Tiểu luận: Thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn . DOCX
Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân biệt thành ngữ và tục ngữ và tiểu luận về chương trình ngữ văn THCS trên chuyên mục tiểu luận Sáng kiến kinh nghiệm.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Sáng kiến kinh nghiệm nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
II. PHẦN NỘI DUNG: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS
II.1. Cơ sở lý luận:
Thành ngữ, tục ngữ xuất hiện và được sử dụng như một phương tiện tất yếu trong đời sống con người Việt Nam. Tính phổ biến của hai loại đơn vị này thể hiện ở chỗ chúng được người dân sử dụng rất nhiều và sử dụng ở mức độ khá thành thạo.
Ngôn ngữ vừa là một bộ phận của văn hóa và đồng thời là sự phản ánh của một nền văn hóa. Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, chúng ta không chỉ sử dụng các từ, các câu nói bình thường mà còn sử dụng cả thành ngữ, tục ngữ. Thành ngữ, tục ngữ vừa cô đọng, vừa sinh động và súc tích, giàu hình tượng nên thường được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.
Ngôn ngữ được ví như một con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Trong tiến trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ, sự diễn đạt tư tưởng mỗi ngày một đa dạng. Thành ngữ, tục ngữ góp phần làm nên cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Việt. Đó là một hệ thống phong phú và phức tạp. Nếu trong lời nói của ta chỉ sử dụng những từ ngữ miêu tả đơn thuần thì phát ngôn ấy sẽ kém phần tinh tế, thậm chí không thuyết phục. Vì lẽ đó mà việc sử dụng thành ngữ tục ngữ trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong nghệ thuật trở thành một nhu cầu tất yếu. Song, sử dụng thành ngữ và tục ngữ như thế nào cho đúng, cho hay? Đó là cả một vấn đề cần bàn luận.
Dựa vào các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, tôi đã đưa ra một số câu tục ngữ và thành ngữ rồi yêu cầu các em phân biệt. Từ thực tiễn đó, tôi đã phát hiện được những hạn chế, những nguyên nhân dẫn đến các lỗi mà các em còn mắc phải. Để mang lại hiệu quả cao cho quá trình lình hội tri thức, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy để giúp các em học sinh khối 7 biết phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ trong giao tiếp cũng như trong các tác phẩm văn chương được tốt hơn.(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
II.2. Thực trạng: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS
Trong những năm vừa qua bản thân tôi luôn được lãnh đạo nhà trường tin tưởng và đã trực tiếp phân công cho tôi giảng dạy các khối lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi khối 7. Đặc biệt trong năm học 20…..-20….., tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Chính vì vậy với kinh nghiệm tích lũy trong thời gian giảng dạy của mình, tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có khả năng nhận diện, phân biệt tục ngữ và thành ngữ nên mạnh dạn chỉ ra một số biện pháp, sáng kiến giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức cơ bản trên.
- Những thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
– Xã Eana là một xã có tiềm lực kinh tế khá cho nên chúng tôi đã nhận được sự quan tâm của các ban ngành lãnh đạo ở địa phương, cũng như sự nhiệt tình của phụ huynh học sinh nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền tải kiến thức.
– Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ mọi mặt về chuyên môn, cơ sở vật chất của BGH nhà trường cũng như toàn thể giáo viên trong trường đặc biệt là các đồng nghiệp trong tổ Ngữ Văn trường THCS Nguyễn Trãi.
– Trong năm học này, tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 7, tôi thấy đa số học sinh có khả năng tiếp thu bài đồng đều, khả năng lĩnh hội tri thức tương đương nhau, số học sinh chiếm tỉ lệ khá ở các môn chiếm tỉ lệ cao, học lực trung bình khá trở lên chiếm 50 %. Đại đa số các em có tinh thần học tập, ham học hỏi, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ khi lên lớp.
– Hiện nay tài liệu tham khảo nhiều giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy của giáo
viên. Các lớp học nâng cao trình độ tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay.
* Khó khăn:
– Về phía giáo viên : Trong giai đoạn hiện nay, mỗi trường đều có những phương pháp dạy học riêng để đạt được hiệu quả trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, chung quy lại thì vấn đề lớn nhất ở đây chính là phương pháp tiếp cận của giáo viên đối với học sinh còn rất hạn chế, còn quá cứng nhắc dẫn đến sự buồn chán trong việc dạy và học tại các nhà trường.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên trong quá trình giảng dạy chưa đưa ra các biện pháp tối ưu để giúp học sinh phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Do sĩ số lớp còn đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề.
– Về phía học sinh: Số lượng học sinh dân tộc tiểu số tương đối nhiều dẫn đến tình trạng bỏ học, lười học bài vẫn còn thường xuyên xảy ra. Một số gia đình điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, nhận thức có phần còn hạn chế. Do vậy, các em chưa có điều kiện mua thêm tài liệu tham khảo nhằm phục vụ cho việc học bộ môn Ngữ văn được tốt hơn.
Một bộ phận học sinh trây lười trong quá trình tiếp thu bài, học bài, chưa thực sự có hứng thú với môn học nên không chuẩn bị tốt cho giờ học môn Ngữ văn dẫn đến tình trạng nắm bắt không đầy đủ lượng kiến thức mà giáo viên đã truyền tải. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Hầu như tất cả các em chưa có thói quen tìm hiểu, quan sát, học hỏi cách vận dụng thành ngữ và tục ngữ trong đời sống của những người đi trước.
Học sinh hiện nay có xu thế xem nhẹ các môn xã hội trong đó có môn Ngữ Văn dẫn đến chất lượng học tập không cao.
- Thành công và hạn chế khi vận dụng đề tài:
– Khi vận dụng đề tài này vào thực tế, đã giúp học sinh phần nào hình thành được các khái niệm về thành ngữ, tục ngữ, các đặc điểm riêng biệt từ đó có cơ sở để phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.
Thông qua đề tài giúp học sinh vận dụng được thành ngữ, tục ngữ vào trong đời sống
tránh được tình trạng dùng lẫn lộn, không xác định được hoàn cảnh sử dụng hai loại tổ hợp
từ này trong giao tiếp cũng như trong học tập.
Giúp học sinh thấy được cái hay cái đẹp của văn học dân gian Việt Nam, từ đó có thái độ hăng say với môn học và thêm yêu văn học dân tộc.
– Bên cạnh những thành công đã đạt được đề tài còn mắc phải một số hạn chế như:
Một số học sinh chưa có tinh thần học tập, khả năng tiếp thu chậm nên vẫn chưa nắm vững khái niệm của từng loại tổ hợp dẫn đến chưa phân biệt được hai tổ hợp từ này.
