Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị cơ điện – Hưng Việt M.E

Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị cơ điện

Trong quá trình xây dựng công trình, các thiết bị cơ điện rất quan trọng và cần có các tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị hợp lý. Quá trình này đòi hỏi sự hiểu biết nhất định theo độ phức tạp của các thiết bị, máy móc. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ lý giải tại sao phải có quá trình nghiệm thu TCVN 5639 (tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5639:1991) và quy trình đó ra sao. 

Tại sao cần phải nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong?

Việc xác định tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị cơ điện là một quy trình không thể thiếu. Bởi đây là tiêu chuẩn được quy định khi thiết bị đã hoàn thành lắp đặt và chuẩn bị được đưa vào sử dụng.

Khi đã thi công hệ thống cơ điện xong, phải đảm bảo các công việc bảo quản, vận chuyển, lắp đặt thiết bị được thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật và đạt đúng yêu cầu thiết kế. Đồng thời cũng phải đạt các tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị trước khi được đưa vào sử dụng. Kể cả quá trình lắp đặt thiết bị cơ điện do các tổ chức liên doanh hoặc do nhà thầu nước ngoài thực hiện tại Việt Nam thì cũng phải trải qua quá trình nghiệm thu tiêu chuẩn này.

Cần phải nghiệm thu TCVN 5639 sau khi thiết bị đã lắp đặt xong

Quy trình tiến hành nghiệm thu

Trong quá trình xác định tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị thì quy trình sẽ được tiến hành như sau:

   + Nghiệm thu tĩnh.

   + Nghiệm thu chạy thử không tải.

   + Nghiệm thu chạy thử có tải.

Quy trình tiến hành nghiệm thu cơ bản cần biết

Trong quá trình nghiệm thu TCVN 5639, cần nghiên cứu một số hồ sơ tài liệu đi kèm như: thiết kế lắp đặt, bản vẽ chế tạo, tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, các biên bản tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị, đo lường thí nghiệm, gia công kết cấu thép,…

Nghiệm thu tĩnh – kiểm tra, xác định chất lượng thi công

Đây là quá trình xác định, kiểm tra chất lượng lắp đặt hệ thống cơ điện đúng với bản vẽ thiết kế, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và chạy thử không tải. Sau đó sẽ nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và xác định tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật được quy định. Tiến hành lập và ký biên bản nghiệm thu tĩnh. Trong quá trình này, nếu thấy lỗi thì các bên tham gia nghiệm thu sẽ được yêu cầu sửa chữa, sau đó nghiệm thu lại.

Nghiệm thu chạy thử không tải – phát hiện sai sót

Nghiệm thu chạy thử không tải là quá trình xác định tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị, kiểm tra chất lượng, tình trạng của thiết bị trong quá trình chạy thử không tải, phát hiện, loại trừ các sai sót khi chưa phát hiện ra trong quá trình nghiệm thu tĩnh.

Trong quá trình chạy thử, xác định tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị cần theo dõi các hoạt động của thiết bị, các thông số về tốc độ, nhiệt độ, độ rung, các hệ thống làm mát, bôi trơn,… Khi phát hiện ra các lỗi thì dừng máy lại, tìm ra nguyên nhân và sửa chữa.

Nghiệm thu chạy thử có tải – phát hiện khiếm khuyết và điều chỉnh

Đây cũng là một trong những quá trình để xác định tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị để phát hiện, loại trừ các lỗi của máy móc trong quá trình chạy thử và chỉnh các thông số thích hợp, để đưa thiết bị đó vào vận hành.

Khi thiết bị mang tải chạy được 72 giờ liên tục mà không ngừng máy, đảm bảo được các tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị về thông số kỹ thuật sản xuất, thiết bị thì sẽ kết thúc quá trình chạy thử có tải.

Trách nhiệm của nhà thầu cơ điện trong công tác nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong

Trách nhiệm của nhà thầu cơ điện trong quá trình thi công, giám sát và nghiệm thu là rất quan trọng. Nhà thầu có trách nhiệm tự kiểm tra việc lắp đặt thiết bị trước khi nghiệm thu. Đồng thời, trong quá trình nghiệm thu, nhà thầu cần bố trí cán bộ kỹ thuật và công nhân nhanh chóng giải quyết các sự cố phát sinh. Đồng thời có trách nhiệm bàn giao công trình hoàn chỉnh, không sai sót cho chủ đầu tư, tạo mọi điều kiện giúp chủ đầu tư giám sát thuận lợi.

Trách nhiệm của tổ chức nhận thầu lắp đặt

Dưới đây là một số trách nhiệm của tổ chức khi nhận thầu lắp đặt thiết bị:

   + Các tổ chức nhận thầu cần kiểm tra chất lượng trước và sau khi lắp đặt.

   + Phải chủ trì việc xác định tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị khi đã hoàn tất.

   + Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về vật chất, thiết bị kỹ thuật liên quan để giúp máy móc vận hành tốt trong giai đoạn không tải và có tải.

   + Lưu trữ các hồ sơ nghiệm thu.

   + Cung cấp chi phí chạy thử có tải, không tải, các loại phí liên quan.

Mẫu biên bản tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị

Dưới đây là mẫu biên bản tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị:

Biên bản tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị

Biên bản tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị

Biên bản tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị (tiếp theo)

Biên bản tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị (tiếp theo)

Nếu bạn cần một nhà thầu chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực thiết kế và thi công hệ thống cơ điện, hãy liên hệ ngay với Nhà Thầu Cơ Điện Hưng Việt M.E theo thông tin sau:

???? ???? ?.? – ???? ??? ???????? ???????

———————————————————-

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT HƯNG VIỆT M.E

151 Trần Não, P. Bình An, Quận 2, TP.HCM

Hotline: 0933 127 866

Email: [email protected]