Tìm hiểu chi tiết về ngũ hổ – Đồ Thờ Việt

Mục lục bài viết

Ngũ Hổ

Trong điện thần Đạo Mẫu có thờ Ngũ Hổ, biểu tượng Sơn thần, trấn giữ Ngũ Phương.

Tượng Ngũ Hổ thường được thờ ở Hạ Ban, tức bàn thờ phía dưới của ban thờ Công Đồng. Lễ vật dâng thường là thịt sống cũng có khi thần Ngũ Hổ nhập đồng.

  • Hắc Hổ trấn giữ phương bắc
  • Bạch Hổ trấn giữ phương tây
  • Hoàng Hổ trấn giữ trung tâm
  • Thanh Hổ trấn giữ phương đông
  • Xích Hổ trấn giữ phương nam

Căn Ngũ dinh (hay còn gọi là Ngũ Hổ) và căn ông Lốt (tức Thanh xà, Bạch xà) thực ra là rất ít, hầu như không có. Nếu bạn có căn ông Hổ thì khi xác về (hay phần căn nhập về) thì sẽ ăn đĩa sành sứ, chai lọ thủy tinh. Nếu không có như vậy thì mới chỉ là ảo tưởng mà thôi.
Bài sai quan ngũ hổ, giống như lời thề trong lực lượng vũ trang. Bài sai nhắc nhở những công việc mà Ngũ hổ phải làm, căn dặn những việc không được làm và oai linh của tướng.

Động Ngũ Hổ

Trong Đạo mẫu, Ngũ Hổ có nhiệm vụ giữ gìn cửa đền điện và các phép tắc tôn giáo, thì hành các hiệu lệnh khi cần thiết.

Trong Tam phủ thì các thầy Phù thủy chỉ thờ Hắc Hổ hoặc Bạch Hổ.
Đồ cúng ngũ hỗ cũng khác lạ.

Thường ngày thì có một bát cháo hoa (không cho muối), một nậm rượu, 5 quả trứng vịt. Thường thì cúng trứng vịt cho Ngũ Hổ và cúng trứng gà cho ông Lốt thì xếp như sau:

Ngoài ra còn một đĩa gạo muối, tiền lẻ, trà. Nếu có thờ âm binh thì phải có 1 đĩa đậu 5 loại rang thơm. Nếu vào ngày tiệc hay việc cúng thì phải có 1 miếng thịt vai, khía thành 5 miếng.
Chuyện bị Ngũ hổ vật không phải là ít gặp, cái chính là không lo lễ vật cho ngũ dinh chu đáo.