị trường sữa giảm cân Vinamilk nhận thấy
có ít đối thủ tham gia vào thị trường này .Vinamilk đã hình thành ý tưởng và cho
ra sản phẩm”Vinamilk Sữa Giảm Cân”.Sữa giảm cân giúp người thừa cân, béo phì
kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn kiêng, giảm ngưỡng no và hoàn toàn duy
trì dinh dưỡng cho sinh hoạt hàng ngày.
Khác các sản phẩm trên thị trường, Vinamilk sữa giảm cân được xây dựng với
công thức hiệu quả và chế độ điều trị khoa học theo từng giai đoạn, hỗ trợ người
16

thừa cân kiểm soát cân nặng một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo duy trì được mọi
sinh hoạt, công việc hằng ngày.
Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường Vinamilk đã thử nghiệm sản phẩm trên các
đối tượng thừa cân, kết quả cho thấy sau 6 tuần sử dụng, người uống giảm được
khoảng 5,9% trọng lượng cơ thể (khoảng 3,9 kg), vòng bụng giảm 5 cm, tỷ lệ mỡ
cơ thể giảm 2%. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy sản phẩm đạt tiêu
chuẩn về mùi vị, dễ uống, tiện dụng và người dùng vẫn duy trì mọi hoạt động sinh
hoạt, làm việc bình thường. Với mục tiêu nghiên cứu và đưa ra giải pháp giảm cân
hiệu quả, an toàn phù hợp với thể trạng người Việt Nam, sản phẩm Vinamilk sữa
giảm cân là một bước đột phá mới giúp đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu
dùng. Một cân nặng như ý cùng cơ thể khỏe mạnh là điều hoàn toàn có thể đạt
được.
 Bia
Hiện nay, bia là một loại thức uống rất phổ biến tại Việt Nam, được minh chứng
qua sản lượng bia sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng trong vài năm qua. Nhận
thấy xu hướng này, Vinamilk đã ngay lập tức nhảy vào thì trường sôi động này

bằng việc liên doanh với SAB Miller (công ty sản xuất bia lớn thứ nhì thế giới về
sản lượng bia) để sản xuất bia Zorok với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD. Vinamilk
đã góp khoảng 50% vốn trong liên doanh này. Lượng bia sản xuất trong nước năm
2003 là 1,3 tỷ lít, tăng lên 1,4 tỷ lít trong năm 2004 và có thể sẽ đạt 2,5 tỷ lít vào
năm 2010. Bia Zorok được đưa ra thị trường vào đầu năm 2007 và đã nhanh chóng
thu hút sự chú ý của khách hàng.
 Café moment:
Nền kinh tế đang ngày càng hội nhập, áp lực công việc cũng theo đó tăng nên.
Điều này đòi hỏi mọi người phải luôn tỉnh táo trong công việc, giải pháp lựa chọn
nhiều nhất của họ là uống café. Vì thế thị trường café đã nóng lên trông thấy.
Ngay sau đó, năm 2005 vinamilk đã có mặt trên thị trường với sản phẩm café
moment do mới tham gia thị trường lại bị cạnh tranh gay gắt lên vinamilk không
gây được tiếng vang lớn. Không chịu khuất phục và với lợi thế chi cho marketing
rất cao(lên đến 2 triệu usd) Vinamilk đã đưa ra hàng loat chiến lược để chiếm lĩnh
thị trường. Một trong số chiến lược có hiệu quả nhất là thuê Câu lạc bộ bóng đá
Arsenal (Câu lạc bộ bóng đá Arsenal là một trong những đội bóng thành công nhất
trong lịch sử bóng đá Anh ) sang Việt Nam để quảng bá sản phẩm và nhãn hiệu
Cafe Moment của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Ông Nguyễn Tuấn
Anh, Giám đốc Marketing của Vinamilk vừa cho biết, việc ký kết này sẽ diễn ra
vào giữa tháng 5/2008. Vơi chiến lược này vinamilk đã rất thành công trong việc
dựa vào uy tín của đội bong Arsennal để mở rộng thương hiệu sản phẩm café
moment. Theo đó sẽ làm gia tăng thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu nhãn hiệu này.
Vinamilk đang đặt kỳ vong lớn cho sự trở lại của café moment. Hướng tới mục
tiêu trở thành nhãn hiệu café hòa tan và café rang xay hang đầu Việt Nam, theo đó,
café moment sẽ chiếm khoảng 5% thị phần vào 2008, 15 % thị phần vào 2009 và
17

30% thị phần vào 2010 tại thị trường Việt Nam. Sau khi chiếm thị phần ổn định
trong nước thì vinamilk có xu hướng phát triển café moment ra bên ngoài.

3. Xây dựng quy định trong hoạt động tài chính
3.1.
Nâng cao năng lực thanh toán của Công ty
Năng lực thanh toán của công ty là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền
nợ của công ty, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn có thể dẫn đến phá
sản.
3.2.

Nâng cao năng lực cân đối vốn

Năng lực cân đối vốn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty. Điều
này không quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng nó là mối quan tâm hàng đầu
đối với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng cho vay… Nếu khả năng tài chính của
công ty lớn mạnh sẽ tạo được niềm tin của các đối tác.
3.3.

Nâng cao năng lực kinh doanh của công ty

Năng lực kinh doanh của công ty là năng lực tuần hoàn của vốn công tý, đây là mặt
quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Sự tuần hoàn vốn là sự
vận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn tài sản, vốn hàng hoá- dịch vụ, trong đó
sự vận động của hàng hoá dịch vụ là vô cùng quan trọng. Vì hàng hoá, dịch vụ có
được tiêu dùng thì mới thực hiện được giá trị, thu hồi vốn và hoàn thành vòng tuần
hoàn của vốn.

PHẦN 3
XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NHÂN CỦA DOANH NGHIỆP
Năng lực doanh nhân

I.

Bà Mai Kiều Liên sinh ở Pháp. Sau năm năm du học chuyên ngành chế biến sữa ở
Nga, năm 1976, bà trở về Việt Nam, làm việc cho Xí nghiệp liên hiệp sữa cà phê
miền Nam- tiền thân của Vinamilk.
Với tư chất thông minh, ham học hỏi, bà đã biết áp dụng hiệu quả những kiến htức
đã học cùng sự sáng tạo của bản than. Từ vị trí một kỹ sư, bà dần được phân công
làm Trưởng ca, rồi Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội
đồng quản trị sau khi doanh nghiệp nhà nước này được cổ phần hoá. Ở vị trí người
đứng đầu, bà Mai Kiều Liên đã đưa Vinamilk từ một đơn vị gặp nhiều khó khăn trở
thành doanh nghiệp có doanh số hàng năm gần 1 tỷ USD.

18

Đứng đầu doanh nghiệp rất nhiều năm và cũng nằm trong tay nhiều quyền lực, có
những lúc gặp khó khăn nhưng bà chia sẻ: “Tôi giữ chức TGĐ đến tháng 12 năm
nay là đúng 20 năm. Tôi có đặc điểm càng khó thì càng cố làm cho bằng được chứ
không buông xuôi, vì như vậy sẽ không có Vinamilk như ngày nay”.
Để vươn lên làm chủ khoa học- công nghệ trên lĩnh vực chế biến sữa, bà Mai Kiều
Liên còn tổ chức liên kết, cộng tác với các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong
nước, sử dụng các phát minh sáng chế của các nhà khoa học Việt Nam.
Bà luôn quan niệm làm sao chọn đúng được ngừoi tài, xây dựng tất cả thành 1
khối, 1 hướng thì mới có thể đưa đọn vị đi lên, phát triển mạnh hơn được, vì vậy
Vinamilk mới thành công được như ngày hôm nay.
II.

Tố chất của doanh nhân

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Yếu tố hàng đầu mang lại thành công cho Vinamilk
cũng như cá nhân tôi là chúng tôi làm việc hết sức mình. Thêm một yếu tố hết sức

quan trọng là sự sáng tạo. Tức là không theo lối mòn, không theo xu hướng đám
đông. Nhiều khi mình đi ngược lại xu thế, nhưng vẫn làm khi thấy chắc chắn là
mình làm đúng và hiệu quả. Tôi vẫn thường nói với các anh em quản lý ở Vinamilk
về trường hợp Steve Jobs của Apple. Chính vì sáng tạo nên ông ta mới thành công
như ngày hôm nay”.
III.

Đạo đức của doanh nhân

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Ở Vinamilk, dưới tôi có các giám đốc điều hành, phụ
trách từng mảng theo phân công và những người đó chịu trách nhiệm trước tôi về
mảng đó. Dưới nữa có hàng ngũ giám đốc, an hem chia sẻ, uỷ quyền cho nhau để
thực hiện. Nhưng tôi vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Uỷ quyền gì đi nữa
nhưng khi có việc gì thì mình vẫn là người chịu trách nhiệm”. Điều này cho thấy
bà là một người rất có trách nhiệm với công việc.
Đối với người lao động, bà không muốn đuổi những người trình độ kém, ngược lại
sẵn sàng đào tạo họ cho tới khi họ trở nên lành nghề.
Bà chủ trương Vinamilk chia sẻ khó khăn với người dân nuôi bò sữa bằng cách
luôn mua sữa giá cao hơn so với các công ty của Mỹ, Úc, New Zealand. Cho nên,
lợi nhuận của mặt hàng sữa tươi 100% không cao bằng các sản phẩm khác, nhưng
vẫn chấp nhận để chia sẻ với bà con nông dân.
IV.

Phong cách doanh nhân

Đối với tinh thần làm việc, bà Mai Kiều Loan luôn chu đáo trong mọi công việc, bà
sát sao trong từng công việc để kịp thời nhắc nhở đến đội ngũ nhân viên, luôn thực
hiện đến cùng mục đích của công việc.
19

Bà đưa ra bộ quy tắc ứng xử và truyền tải đến toàn bộ nhân viên để tạo ra một đội
ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, gắn kết các nhân viên với nhau, nâng cao chất
lượng công việc.
Luôn ở đúng vị trí chức danh của mình và hướng mọi người đi vào những cơ hội
mới, đưa công ty ngày càng phát triển.
PHẦN 4
GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG CHUẨN MỰC
VĂN HOÁ KINH DOANH
1. Đôn đốc, lãnh đạo

Các ban lãnh đạo là những người đi đầu trong việc thực hiện các chuẩn mực văn
hoá kinh doanh của doanh nghiệp. Để các nhân viên của doanh nghiệp có thể đi
theo một hướng tích cực giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển thì cần phải có sự
lãnh đạo đúng hướng của cấp trên. Bạn Giám đốc cần phải theo dõi sát sao và đôn
đốc nhân viên thực hiện đúng, chuẩn những quy tắc mà doanh nghiệp đưa ra.
Những chuẩn mực văn hoá này chỉ có tác dụng khi mà nó được mọi người thực
hiện và được thực hiện một cách khoa học, chính xác.
2. Hướng dẫn

Công tác tổ chức hướng dẫn nhân viên ngay từ bước đầu là vô cùng quan trọng.
Việc hướng dẫn chính là bước đầu đưa nhân viên đi vào việc thực hiện các chuẩn
mực trong văn hoá kinh doanh. Nhân viên sẽ đi vào khuôn khổ và hiểu rõ mục
đích, hiệu quả của những chuẩn mực văn hoá kinh doanh. Nhận được sự hướng dẫn
sẽ cho nhân viên thấy môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, nhanh chóng hoà
nhập và thực hiện công việc.
3. Kiểm tra

Việc theo dõi và đôn đốc nhân viên là chưa đủ mà kèm theo đó cần phải có sự
kiểm tra định kỳ. Những buổi kiểm tra chính là những căn cứ đê nhận ra những

người có năng lực, tố chất và cũng nhờ đó doanh nghiệp tìm ra được nhưng sai sót,
khuyết điểm, tồn tại của doanh nghiệp để khắc phục kịp thời
KẾT LUẬN
Văn hoá kinh doanh là thực tiễn khách quan và là nhân tố quan trọng cho sự
phát triển bền vững của các chủ thể kinh doanh. Đặc biệt trong quá trình xây dựng
và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
kết hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc có văn hoá kinh doanh để khai
thác những nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực, phát huy được những cái
20

riêng, cái bản sắc trong kinh doanh sẽ lại càng có nghĩa lớn hơn với sự tồn tại và
phát triển của hoạt động kinh doanh.

