Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh – TCVN 6073:2005 là gì?
Các thiết bị vệ sinh đóng vai trò quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của chúng ta. Việc đặt ra tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo chất lượng vận hành, tuổi thọ sử dụng của những thiết bị này. Bồn rửa mặt, bồn cầu, bệ tiểu,… đều có những tiêu chuẩn lắp đặt riêng. Vậy chúng được quy định cụ thể ra sao?
Chi tiết tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh
Văn bản pháp luật TCVN 6073:2005 được Nhà nước Việt Nam công bố vào năm 2005 quy định rất rõ về việc lắp đặt thiết bị vệ sinh. Trong đó, phạm vi áp dụng tiêu chuẩn quy định kỹ thuật là dành cho các sản phẩm sứ vệ sinh, không bao gồm phần phụ kiện.
Tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh – TCVN 6073:2005 là gì?
TCVN 6073:2005 (năm 2005) là tiêu chuẩn về lắp đặt thiết bị vệ sinh được thay thế cho TCVN 6073:1995 – tiêu chuẩn ban hành năm 1995. Nội dung của văn bản đặt ra các tiêu chuẩn về việc lắp đặt và nghiệm thu các thiết bị vệ sinh sứ.
Thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong nghiệm thu thiết bị vệ sinh
Để đọc hiểu văn bản quy định tiêu chuẩn, cần xác định một số thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong đó.
Thiết bị bồn cầu 2 khối.
Các thuật ngữ và định nghĩa bao gồm:
-
Bề mặt chính/ BMC (Visible Surface): Là phần bề mặt nhìn thấy được của sản phẩm sau khi đã được lắp đặt đúng cách vào vị trí sử dụng.
-
Bề mặt làm việc/ BMLV (Water Surface): Là phần bề mặt của thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nước khi được sử dụng.
-
Bề mặt khuất/ BMK (Invisible Surface): Là phần bề mặt không thể nhìn thấy của sản phẩm khi đã được lắp vào vị trí sử dụng. Phần này thường không được tráng men.
-
Bề mặt lắp ráp/ BMLR (Installation Surface): Là phần bề mặt tiếp xúc với nền, tường hay giá đỡ khi được lắp đặt vào vị trí sử dụng.
-
Các khuyết tật về men (Glaze Defects): Là các lỗi xuất hiện trên bề mặt men sứ, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, cấu trúc vật lý của thiết bị. Các khuyết tật men phổ biến gồm:
-
Bọt khí (Bubble): Có 2 dạng bọt khí: Bọt khí hở – những lỗ tròn hở trên bề mặt men; bọt khí kín – những bọt khí lồi lõm trên bề mặt men.
-
Châm kim (Pinhole): Là các lỗ nhỏ như lỗ kim châm trên mặt men, không sâu và không ảnh hưởng đến xương.
-
Rộp, sôi men (Bliser): Là phần bề mặt phủ men bị rỗ, gồ ghề, lồi lõm. Bọt khí tập trung thành từng mảng trên mặt men của sản phẩm.
-
Bong men (Glaze Chip): Là hiện tượng lớp men bong tróc thành vảy khỏi xương của thiết bị.
-
Co men, bỏ men (Glaze pool): Là hiện tượng lớp men không đều, chỗ có chỗ không.
-
Mỏng men (Thin Glaze): Là hiện tượng lớp men mỏng đến mức độ có thể nhìn thấy phần xương bên trong.
-
Gợn sóng (Swell): Là bề mặt phủ men gồ ghề, lồi lõm, không láng đều.
-
Nứt lạnh (Cool Crack): Là những vết nứt rất mảnh trên bề mặt men (còn gọi là nứt tóc), có thể trải suốt bề dày sản phẩm.
-
Rạn men (Crazing): Là các vết nứt và rạn dạng chân chim, không sâu đến xương nhưng trải trên bề mặt men.
-
Sứt, trầy xước (Chips): Là những vết trầy xước, vết sứt kích thước lớn xuất hiện ở các vị trí chân đáy, bề mặt thiết bị.
-
Những tiêu chuẩn về kỹ thuật lắp đặt thiết bị vệ sinh
Việc tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật lắp đặt giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng vận hành và độ thân thiện với người dùng của các thiết bị vệ sinh. Yêu cầu kỹ thuật khi nghiệm thu được đánh giá trên 3 phương diện, thứ tự ưu tiên lần lượt là:
-
Ngoại quan, kích thước
-
Chỉ tiêu cơ khí
-
Tính năng sử dụng
Tiêu chuẩn về ngoại quan và sai lệch kích thước sản phẩm
Đối với phương diện đầu tiên là tiêu chuẩn vê ngoại quan và kích thước, thiết bị lắp đặt phải đảm bảo các tiêu chí chung:
-
Các mặt khác nhau của sản phẩm có yêu cầu khác nhau về men phủ: BMC phải được phủ men láng bóng toàn bề mặt; BMK chỉ cần được phủ men ở những bề mặt có thể nhìn thấy sau khi đã lắp đặt; các gờ, cạnh phải được phủ men đầy đặn, đều láng.
