Tìm Dụng Thần từ tra cứu cơ bản tới nâng cao | Blog Kỳ Dương

Dụng Thần là gì?

Dụng thần là một thuật ngữ được dùng trong thuật xem mệnh lý Tử Bình Tứ Trụ hay còn gọi là bộ môn Bát Tự. Trái với Tử Vi, Tử Bình không đi về số mà đi về khí, vì vậy mọi lập luận đều cần dựa trên sự am hiểu về khí. Nói đến Dụng Thần, dễ hiểu nhất thì đó là 1 trong Thập Thần có thể dùng để cân bằng cách cục của 1 lá số.

Vai trò của việc tìm Dụng Thần chính là tìm cho ra được hệ Khí trong Ngũ Hành (Ngũ Khí Hành Vận, gọi tắt là Ngũ Hành) có vai trò cân bằng Bát Tự tùy theo từng thời điểm.

Ngũ hành trong vũ trụ ảnh hưởng vô cùng lớn và con người không nằm ngoài quy luật này

Tại sao lại theo từng thời điểm? Các bạn nên tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này để chiêm nghiệm sự diệu kỳ của bộ môn Dịch Học. Dụng Thần còn có nghĩa theo thời vận, Dụng là khả dụng, chắc chắn rồi, nhưng Thần cũng còn có nghĩa là thời vận. Thông thường khi gặp những thầy chấm Tử Bình, họ chỉ cung cấp cho ta Dụng Thần của cả bộ Bát Tự chứ không nhắc tới sự điều chỉnh trong từng đại vận.

Vậy tìm Dụng Thần để làm gì?

Hầu hết những bạn đọc tìm hỏi tôi đều biết rằng thuật Xem Phong Thủy theo Bát Tự chính xác và có hướng giải quyết cụ thể hơn là phái Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh. Tuy nhiên, tôi có đủ kinh nghiệm trong nghề Phong Thủy và biết chắc rằng, chẳng có bộ môn nào hơn bộ môn nào cả. Nhưng hiểu được bộ môn Bát Tự này thì bạn không khó để tiến vào cảnh cửa của bộ môn Phong Thủy Bát Tự (Ở Việt Nam thường gọi là Phong Thủy Mệnh Lý) lẫn Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh, thậm chí là tiến đến Kỳ Môn Độn Giáp hay Thái Ất Thần Kinh.

Tìm được Dụng Thần, không chỉ có thể giúp ta lập luận chính xác sự việc trong từng đại hạn hay tiểu hạn mà còn hỗ trợ chúng ta cứu người thoát cơn hiểm nghèo, chữa được cả những căn bệnh quái ác.

Hiểu Dụng Thần là vậy nhưng tìm Dụng Thần cũng là điều mà những ai mới nhập môn cũng đều trăn trở nhức đầu. (Vâng, tôi cũng trải qua thời gian ấy rồi)

Cả tuần vừa qua tôi ngồi tính nhẩm và thống kê tốn rất nhiều thời gian, tuy nhiên chưa có bảng thống kê nào khiến tôi hài lòng cả. Cuối cùng tôi đi đến quyết định sẽ công bố ra là 2 bài viết khác nhau. Bài này chủ yếu dành cho những bạn không có căn bản, tra cứu với xác suất 80% là đúng. Sau này tôi sẽ bổ sung bài viết dành cho người nghiên cứu đã kha khá bởi vì trong môn Tử Bình Bát Tự, cần phải am hiểu ngũ hành, sự hóa hợp giữa các thiên can và địa chi thì mới tính tạm gọi là chính xác.

Lưu ý: Có 1 số bạn vào đây bình luận cho rằng bài viết này làm mọi người hiểu sai về cách tìm Dụng Thần. Tôi sẽ cố gắng viết 1 bài đầy đủ sau vậy, còn bài này nhấn mạnh chỉ dành cho người mới học, chưa thông thạo cách luận về khí và cách cục của Bát Tự.