21

là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân cônglao động xã hội tạo ra. Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi íchvà giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề của văn hoá kinh doanh.Trong kinh doanh, những sắc thái văn hoá có mặt trong toàn bộ quá trình tổ chức vàhoạt động của hoạt động kinh doanh, được thể hiện từ cách chọn và cách bố trí máymóc và dây chuyền công nghệ. Hoạt động kinh doanh cố nhiên không lấy các giá trịcủa văn hoá làm mục đích trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh, từ việc tạo vốn banđầu, tìm địa bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cách tổ chức thực hiện chiếnlược kinh doanh,…được “thăng hoa” lên với những biểu hiện và giá trị tốt đẹpthìkinh doanh cuãng là biểu hiện sinh động văn hoá của con người.Do đó, bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cáiđúng, cái tốt và cái đẹp.Từ những điều trên đây khái niệm văn hoá kinh doanh được hình thành như sau:“Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hoá được chủ thể kinh doanh chọnlọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinhdoanh của chủ thể đó.”2. Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanhVăn hoá kinh doanh là một phương diện của văn hoá trong xã hội và là văn hoátrong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Văn hoá kinh doanh bao gồm toàn bộ nhữnggiá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của con ngườiđược tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh. Các nhân tố cấu thành nên hệthống văn hoá kinh doanh là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanhnhân và các hình thức văn hoá khác.2.1. Triết lý kinh doanhTriết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thôngqua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh vàchỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.Đó là một hệ thống bao gồm những giá trị cốt lõi có tính pháp lý và đạo lý tạo nênphong thái đặc thù của chủ thể kinh doanh và phương thức phát triển bền vững củahoạt động này. Đôi khi triết lý kinh doanh còn là cơ sở để các nhà quản trị đưa racác quyết định quản lý có tính chiến lược quan trọng trong những trong những tìnhhuống mà sự phân tích lỗ lãi không thể giải quyết. Đồng thời triết lý kinh doanh cònlà phương tiện để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh.Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh cũng rất khác nhau với mỗi một chủ thểkinh doanh cụ thể. Nhưng dù dưới bất kì hình thức nào thì triết lý kinh doanh luôntrở thành ý thức thường trực trong mỗi chủ thể kinh doanh, chỉ đạo những hành vicủa họ.Kết cấu nội dung của triết lý kinh doanh thường gồm những bộ phận sau:- Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản.- Các phương thức hành động để hoàn thành được những sứ mệnh và mục tiêu- nhằm cụthể hoá hơn cách diễn đạt được những sứ mệnh và mục tiêu.- Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặcthù của doanh nghiệp.2.2. Đạo đức kinh doanhĐạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điềuchỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.Đây là hệ thống các quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, các quy chế, nội quy…có vai trò điều tiết các hoạt động của quá trình kinh doanh nhằm hướng đến triết lýđã định. Đạo đức kinh doanh góp phần phát triển mối quan hệ với người lao động,với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà cung cấp và vớicộng đồng xã hội, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh ổn định.2.3. Văn hoá doanh nhânVăn hoá doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hoá mà các doanh nhân chọn lọc,tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình.Tài năng, đạo đức và phong cách của nhà kinh doanh có vai trò quyết định trongviệc hình thành văn hoá kinh doanh của chủ thể kinh doanh.Kinh doanh là một nghề phức tạp, đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải vừa có đức vừacó tài, trong đó đức là cơ sở của tài. Hay nói cách khác thì đạo đức, tài năng, phongcách của chủ thể kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành văn hoákinh doanh. Doanh nhân không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệkinh doanh mà cònlà người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ,niềm tin,… Do đó, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, văn hoá củadoanh nhân sẽ được phản chiều lên văn hoá kinh doanh.Phong cách doanh nhân chính là sự tổng hợp các yếu tố diện mạo, ngôn ngữ, cáchcư xử và cách hành động của doanh nhân. Phong cách của doanh nhân thường đượcthống nhấy với phong các kinh doanh của họ vì nhà kinh doanh thường dành phầnlớn thời gian và cuộc sống của họ cho công việc.Đạo đức của doanh nhân trong quá trình hoạt động là một thành tố quan trọng tạonên văn hoá của doanh nhân. Một số tiêu chuẩn không thể thiếu đối với đạo đức củacác doanh nhân:- Tính trung thực- Tôn trọng con người- Vươn tới sự hoàn hảo- Đương đầu với thử thách- Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hộiĐạo đức, tài năng và phong cách của doanh nhân là những thành tố quan trọng hìnhthành nên văn hoá doanh nhân nói riêng và văn hoá kinh doanh nói chung.2.4. Các hình thức văn hoá khácCác hình thức văn hoá khác bao gồm những giá trị của văn hoá kinh doanh được thểhiện bằng tất cả những giá trị trực quan hay phi trực quan điển hình.Một số hình thức thể hiện khác của văn hoá kinh doanh như:- Giá trị sử dụng, hình thức, mẫu mã sản phẩm- Kiến trúc nội và ngoại thất- Nghi lễ kinh doanh- Giai thoại và truyền thuyết- Biểu tượng- Ngôn ngữ, khẩu hiệu- Ấn phẩm điển hình- Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá3. Các đặc trưng của văn hoá kinh doanh3.1. Tính tập quánHệ thống các giá trị của văn hoá kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấpnhân hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh cụthể. Có những tập quán kinh doanh đẹp tồn tại như một sự khảng định những nétđộc đáo, nhưng có những tập quán không dễ gì cảm thông ngay được.3.2. Tính cộng đồngKinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính chất đặc trưng với mụctiêu là lợi nhuận của chủ và các nhu cầu được đáp ứng của khách, kinh doanh khôngthể tồn tại do chính bản than nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại vàcủng cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động.3.3. Tính dân tộcTính dân tộc là một đặc trưng tất yếu của văn hoá kinh doanh vì bản thân văn hoákinh doanh là một tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc và mỗi chủ thể kinhdoanh đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một phần nhân cách tuân theo các giá trịcủa văn hoá dân tộc.3.4. Tính chủ quanVăn hoá kinh doanh là sự thể hiện quan điểm, phương hướng, chiến lược và cáchthức tiến hành kinh doanh của một chủ thể kinh doanh cụ thể. Tính chủ quan củavăn hoá kinh doanh được thể hiện thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ cónhững suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh.3.5. Tính khách quanMặc dù văn hoá kinh doanh là sự thể hiện quan điểm chủ quan của từng chủ thểkinh doanh, nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động củarất nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập,… nên văn hoá kinh doanhtồn tại khách quan ngay cả với chủ thể kinh doanh.3.6. Tính kế thừaCũng giống như văn hoá, văn hoá kinh doanh là sự tích tụ của tất cả các hoàn cảnh.Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt củamình vào hệ thống văn hoá kinh doanh trước khi truyền lại cho thế hệ sau.3.7. Tính học hỏiCó những giá trị của văn hoá kinh doanh không thuộc về văn hoá dân tộc hay vănhoá xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo sáng lập ra. Những giá trị đó cóthể được hình thành từ những kinh nghiệm khi xử lí các vấn đề, từ kết quả của quátrình nghiên cứu thị trường , nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,…Tất cả các giá trị ấyđược tạo nên là bởi tính học hỏi của văn hoá kinh doanh.3.8. Tính tiến hoáKinh doanh rất sôi động và luôn luôn thay đổi, do đó, văn hoá kinh doanh với tưcách là bản sắc của chủ thể kinh doanh cũng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp vớitrình độ kinh doanh và tình hình mới. Đặc biệt trong thời kì hội nhập, việc giao thoavới các sắc thái kinh doanh của các chủ thể khác nhằm trao đổi và tiếp thu các giátrị tiến bộ là điều tất yếu.3.9. Hai đặc trưng riêng biệt của văn hoá kinh doanhThứ nhất, văn hoá kinh doanh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thị trường. Vănhoá kinh doanh chỉ ra đời khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến mức: kinh doanhtrở thành một hoạt động phổ biến và chính thức trở thành một nghề, lúc đó xã hội sẽra đời một tầng lớp mới, đó là các doanh nhân. Văn hoá kinh doanh được hìnhthành như một hệ thống những giá trị, những cách cư xử đặc trưng cho các thànhviên trong lĩnh vưcj kinh doanh.Thứ hai, văn hoá kinh doanh phải phù hợp với trình độ kinh doanh của chủ thể kinhdoanh. Văn hoá kinh doanh là sự thể hiện tài nằng, phong cách và thói quen của cácnhà kinh doanh, vì vậy nó phải phù hợp với trình độ kinh doanh của nhà kinhdoanh đó.4. Các nhân tố tác động đến văn hoá kinh doanh4.1. Nền văn hoá xã hộiVăn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội. Vì vậy sựphản chiếu của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội lên nền văn hoá kinh doanh là mộtđiều tất yếu. Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhấtđịnh nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hoá xã hội.4.2. Thể chế xã hộiThể chế xã hội bao gồm thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thểchế văn hoá, các chính sách của chính phủ,.là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnmôi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành và pháttriển văn hoá kinh doanh.Chính sách của chính phủ và hệ thống pháp chế có ảnh hưởng rất lớn đến chiếnlược kinh doanh và các mối quan hệ bên trong của chủ thể kinh doanh.4.3. Sự khác biệt và sự giao lưu văn hoáGiữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinh doanhkhông bao giờ có cùng một kiểu văn hoá thuần nhất.Trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay, các chủ thể kinh doanh không thểduy trì văn hoá của mình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và giao lưu vềvăn hoá. Sự giao lưu văn hoá tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, lựachọn những khía cạnh tốt về văn hoá của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnhnền văn hoá của doanh nghiệp mình.4.4. Quá trình toàn cầu hoáTiến trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế đã góp phần làm cho hoạt độngkinh doanh phát triển mạnh mẽ. Quá trình này mở cửa cho các nền kinh tế hoà nhậpcùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hếtkhả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thịtrường.Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh tranh quốc tếngày càng gay gắt nên đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải khai thác các thế mạnhtrong đó văn hoá là một điển hình. Nền kinh tế toàn cầu làm cho môi trường kinhdoanh biến đổi nhanh hơn và nâng các chuẩn mực văn hoá lên cao, điều đó đòi hỏicác chủ thể phải xây dựng được nền văn hoá có tính thích nghi, có sự tin cậy cao độđể cạnh tranh thành công. Nếu không họ sẽ không thể tồn tại.4.5. Khách hàngCác chủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển không vì lợi nhuận trước mắt mà phảivì một lợi nhuận lâu dài và bền vững. Với vai trò là người tạo ra doanh thu, kháchhàng cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài vàbền vững cho chủ thể kinh doanh. Nhất là trong xã hội hiện đại, khách hàng khôngmua những sản phẩm thuần tuý, họ mua các giá trị, họ đưa ra các quyết định dựatrên bối cảnh văn hoá chứ không đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệthơn. Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế của khách hàng tác độngtrực tiếp tới văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.II.Khái quát chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk1. Khái quát chung về hoạt động của Công tyTính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại ViệtNam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước vàsữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống,kem và phô mai. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sảnphẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Từ khi bắtđầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhấttại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữađậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thươnghiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng”và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọnnăm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Namchất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăngtrưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từnăm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổngcông suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phânphối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đếnsố lượng lớn người tiêu dùng.Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩusang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.Giá trị cốt lõi của công ty:Chính trực: liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.Tôn trọng: tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọngđối tác, hợp tác trong sự tôn trọngCông bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liênquan khácTuân thủ:Tuân thủ Luật pháp, bộ Quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách quyđịnh của công ty.Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạođức.2. Tầm nhìn:“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sứckhỏe phục vụ cuộc sống con người “3. Triết lý kinh doanh:“Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm đượcyêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế công tytâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk.Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của kháchhàng.”4. Sứ mệnh:“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượngnhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sốngcon người và xã hội”Nội dung của bản tuyên bô sứ mệnh:Đối tượng khách hàng: bà mẹ, trẻ em, con người.Sản phẩm, dịch vụ: các loại sữa.Thị trường: phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước.Mức độ quan tâm đến công nghệ: rất cao, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinhthực phẩm cao nhất.5- Mức độ quan tâm đến hình ảnh của tổ chức ở công chúng: xây dựng thương hiệuchất lượng, uy tín.6- Chính sách nhân sự: môi trường làm việc là ngôi nhà thứ hai của nhân viên.1234-5. Mục tiêu của Công ty:Tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựatrên những yếu tố chủ lực sau:Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa họcvà đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông quaCủng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thịtrường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và cácđô thị nhỏ;Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệuquả.Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượngcao với giá cạnh tranh và đáng tin cậyMở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mớiPhát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khácnhau6. Phân tích SWOT của Công ty: Điểm mạnh (S): Quy mô kinh doanh đang dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam. Thương hiệu Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và được người ViệtNam tin dùng hơn 30 năm qua. Hệ thống phân phối mở rộng ra cả nước và liên tục được mở rộng quacác năm giúp đưa sản phầm của công ty nhanh chóng đến tay người tiêudùng. Sản phẩm đạt chất lượng tốt và được người tiêu dùng yêu thích. Chuỗi các nhà máy đc bố trí dọc Việt nam giúp giảm chi phí vận chuyển,được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, được nâng cấp và mở rộng mỗinăm, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp trong và ngoài nước giúp chocông ty có nguồn cung cấp nguồn hàng hợp lý và giá cả ổn định. Hiệnnay, công ty đang thu mua 60% sữa tươi sản xuất tại Việt Nam. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong việc kinh doanh và sản xuất sữa.hệ thống nội bộ minh bạch, các quy trình cụ thể và chặt chẽ. Ý thức tựthay đổi để nâng cao chất lượng hoạt động được xuyên suốt từ cấp quảnlý đến cấp nhân viên. Điểm yếu (W): Khâu Marketing còn yếu nên chưa tạo được thông điệp hiệu quả đểquảng bá đến người tiêu dùng điểm mạnh của công ty. Công ty có cácsản phẩm có 70-99% sữa tươi nhưng chưa có cách quảng bá nói lên sựkhác biệt đó. Công ty có nhiều loại sản phẩm dành cho các đối tượng khác nhaunhưng quy cách đóng gói chưa tạo được sự khác biệt để giúp cho kháchhàng nhận biết nhanh nhất. Thu mua nguyên liệu chưa tận dụng hết nguồn cung từ hộ nông dân. Đầu tư vào một số nhà máy sữa chưa hiệu quả. Thị trường xuất khẩu còn hạn chế và chưa ổn định. Cơ hội (O) Điều tiết giá nhất định khi thu mua sữa tươi. Có nguồn nguyên liệu tập trung hơn, giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệunhờ thừa hưởng chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa từ chính phủ. Phát triển và tiêu thụ mạnh thêm được dòng sản phầm mới về kiểu cáchmẫu mã và chất lượng. Thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, nhu cấu sản phẩm càng caovà họ quan tâm đến nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ hơn. Nguy cơ (T): Thị trường sữa bột trong nước đang có cạnh tranh gay gắt từ các sảnphẩm nhập ngoại. Đối thủ luôn luôn có những sản phẩm mới và cách Marketing tốt hơn.10 Các đối thủ nước ngoài có cách thâm nhập thị trường và Marketing tốthơn.PHẦN 2XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆPI. Xây dựng các nguyên tắc và chuẩn mực.1. Đạo đức kinh doanhNguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:Tính trung thực: Vinamilk cam kết: “Chúng ta sẽ cung cấp những sản phẩmvà dịch vụ đã dạng với chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, g nghiệía cảcạnh tranh và trung thực trong mọi giao dịch Tôn trọng con người: Hướng tới mọi đối tượng người tiêu dùng, nhân viên,đối tác, nhà cung cấp. Vinamilk đều xây dựng bộ quy tắc ứng xử riêng. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội:Vinamilk luôn nhìn nhận khách hàng như là một đối tác kinh doanh dựa trêncơ sở đôi bên cùng có lợi. Vinamilk sẽ có những hành động thiết thực nhưhoạch định, điều khiển khoản hợp tác, hỗ trợ,… về hệ thống khách hàng củamình.Lợi nhuận phải gắn với trách nhiệm xã hội: Vinamilk làm công tác xã hộikhông chỉ trong mấy năm gần đây mà suốt từ khhi thành lập công ty. Côngty luôn nâng cao ý thức trách nhiệm về cộng đồng, ý thức chia sẻ đối vớicộng đồng. Đó là ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp.2. Trách nhiệm xã hội2.1.Khía cạnh kinh tế: Đối với Nhà nước:Vinamilk cam kết: “Chúng ta luôn phải tuân thủ luật pháp của Nhà nước và luậtpháp của bất kì nơi nào mà chúng ta hoạt động”. Đối với người tiêu dùng:“Chúng ta sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đã dạng với chất lượng đạttiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực trong mọi giao dịch”. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp:“Chúng ta sẽ nỗ lực để mang lại lợi ích vượt trội cho các cổ đông trên cơ sở sửdụng hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên của Vinamilk trong sự tuân thủ tiêuchuẩn cao nhất về ứng xử đạo đức và pháp luật trong kinh doanh”. Đối với nhân viên:11“Chúng ta sẽ đối xử tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên. Chúng ta tạodựng những cơ hội phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường làmviệc an toàn, than thiện, cởi mở”. Đối với đối tác, nhà cung ứng:Cam kết: tôn trọng và giao dịch bình đẳng với các nhà cung cấp và đối tác.Vinamilk luôn trân trọng mối quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở trung thực,minh bạch và hài hoà lợi ích.Khía cạnh pháp lý:2.2.Gồm 5 khía cạnh cơ bản:2.3.Điều tiết cạnh tranhBảo vệ người tiêu dùngBảo vệ môi trườngAn toàn và bình đẳngKhuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai tráiKhía cạnh đạo đứcNghĩa vụ đạo đức của Vinamilk được thể hiện rõ thông qua những nguyên tắc vàgiá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược phát triểncủa công ty. Sứ mệnh của công ty:“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chấtlượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình vơi cuộcsống con người và xã hội”. Có thể nói, kể từ khi thành lập cho tới nay, công ty đãthực sự rất vất vả để có thể khẳng định được sứ mệnh nêu trên của mình- một bản“Tuyên ngôn” thể hiện rất rõ nghĩa vụ đạo đức mà công ty theo đuổi: hướng vềcộng đồng, hướng về mục tiêu phát triển chung của xã hội thông qua nỗ lực cungcấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con người bằng các sản phẩm của mình. Chiến lược của công ty:Xuất phát từ nội dung của bản chiến lược phát triển của Vinamilk, chúng ta có thểnhận thấy rằng: bên cạnh những mục tiêu cơ bản của một doanh nghiệp hoạt độngkinh tế như: doanh thu, lợi nhuận,… Vinamilk cũng thực sự rất quan tâm tới nhữngmục tiêu về các giá trị đạo đức mà công ty đã xây dựng. Và những mục tiêu này đãchi phối rất lớn tới chiến lược phát triển chung của công ty.2.4.Khía cạnh nhân vănPhương châm của Vinamilk là hướng đến sự phát triển bền vững và lợi ích củacộng đồng. Vinamilk tự cho rằng: “thước đo giấ trị mà Vinamilk- một thương hiệu12đã có những bước phát triển bền vững và luôn khẳng định được vị thế trên thươngtrường- sử dụng chính là giá trị đạo đức, là sự tin tưởng, và hợp tác của người tiêudùng, khách hàng, đối tác, cổ đông và cả cộng đồng”.Các phương diện thể hiện:- Nâng cao chất lượng cuộc sống- San sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ- Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên- Phát triển nhân cách đạo đức cho người lao độngII.Xây dựng hệ thống các nguyên tắc, quy định trong tổ chức1. Xây dựng quy định trong quản trị nguồn nhân lực1.1.Chính sách tuyển dụngMục tiêu của Vinamilk là hướng tới một tập đoàn đa ngành, một thương hiệu toàncầu với đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, nhiệt huyết, đầy năng lực, cùng chí hướngphát triển sự nghiệp lâu dài, gắn với Vinamilk.Chính sách tuyển dụng của Công ty luôn hướng tới việc đa dạng hoá nguồn ứngviên đối với cấp lãnh đạo, cấp quản trị và nhân viên. Từ các ứng cử viên có khảnăng thích hợp với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, phù hợp với công việccho đến các bạn sinh viên có thành tích tốt.Công tác tuyển dụng này được xem xét trên qua điểm không phân biệt chủng tộc,tôn giáo, giới tính và tuổi tác.Mục tiêu tuyển chọn nhân viên là tìm ra được người có đủ năng lực làm việc, phẩmchất làm việc thông qua quá trình tuyển chon công bằng, khách quan.Các chương trình tuyển dụng của Vinamilk như chương trình tập sự viên kinhdoanh. Chương trình tập sự viên kinh doanh là một trong các chương trình tuyểndụng của Vinamilk hướng đến đội ngủ sinh viên mới ra trường năng động, nhiệthuyết, sẵn sàng cống hiến và yêu thích công việc bán hàng. Chương trình là cơ hộilớn cho các ứng cử viên tiềm năng trẻ trên khắp Việt Nam được tham gia và pháttriển cùng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và vững mạnh của Vinamilk. Các bạnsinh viên sẽ được đào tạo, huấn luyện các kỹ năng cần thiết song song với kinhnghiệm làm việc thực tế giúp các bạn chính thức trở thành các giám sát mại vụ củacông ty sau ba tháng và được hưởng thu nhập cùng các chế độ đãi ngộ xứng đáng.Chương trình tuyển dụng tại các trường đại học: hàng năm, công ty Vinamilk đềutổ chức các chương trình tuyển dụng tại các trường đại học lớn trên toàn quốc. Đâykhông chỉ là cơ hội cho các bạn sinh viên ứng tuyển mà còn là dịp để các bạn sinhviên tìm hiểu, trao đổi về Vinamilk qua đó định hướng nghề nghiệp của mình.Ngoài ra còn có các chương trình thực tập. Không chỉ tuyển dụng các tài năng chocông ty, công ty còn quan tâm đến việc đóng góp lợi ích cho xã hội ở nhiều khía13cạnh. Chương trình thực tập ở Vinamilk phần nào giải quyết được nhu cầu cọ sátthực tế của các bạn sinh viên trong các trường đại học.Đào tạo, huấn luyện1.2.Từ sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của tổ chức thì bộ phận quản lý đã xác địnhmục tiêu của nguồn nhân lực đó là đầu tư đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao. Vớichiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Vinamilk đẫ xác định yếu tố“con người” sẽ quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.Công ty đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trí thức. Một số hoạt động đàotạo Công ty đã và đang thực hiện:Công ty đã và đang chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tươnglai bằng cách gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành côngnghệ sữa và các sản phẩm từ sữa, tự động hoá quy trình công nghệ và sảnxuất, máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành sữa.• Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học trong cảnước và đưa đi du học nước ngoài.• Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng đc Công ty hộ trợ50% chi phí cho các khoá học nâng cao trình độ và nghiệp vụ.• Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độvà nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.1.3.Chính sách đãi ngộVới chiến lược phát triển hiện nay, Vinamilk xác định yếu tố con người là quantrọng nhất, sẽ quyết định sự thành công hay thất bại cho công ty. Nêm công ty đãcó các chính sách đãi ngộ đối với người lao động như sau:Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của ngừoi lao độngngày càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêmthu nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếuCông ty làm ăn có lãi.• Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúngquy định của pháp luật.• Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công laođóng góp cho Công ty, có biện pháp kỉ luật đối với những cá nhân có hànhđộng ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín của Công ty.• Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Công tynhằm gia tăng chất lượng công việc.2. Xây dựng quy định trong hoạt động Marketing2.1.Tại sao phải có chiến lược Marketing?“Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanhsố, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận”.14Bởi lẽ doanh nghiệp cần phải biết làm thế nào để xác định và phân khúc thị trườn,xây dựng giải pháp hấp dẫn để chào đón khách hàng và xây dựng thương hiệu vớiđịnh vị mạnh. Họ phải biết làm thế nào để làm giá cho giải pháp của mình mộtcách hấp dẫn và hợp lí, và làm thế nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưasản phẩm của mình đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Họ cần phải biếtlàm thế nào để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình, để khách hàng biết vàmua. Không chỉ thế, họ cần phải biết áp dụng chiến lược thị trường và phươngpháp quản trị phù hợp với thực tế thị trường đầy kỹ thuật mới trong xu hướng toàncầu hoá.2.2.Các chiến lược Marketing của Công ty Vinamilk2.2.1. Quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, PR mạnh mẽ,tài trợ cho các cuộc thi và các chương trình học bổng.Ngoài việc sản xuất kinh doanh, Vinamilk là một trong những đơn vị hàng đầutrong việc hướng về cộng đồng. Công ty đầu tư xây dựng các trường mẫu giáo, gópkinh phí trong việc phụng dưỡng suốt đời các Mẹ Việt Nam anh hùng ở huyệnGiồng Trôm và thực hiện nhiều chương trình hướng về cộng đồng như: sữa họcđường, Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ, cùng Vinamilk vươn tới trời cao,…Ngoài việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, Vinamilk còn chú trọng đến việc tổchức lại hệ thống tiêu thụ trong nước, các chương trình chăm sóc khách hàng, tậptrung quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng.Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất, Vinamilk đã xây dựngkế hoạch sản xuất gắn liền với thị trường tiêu thụ, kiểm soát chặt chẽ chất lượngsản phẩm, sản xuất một số sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcủa người tiêu dùng.2.2.2. Đột phá về công nghệVinamilk đã mạnh dạn nhập máy móc hiện đại nhất để sản xuất sữa tươi tiệt trùngvà thu mua sữa của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu sữa nhập khẩu.Công ty đã khôi phục thành công Nhà máy sữa bột Dielac bằng trí tuệ các nhà khoahọc trong nước, các thiết bị trong nước với kinh phí 200.000 USD thay vì phải sửdụng chuyên gia nước ngoài và nhập khẩu thiết bị với giá 3 triệu USD.Tổng Giám đốc công ty đã nhạn định rằng: công ty luôn kết hợp chặt chẽ với cácnhà khoa học trong nước, chủ động về kỹ thuật chứ không vội vàng đi mua thiết bịtừ các nước hay phải liên doanh liên kết với nước ngoài để chuyển giao côngnghệ”.Vinamilk đã triển khai các đợt đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất. Việc tổchức đánh giá trình độ công nghệ nhằm mục tiêu nhận biết xuất phát điểm của từng15thời kì, mà ở đó, có thể so sánh trình độ công nghệ của công ty so với trình độ côngnghệ của thế giới. Sau mỗi đợt đánh giá trình độ công nghệ, Vinamilk lại điềuchỉnh hoạt động đầu tư chuyển đổi công nghệ.2.2.3. Tổ chức Marketing MixTrong chiến lược xúc tiến hỗn hợp, Quảng cáo được đánh giá là một phương sáchcó tính chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp củamình Vinamilk đã quảng bá sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phươngtiên thông tin đại chúng: tivi, tạp chí, internet, poster… Thường xuyên thay đổi cácnội dung, hình thức quảng cáo mới lôi kéo sự chú ý và quan tâm của người tiêudùng.Chiến dihcj tiếp thị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõlợi ích “tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên”, đội ngũ PR rất tốt và giàukinh nghiệm.2.2.4. Tìm hiểu thị trườngVinamilk luôn luôn tăng cường khả năng thấu hiểu khách hàng, các kênh phân phốivà đối thủ cạnh tranh của mình thông qua các cuộc nghiên cứu Marketing2.2.5.Nghiên cứu sản phẩm mớiNhu cầu người tiêu dùng luôn thay đổi vì vậy công việc của người đưa ra chiếnlược marketing là nghiên cứu và tìm ra sự thay đổi đó. Hiện công ty vinamilk đãđưa ra một số sản phẩm mới rất hiệu quả. Trong đó phải kể đến 3 sản phẩm là sữagiảm cân, bia, café moment. Sữa giảm cânHiện nay trẻ em béo phì ở Viêt Nam đang tăng cao điều nay đã tạo động lực choVinamilk đưa ra thị trường sữa giảm cân và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ củangười tiêu dùng.Qua nghiên cứu thực tế từ kết quả sơ bộ cuộc điều tra về tình hình thừa cân, béophì ở nước ta do Viện dinh dưỡng thực hiện gần đây, đã có 16,8% người từ 25-64tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi là 20,3% thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn châu Á. Xuấtphát từ thực tế tỉ lệ người béo phì và thừa cân ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhấtlà ở trẻ em.Đồng thời qua nghiên cứu thị trường sữa giảm cân Vinamilk nhận thấycó ít đối thủ tham gia vào thị trường này .Vinamilk đã hình thành ý tưởng và chora sản phẩm”Vinamilk Sữa Giảm Cân”.Sữa giảm cân giúp người thừa cân, béo phìkiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn kiêng, giảm ngưỡng no và hoàn toàn duytrì dinh dưỡng cho sinh hoạt hàng ngày.Khác các sản phẩm trên thị trường, Vinamilk sữa giảm cân được xây dựng vớicông thức hiệu quả và chế độ điều trị khoa học theo từng giai đoạn, hỗ trợ người16thừa cân kiểm soát cân nặng một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo duy trì được mọisinh hoạt, công việc hằng ngày.Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường Vinamilk đã thử nghiệm sản phẩm trên cácđối tượng thừa cân, kết quả cho thấy sau 6 tuần sử dụng, người uống giảm đượckhoảng 5,9% trọng lượng cơ thể (khoảng 3,9 kg), vòng bụng giảm 5 cm, tỷ lệ mỡcơ thể giảm 2%. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy sản phẩm đạt tiêuchuẩn về mùi vị, dễ uống, tiện dụng và người dùng vẫn duy trì mọi hoạt động sinhhoạt, làm việc bình thường. Với mục tiêu nghiên cứu và đưa ra giải pháp giảm cânhiệu quả, an toàn phù hợp với thể trạng người Việt Nam, sản phẩm Vinamilk sữagiảm cân là một bước đột phá mới giúp đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêudùng. Một cân nặng như ý cùng cơ thể khỏe mạnh là điều hoàn toàn có thể đạtđược. BiaHiện nay, bia là một loại thức uống rất phổ biến tại Việt Nam, được minh chứngqua sản lượng bia sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng trong vài năm qua. Nhậnthấy xu hướng này, Vinamilk đã ngay lập tức nhảy vào thì trường sôi động nàybằng việc liên doanh với SAB Miller (công ty sản xuất bia lớn thứ nhì thế giới vềsản lượng bia) để sản xuất bia Zorok với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD. Vinamilkđã góp khoảng 50% vốn trong liên doanh này. Lượng bia sản xuất trong nước năm2003 là 1,3 tỷ lít, tăng lên 1,4 tỷ lít trong năm 2004 và có thể sẽ đạt 2,5 tỷ lít vàonăm 2010. Bia Zorok được đưa ra thị trường vào đầu năm 2007 và đã nhanh chóngthu hút sự chú ý của khách hàng. Café moment:Nền kinh tế đang ngày càng hội nhập, áp lực công việc cũng theo đó tăng nên.Điều này đòi hỏi mọi người phải luôn tỉnh táo trong công việc, giải pháp lựa chọnnhiều nhất của họ là uống café. Vì thế thị trường café đã nóng lên trông thấy.Ngay sau đó, năm 2005 vinamilk đã có mặt trên thị trường với sản phẩm cafémoment do mới tham gia thị trường lại bị cạnh tranh gay gắt lên vinamilk khônggây được tiếng vang lớn. Không chịu khuất phục và với lợi thế chi cho marketingrất cao(lên đến 2 triệu usd) Vinamilk đã đưa ra hàng loat chiến lược để chiếm lĩnhthị trường. Một trong số chiến lược có hiệu quả nhất là thuê Câu lạc bộ bóng đáArsenal (Câu lạc bộ bóng đá Arsenal là một trong những đội bóng thành công nhấttrong lịch sử bóng đá Anh ) sang Việt Nam để quảng bá sản phẩm và nhãn hiệuCafe Moment của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Ông Nguyễn TuấnAnh, Giám đốc Marketing của Vinamilk vừa cho biết, việc ký kết này sẽ diễn ravào giữa tháng 5/2008. Vơi chiến lược này vinamilk đã rất thành công trong việcdựa vào uy tín của đội bong Arsennal để mở rộng thương hiệu sản phẩm cafémoment. Theo đó sẽ làm gia tăng thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu nhãn hiệu này.Vinamilk đang đặt kỳ vong lớn cho sự trở lại của café moment. Hướng tới mụctiêu trở thành nhãn hiệu café hòa tan và café rang xay hang đầu Việt Nam, theo đó,café moment sẽ chiếm khoảng 5% thị phần vào 2008, 15 % thị phần vào 2009 và1730% thị phần vào 2010 tại thị trường Việt Nam. Sau khi chiếm thị phần ổn địnhtrong nước thì vinamilk có xu hướng phát triển café moment ra bên ngoài.3. Xây dựng quy định trong hoạt động tài chính3.1.Nâng cao năng lực thanh toán của Công tyNăng lực thanh toán của công ty là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiềnnợ của công ty, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn có thể dẫn đến phásản.3.2.Nâng cao năng lực cân đối vốnNăng lực cân đối vốn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty. Điềunày không quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng nó là mối quan tâm hàng đầuđối với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng cho vay… Nếu khả năng tài chính củacông ty lớn mạnh sẽ tạo được niềm tin của các đối tác.3.3.Nâng cao năng lực kinh doanh của công tyNăng lực kinh doanh của công ty là năng lực tuần hoàn của vốn công tý, đây là mặtquan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Sự tuần hoàn vốn là sựvận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn tài sản, vốn hàng hoá- dịch vụ, trong đósự vận động của hàng hoá dịch vụ là vô cùng quan trọng. Vì hàng hoá, dịch vụ cóđược tiêu dùng thì mới thực hiện được giá trị, thu hồi vốn và hoàn thành vòng tuầnhoàn của vốn.PHẦN 3XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NHÂN CỦA DOANH NGHIỆPNăng lực doanh nhânI.Bà Mai Kiều Liên sinh ở Pháp. Sau năm năm du học chuyên ngành chế biến sữa ởNga, năm 1976, bà trở về Việt Nam, làm việc cho Xí nghiệp liên hiệp sữa cà phêmiền Nam- tiền thân của Vinamilk.Với tư chất thông minh, ham học hỏi, bà đã biết áp dụng hiệu quả những kiến htứcđã học cùng sự sáng tạo của bản than. Từ vị trí một kỹ sư, bà dần được phân cônglàm Trưởng ca, rồi Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hộiđồng quản trị sau khi doanh nghiệp nhà nước này được cổ phần hoá. Ở vị trí ngườiđứng đầu, bà Mai Kiều Liên đã đưa Vinamilk từ một đơn vị gặp nhiều khó khăn trởthành doanh nghiệp có doanh số hàng năm gần 1 tỷ USD.18Đứng đầu doanh nghiệp rất nhiều năm và cũng nằm trong tay nhiều quyền lực, cónhững lúc gặp khó khăn nhưng bà chia sẻ: “Tôi giữ chức TGĐ đến tháng 12 nămnay là đúng 20 năm. Tôi có đặc điểm càng khó thì càng cố làm cho bằng được chứkhông buông xuôi, vì như vậy sẽ không có Vinamilk như ngày nay”.Để vươn lên làm chủ khoa học- công nghệ trên lĩnh vực chế biến sữa, bà Mai KiềuLiên còn tổ chức liên kết, cộng tác với các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trongnước, sử dụng các phát minh sáng chế của các nhà khoa học Việt Nam.Bà luôn quan niệm làm sao chọn đúng được ngừoi tài, xây dựng tất cả thành 1khối, 1 hướng thì mới có thể đưa đọn vị đi lên, phát triển mạnh hơn được, vì vậyVinamilk mới thành công được như ngày hôm nay.II.Tố chất của doanh nhânBà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Yếu tố hàng đầu mang lại thành công cho Vinamilkcũng như cá nhân tôi là chúng tôi làm việc hết sức mình. Thêm một yếu tố hết sứcquan trọng là sự sáng tạo. Tức là không theo lối mòn, không theo xu hướng đámđông. Nhiều khi mình đi ngược lại xu thế, nhưng vẫn làm khi thấy chắc chắn làmình làm đúng và hiệu quả. Tôi vẫn thường nói với các anh em quản lý ở Vinamilkvề trường hợp Steve Jobs của Apple. Chính vì sáng tạo nên ông ta mới thành côngnhư ngày hôm nay”.III.Đạo đức của doanh nhânBà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Ở Vinamilk, dưới tôi có các giám đốc điều hành, phụtrách từng mảng theo phân công và những người đó chịu trách nhiệm trước tôi vềmảng đó. Dưới nữa có hàng ngũ giám đốc, an hem chia sẻ, uỷ quyền cho nhau đểthực hiện. Nhưng tôi vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Uỷ quyền gì đi nữanhưng khi có việc gì thì mình vẫn là người chịu trách nhiệm”. Điều này cho thấybà là một người rất có trách nhiệm với công việc.Đối với người lao động, bà không muốn đuổi những người trình độ kém, ngược lạisẵn sàng đào tạo họ cho tới khi họ trở nên lành nghề.Bà chủ trương Vinamilk chia sẻ khó khăn với người dân nuôi bò sữa bằng cáchluôn mua sữa giá cao hơn so với các công ty của Mỹ, Úc, New Zealand. Cho nên,lợi nhuận của mặt hàng sữa tươi 100% không cao bằng các sản phẩm khác, nhưngvẫn chấp nhận để chia sẻ với bà con nông dân.IV.Phong cách doanh nhânĐối với tinh thần làm việc, bà Mai Kiều Loan luôn chu đáo trong mọi công việc, bàsát sao trong từng công việc để kịp thời nhắc nhở đến đội ngũ nhân viên, luôn thựchiện đến cùng mục đích của công việc.19Bà đưa ra bộ quy tắc ứng xử và truyền tải đến toàn bộ nhân viên để tạo ra một độingũ nhân viên làm việc hiệu quả, gắn kết các nhân viên với nhau, nâng cao chấtlượng công việc.Luôn ở đúng vị trí chức danh của mình và hướng mọi người đi vào những cơ hộimới, đưa công ty ngày càng phát triển.PHẦN 4GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG CHUẨN MỰCVĂN HOÁ KINH DOANH1. Đôn đốc, lãnh đạoCác ban lãnh đạo là những người đi đầu trong việc thực hiện các chuẩn mực vănhoá kinh doanh của doanh nghiệp. Để các nhân viên của doanh nghiệp có thể đitheo một hướng tích cực giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển thì cần phải có sựlãnh đạo đúng hướng của cấp trên. Bạn Giám đốc cần phải theo dõi sát sao và đônđốc nhân viên thực hiện đúng, chuẩn những quy tắc mà doanh nghiệp đưa ra.Những chuẩn mực văn hoá này chỉ có tác dụng khi mà nó được mọi người thựchiện và được thực hiện một cách khoa học, chính xác.2. Hướng dẫnCông tác tổ chức hướng dẫn nhân viên ngay từ bước đầu là vô cùng quan trọng.Việc hướng dẫn chính là bước đầu đưa nhân viên đi vào việc thực hiện các chuẩnmực trong văn hoá kinh doanh. Nhân viên sẽ đi vào khuôn khổ và hiểu rõ mụcđích, hiệu quả của những chuẩn mực văn hoá kinh doanh. Nhận được sự hướng dẫnsẽ cho nhân viên thấy môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, nhanh chóng hoànhập và thực hiện công việc.3. Kiểm traViệc theo dõi và đôn đốc nhân viên là chưa đủ mà kèm theo đó cần phải có sựkiểm tra định kỳ. Những buổi kiểm tra chính là những căn cứ đê nhận ra nhữngngười có năng lực, tố chất và cũng nhờ đó doanh nghiệp tìm ra được nhưng sai sót,khuyết điểm, tồn tại của doanh nghiệp để khắc phục kịp thờiKẾT LUẬNVăn hoá kinh doanh là thực tiễn khách quan và là nhân tố quan trọng cho sựphát triển bền vững của các chủ thể kinh doanh. Đặc biệt trong quá trình xây dựngvà phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namkết hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc có văn hoá kinh doanh để khaithác những nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực, phát huy được những cái20riêng, cái bản sắc trong kinh doanh sẽ lại càng có nghĩa lớn hơn với sự tồn tại vàphát triển của hoạt động kinh doanh.21