Tìm hiểu homestay là gì? Phân biệt homestay với các loại hình lưu trú khác

Homestay là gì?

Homestay là một loại hình lưu trú được xác định bằng cụm từ “Home from home”. Tức là, trong một chuyến du lịch bạn sẽ đặt chỗ và nghỉ lại trong căn nhà của người dân địa phương, sống và sinh hoạt giống như một thành viên trong gia đình họ.

Bên cạnh khách sạn cao cấp, resort nghỉ dưỡng là những loại hình du lịch phổ biến tại thị trường Việt Nam. Hiện nay có một loại hình du lịch đang dần chiếm lĩnh thị trường, đó chính là homestay.

Vậy, homestay là gì? Làm thế nào để phân biệt homestay với các loại hình lưu trú du lịch như khách sạn, resort… hay nhà nghỉ ? Hãy cùng Nội thất Ông Kiến tìm hiểu ngay sau đây.

Homestay là gì?

Homestay là một loại hình lưu trú được xác định bằng cụm từ “Home from home”. Tức là, trong một chuyến du lịch bạn sẽ đặt chỗ và nghỉ lại trong căn nhà của người dân địa phương, sống và sinh hoạt giống như một thành viên trong gia đình họ.

Trong chuyến đi đó sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, có một góc nhìn mới gần gũi và thực tế hơn về nền văn hóa và cuộc sống của người dân bản địa. Khi đi du lịch và lưu trú tại các homestay, du khách cũng được yêu cầu “nhập gia tùy tục”, ví dụ như mặc quần áo của người dân bản địa, sinh hoạt theo tập quán của họ. Mặc dù, sống và sinh hoạt chung nhưng du khách cũng cần phải biết cách tôn trọng quy tắc, quyền riêng tư của chủ nhà.

Thực tế, homestay giống một dạng nhà nghỉ độc lập nhưng mang tính cá nhân. Du khách cũng phải làm các thủ tục thuê không khác gì thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ nhưng sẽ có được không gian nghỉ ngơi rộng hơn, thoải mái hơn. Mặc dù, ở homestay bạn sẽ không thể nào có được cảm giác thoải mái tuyệt đối như khi nghỉ tại khách sạn, resort… Nhưng bù lại, bạn có được những trải nghiệm thực tế tuyệt vời, khi được trực tiếp tham gia vào các hoạt động và sinh hoạt như một người dân địa phương.

Đây chính là điểm đặc biệt để phân biệt homestay với các loại hình du lịch như khách sạn, resort, bungalow hay nhà nghỉ. Trước khi lên kế hoạch du lịch khám phá homestay bạn nên tìm hiểu văn hóa nơi bạn muốn đến để có những bước chuẩn bị tốt hơn.

Tìm hiểu bungalow là gì?

Khi bạn di du lich lựa chọn lưu trú homestay tức là bạn đã chấp nhận sống chung với một người mà bạn không hề quen biết, vì vậy Bạn hãy tôn trọng sự khác biệt, văn hóa, tập quán và cả sự riêng tư của họ, hạn chế bày tỏ quan điểm riêng, đặc biệt là về vấn đề tôn giáo.

Thói quen sinh hoạt, ăn uống của mỗi vùng, mỗi quốc gia có đặc điểm, nguyên tắc riêng. Cho nên, khi lưu trú tại homestay đừng tỏ thái độ chê bai hay khó chịu khi nhìn thấy mà hãy vui vẻ chấp nhận và thích nghi, hãy ứng xử như một người dân địa phương thực thụ.

Quy mô nhỏ và giá rẻ

Để có thể kinh doanh loại hình du lịch Homestay, các hộ gia đình sẽ tự cải tạo ngôi nhà của mình hoặc thuê đơn vị chuyên thiết kế thi công Homestay để đáp ứng các yêu cầu thiết yếu rồi xin giấy phép kinh doanh tại chính quyền địa phương và bắt đầu đón khách. Theo đó, thông thường, mỗi gia đình có thể đón khoảng từ 10 đến 30 du khách (tùy thuộc vào quy mô) với giá dao động tùy quy mô, địa phương và trang thiết bị,… mà có những mức giá khác nhau.

Thiết kế và xây dựng và kinh doanh homestay đang là sự lựa chọn phổ biến và trở thành xu hướng kinh doanh của khá nhiều người, đồng thời cũng được khách du lịch đặc biệt yêu thích bởi những trải nghiệm thú vị mà nó mang lại. Do đó, mở homestay kinh doanh là hướng đi đầy tiềm năng ở thời điểm hiện tại. Vậy thiết kế homestay có cần tuân theo quy định tiêu chuẩn nào không?

Điều kiện tiêu chuẩn homestay thế nào?

Bản quy định tiêu chuẩn thiết kế homestay bạn nên biết

Tuy không đòi hỏi quá nhiều dịch vụ hay sự tiện nghi như khách sạn hay resort nhưng quá trình thiết kế và xây dựng homestay cũng cần tuân theo những quy định tiêu chuẩn đặc thù.

Theo đó, tiêu chuẩn kinh doanh dịch vụ lưu trú tiêu chuẩn quốc gia được quy định TCVN 7800:2017 về tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) của Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Cụ thể như sau:

STT

Tiêu chí

Tiêu chuẩn cụ thể

1

Vị trí thiết kế và xây dựng

  • Dễ tiếp cận, thuận tiện
  • Đảm bảo an ninh, an toàn
  • Có biển hiệu rõ ràng đặt ở nơi dễ thấy – hướng dẫn khách tới nơi có phòng cho khách thuê
  • Đặt ở nơi thoáng đãng, có khung cảnh đẹp

2

Thiết kế, kiến trúc

  • Nhà trong tình trạng tốt
  • Thiết kế phản ánh được kiến trúc đặc trưng của địa phương
  • Vật liệu xây dựng đặc trưng của địa phương
  • Mặt tiền nhà (đường vào, vỉa hè, tiểu cảnh…), sân vườn (nếu có) sạch sẽ, không trơn trượt
  • Thông thoáng, không gian mở
  • Ánh sáng và chiếu sáng đảm bảo thuận lợi cho quá trình sử dụng và vận hành
  • Có tối thiểu 1 nhà tắm, 1 nhà vệ sinh cho khách. Phòng vệ sinh và nhà tắm có thể chung trong 1 phòng hoặc tách riêng từng khu vực. Trường hợp phòng vệ sinh và nhà tắm chung thì phải có diện tích tối thiểu 3m2

3

Trang thiết bị, nội thất, tiện nghi

 a. Đối với khu vực lưu trú:

  • Đảm bảo đủ diện tích tối thiểu của từng phòng: 8m2 trở lên đối với phòng 1 giường đơn – 10m2 trở lên đối với phòng 2 giường đơn hoặc 1 giường đôi – nếu làm giường tập thể (phòng dorm) thì cứ mỗi giường tăng lên phòng phải tăng thêm 4m2
  • Cửa phòng phải có chốt trong tạo cảm giác an toàn và không gian riêng tư cho du khách
  • Thiết bị hoạt động đúng tính năng; bài trí hợp lý
  • Đèn điện, công tắc bố trí thuận tiện
  • Ổ cắm điện cho mỗi khách bố trí thuận tiện
  • Quạt điện
  • Đèn đủ chiếu sáng
  • Giường hoặc đệm/ chiếu có kích thước tối thiểu 0,8m x 1,9m cho 1 người – 1,5m x 1,9m cho 2 người; đệm dày 10cm, có ga bọc, chất lượng tốt; chăn có ga bọc; gối có vỏ bọc
  • Tủ hoặc kê đầu giường đối với nơi kê giường
  • Đèn đầu giường đối với nơi kê giường
  • Đèn cho mỗi khách tại mỗi giường/ đệm
  • Có khoảng cách dành cho khách đi lại giữa các giường/ đệm/ chiếu
  • Màn che phân cách các đệm đối với nơi không có giường
  • Lưới chống muỗi hoặc màn ở mỗi giường/ đệm/ chiếu đối với nơi có côn trùng có thể gây hại cho khách
  • Chỗ treo hoặc để quần áo cho mỗi khách
  • Bình nước uống, cốc uống nước cho khách
  • Thùng rác có nắp
  • Lò sưởi hoặc điều hòa với nơi có khí hậu lạnh
  • Tủ đựng đồ riêng cho khách hoặc tủ chung có nhiều ngăn, mỗi khách sử dụng một ngăn có chìa khóa riêng (có thể đặt trong hoặc ngoài buồng ngủ)

 b. Đối với nội thất khu vệ sinh, nhà tắm:

  • Khu vực rửa tay, phòng vệ sinh, phòng tắm có thể chung trong 1 phòng hoặc riêng từng khu vực
  • Khu vực rửa tay: vật dụng cho mỗi khách gồm: bàn chải đáng răng, kem đánh răng, chậu rửa mặt, gương soi, vòi nước, nước nóng, xà phòng
  • Phòng vệ sinh: cửa có chốt an toàn bên trong, tường bằng vật liệu không thấm nước, sàn không trơn trượt, đảm bảo thông thoáng, hệ thống chiếu sáng, đèn điện, bồn cầu hoặc hố xí tự hoại, giấy vệ sinh, thùng rác có nắp, không có mùi hôi, hệ thống ga và xi phông thoát sàn đảm bảo ngăn mùi hôi
  • Phòng tắm: trang thiết bị chất lượng khá, hoạt động tốt, cửa có chốt an toàn bên trong, tường bằng vật liệu không thấm nước, tường phải ốp gạch men cao quá đầu người (2m), sàn không trơn trượt, đảm bảo thông thoáng, hệ thống chiếu sáng, đèn điện, không có mùi hôi, hệ thống ga và xi phông thoát sàn đảm bảo ngăn mùi hôi, vòi nước, nước nóng, vòi hoa sen, móc hoặc giá treo các loại khăn, móc treo quần áo, xà phòng, khăn mặt, khăn tắm

 c. Đối với khu vực sinh hoạt chung:

  • Tủ thuốc gia đình hoặc túi sơ cứu có các vật dụng sơ cứu cơ bản, thuốc thông dụng còn hạn sử dụng
  • Bàn, ghế để khách có thể ngồi ăn hoặc ngồi uống nước
  • Tivi
  • Điện thoại

 d. Đối với khu vực phục vụ nhu cầu ăn uống:

  • Khu vực phục vụ ăn uống có thể chung với khu vực sinh hoạt chung
  • Người phục vụ tại nhà ở có phòng khách du lịch thuê tùy điều kiện có thể phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hoặc bố trí khu vực để khách tự phục vụ nhu cầu ăn uống
  • Bàn ghế hoặc thảm, chiếu
  • Dụng cụ và tủ đựng dụng cụ phục vụ ăn uống đảm bảo chất lượng
  • Trang thiết bị, dụng cụ chế biến món ăn, đồ uống cho khách sử dụng và tự phục vụ
  • Khu vực rửa dụng cụ ăn uống
  • Dụng cụ và chất tẩy rửa vệ sinh
  • Thùng rác có nắp
  • Ánh sáng hoặc chiếu sáng thuận lợi trong quá trình sử dụng, vận hành
  • Đảm bảo thông thoáng
  • Tủ lạnh bảo quản thực phẩm

 e. Đối với khu vực trung tâm, cộng đồng:

  • Có không gian để tổ chức hoạt động cộng đồng như lễ đón tiếp, biểu diễn hoạt động văn hóa văn nghệ…

4

Dịch vụ và mức độ phục vụ

  • Dịch vụ: có bảng niêm yết giá buồng, giá dịch vụ (nếu có) – bảng niêm yết nội quy – có tủ nhiều ngăn cho khách sử dụng, mỗi ngăn 1 chìa khóa – cung cấp thông tin cần thiết cho khách
  • Mức độ phục vụ: thay ga bọc đệm, bọc chăn, vỏ gối 3 ngày 1 lần hoặc khi có khách mới – cung cấp đủ nước sạch 24/24h

5

Người quản lý và nhân viên phục vụ

  • Người quản lý phải có kinh nghiệm thực tế, đã qua lớp tập huấn về quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Nhân viên phục vụ phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ trừ trường hợp có bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan đào tạo có thẩm quyền cấp – khuyến khích biết ngoại ngữ

*Notes: Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thiết kế homestay trên đây, bạn có thể tự tin làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh và bắt đầu hoạt động để đón – phục vụ những vị khách đầu tiên

Như vậy, để bắt đầu kinh doanh homestay, ngoài việc thiết kế xây nên một ngôi nhà view đẹp, thoáng đãng, phong cách thiết kế không gian và phòng ốc độc đáo, mới lạ và tinh tế để khách lưu trú có thể vừa ngắm cảnh, gần gũi với thiên nhiên, giảm stress, vừa có những bức hình check-in nghìn like… thì homestay đó còn phải đảm bảo đáp ứng một số tiêu chí thiết kế khá khắt khe được quy định bởi Luật Du lịch. Nắm vững và tuân thủ những tiêu chí được Ông Kiến chia sẻ ngay từ đầu để có giải pháp thiết kế và xây dựng homestay đạt hiệu quả hơn.

Xem thêm: Ý tưởng thiết kế bungalow phù hợp kinh doanh homestay, farmstay và resort bungalow

Cùng tìm hiểu Farmstay là gì?

Chúc bạn kinh doanh homestay thành công!