Ví dụ tôi là một người có bối cảnh bát tự là cây cổ thụ ở giữa sông hồ, mưa phùn, gió lạnh, sinh ra lúc tờ mờ sáng, thiếu ánh mặt trời. Vậy Dụng Thần của tôi là gì? Đó là Hỏa và Thổ, vì Hỏa sưởi ấm cho tôi khỏi chết rét, Thổ san lấp ngăn chặn những dòng sông đổ về để tôi không chết úng. Nhưng có một tiền bối vì chưa hiểu vấn đề này, lại sắp đặt cho tôi nằm ở cung Thân, trang trí một bức tượng rồng bằng đồng. Gọi là Thân Tý Thìn (tôi tuổi Tý) tam hợp. Hoặc có người khuyên tôi là đã có một con trai tuổi Thìn rồi, ráng sanh đứa tuổi Thân nữa cho gia đình hòa thuận.

Ấy là những lý luận chưa nghiên cứu kỹ. Và tôi cũng nói luôn, chính sự hóa hợp Thân Tý Thìn vào tiểu vận xấu trong đại vận xấu nhất của tôi sẽ khiến tôi qua đời. 🙂 Vì Tam Hợp là một sự hóa thể làm mất đi tính chất ban đầu, tạo thành một cục diện mới, mà Thân Tý Thìn là Thủy cục, há chẳng phải là cây chết úng càng thêm úng sao?

Có thể vận dụng cả Tử Vi và Tử Bình nếu đủ am hiểu về số và khí

Đây có lẽ là điều mà ai nghiên cứu mệnh lý cũng thường nghĩ tới. Nhiều người vẫn khuyên rằng không nên kết hợp cả 2, nhưng tôi vẫn ứng dụng cả 2. Thực ra nếu đọc nhiều tài liệu, đặc biệt là các cuốn sách ở Sài Gòn trước năm 1975, chúng ta sẽ thấy kiến thức Tử Vi của thời đó khác bây giờ rất nhiều.

Chẳng hạn, nạp âm trong phong thủy cũng có ảnh hưởng nhưng chắc chắn là không liên quan đến màu sắc hợp mệnh hay ngũ hành (gọi đúng ra là ngũ khí hành vận). Nhưng các cuốn sách viết về Tử Vi sau này, tôi không hiểu vì sao lại càng lúc càng sai 🙂 Để rồi sau khi đọc xong cả cuốn sách, vẫn còn rất nhiều bạn băn khoăn rằng làm sao để biết màu sắc nào hợp với mệnh tuổi của mình.

Màu sắc chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc sống, nhưng để biết chính xác màu sắc hợp mệnh trong ngũ khí hành vận, bạn buộc phải hiểu bát tự tứ trụ của mình. Mức độ am hiểu càng sâu thì việc phán đóan Dụng Thần càng chính xác. Đến một mức độ nào đó, bạn có thể làm bất kỳ việc gì bạn muốn chỉ thông qua việc nạp khí. Tuy vậy, việc này còn liên quan đến cả quan điểm sống vào đạo đức con người trong đó nên cũng theo chân các bậc tiền bối khác, tôi chỉ dừng lại ở những phần hướng dẫn cơ bản nhất, chủ yếu là cứu vận đối với những người kém may mắn.

Thức ăn và màu sắc cũng có thể làm thay đổi vận khí nếu nó biểu hiện đúng theo Dụng Thần

Các bước chuẩn bị

Trở lại vấn đề chính, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tra cứu Dụng Thần của mình. Trước hết, hãy tra cứu ngày tháng năm sinh của mình, nhìn xuống phần Âm lịch, ngày hôm đó Thiên Can là gì. Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Nếu bạn có lịch vạn niên thì cứ mở ra tra cứu, không thì cứ việc mở Google gõ từ khóa “tra cứu lịch âm dương” sẽ không ít các trang hỗ trợ chức năng này. Và lưu ý là chúng ta đang tìm Thiên can của NGÀY, xin đừng quan tâm đến tháng, năm.