Ngoài những câu tục ngữ, thành ngữ trong chương trình sách giáo khoa giáo viên chưa cung
cấp thêm được nhiều các thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong các văn bản khác cho học
sinh tiếp cận nên chưa mở rộng được vốn kiến thức cho học sinh.
- Mặt mạnh, mặt yếu khi vận dụng đề tài:
Với những kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút ra từ thực tiễn giảng dạy có những mặt mạnh sau đây:
+ Mặc dù công tác giảng dạy còn nhiều khó khăn, vì học sinh dân tộc tiểu số chiếm tỉ lệ cao nhưng khi vận dụng đề tài vào thực tế đã giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc xây dựng nâng cao chất lượng học tập.
+ Học sinh hiểu bài và phân biệt được thành ngữ tục ngữ nên phần nào giúp học sinh yêu thích bộ môn hơn.
– Tuy nhiên, đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế như: Một số em không chịu soạn bài, không tìm hiểu thêm kiến thức nên dẫn đến tình trạng còn trây lười, khó tiếp thu kiến thức mới. Từ đó, dẫn đến tình trạng một số học sinh còn chưa phân định rõ ràng đâu là tục ngữ và đâu là thành ngữ. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
- Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến sự thành công cũng như hạn chế trong quá trình vận dụng đề tài vào thực tiễn của người giảng dạy. Cụ thể là:
Bản thân luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm chặt chẽ tổ chuyên môn cũng như các đồng nghiệp trong việc phối hợp để giáo dục và hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ.
Vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng .
Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh.
+ Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh.
+ Một số giáo viên còn lúng túng trong việc đưa ra những luận điểm, cách thức phân biệt thành ngữ và tục ngữ nên dẫn đến tình trạng học sinh không khắc sâu được kiến thức.
+ Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến quá trình học tập của học sinh, chưa đôn đốc
các em việc học bài cũ trước khi đến lớp.
+ Do học sinh chưa nắm vững các khái niệm về thành ngữ và tục ngữ dẫn đến tình trạng
không phân biệt được rõ ràng đâu là thành ngữ và đâu là tục ngữ nên hiểu sai bản chất nên dùng sai khi giao tiếp.
+ Một số em học sinh không học bài, làm bài cũ nên dẫn đến tình trạng học trước quên sau và khi có những tình huống giáo tiếp cụ thể hoặc bài tập xác định thành ngữ và tục ngữ sẽ không biết cách giải quyết.
+ Đa số các em chưa trang bị thêm cho mình những tài liệu tham khảo (như từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam) để làm tài liệu học tập. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
- Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Sử dụng phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong tiết dạy có vai trò quan trọng giúp học sinh nắm vững, khắc sâu và hình thành kiến thức sâu sắc hơn tuy nhiên với những khó khăn mà giáo viên đang gặp phải là những khó khăn cần và có thể giải quyết được giúp ý tưởng có thể đi vào thực tiễn giảng dạy như:
– Trước hết, với việc đa dạng học sinh trong lớp dẫn đến sự khó khăn khi truyền tải kiến thức cho nên giáo viên cần có những câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với những học sinh khác. Có lẽ đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giảm dần khoảng cách về trình độ trong lớp học. Vấn đề nêu trên là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
– Thứ hai, với việc học sinh không học bài, làm bài trước khi đến lớp và không khắc sâu được kiến thức đã học. Học sinh có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan thì không trả lời được. Hoặc chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, với đề tài này tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, với cách phân biệt hai cụm tổ hợp từ này bắt buộc học sinh phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm rồi từ đó suy ra những vấn đề nhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
– Thứ ba, đối với phần lớn học sinh thì việc học môn Ngữ Văn là một điều gì đó các em bị bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn. Học Ngữ Văn lúc này đối với học sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm thấy không thoải mái khi học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một người dạy lẫn người học môn Ngữ Văn phải đối mặt, bởi vì khi một người không thích học Ngữ Văn thì chắc chắn sẽ không thể học nó tốt được. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên dạy là phải tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp nhằm khơi gợi niềm đam mê của học sinh, để các em nhận ra rằng: Nếu muốn trở thành một người công dân tốt, có cảm xúc và biết yêu thương, thì cần phải quan tâm đến bản thân chính quá trình học môn Ngữ Văn của mình.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
– Thứ tư, học sinh không thích phát biểu trong giờ học. Theo quan điểm của một nhà giáo cho rằng: Không có trò dốt mà chỉ có trò chưa giỏi và nhiệm vụ là của người thầy. Đối với những người thầy giỏi luôn biết cách tạo ra sự sôi nổi cho lớp học, còn những thầy chưa giỏi và kiến thức chưa sâu thì dạy sẽ nhàm chán ngay. Giảng dạy giống như hoạt động nghệ thuật của một nghệ sĩ đòi hỏi người thầy phải tìm tòi và sáng tạo. Đặc biệt với thời đại Internet, nghĩa là kiến thức toàn cầu cho nên giáo viên đừng có nghĩ chỉ cần một số quyển sách là đáp ứng được giảng dạy. Người thầy cần phải luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thức mới để tạo ra sự hứng thú đối với học sinh. Chính vì vậy để một tiết học sôi nổi thì phương pháp và khả năng xây dựng bài giảng của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, một môn học không làm các em hứng thú thì đương nhiên là các em sẽ không muốn phát biểu.(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
II.3. Giải pháp, biện pháp:
- Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Thông qua sáng kiến này, chúng tôi cố gắng giúp học sinh phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
nắm vững cấu tạo, phân loại đặc điểm của từng loại để tránh tình trạng dùng sai, dùng không đúng văn cảnh. Từ đó giúp học sinh vận dụng thành ngữ và tục ngữ nhuần nhuyễn, thích hợp trong bài viết cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
b1. Thành ngữ:
- Định nghĩa:
Ngôn ngữ vừa là một bộ phận của văn hóa và đồng thời là sự phản ánh của một nền văn hóa. Khi sử dụng ngôn ngữ, chúng ta không những sử dụng các từ mà còn sử dụng cả thành ngữ. Bàn về thành ngữ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Mỗi khái niệm đều được dựa trên những cơ sở và quan niệm riêng.
Trong cuốn “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” [8] do Hoàng Văn Hành chủ biên, thành ngữ được định nghĩa như sau: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc; hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa; được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày”. Ở đây, thành ngữ được định nghĩa trên cơ sở đặc điểm về hình thái – cấu trúc, đặc trưng ngữ nghĩa và tính phổ biến trong đời sống.
Ví dụ: “Chọc gậy bánh xe”
“Chọn mặt gửi vàng”
“Cá lớn nuốt cá bé” …
Trong “Từ vựng tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Thành ngữ là những đơn vị định danh, biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể.”. Ở định nghĩa này, Nguyễn Thiện Giáp đã dựa vào chức năng và phương thức tạo nghĩa để nêu lên quan điểm của mình.
Ví dụ: “Gà trống nuôi con”
“Dãi nắng dầm mưa”
“Môi hở răng lạnh” …
Ngoài những định nghĩa trên, còn nhiều định nghĩa khác nhau về thành ngữ.
Mỗi người có cách định nghĩa riêng nhưng lại khá giống nhau về mặt bản chất.
- Phân loại thành ngữ:
Có nhiều cách phân loại thành ngữ dựa vào những tiêu chí khác nhau như: nguồn gốc, kết cấu, ý nghĩa…Ở đây, chúng ta có thể chia thành ngữ thành các tiểu loại sau:
- Thành ngữ so sánh:
Thành ngữ so sánh chiếm tỉ lệ đáng kể trong kho thành ngữ tiếng Việt. Tỉ lệ này trong danh sách thành ngữ của Hoàng Văn Hành là 15,31% (494 thành ngữ so sánh trong tổng số 3225 thành ngữ). Thành ngữ so sánh là một dạng thành ngữ được tạo lập trên cơ sở phép so sánh.
Thành ngữ so sánh gồm có các dạng chính với công thức như sau: (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
t Dạng A so sánh B
Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Trong đó: A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh.
Từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt…
Ví dụ: “Đắt như tôm tươi”
“Đẹp như tiên”
“Lạnh như tiền” …
t Có một số trường hợp, thành phần A (vế được so sánh) có thể có mặt hoặc không nhưng người ta vẫn hiểu ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn vẹn.
Ví dụ: (Chắc) như đinh đóng cột
(Chậm) như rùa
(Vui) như mở cờ trong bụng
t Dạng “như B”
Ở trường hợp này A không phải là bộ phận của thành ngữ nhưng khi sử dụng, A sẽ được nối với thành ngữ sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ: “Như diều gặp gió”
“Như vịt nghe sấm”
“Như mẹ chồng với nàng dâu” …
Trên thực tế, không phải bất cứ kết cấu nào có dạng “A như B” cũng được coi là thành ngữ. Sự so sánh nào đó có phải là thành ngữ hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: đặc điểm tâm lí, truyền thống văn hoá, thực tế xã hội…
Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng. Trong khi đó, thành ngữ so sánh ít biến dạng hơn vì thành ngữ so sánh là cụm từ cố định. Chúng phải bền vững và chặt chẽ về mặt cấu trúc và ý nghĩa.
- Thành ngữ ẩn dụ:
Là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, hiện tượng bằng cụm từ nhưng biểu hiện một ẩn ý.
Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh nghĩa đích thực của chúng mà từ ý nghĩa hiện diện trên câu chữ, người ta rút ra ý nghĩa đích thực của thành ngữ.
Căn cứ vào nội dung và cấu trúc của thành ngữ ẩn dụ, ta có thể phân loại thành ngữ ẩn dụ gồm thành ngữ ẩn dụ đơn và thành ngữ ẩn dụ kép.
- Đặc điểm của thành ngữ:
- Tính cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc:
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu các loại thành ngữ và khảo sát các công thức cấu trúc hình thái của các loại thành ngữ đó. Đó là những công thức chặt chẽ, ổn định. Trong quá trình sử dụng, vị trí và số lượng của các yếu tố trong thành ngữ ít bị thay đổi.
Ví dụ: “Ngựa quen đường cũ” là một thành ngữ có bốn âm tiết. Qua thời gian sử dụng, nó vẫn giữ nguyên số lượng các yếu tố và các yếu tố đó vẫn giữ nguyên trật tự, không bị tráo hay thay đổi vị trí. Vì vậy, không ai nói “Ngựa vẫn quen đường cũ” hay “Ngựa đường cũ quen”(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Tính ổn định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ được hình thành do thói quen sử dụng của người bản ngữ. Vì thế, dạng ổn định của nó là dạng chuẩn, mang tính xã hội cao. Tuy nhiên dạng chuẩn đó không phải là “cái chết cứng” mà trong khi sử dụng, nó vẫn rất uyển chuyển. Nói ổn định không có nghĩa là bất biến. Khi được vận dụng vào tác phẩm văn học với tư cách là một ngữ liệu, thành ngữ có biến thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào mục đích cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vấn đề này sẽ được khảo sát và phân tích sâu hơn ở chương 2.
- Tính hoàn chỉnh và hàm súc, bóng bẩy về nghĩa:
Tính cố định, bền vững của thành ngữ thuộc về đặc trưng cấu trúc. Ở đây chúng ta nói đến đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ.
t Tính hoàn chỉnh về nghĩa:
Theo định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp thì “thành ngữ luôn biểu thị một khái niệm nào đó”. Nghĩa là mỗi thành ngữ sẽ tương đương với một từ về mặt hình thức và một khái niệm về mặt nội dung. Nó diễn đạt một thuộc tính, một trạng thái nào đó của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Thành ngữ “Tham vàng bỏ ngãi” chỉ kẻ vì tham lợi mà không giữ trọn tình nghĩa.
Thành ngữ “Qua cầu rút ván” chỉ người vong ơn bạc nghĩa. Thành ngữ này tương đương với từ ghép “vô ơn” nhưng hàm súc và giàu hình tượng hơn.
t Tính hàm súc, bóng bẩy:
Nếu như tính hoàn chỉnh của thành ngữ chỉ cho ta thấy rằng thành ngữ tương đương với một từ, thể hiện một khái niệm thì tính hàm súc của nó cần được ta làm rõ và đi sâu hơn.
Khác với các đơn vị từ vựng bình thường, thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai. Nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng đến điều được nhắc đến trong nghĩa đen của từ ngữ tạo nên thành ngữ mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ các từ ngữ đó.
Được xây dựng trên cơ sở các phương thức: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ nên thành ngữ có tính hình tượng hay bóng bẩy, hàm súc về nghĩa. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Ví dụ: Thành ngữ “Nước chảy đá mòn” không phải chỉ miêu tả việc nước chảy làm cho đá mòn mà có ngụ ý: kiên nhẫn thì dù gặp khó khăn đến đâu cũng đạt được kết quả như mong muốn.
Như vậy, sự hàm súc và bóng bẩy về nghĩa của thành ngữ là kết quả của hai hình thái biểu trưng hoá: hình thái tỷ dụ (so sánh) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm).
b2. Tục ngữ:
- Định nghĩa:
Tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng văn học dân gian. Nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn: Folklore học, văn học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tâm lí học…
Về khái niệm tục ngữ, có khá nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra.
Trong cuốn “Từ điển văn học”, Chu Xuân Diên đã định nghĩa tục ngữ như sau: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình thức bền vững, được dùng trong lời nói hàng ngày, thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng cách liên tưởng loại suy.”.
