Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
Cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam ra mắt độc giả năm 1996 đã thu hút được sự chú trọng của dư luận và được bằng khen của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Lướt qua 6 chương, danh sách 436 tài liệu tham khảo và bảng chỉ dẫn, cảm tưởng đầu tiên là đây là một công trình nghiên cứu có hệ thống, công phu. Ðọc kĩ hơn, tôi thấy thỉnh thoảng có vài sai lầm và một số lập luận phải bàn sâu. Vậy, như tác giả đã gợi ý trong lời nói đầu, tôi xin đóng góp vài lời sau đây. Bài này chỉ liên quan đến Chương I của sách: Cơ sở lí luận cho cách nhìn hệ thống – loại hình về văn hoá Việt Nam (Cái nhìn hệ thống – loại hình là phụ đề của quyển sách). Những chương sau sẽ được bàn tiếp.
Trước hết tôi muốn nói là tôi hoàn toàn đồng ý với hai quan điểm phương pháp của tác giả: một là cái nhìn hệ thống, hai là cái nhìn “độc lập”, không lấy Trung Hoa hay Âu Tây làm trung tâm nhưng không phủ định ảnh hưởng của họ. Từ lâu tôi đã đi đến kết luận rằng Trung Hoa đã nhận được nhiều đóng góp của Ðông Nam Á (các văn hoá ở miền Nam sông Dương Tử), nhưng vì người Hán đã chiếm lãnh thổ ngày nay của Trung Quốc và, vì có chữ viết, đã viết lịch sử theo cách nhìn của họ (coi các dân tộc khác là man di) nên thế giới thường tưởng rằng văn hoá Trung Hoa hoàn toàn do người Hán lập ra. Mới gần đây thôi các nhà sử học và khảo cổ học mới nhận có sự đóng góp của nhiều văn hoá trong sự hình thành của văn hoá Trung Hoa, như trong 2 quyển sách xuất bản năm 1999: Yang Xiaoneng, ed., The Golden Age of Chinese Archaeology (Washington) và M. Loewe and E.L. Shangh-nessy, eds, The Cambridge History of Ancient China: From the origins of Civilization to 221 B.C. (Cambridge University Press).
Trung Hoa, trong giai đoạn từ đồ đá giữa đến đồ đá mới (7000-2000 trước C.N.), nông nghiệp đã nhô lên với hai loại cốc chính: kê ở miền sông Hoàng Hà và lúa ở miền sông Dương Tử. Những vết tích sớm nhất của lúa gạo đã tìm thấy trong một động ở Hồ Nam, vào khoảng 12 000 năm trước C.N., kê thì muộn hơn một tị ở miền trung sông Hoàng Hà. Trong mỗi miền trồng trọt có 3 vùng văn hoá chính, từ Tây sang Ðông, ở miền Bắc: Yangshao, Dawenkou và Hongshan; ở miền Nam: Daxi, Liangzhu và Dapenkeng. Mỗi văn hoá có đặc trưng của mình trong hình dạng và trong trang trí của đồ gốm, đồ tạo bằng đất nung (và ngọc ở Hongshan và Liangzhu). Giữa các văn hoá có sự trao đổi, bằng chứng là một số hoa văn như là rồng rắn và mặt nạ súc vật.
Tham khảo thêm: 100 Điều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam
Tham khảo thêm: Nghệ Thuật Và Vật Lý
Tham khảo thêm: Du Ký Việt Nam Tập 1
Tham khảo thêm: Cẩm Nang Ứng Dụng Phong Tục Dân Gian
Tham khảo thêm: Trung Quốc Trong 10 Từ Vựng
CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY.