Tìm hiểu rõ về các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
Tìm hiểu sâu về các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp mà ta có thể biết được doanh nghiệp đó tồn tại những giá trị nào có thể nhìn thấy được, cảm nhận được và những giá trị nào tồn tại sâu bên trong và không biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài.
Văn hóa doanh nghiệp và tác động của nó
Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Theo Gold K.A: Văn hóa doanh nghiệp là “phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực.”
Hoặc theo Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.: “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”.
Tựu chung lại thì văn hóa doanh nghiệp chính là gốc rễ, là các giá trị tồn tại lâu dài của doanh nghiệp, mang đặc trưng riêng biệt mà không hề bị lẫn lộn với mục đích chính là tăng cường tiềm lực, khuyến khích phát huy tối đa sức sáng tạo của nhân viên, tạo động lực làm việc và tăng lợi nhuận của công ty.
Văn hóa vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.
Tác động tích cực:
– Tạo nên phong thái của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
– Tạo nên lực hướng tâm cho toàn doanh nghiệp
– Khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo
– Giúp thu hút các nguồn lực và tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Tác động tiêu cực: Một số doanh nghiệp có văn hóa cứng nhắc, chuyên quyền, quan liêu, tạo không khí thụ động, khiến nhân viên sự hãi hoặc có thái độ chống đối lãnh đạo….
Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
Biểu hiện hữu hình của văn hóa doanh nghiệp
Biểu hiện hữu hình là những yếu tố thể hiện ngay ở bề ngoài mà ta có thể dễ dàng quan sát được. Ví dụ:
- Trang phục ở nơi làm việc
- Môi trường làm việc
- Lợi ích
- Khen thưởng
- Gặp gỡ, đối thoại
- Các hình thức giải trí và cân bằng cuộc sống
- Mô tả công việc
- Cách thức vận hành, cấu trúc phòng ban
- Các mối quan hệ giữa mọi người trong tổ chức
Tất cả những biểu hiện này đều dễ nhận ra, dễ quan sát và tác động trực tiếp tới nhân viên cũng như khách hàng của doanh nghiệp đó. Trang phục, môi trường, chế độ, khen thưởng… cũng góp phần truyền cảm hứng làm việc tới nhân viên, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo thiện cảm và niềm tin với khách hàng.
Các biểu hiện vô hình của văn hóa doanh nghiệp
Biểu hiện vô hình được coi như giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, không biểu hiện trực tiếp.
- Đối thoại riêng
- Các quy tắc ngầm, vô hình
- Thái độ, tư duy
- Niềm tin
- Quan sát thế giới
- Tâm trạng và cảm xúc
- Cách hiểu vô thức
- Tiêu chuẩn
- Giả định
Những giá trị vô hình rất khó có thể nhìn thấy được nên Lãnh đạo phải tìm cách truyền đạt tới nhân viên thường xuyên và tích cực.
Các dấu hiệu đặc trưng của văn hóa công ty
Biểu trưng là bất kỳ thứ gì có thể được sử dụng làm phương tiện thể hiện nội dung của văn hoá công ty: triết lý, giá trị, niềm tin, nhận thức, phương pháp tư duy… Biểu trưng văn hoá doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phong phú và đa dạng tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi tổ chức.
Biểu hiện trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của văn hoá công ty gọi là các những biểu trưng trực quan, được thiết kế để dễ nhận biết bằng các giác quan: nhìn – nghe – sờ thấy.
Các biểu trưng trực quan điển hình:
– Lịch sử phát triển và truyền thống
– Đặc trưng kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở
– Nghi lễ, nghi thức: Là các hoạt động, sự kiện văn hoá-xã hội chính thức nhằm thắt chặt mối quan hệ với tổ chức
– Biểu tượng, logo, các ấn phẩm điển hình
– Câu chuyện, tấm gương điển hình
– Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Biểu hiện trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng phi trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận thức đạt được ở các thành viên về văn hoá công ty. Biểu trưng phi-trực quan có thể được chia thành bốn cấp độ từ thấp đến cao là:
Cấp độ 1: Giá trị, biết những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ
Cấp độ 2: Thái độ, hiểu được ý nghĩa của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ
Cấp độ 3: Niềm tin, thấy được lợi ích/giá trị của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ đối với bản thân và mọi người.
Cấp độ 4: Nguyên tắc, coi việc thực hiện của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ là cách hành động đúng đắn, tốt nhất đối với bản thân.
Như vậy có thể thấy rằng văn hóa doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng hữu hình và vô hình còn đặc trưng thường biểu hiện bằng hình thức trực quan và phi trực quan. Bởi thế cho nên mỗi tổ chức cần phải nhận thức đúng, rõ ràng để xây dựng được nét văn hóa riêng cho mình.
Mời bạn xem thêm: