Tìm hiểu di tích lịch sử đền Chu Văn An Chí Linh Hải Dương
Bắt đầu bằng câu hỏi Đền Chu Văn An ở đâu ? Đền có tên Chu Văn An tọa lạc trong khu di tích Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị…
Mục lục bài viết
Đánh Giá
Rated
4.3
/5 based on
9
votes
Bắt đầu bằng câu hỏi Đền Chu Văn An ở đâu ? Đền có tên Chu Văn An tọa lạc trong khu di tích Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng hơn 80 km về phía đông. Hình ảnh đền Chu Văn An mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Vậy đền thờ ai và đền di tích lịch sử đền Chu Văn An có ở những địa điểm nào ? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về đền Chu Văn An một cách chi tiết nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về khu di tích lịch sử nổi tiếng này, cùng theo dõi nhé.
Di tích lịch sử đền Chu Văn An
1. Tìm về di tích lịch sử đền Chu Văn An Hải Dương
Đền Chu Văn An Hải Dương Việt Nam hay còn gọi là đền Chu Văn An Côn Sơn nằm giữa bốn bề bát ngát thông xanh và tiếng suối reo ở vùng núi Chí Linh tỉnh Hải Dương. Đền thờ Chu Văn An, người thầy giáo được coi là “Vạn thế sư biểu” của Việt Nam, với chữ “Học” được đề cao. Nơi đây mấy trăm năm trước, ông tổ của ngành giáo dục Việt Nam sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường trở về mở trường dạy học, viết sách, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, vui với cỏ cây mây nước.
Đến tham quan đền Chu Văn An Chí Linh Hải Dương Việt Nam, bạn còn có thể tham quan thêm các địa danh nổi tiếng lân cận là nơi di dưỡng tinh thần của nhiều danh nhân thời Lý – Trần như như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Thanh Mai…
Đền chính ngày xưa là điện Lưu Quang, nơi thầy Chu Văn An dạy học, nay được xây dựng bằng gỗ lim trên một vị trí thoáng đãng giữa đất trời với lối kiến trúc chữ đinh, chồng diêm tám mái thể hiện sự tôn vinh tầm vóc một danh nhân, những đầu đao trên mái đền cong vút thanh thoát, nóc đắp nổi lưỡng long chầu nhật. Ở bậc cấp dẫn lên đền chính là một đôi rồng đá lớn, có chữ “Học” được viết theo kiểu thư pháp tiếng Việt.
Đường lên khu lăng mộ, cách đền khoảng 600m, được lát đá xanh và nằm dưới bóng mát của tán thông. Tương truyền khi Chu Văn An mất, học trò đã đưa thầy lên táng tại đỉnh núi Phượng Hoàng và dựng nhà bên mộ tế lễ cả năm.
Đền thờ Chu Văn An còn là nơi từng diễn ra nhiều hoạt động nhằm tôn vinh những điển hình trong ngành giáo dục của cả nước. Nhiều trường học ở các tỉnh miền Bắc tổ chức cho học sinh đến đây tham quan kết hợp tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Khách đến viếng đền đầu xuân thường xin chữ thánh hiền từ các cụ đồ nho – một truyền thống có từ khi thầy Chu Văn An về trường dạy học và được duy trì đến nay.
2. Tập tục Đại Việt và sự tích đền Chu Văn An
Tương truyền ngày xưa có khu giếng son, đáy có lớp bùn màu đỏ thắm, được thầy An dùng để viết chữ. Hơn bảy thế kỷ trôi qua, giếng son đã bị vùi lấp nhưng người dân địa phương ngày nay đã chế tác được loại mực son bằng nguyên liệu tự nhiên chỉ có ở đây. Các cụ viết chữ ở đền cho biết du khách thường xin chữ cầu công danh hiển đạt, học hành, khoa cử tiến bộ. Hằng năm, lễ hội đền Chu Văn An Chí Linh Hải Dương được tổ chức ngày 25/8 (âm lịch) để kỷ niệm ngày sinh và ngày 26/11 để tưởng nhớ ngày thầy Chu Văn An từ trần.
Ban thờ thầy giáo Chu Văn An
Đền thờ Chu Văn An là điểm du lịch tâm linh và giáo dục truyền thống của rất nhiều du khách, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên cả nước. Hàng năm, Đền Chu Văn An Hải Dương lại diễn ra lễ khai bút đầu xuân một nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính – Học – Thuần – Hành, với 10 chữ Quốc ngữ: Tâm – Đức – Chí – Nghĩa – Trung – Tài – Minh – Trí – Thành – Vinh; lễ hội mùa thu từ ngày 01/08 – 25/8 âm lịch (và chính hội ngày 25); lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 dương lịch; lễ hội về nguồn từ 24 – 26/11 âm lịch (và chính hội ngày 26).
Đền Chu Văn An Hà Nội là khu di tích lịch sử nẳm ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội; cách Hồ Gươm hơn 11km về hướng Tây Nam. Tương truyền sau khi Chu Văn An mất, nhân dân làng Thanh Liệt cũng dựng đền thờ và xin phong ông làm thần hoàng phù hộ quê nhà. Sang đến thời Lê Trung hưng, ngôi đền này trở thành Văn chỉ, nơi thờ chung tất cả các vị khoa bảng của làng Thanh Liệt. Theo văn bia “Tiên hiền bi ký” dựng năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1765) thì ban đầu đền thờ Chu Văn An và con là Chu Tam Tỉnh, đỗ khoa Ngự thi năm Tân Hợi, cháu là Chu Đình Bảo, đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484), rồi Lý Trần Thản, đỗ tiến sĩ năm Ất Sửu.
Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ di tích lịch sử đền Chu văn An Hải Dương cũng như ý nghĩa của ngày hội diễn ra tại đền. Đền Chu Văn An Chí Linh Hải Dương là khu di tích lịch sử cấp quốc gia được Nhà nước duy trì và bảo tồn từ năm 1998.
>>>Đường đi đền Chu Văn An ở Hải Dương:
Chia sẻ cho bạn bè