Lavabo có phần BMC được phủ men trắng, láng bóng.
-
Sản phẩm tuyệt đối không có vết nứt lạnh và nứt mộc trên bề mặt.
-
Các lỗi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0.2 mm và không tập trung sát nhau thì không được coi là khuyết tật men.
-
Tiêu chính đánh giá khuyết tật men và sai lệch kích thước là khác nhau đối với từng loại sản phẩm:
-
Đối với sản phẩm lavabo chậu rửa: BMLV và BMC không được có các khuyết tật về men. Các khuyết tật men như mỏng men, gợn men số lượng ít, kích thước nhỏ được chấp nhận trên BMC. Các khuyết tật về màu men, sai lệch kích thước, xương hình dạng của lavabo đều được bỏ qua.
-
Tiêu chuẩn đánh giá khuyết tật men và kích thước lavabo.
-
Đối với sản phẩm xí bệt, tiểu nữ: Tương tự lavabo, những sản phẩm này không chấp nhận khuyết tật về men trên BMLV và BMC. Số lượng ít khuyết tật mỏng men, gợn men kích thước nhỏ trên BMC được chấp nhận.
Giới hạn chấp nhận khuyết tật men của bồn cầu.
-
Đối với các sản phẩm xí xổm: Với sản phẩm đơn giản như xí xổm, các khuyết tật có thể chấp nhận rất hạn chế. Các khuyết tật về men được quy định khắc khe, chỉ một số khuyết tật nhỏ về màu sắc và sai lệch kích thước được chấp nhận.
Giới hạn khuyết tật men và xương của xí xổm.
-
Đối với bồn tiểu cho nam: Giới hạn chấp nhận khuyết tật về men, màu sắc, xương của sản phẩm bồn tiểu nam tương tự xí xổm. Ngoài ra bồn tiểu nam có giới hạn khuyết tật hình dạng lớn hơn.
Tiêu chuẩn đánh giá khuyết tật men bồn tiểu nam.
-
Đối với các chi tiết phụ kiện (két nước, chân chậu rửa,..): Phạm vi chấp nhận khuyết tật về men tương tự các sản phẩm khác. Tuy nhiên chiếu theo đặc thù thiết kế và tính đến chất lượng của sản phẩm, các khuyết tật về xương được quy định khắc khe hơn. Rạn xương chỉ được giới hạn 3 vết hoặc ít hơn, chiều dài bé hơn hoặc bằng 50 mm và không xuất hiện ở miệng, các lỗ kỹ thuật.
Tiêu chuẩn đánh giá khuyết tật men và xương của két nước, chân chậu rửa.
Tiêu chuẩn kỹ thuật các chi tiết cơ, lý
Tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình nghiệm thu các thiết bị vệ sinh bao gồm:
-
Độ hút nước bé hơn hoặc bằng 0.5%
-
Độ bền nhiệt đạt yêu cầu.
-
Độ bền hóa của men đạt yêu cầu.
-
Độ bền rạn men đạt yêu cầu.
-
Độ cứng bề mặt từ 6 Mohs trở lên.
-
Độ thấm mực nhỏ hơn hoặc bằng 1 mm.
-
Khả năng chịu tải của bệ xí lớn hơn hoặc bằng 3.00 kN và của chậu rửa lớn hơn hoặc bằng 1.50 kN.
Tiêu chuẩn kỹ thuật về các tính năng sử dụng
Phương diện tích năng sử dụng là điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn TCVN 6073:2005 với các tiêu chuẩn cũ hơn. Trong đó, mỗi loại sản phẩm có tính năng riêng và mức cho phép riêng.
-
Đối với xí bệt
-
Độ xả thoát với giấy vệ sinh đạt yêu cầu.
-
Độ xả thoát bằng bi nhựa không nhỏ hơn 90%.
-
Tốc độ chảy của nước từ két không nhỏ hơn 2.5 lít/giây.
-
Khả năng làm sạch bề mặt đạt yêu cầu.
-
Khả năng bắn nước (mức độ vệ sinh) đạt yêu cầu.
-
Mực nước trong siphon không nhỏ hơn 40 mm.
-
Độ rộng siphon đạt yêu cầu.
-
Không cho phép rò rỉ nước và rò rỉ khí.
-
-
Đối với xí xổm
-
Độ xả thoát bằng giấy vệ sinh đạt yêu cầu.
-
Độ xả thoát bằng bi nhựa không nhỏ hơn 90%.
-
Không bị đọng nước.
-
-
Đối với lavabo
-
Lỗ chảy tràn thấp hơn 10 mm so với phần thấp nhất mặt chậu.
-
Tốc độ chảy tràn không nhỏ hơn 0.2 lít/giây.
-
-
Đối với bồn tiểu nam
-
Khả năng thoát nước tốt, không bị đọng nước.
-
Khả năng cấp nước bám sát mặt tiểu treo.
-
Không cho phép bắn nước ra ngoài.
-
-
Bồn tiểu nữ
-
Lỗ chảy tràn thấp hơn 10 mm so với phần thấp nhất mặt chậu.
-
Tốc độ chảy tràn không nhỏ hơn 0.2 lít/giây.
-
Những tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh
Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh được thể hiện ở 2 khía cạnh là ghi nhãn và bảo quản.
Tiêu chuẩn ghi nhãn
Nhãn cung cấp cho người bán, mua, người dùng biết thông tin cụ thể của các thiết bị vệ sinh. Vì vậy nhãn phải được dán ở những vị trí dễ thấy, in ấn rõ ràng, bền màu, không phai, không lem hay từng qua tẩy xóa. Tất cả các nhãn phải được dán trước khi sản phẩm xuất xưởng.
Ví dụ về nhãn ghi của bồn cầu 1 khối.
Thông tin trên nhãn phải bao gồm những nội dung như:
-
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm
-
Tên, ký hiệu và loại sản phẩm
-
Viện dẫn chỉ tiêu nghiệm thu
Đi kèm với sản phẩm thường có sách hướng dẫn cách lắp đặt và sử dụng.
Tiêu chuẩn bảo quản
Các sản phẩm sứ vệ sinh có loại và cấp chất lượng khác nhau cần được bảo quản theo các tiêu chuẩn riêng. Các số liệu và tiêu chuẩn bảo quản được quy định rõ hơn trong văn bản về Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh TCVN 6073:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2005.
Quy chuẩn về việc lắp đặt, bố trí các thiết bị vệ sinh
Ngoài những tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh được quy định trong TCVN 6073:2005, các công ty, đội ngũ thi công cũng áp dụng một số quy tắc lắp đặt nhất định. Điều này giúp nhà vệ sinh được bố trí một cách khoa học, đảm bảo khả năng cung cấp nước của hệ thống cho các thiết bị, đảm bảo sự tiện lợi thoải mái cho người dùng.
Quy chuẩn về vị trí lắp đặt
Khi lắp đặt, đội ngũ nhân viên thi công sẽ dựa trên một số quy chuẩn nhất định về vị trí để đảm bảo thiết bị đặt đúng độ cao, tăng độ hài hòa cho nhà vệ sinh, phù hợp với thói quen sử dụng của người dùng.
Các quy chuẩn về vị trí lắp đặt thiết bị vệ sinh bao gồm:
-
Các lavabo, chậu rửa nên được đặt cách bề mặt nền 0.8 đến 0.9 mm.
-
Vòi xịt vệ sinh nên được lắp ở vị trí cách mặt nền 0.6 mm.
-
Giá treo khăn, giá treo quần áo,… nên lắp đặt cách mặt nền từ 1.2 đến 1.7 mm.
-
Hộp đựng giấy vệ sinh được lắp cách mặt nền 0.65 mm.
-
Khoảng cách từ tường đối diện đến tâm xả bồn cầu tối đa là 05 m.
-
Nguồn cấp nước bồn cầu nên được đặt cách tâm thoát bồn cầu 2.05m về phía tay trái.
Gợi ý bố trí nhà vệ sinh
-
Với phòng vệ sinh diện tích nhỏ: Phòng vệ sinh từ 2 đến 4 m2 được quy vào phòng diện tích nhỏ. Các thiết bị vệ sinh tối thiểu cần có là bồn cầu, vòi nước, lavabo. Trong đó, người ta ưu tiên các loại bồn cầu nhỏ gọn (bồn cầu 2 khối), bồn cầu treo tường. Đồng thời để tiết kiệm diện tích, người thiết kế cần đặt thiết bị ở những góc phù hợp, không cản trở không gian di chuyển hay ngược với thói quen sử dụng thông thường.
Bố trí nhà vệ sinh kích thước nhỏ.
-
Với phòng vệ sinh diện tích vừa phải: Phòng vệ sinh diện tích vừa phải thường nằm trong khoảng 4 đến 6 m2. Diện tích lớn cho phép bố trí nhiều thiết bị hơn, tăng độ tiện nghi, ví dụ như bồn tiểu nam, bồn tắm, kệ đựng đồ,… Các khoảng trống có thể được lắp đầy bằng một số loại cây xanh, hoặc phân chia diện tích để đảm bảo sự riêng tư bằng màn che, vách ngăn,…
-
Với phòng vệ sinh diện tích lớn: Phòng có diện tích 10 đến 12 m2 được cho là phòng vệ sinh lớn. Bạn có thể bố trí nhiều các thiết bị tăng tiện ích hơn, trang trí bằng đèn và cây xanh, tranh ảnh. Tuy nhiên không được đặt quá 3 cây xanh trong phòng diện tích 10 m2. Ngoài ra, các thiết bị lớn nên được bố trí khoa học, giúp lấp đầy không gian mà vẫn hài hòa, thuận mắt, phù hợp với thói quen sử dụng của bạn.
Việc lắp đặt thiết bị nhà vệ sinh phải tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu.
Để thuận tiện cho việc sử dụng và đảm bảo các thiết bị vệ sinh hoạt động đúng công năng, nhà sản xuất và đội lắp đặt phải tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh TCVN 6073:2005. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về những tiêu chí đánh giá thiết bị vệ sinh hợp chuẩn.