Tìm hiểu ngành nghề: Văn hóa học là gì? Nên học trường nào?

Văn hóa học là ngành học chuyên nghiên cứu về các vấn đề văn hóa của xã hội. Ngành học này có những gì cần tìm hiểu? Hãy cùng mình đi một vòng quanh ngành này xem nhé.

nganh van hoa hocnganh van hoa hoc

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Văn hóa học là gì?

Văn hóa học (tiếng Anh là Cultutal Studies) là một ngành đại học liên quan đến việc nghiên cứu và phân tích văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và xu hướng xã hội. Sinh viên được học các kỹ năng phân tích và đánh giá văn hóa, và cách nó ảnh hưởng đến con người và xã hội.

Các chủ đề bao gồm:

  • Văn hóa và xã hội.
  • Nghệ thuật và điện ảnh.
  • Địa lý văn hóa và du lịch.
  • Tự nhiên và văn hóa.
  • Nhân văn và quốc tế.

Sinh viên ngành văn hóa học sau khi ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực như du lịch, truyền thông, nghiên cứu văn hóa, quản lý bảo tàng và cảnh quan.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Văn hóa học

Có những trường nào đào tạo ngành Văn hóa học?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Văn hóa học cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Văn hóa học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Văn hóa học năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 27 (thang điểm 30).

3. Các khối thi ngành Văn hóa học

Ngành Văn hóa học là một trong những ngành học hiếm hoi mà danh sách tổ hợp xét tuyển không có sự xuất hiện của các khối khoa học tự nhiên.

Các khối xét tuyển vào ngành Văn hóa học của các trường đại học phía trên bao gồm:

  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
  • Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
  • Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
  • Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
  • Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

Để các bạn có thể nắm được việc mình sẽ học những gì với ngành Văn hóa học, mình mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Văn hóa học của trường Đại học Văn hóa TPHCM nhé.

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 1

Pháp luật đại cương

Tâm lý học đại cương

Xã hội học đại cương

Lịch sử văn minh thế giới

Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 2

Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Giáo dục thể chất 1, 2, 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Anh văn 1, 2

Tiếng Việt thực hành

Mỹ học đại cương

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản VN

II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH

Văn hóa học đại cương

Nhập môn Nhân học văn hóa

Kinh tế học văn hóa

Văn hóa dân gian

Văn hóa đại chúng

Nghệ thuật học đại cương

Ký hiệu học văn hóa

Giao tiếp liên văn hóa

Địa văn hóa

Ngôn ngữ và văn hóa

Đạo đức nghề nghiệp

II. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH

Phương pháp nghiên cứu khoa học về văn hóa

Di sản văn hóa

Tín ngưỡng và tôn giáo

Marketting văn hóa

Quản lý nhà nước về văn hóa

Tổ chức phát triển cộng đồng

Văn hóa đô thị

Văn hóa kinh doanh

IV. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh  Đông Nam Á

Lịch sử văn hóa Việt Nam

Điền dã Dân tộc học

Thực tập giữa khóa, 1 tháng

Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam

Phong tục và lễ hội dân gian Việt Nam

Các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Văn hóa gia đình

Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Tổ chức sự kiện

Văn hóa ẩm thực + Văn hóa trang phục

Nho giáo trong Văn hóa Việt Nam

Văn hóa quảng cáo

Văn hóa giải trí

Văn hóa du lịch

Gây quỹ và tài trợ

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Văn hóa Bắc Bộ

Văn hóa Nam Bộ

Văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên

Văn hóa biển-đảo Việt Nam

V. THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Thực tập tốt nghiệp (3 tháng)

Khóa luận tốt nghiệp

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành văn hóa học có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực liên quan đến văn hóa và xã hội, bao gồm:

  • Truyền thông và giải trí: Giám đốc sản xuất, biên tập viên, nhà báo, nhân viên quảng cáo.
  • Du lịch và kinh doanh: Nhân viên hướng dẫn du lịch, quản lý khách sạn, quản lý cảnh quan và bảo tàng.
  • Nghiên cứu văn hóa: Nhà nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia văn hóa.
  • Tài nguyên và môi trường: Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
  • Chính phủ và quản lý: Nhân viên chính phủ, chuyên viên quản lý.

6. Mức lương ngành Văn hóa học

Mức lương của người tốt nghiệp ngành Văn hóa học tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chức danh, kinh nghiệm, số năm hoạt động trong ngành và địa điểm làm việc. Trung bình mức lương cho người tốt nghiệp ngành Văn hóa học tại Việt Nam có thể khoảng 8-10 triệu đồng/tháng.

7. Các phẩm chất cần có

Để học tốt ngành Văn hóa học, một số phẩm chất cần có bao gồm:

  • Sự quan tâm đến văn hóa và lịch sử
  • Kỹ năng tìm kiếm và phân tích thông tin
  • Kỹ năng viết và diễn tả tốt
  • Sự khách quan và tính cẩn thận
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
  • Sự tự học và tự giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải có sự tự tin, sáng tạo và tình yêu với nghệ thuật và văn hóa.

Trên đây là một số thông tin về ngành Văn hóa học. Hi vọng phần nào sẽ hữu ích trong việc các bạn đánh giá và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.