Tìm hiểu thông tin về nước cứng và ứng dụng trong đời sống

Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước có chứa các hàm lượng ion như Ca2+ và Mg2+ cao quá mức cho phép. Tổng hàm lượng 2 ion trên biểu trưng cho tính chất cứng của nước. Trong đó, nếu nước chứa nhiều Mg2+ sẽ có vị đắng.

Hiện tại, có thể chia nước cứng ra làm 3 loại là nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần.

Nước cứng tạm thời là loại nước cứng được hình thành do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nước cứng bị đun sôi, tính cứng của nước sẽ không còn do muối hiđrocacbonat bị nhiệt độ cao phân tách thành muối không tan.

Nước cứng vĩnh cữu là loại nước cứng mang tính vĩnh cửu. Thành phần của nó gồm MgSO4, MgCl2, CaSO4 và CaCl2. Nước cứng vĩnh cửu không thể phân tách khi đun sôi.

Nước cứng toàn phần là nước cứng mang cả tính vĩnh cửu và tạm thời. THành phần của nó gồm CaSO4, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, muối MgCl2, CaCl2 và MgSO4.

Tim hieu thong tin ve nuoc cung va ung dung trong doi song

Nguyên nhân tạo ra nước cứng

Nước cứng tự nhiên thường có nguồn từ nước ngầm. Khi nước ngầm đi qua các lớp đất đá, đá vôi và trầm tích sẽ hoà tan các ion như Mg2+, Ca2+… trong các lớp đất đá này.
Điều này làm tăng độ cứng trong nước. Nước trong ao hồ, sông suối cũng có thể bị tăng độ cứng nếu nguồn nước chảy qua các lớp đất đá này.

Khi cung cấp nước cho người dân bằng nước ngầm, nhiều nhà máy chưa xử lý được triệt để thành phần của nước cứng. Vì vậy, có rất nhiều vùng vẫn sử dụng tình trạng nước cứng.

Ưu điểm của nước cứng

Trong nước cứng có chứa rất nhiều ion khoáng. Vì vậy. Khi uống nước cứng, cơ thể bạn sẽ được bổ sung thêm chất khoáng. Điều này rất tốt cho sức khoẻ và giúp bạn phòng ngừa những bệnh về tim mạch.

Tác hại của nước cứng

Giống như biến đổi khí hậu, nước cứng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khoẻ, đời sống sinh hoạt hàng ngày và công nghiệp

Đối với sức khoẻ

Sẽ gây khô da, khô tóc nếu sử dụng nước cứng thường xuyên

Trong nước cứng có muối bicarbonat. Khi vào cơ thể, nó sẽ phân huỷ thành muối cacbonat kết tủa [từ Ca(HCO3)2 => CaCO3]. CaCO3 lại không thể thấm qua các thành ruột và động mạch. Do đó, khi sử dụng nhiều, hàm lượng này sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Lâu ngày, điều này sẽ tạo thành sỏi, tắc đường động mạch hoặc tĩnh mạch. Gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn.

Đối với đời sống hàng ngày

Nước cứng sẽ làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng. Ngoài ra, tác dụng tẩy rửa của xà phòng sẽ bị giảm do nước cứng tạo ra muối canxi không tan. Nước cứng còn làm quần áo của bạn nhanh bị mục vải.

Các đồ dùng như nồi hơi, bình nước nóng khi sử dụng nước cứng thì rất dễ bám cặn. Ngoài ra sản phẩm còn nhanh bị hỏng. Theo đó, lớp CaCO3 trong nước cứng sẽ tạo thành một lớp cách nhiệt dưới đáy nồi hoặc bình nước nóng. Điều này sẽ làm giảm khả năng dẫn và truyền nhiệt. Từ đó sẽ khiến tiêu hao điện năng, gây lãng phí, tốn tiền điện.

Trong công nghiệp

Qua tìm hiểu, một số ngành công nghiệp không thể dùng nước cứng. Nếu độ cứng vượt mức giới hạn cho phép thì các xí nghiệp phải làm mềm hoá nước.

Khi cố tình sử dụng nước cứng, các thiết bị như nồi hơi, thiết bị lạnh sẽ khiến xảy ra tình trạng bám cặn. Ngoài ra, nó còn làm giảm hệ số lưu thông các lưu lượng trên đường ống.
Nếu để tình trạng diễn ra lâu thì sẽ tạo áp lực lên nồi hơi và cuối cùng có thể gây nổ nồi hơi.

XEM THÊM >> KIỂM NGHIỆM NƯỚC ĂN UỐNG