Một định nghĩa khác trong giáo trình “Lịch sử văn học Việt Nam” (Tập 1): “Tục ngữ là câu nói thường ngắn gọn có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra một chân lí phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lí, phong tục tập quán của nhân dân, tục ngữ do nhân dân sáng tác và được toàn thể xã hội công nhận.”.
Những định nghĩa về tục ngữ càng về sau càng đầy đủ, nêu lên được những tính chất vốn có của thể loại. Điều đó cho thấy các nhà nghiên cứu đã khám phá ra nhiều đặc trưng mang tính khu biệt, từ đó cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về tục ngữ. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
- Phân loại tục ngữ:
Dựa vào những tiêu chí khác nhau như: nội dung, ngữ nghĩa, cấu trúc mà người ta phân chia tục ngữ thành nhiều loại khác nhau. Nếu dựa vào nội dung, tục ngữ được chia thành:
+ Tục ngữ về giới tự nhiên, về quan hệ của con người với giới tự nhiên
+ Tục ngữ về con người, về đời sống vật chất
+ Tục ngữ về con người và đời sống xã hội
+ Tục ngữ về con người, về đời sống tinh thần, những quan niệm đa dạng về nhân sinh, vũ trụ
Nếu dựa vào ngữ nghĩa, ta có thể chia thành ngữ thành các loại sau:
v Những câu tục ngữ chỉ có một loại nghĩa
Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen
Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa bóng
Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa khái quát
v Những câu tục ngữ có nhiều loại nghĩa
Những câu tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa khái quát
Những câu tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng
Những câu tục ngữ có nghĩa khái quát và nghĩa bóng
Ở đây, chúng ta sẽ dựa vào cấu trúc đề – thuyết để phân loại tục ngữ. Cấu trúc đề – thuyết là cấu trúc cú pháp của câu, đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là truyền đạt một thông báo, gắn liền với chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Dựa vào cơ sở lý thuyết và đặc điểm thể loại, tục ngữ có thể được phân loại như sau:
- Những câu đơn:
Những câu tục ngữ có một đề và một thuyết, đề và thuyết cùng là vị ngữ, có thể dùng “thì” hay “là” để xác định ranh giới giữa đề và thuyết. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Ví dụ: Có công mài sắt (thì) có ngày nên kim
Một con ngựa đau (thì ) cả tàu bỏ cỏ
Không thầy (thì) đố mày làm nên
- Những câu ghép:
Gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau (đối nhau), mỗi câu đơn có một đề và
một thuyết. Trong mỗi câu có thể dùng “thì” hay “là” hai lần.
Ví dụ: Ăn (thì) trông nồi, ngồi (thì) trông hướng
Đi (thì) đến nơi, về (thì) đến chốn
- Đặc điểm của tục ngữ:
- Cấu trúc câu tục ngữ:
Mỗi tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. Về mặt cấu trúc, tục ngữ có hai nét đặc sắc, trong đó có hai đặc điểm nổi bật sau:
v Tính chất chắc gọn của câu tục ngữ:
Câu tục ngữ bao giờ cũng rất ngắn gọn, câu ngắn nhất chỉ có ba âm tiết.
Ví dụ: “May hơn khôn”
“Túng thì tính”
Ví dụ: “Gieo gió gặt bão”
“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”
“Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”
Như vậy ta thấy tục ngữ không chỉ ngắn gọn mà còn chặt chẽ. Đó là lí do ta khẳng định đặc điểm của tục ngữ là gọn chắc. Mỗi tiếng, mỗi từ trong câu đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn với câu “Gieo gió gặt bão”, câu chỉ có bốn âm tiết nhưng rõ ràng mỗi âm tiết đều giữ một vai trò trong câu. Nếu bỏ đi một từ nào đó thì ý nghĩa cũng như giá trị của câu tục ngữ sẽ không còn nguyên vẹn. Từ “gieo” và “gặt” đều là những động từ với hàm ý là những gì đã làm và hậu quả nhận được; tương tự từ “gió” và “bão” cũng có ý nghĩa như vậy.
v Tính chất đối xứng của câu tục ngữ:
Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu. Ta thấy đó là những câu có đặc điểm sau:
+ Cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối ứng nhau, có quan hệ logic chặt chẽ với nhau.
+ Giữa các vế có sự cân bằng (đôi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại.
Muốn giải thích đúng nghĩa và ý của câu tục ngữ, trước hết cần nắm chắc cấu trúc đối xứng của nó.
- Từ ngữ, nhịp và vần của câu tục ngữ:
Cấu trúc câu tục ngữ có tính chất bền vững, được xây dựng bởi ba loại vật liệu
chính là: từ ngữ, nhịp và vần. Những vật liệu này được kết hợp chặt chẽ, hài hoà với nhau
để tạo ra sức biểu đạt, hình tượng của câu.
v Từ ngữ của câu tục ngữ
Đặc điểm thứ nhất của từ ngữ trong tục ngữ là ở chỗ nó rất sắc sảo mà vẫn rất giản dị bởi nó là hình thức tinh luyện của khẩu ngữ dân gian. Chẳng hạn như câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” dù sử dụng những từ ngữ rất quen thuộc, gần gũi, bình dân nhưng vẫn sắc sảo, ý nghĩa, chuyển tải đầy đủ thông tin lẫn sắc thái tình cảm.
Đặc điểm thứ hai của từ ngữ sử dụng trong tục ngữ là tính hình ảnh của những khái niệm, những ý tưởng trừu tượng. Ở đây, biện pháp được sử dụng rộng rãi hơn cả là biện pháp so sánh.(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Ví dụ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
Ta thấy trong câu tục ngữ, khái niệm “họ hàng” được biểu đạt bằng hình ảnh “giọt máu
đào”, khái niệm “người dưng” được biểu đạt bằng hình ảnh “nước lã”. Đó là những hình ảnh ẩn dụ. Vế (1) được so sánh với vế (2) bằng từ so sánh “hơn”. Trong cuộc sống, câu tục ngữ này trở thành một ẩn dụ hoặc tỷ dụ khi người sử dụng muốn nhấn mạnh, đề cao quan hệ huyết thống.
v Nhịp của câu tục ngữ:
Câu tục ngữ có cấu trúc đối xứng nằm ở giữa hai vế (nếu ba vế thì có hai trục). Trường hợp câu tục ngữ dùng kiểu hô ứng (bao nhiêu…bấy nhiêu; nào…ấy), ta có thể hình dung nó có trục đối xứng xoay. Dấu hiệu hình thức của đối xứng là liên từ, trợ từ. Nhưng vì tục ngữ ít dùng loại từ này nên trục đối xứng thường ẩn trong nhịp và vần làm cho câu tục ngữ trở nên gọn, súc tích, mềm dẻo và thêm tinh tế.
Ví dụ: “Không thầy đố mày làm nên”
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
“Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa”
Như vậy tính chất nhịp nhàng, có vần điệu của câu tục ngữ làm cho câu tục ngữ xuôi tai, thuận miệng, dễ nhớ, dễ truyền. Đó là một công trình ngôn ngữ tinh xảo khó có thể thay đổi, thêm bớt. Ở tục ngữ, yếu tố nhịp có nhiều tác dụng. Nó làm cho câu tục ngữ có tính nhịp nhàng, cân đối. Qua đó biểu đạt sắc thái quan hệ logic giữa các vế của câu tục ngữ.
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
v Vần của câu tục ngữ:
Cũng như trong ca dao, vần trong tục ngữ là yếu tố giữ nhịp, tạo ra sự hài hoà âm thanh cho câu, đồng thời góp phần làm nổi bật và nhấn mạnh những từ có ý nghĩa quan trọng trong câu.Trong tục ngữ, vần hết sức phong phú, linh hoạt tạo sự vần vè, xuôi tai.
Ví dụ: “Ăn cây nào rào cây ấy”
“Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão”
“Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”
Tóm lại, vần là một đặc điểm nổi bật của câu tục ngữ. Nó tạo cho câu tính biểu cảm, nhịp nhàng, cân đối về cấu trúc. Từ đó làm cho nội dung câu tục ngữ sắc sảo, tinh tế và đạt hiệu quả cao trong mục đích truyền đạt.
b3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
Một trong những vấn đề nan giải nhất từ trước đến nay đối với các nhà nghiên cứu là vấn đề phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Đây là hai loại đơn vị có những đặc điểm rất gần gũi với nhau khiến ta thường bị nhầm lẫn. Trong thực tế, hầu như bất kì cuốn Từ điển thành ngữ tiếng Việt nào cũng pha tạp vào đó không ít tục ngữ.(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Trong “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học đã đưa ra các đơn vị sau đây là thành ngữ:
– “Có mới nới cũ”
– “Giậu đổ bìm leo”
– “Trâu chậm uống nước đục”
– “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”…
Còn Từ điển thành ngữ Việt Nam đưa các đơn vị sau đây vào danh sách thành ngữ:
– “Mềm nắn rắn buông”
– “Sống lâu lên lão làng”
– “Được tiếng khen ho hen chẳng còn”…
Trong cuốn “Từ điển tục ngữ tiếng Việt”, các đơn vị sau đây được đưa vào danh sách tục ngữ:
– “Cá nước chim trời”
– “Chó ngáp phải ruồi”
– “Lòng chim dạ cá”…
Vậy đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ? Đó là câu hỏi cần bàn luận.
Chính vì việc phân biệt thành ngữ, tục ngữ không đơn giản nên từ trước đến nay, khi nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc phân biệt hai loại đơn vị này. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Một tổ hợp được coi là mang tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó hoàn toàn mới, khác với tổng số ý nghĩa của các từ thành phần tạo thành” [9]. Từ đó ông phát biểu: “Những cụm từ mà trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ các ý nghĩa của các từ tạo nên nó. Ngay cả khi biết ý nghĩa của tất cả các từ trong đó vẫn chưa thể đoán chắc nghĩa thành ngữ của cả cụm từ đó” [9].
Sự phân biệt này cũng chưa thật rõ ràng. Bởi trong thực tế, có nhiều câu tục ngữ cũng có những đặc điểm như thế. Chẳng hạn, “Trèo cao ngã đau” có tác giả xếp vào thành ngữ nhưng cũng có tác giả xếp vào tục ngữ. Sở dĩ như thế vì cụm từ này vừa mang ý nghĩa cộng lại của các thành tố nhưng lại vừa mang ý nghĩa bóng bẩy. Mặt khác, ta thấy nó vừa có ý nghĩa hình tượng nhưng đồng thời cũng là kinh nghiệm đúc kết được từ trong cuộc sống.(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ luôn là một vấn đề đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Hoàng Văn Hành nhận xét: “Thành ngữ tuy có nét tương đồng với tục ngữ như: tính bền vững về mặt cấu tạo, tính bóng bẩy về nghĩa… nhưng lại khác tục ngữ về bản chất. Sự khác biệt ấy ở chỗ: thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu ngôn bản đặc biệt biểu thị những phán đoán nghệ thuật”. Ông kết luận: “Xem vậy, tuy thành ngữ và tục ngữ có một số nét tương đồng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng về bản chất là khác nhau, xét cả về hình thái cấu trúc lẫn cũng như về mặt ngữ nghĩa, nội dung biểu đạt và chức năng của chúng trong giao tiếp xã hội [9; tr.42]. Những nét dị biệt và đồng nhất được Hoàng Văn Hành đưa vào xét trong bốn tiêu chí sau:
– Đặc trưng về hình thái cấu trúc
– Chức năng biểu hiện nghĩa định danh
– Chức năng biểu hiện hình thái nhận thức
– Đặc trưng ngữ nghĩa
Trong công trình “Tục ngữ Việt Nam”, tác giả Chu Xuân Diên nêu ra những nhận xét về sự khác nhau về thành ngữ và tục ngữ như sau: “Cần phải xem xét thành ngữ và tục ngữ không phải chỉ như hai hiện tượng ngôn ngữ khác nhau mà chủ yếu như là một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng ý thức xã hội. Cho nên tiêu chí gốc mà chúng tôi thấy cần phải đưa vào để phân biệt thành ngữ và tục ngữ là tiêu chí nhận thức luận. Với tiêu chí đó, chúng tôi xem xét tục ngữ chủ yếu như là một hiện tượng ý thức xã hội còn thành ngữ chủ yếu như một hiện tượng ngôn ngữ” [6]. Từ đó, ông nêu ra những đặc điểm khác nhau giữa hai loại đơn vị này như sau:
– Nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm. Còn nội dung của tục ngữ là
nội dung của những phán đoán.
– Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ phản ánh quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán.
Theo Vũ Ngọc Phan thì “Thành ngữ có ý nghĩa không những về một chiều, về một mặt, nói lên một tình trạng nhưng không kết thúc” còn tục ngữ là “những câu thông tục thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lí và công lí để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa theo tri thức để nhận xét về con người và vũ trụ. Trong tục ngữ có cả thành ngữ” [15; tr.22].
Ở đề tài này, chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau đây để phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
- Về cấu trúc ngữ pháp:
Dựa vào cấu trúc ngữ pháp là cách đơn giản để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Nó phân tích vấn đề một cách cụ thể, ở mức cơ sở với hi vọng sẽ giải quyết được sự nhập nhằng giữa hai hiện tượng được coi là khác nhau về bản chất ấy.(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Theo Vũ Ngọc Phan, “Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh”. Sự nhìn nhận này tuy chưa thật chính xác nhưng cũng là một gợi ý quan trọng. Nói chưa thật chính xác bởi gần đây, Nguyễn Thái Hoà trong “Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp” [10; tr.23] khi xem xét điều này đã viết: “vẫn còn một băn khoăn lớn: có những thành ngữ có cấu tạo ngữ pháp là một câu, ngược lại có những đơn vị được gọi là tục ngữ nhưng chỉ có cấu tạo nhóm từ. Thật vậy, có không ít những thành ngữ về hình thức ngữ pháp là một câu hoàn chỉnh, ví dụ như: “Cá nằm trong chậu”, “Hồn vía lên mây”, “Rồng đến nhà tôm”…; và cũng không ít tục ngữ khó có thể cho là câu đúng cách, ví dụ như: “Ăn cá bỏ xương, ăn quả bỏ hột”, “Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo”, “Đừng khinh khó, chớ cậy giàu”…
Nhìn chung, xét về mặt cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ chỉ là một cụm từ hay ngữ cố định chứ chưa phải là một câu hoàn chỉnh với đủ thành phần chủ ngữ – vị ngữ. Xét thành ngữ “Nhanh như cắt”, ta thấy đây không thể gọi là một câu vì nó không cung cấp đủ thông tin để người nghe hiểu toàn vẹn nội dung truyền đạt. Nói đúng hơn, ta mới chỉ biết được tính chất của hành động chứ không biết được chủ thể của hành động; ta chỉ biết nó “như thế nào?” chứ không biết “là ai? là cái gì?”. Còn ở câu tục ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” hay “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” lại là một câu hoàn chỉnh vì nó chứa đầy đủ thành phần câu vì nó đủ điều kiện trả lời các câu hỏi: “cái gì? ra sao? như thế nào?”. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của thành ngữ và tục ngữ.
Mặc dù không có sự so sánh nào là tuyệt đối nhưng cấu trúc ngữ pháp vẫn là cơ sở nổi trội để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Tiêu chí này có ưu điểm là rõ ràng, dề hiểu. Nhưng khi xem xét đòi hỏi phải có sự miêu tả, phân định rạch ròi, chi li đến từng nhóm, từng kiểu dạng mô hình ngữ pháp trên tổng thể kho tàng thành ngữ, tục ngữ thì mới có thể tránh được thiếu sót, sai lầm. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
- Về chức năng biểu hiện:
Dựa vào định nghĩa thành ngữ và tục ngữ, ta thấy rằng nghĩa của thành ngữ có thể xem là tương đương với một từ khi ta chỉ xét nó ở mức độ trung bình, khách quan. Song, đa phần thành ngữ lại thể hiện sắc thái cảm xúc và thái độ của chủ thể phát ngôn. Chúng ta vẫn thường nhận định rằng thành ngữ biểu thị một khái niệm, còn tục ngữ lại là một phán đoán. Vậy cốt lõi của vấn đề này khi nhìn nhận ở tiêu chí chức năng biểu hiện là gì?
Cù Đình Tú ở bài viết “Góp ý về phân biệt tục ngữ với thành ngữ” (1973) đã nhận định
“Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi là dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động…”, và “Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học có chức năng khác hẳn với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tác khác của văn học dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thông báo. Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng. Đó cũng là lí do giải thích tục ngữ có cấu tạo là các kết cấu hai trung tâm.”.
Quả thực khi đọc một thành ngữ, ta thấy nó chỉ có chức năng định danh sự vật, hiện tượng, tính chất. Chẳng hạn thành ngữ “Ăn cháo đá bát” chỉ nêu lên được hiện tượng vô ơn bạc nghĩa đới với người đã giúp đỡ mình, tính chất của hiện tượng đó là xấu. Muốn biết sự kiện đó thế nào thì ta phải thiết lập ngữ cảnh cho nó. Nhưng khi đọc câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” lại biểu đạt đầy đủ nội dung, sự kiện: người siêng năng, chăm chỉ mới làm ra của cải và có cái ăn, còn kẻ lười nhác thì ngược lại. Tương tự, ở thành ngữ “Mèo mù vớ được cá rán” hay một loạt các thành ngữ khác như “Buồn ngủ gặp chiếu manh”, “Chó ngáp phải ruồi”… chỉ đơn thuần chỉ ra được hiện tượng “gặp may” chứ không biểu hiện rõ ràng như câu tục ngữ “Trâu chết để da, người chết để tiếng”. Điều đó cho thấy cùng mang chức năng định danh nhưng thành ngữ chỉ định danh cho tính chất của sự vật, hiện tượng, còn tục ngữ lại định danh cho sự vật, hiện tượng, sự việc trong cảnh huống cụ thể.
Như vậy, căn cứ vào chức năng biểu hiện, ta có thể phần nào phân biệt được đâu là thành ngữ và đâu là tục ngữ. Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn. Nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự bản thân nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Nhờ vào chức năng biểu hiện của hai đơn vị này mà người ta sử dụng vào từng trường hợp, từng mục đích sao cho phù hợp.
- Về chức năng cú pháp:
Chức năng cú pháp là một trong những tiêu chí để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Như đã nói ở trên, thành ngữ dù dài hay ngắn cũng không thể coi là một câu hoàn chỉnh mà chỉ có vai trò tương đương với từ. Chính vì vậy, để người nghe nắm bắt được nội dung thì bắt buộc thành ngữ phải đi kèm với ngữ cảnh cũng như gắn với một đối tượng nào đó. Tục ngữ thì không. Nó có thể đứng độc lập mà vẫn làm người nghe hiểu đầy đủ nội dung và thông điệp
của người nói. Chẳng hạn thành ngữ “Đen như cột nhà cháy” hay “Tối như mực” chỉ có ý
nghĩa tương đương với một từ là “đen” và “tối”. Chính vì vậy chúng chưa phải là một câu trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Để người nghe hiểu vấn đề, ta cần phải thêm đối tượng (chủ ngữ). Ví dụ như: “Thằng Nam đen như cột nhà cháy” hay “Trời tối như mực”. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Ở tục ngữ thì khác, nó vẫn có ý nghĩa khi đứng một mình. Cụ thể như:
“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”
Không cần kết hợp với các từ khác, câu tục ngữ trên vẫn cho ta thấy được một kinh nghiệm về thời tiết dựa vào những sự vật hiện tượng khách quan trong cuộc sống.
Tương tự với câu tục ngữ:
“Đời cha ăn mặn đời con khát nước”
Dù đứng riêng lẻ thì câu trên vẫn nêu lên được một thông điệp là nếu cha mẹ hay những người đi trước làm những điều không tốt thì sau này con cháu sẽ phải chịu hậu quả cho những việc làm đó.
Như vậy, xét về chức năng cú pháp, thành ngữ chỉ có chức năng tương đương với một từ, biểu thị một khái niệm, một đặc điểm, tính chất, còn tục ngữ là một câu trọn vẹn, mang ý nghĩa và thông điệp rõ ràng khi chỉ đứng một mình, không cần sự hỗ trợ của các đơn vị ngôn từ khác.
Theo Vũ Ngọc Phan thì “Thành ngữ có ý nghĩa không những về một chiều, về một mặt, nói lên tình trạng nhưng lại không kết thúc” còn tục ngữ là “những câu thông tục thiên về diễn ý dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lí và công lí để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa theo tri thức để nhận xét về con người và vũ trụ. Trong tục ngữ có cả thành ngữ” [15; tr.22].
Nhận xét của Vũ Ngọc Phan phần nào đã phản ánh được tính phức tạp của việc phân
định thành ngữ và tục ngữ. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ không đi sâu vào việc tìm ra tiêu chí để phân định thành ngữ và tục ngữ mà chỉ tập trung khai thác thành ngữ và tục ngữ ở góc độ ứng dụng, tức sự xuất hiện của nó trong giao tiếp hàng ngày và trong văn chương.
Từ đó đã cho chúng ta thấy được một số nét khái quát về thành ngữ và tục ngữ. Đó là những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về cách định nghĩa, phân loại cũng như đặc điểm, tính chất của thành ngữ, tục ngữ.(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Tổng hợp các quan điểm của các tác giả, ta có thể hiểu thành ngữ là một cụm từ cố định mang chức năng định danh, biểu thị khái niệm nào đó một cách sinh động, bóng bẩy dựa trên những hình ảnh, biểu tượng cụ thể. Thành ngữ được phân chia thành hai dạng là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ. Mỗi loại thành ngữ đều có đặc điểm cấu trúc riêng. Một số đặc điểm phân biệt giữa thành ngữ và các thể loại khác như: tính cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc; tính hoàn chỉnh, hàm súc, bóng bẩy về nghĩa.
Về tục ngữ, có thể hiểu đó là những câu nói ổn định, có cấu trúc bền vững phản ánh những tri thức, kinh nghiệm đúc kết được của dân gian về thế giới tự nhiên và xã hội. Ta có thể phân loại tục ngữ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Cách phân loại theo truyền thống tuy cụ thể và rõ ràng nhưng lại phân tục ngữ ra khá nhiều tiểu loại nên có thể gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Do đó, việc phân loại tục ngữ theo cấu trúc đề – thuyết sẽ mang lại cái nhìn mới mẻ hơn. Dựa trên phương pháp này, tục ngữ được phân chia thành hai loại: tục ngữ là những câu đơn và tục ngữ là những câu ghép. Tục ngữ có một số đặc điểm là: chắc gọn, từ ngữ bình dị, sắc sảo, vần vè, xuôi tai.
Để phân biệt thành ngữ, ta có thể dựa vào ba tiêu chí: cấu trúc ngữ pháp, chức năng biểu hiện, chức năng cú pháp. Về cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ chỉ là cụm từ có ý nghĩa tương đương với từ; còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về cấu trúc và đầy đủ về nội dung. Về chức năng biểu hiện, thành ngữ mang chức năng định danh cho tính chất của sự vật, hiện tượng, nó chỉ là khái niệm. Còn tục ngữ cũng định danh cho sự vật, sự việc nhưng nó được đặt trong cảnh huống cụ thể, nó là những phán đoán. Về chức năng cú pháp, thành ngữ cần phải kết hợp với các từ, cụm từ khác để làm nên ý nghĩa cho câu, còn tục ngữ có thể đứng độc lập mà vẫn làm nghười nghe hiểu được nội dung và ý nghĩa.
XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Những nội dung trên đã mang lại cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về thành ngữ, tục ngữ cũng như biết cách sử dụng chúng sao cho phù hợp với nội dung, ngữ cảnh và mục đích nói năng. Đó cũng là cơ sở để chúng ta biết cách phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ.
– Thông qua các tiết dạy trong chương trình ngữ văn lớp 7 chúng tôi sẽ lồng ghép cấu tạo, phân loại đặc điểm của từng loại để học sinh nắm rõ từng khái niệm, trên cơ sở đó tiến hành phân biệt thành ngữ và tục ngữ, từ đó xây dựng một số tình huống giao tiếp có thể sử dụng thành ngữ và tục ngữ để học sinh vận dụng và khắc sâu kiến thức.
– Có thể xin ý kiến của tổ chuyên môn, BGH nhà trường mở chuyên đề “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ” để giúp học sinh một lần nữa khắc sâu hơn thế nào là thành ngữ và tục ngữ.
– Trong quá trình dạy bài tục ngữ ở chương trình Ngữ văn lớp 7, giáo viên phối hợp đưa thêm những câu thành ngữ từ đó giúp học sinh nhận diện và chỉ ra sự giống và khác nhau:
* Giống nhau: đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan.
* Khác nhau:
+ Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
Thí dụ: Một nắng hai sương
Rán sành ra mỡ
Đâm ba chẻ củ
+ Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Thí dụ: Đói cho sạch, rách cho thơm
Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã.
Thừa người nhà mới ra người ngoài.
(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
Bình diện nghiên cứu
Thành ngữ
Tục ngữ
Kết cấu ngữ pháp
– Cụm từ cố định tương đương với một từ
– Câu hoàn chỉnh
Chức năng văn học
– Chức năng thẩm mỹ
– Chức năng thẩm mỹ
– Chức năng nhận thức
– Chức năng giáo dục
Hình thức tư duy lôgich
– Diễn đạt khái niệm,
khái quát những hiện tượng riêng rẽ.
– Diễn đạt phán đoán, khẳng định một thuộc tính của hiện tượng
Chức năng của các hình thức ngôn ngữ
– Chức năng định danh thực hiện bởi các từ ngữ.
– Hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ.
– Chức năng thông báo thuộc lĩnh vực hoạt động nhận thức.
– Hiện tượng ý thức xã hội, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
(Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
- Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
– Để giải quyết được những thực trạng trên cần sự cố gắng, trau dồi kiến thức và sự tận tụy với nghề của từng giáo viên để tìm ra những phương pháp tối ưu giúp học sinh không còn nhầm lần giữa thành ngữ và tục ngữ.
– Cần sự quan tâm hơn nữa của nhà trường, các bậc phụ huynh học sinh trong việc quan tâm,
động viên các em học bài và đi học chuyên cần.
– Ngoài ra cũng cần có sự cố gắng nỗ lực không nhỏ từ phía học sinh, cần đầu tư nghiêm túc hơn cho mục tiêu giáo dục. Yêu cầu học sinh cần học bài, nắm vững các khái niệm, phân loại, đặc điểm của thành ngữ và tục ngữ để làm cơ sở phân biệt hai loại này.
– Yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu những câu thành ngữ và tục ngữ được sử dụng trong
giao tiếp, trong đời sống ở trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Cần thống nhất trong cách thực thực hiện các biện pháp trên cơ sở của những biện pháp đã đề ra. Cần phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên với tổ chuyên môn, nhà trường và cha mẹ học sinh.
Trên cơ sở mỗi giải pháp cần đưa ra những biện pháp cụ thể như:
+ Giáo viên cần tìm ra cách thức gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học: Trò chơi tìm thành ngữ và tục ngữ, tìm những hình ảnh sinh động mà thông qua đó học sinh có thể nhận diện được đó là thành ngữ hay tục ngữ nào….
+ Cần có những hình thức răn đe, giáo dục song cũng cần có phương pháp khuyến khích khi học sinh không học bài và làm bài khi đến lớp.
+ Trong các phần luyện tập cần có những bài tập nhanh, bài tập phù hợp với đối tượng học sinh yếu, kém nhằm khuyến khích khả năng học tập của các em…. (Tiểu luận: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS)
- Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Với việc áp dụng đề tài “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS” qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có rất nhiều thuận lợi khi giảng dạy. Kết quả cụ thể như sau:
+ Học sinh đã dần dần biết phân biệt thành ngữ và tục ngữ, đã hiểu được vai trò và ý nghĩa của thành ngữ và tục ngữ trong cuộc sống.
+ Kết quả của các kỳ thi lên lớp 8 môn Ngữ Văn của các em trường THCS Nguyễn Trãi trong ba năm gần đây đều đạt 70% bài làm từ điểm 5 trở lên. Đây là một kết quả khá cao so với các lớp còn lại trong khối.
+ Năm học 20…..-20….. trường THCS Nguyễn Trãi đạt một giải nhất và hai giải khuyến khích môn ngữ văn khối 7 cấp huyện.
+ Năm học 20…..-20….. trường THCS Nguyễn Trãi đạt một giải khuyến khích môn ngữ văn khối 7 cấp huyện.
+ Năm học 20…..-20….. trường THCS Nguyễn Trãi đạt một giải nhì và một giải ba môn ngữ văn khối 7 cấp huyện.
Đây cũng là kết quả đã đạt được trong ba năm gần nhất tôi đảm nhiệm công tác giảng dạy
môn Ngữ văn khối 7 trường THCS Nguyễn Trãi.
Trong năm học 20…..-20….. khi nghiên cứu đề tài này qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trước khi vận dụng đề tài nghiên cứu vào thực tế giảng dạy các em khối lớp 7 trường THCS Nguyễn Trãi tôi thấy kết quả còn hạn chế. Cụ thể như sau:
STT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
7A1
34
2
6 %
27
79 %
5
15 %
0
0
0
0
2
7A4
34
0
0
3
9 %
21
62 %
10
29 %
0
0
TC
68
2
3 %
30
44,1 %
26
38,2%
10
14,7 %
0
0
Sau khi vận dụng đề tài nghiên cứu vào thực tế giảng dạy các em khối 7 trường THCS Nguyễn Trãi, chúng tôi thực hiện khảo sát, thống kê được kết quả cụ thể như sau:
STT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
7A1
34
6
17,7 %
26
76,5 %
2
5 ,8 %
0
0
0
0
2
7A4
34
1
3 %
5
14,7 %
25
73,5 %
3
8,8 %
0
0
TC
68
7
10,3 %
31
45,6 %
27
39,7 %
3
4,4 %
0
0
Qua kết quả khảo nghiệm tôi thấy về kiến thức đại đa số học sinh đã nắm được khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như ý nghĩa của thành ngữ và tục ngữ. Từ đó, các em có thể phân biệt, vận dụng thành ngữ và tục ngữ vào trong đời sống hàng ngày cũng như trong quá trình học tập. Một số bài làm đạt điểm trung bình hoặc yếu là rơi vào các em học sinh đồng bào Ê-đê vì năng lực tư duy ngôn ngữ của các em có phần hạn chế.
Về thái độ đa số các em đã có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt từ đó dùng thành ngữ, tục ngữ đúng với từng hoàn cảnh giao tiếp.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn
III.1. KẾT LUẬN
Dù là sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp hàng ngày hay trong các tác phẩm văn chương thì thành ngữ, tục ngữ cũng đã phát huy hết vai trò và tác dụng của mình. Nó mang lại một hơi thở mới cho ngôn ngữ, xây dựng nên nghệ thuật ngôn từ độc đáo và làm nổi bật nội dung cần nói đến. Chính vì thế, bên cạnh việc gìn giữ và phát huy thành ngữ, tục ngữ, ta còn
phải sử dụng chúng một cách linh động, sáng tạo, đúng với từng hoàn cảnh giáo tiếp tránh
tình trạng xác định sai loại tổ hợp từ trên để không làm mất đi giá trị ban đầu.
– Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi thấy tự nên làm để phân biệt thành ngữ, tục ngữ cho học sinh bậc THCS năm học 20…..-20….. và tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu trong những năm tiếp theo.
– Với kết quả khảo sát trên cùng với sự hứng thú của học sinh trong các tiết học chúng tôi cho rằng đề tài có khả năng thực thi khi áp dụng vào thực tế dạy học môn Ngữ văn ở bậc THCS. Nó đánh dấu quá trình học hỏi đúc rút kinh nghiệm của mình. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài này với hi vọng sẽ đóng góp tích cực cho việc nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn THCS.
Khi thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung chân tình của các cấp lãnh đạo cùng các bạn bè đồng nghiệp để những năm sau đạt được kết quả dạy và học tốt hơn.
III.2. Kiến nghị: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS
Để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn bậc THCS nói chung và chất lượng giờ dạy môn Ngữ văn khối lớp 7 nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy trong quá trình giảng dạy trên đây, trong phạm vi đề tài này tôi cũng mạnh đề xuất một vài ý kiến nhỏ về việc giúp các em phân biệt được thành ngữ và tục ngữ trong chương trình Ngữ Văn THCS như sau:
* Về phía nhà trường: Nhà trường có thể mua thêm các tài liệu tham khảo, quyển từ điển liên quan đến các thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
* Về phiá giáo viên: Biết lắng nghe thông tin và ý kiến đánh giá từ phía học sinh, có kỹ
năng sư phạm để có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy vào bài học cho
phù hợp và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó giáo viên cần tìm tòi, mở rộng vốn kiến thức của bản thân, cung cấp thêm cho học sinh kiến thức mới để phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức.
* Về phía học sinh: Cần học bài và làm bài trước khi đến lớp, tích cực xây dựng bài và tiếp thu tri thức mới để tiết học đạt được hiệu quả cao nhất.
Trên đây là tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học Sáng kiến kinh nghiệm: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562
DOWNLOAD FILE