Bước thứ hai, dựa vào ngày sinh và tháng sinh, hãy tra cứu theo bảng dưới đây (Ở phía trên là Thiên Can ngày sinh của bạn), lưu ý là với người sinh ngày Mậu hoặc Kỷ thì xem ở bảng bên dưới:

Bước tra cứu tìm Dụng Thần

Khoảng thời gian sinh

19/2 – 4/5

5/5 – 6/8

7/8 – 6/11

7/11 – 18/2

Can ngày sinh

Giáp

Kim Hỏa

Kim Thủy

Mộc Hỏa

Hỏa Kim

Ất

Hỏa Thủy

Thủy

Mộc Thủy

Thổ Hỏa

Bính

Thủy

Thủy

Mộc

Mộc

Đinh

Kim

Thủy Mộc

Mộc Thủy

Mộc Kim

Mậu

Xem bảng hướng dẫn bên dưới

Kỷ

Canh

Hỏa Thổ

Thủy

Mộc Hỏa

Hỏa

Tân

Kim Thủy

Thủy

Mộc Thủy

Hỏa Thủy

Nhâm

Kim

Thủy Kim

Mộc

Hỏa Kim

Quý

Kim Hỏa

Kim Thủy

Mộc Hỏa

Kim Hỏa

Bảng tra cứu Dụng Thần dành cho mệnh Thổ

(người sinh ngày Mậu/ Kỷ chứ không phải Nạp Âm hệ Thổ)

 

Ngày/ Tháng

Mậu

Kỷ

6/1 – 18/2

Hỏa

Hỏa >> Mộc

19/2 – 4/3

Hỏa > Mộc > Thủy

Hỏa

5/3 – 4/4

Mộc > Thủy

5/4 – 5/5

Mộc > Thủy > Hỏa

Hỏa > Thủy > Mộc

6/5 – 5/6

Mộc > Hỏa > Thủy

Thủy >> Hỏa

6/6 – 6/7

Thủy > Mộc > Hỏa

7/7 – 6/8

Thủy > Hỏa > Mộc

Thủy > Hỏa

7/8 – 7/9

Hỏa > Thủy > Mộc

Hỏa > Thủy

8/9 – 7/10

Hỏa > Thủy

8/10 – 6/11

Mộc > Thủy > Hỏa

Mộc

7/11 – 6/12

Hỏa = Mộc

Hỏa >> Mộc

7/12 – 5/1

Hỏa > Mộc

Tuy nhiên, cũng thành thật xin lỗi những bạn nào sinh vào ngày Mậu và ngày Kỷ, vì tính chất của 2 Thiên Can này biến hóa vô cùng. Hệ Thổ là trung tâm vận hành của vũ trụ. Bạn chỉ nên tham khảo rồi tùy duyên lĩnh hội, độ chính xác của bảng thống kê nêu trên chỉ khoảng 65%. Còn nếu muốn cứu vận, thành thật khuyên bạn nên chọn một là tự nghiên cứu thêm bộ môn bát tự, hai là tìm người có chuyên môn về bộ môn này để xin hỏi về Dụng Thần.

Tương tự, những bạn trong giờ ngày tháng năm sinh nếu có chữ Tị (Rắn) thì cũng giảm xác suất đúng xuống một phần. Vì trong đại vận hay tiểu vận, sự hóa hợp của chữ Tị đôi khi làm thay đổi cục diện ngũ khí rất nhiều.

Nói đến Phong Thủy mà không bàn tới mệnh lý là một thiếu sót lớn, cũng như nói tới Mệnh lý mà chỉ biết đến Tử Vi và bác bỏ Tử Bình cũng là một thiếu sót, vâng đó là quan điểm cá nhân tôi.

Bộ môn Bát Tự Tử Bình rất thâm sâu và mênh mông, sở dĩ chính các thuật sĩ Phong Thủy ít chọn xem phong thủy theo cách này dù tính chính xác của nó cao hơn, chính là vì sự mênh mông của nó. Bên cạnh đó, cũng vì quá mênh mông nên bảng thống kê này  chưa thể chính xác 100% được. Mong những bằng hữu ghé qua cho lời khuyên nếu thấy chỗ nào chưa ổn.

4.1/5 – (104 bình chọn)

Summary

Tìm Dụng Thần từ tra cứu cơ bản tới nâng caoTìm Dụng Thần từ tra cứu cơ bản tới nâng cao

Article Name

Tìm Dụng Thần từ tra cứu cơ bản tới nâng cao

Description

Tổng hợp các phương pháp tìm dụng thần từ cơ bản tới nâng cao, trong đó có phương pháp tra cứu dành cho những người mới nhập môn nghiên cứu Tứ Trụ Tử Bình.

Author

Kỳ Dương

Publisher Name

Blog Kỳ Dương

Publisher Logo

Blog Kỳ DươngBlog Kỳ Dương