Tìm hiểu văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ

Mỗi một vùng miền đều có một nét văn hóa riêng về ẩm thực, đó chính là nét riêng, tạo sự khác biệt cho vùng miền nó. Và nếu nhắc đến đặc sắc ẩm thực thì sẽ không thể thiếu vùng Tây Nam Bộ với nét ẩm thực đặc sắc riêng. Tại đây, ẩm thực mang một nét đặc sắc rất riêng và khó mà lẫn với bất cứ vùng miền nào khác của Việt Nam. Và để giúp bạn tìm hiểu thêm về đặc trưng ẩm thực ở đây, wlkrco.com mời bạn tham khảo thêm thông tin qua bài viết sau đây nhé.

Miền Tây Nam Bộ mang bản sắc ẩm thực đặc sắc rất riêng

“Miền Tây” không chỉ nhắc người ta về một vùng đất xanh mát, trù phú. Mà còn khơi dậy trong lòng du khách những “món ngon tuyệt đỉnh”. Chỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long mới có. Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng với khí hậu “mưa thuận gió hòa” quanh năm. Tạo điều kiện cho cây lá tốt tươi, sông ngòi tràn đầy phù sa bồi đắp. Chính nhờ điều kiện như vậy. Đã hình thành nên nền ẩm thực miền Tây rất phong phú và đa dạng. Hầu như du khách nào đến miền Tây. Ngoài mục đích tham quan ngoại cảnh. Còn để thưởng thức những đặc sản và món ngon nổi tiếng của miền Tây.

Miền Tây Nam Bộ mang bản sắc ẩm thực đặc sắc rất riêng

Bạn đang dự định tới du lịch miền Tây Nam Bộ vào dịp nghỉ lễ sắp tới? Bạn đang muốn tìm hiểu về nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ? Vậy, hãy theo dõi ngay bài viết này, bởi chúng tôi sẽ khái quát những nét cô đọng nhất. Về ẩm thực của vùng sông nước nơi đây. Cho các bạn tham khảo.

Về hương vị – Miền Tây Nam Bộ yêu cầu rất cao từng món ăn

Ẩm thực miền Tây Nam Bộ thiên về vị ngọt thanh. Khác với vị cay nồng của miền Trung và vị đậm đà của miền Bắc. Người dân khu vực Tây Nam Bộ rất ưa ngọt. Hầu hết các món ăn nơi đây đều có vị ngọt dịu. Đây cũng là cái nơi cho ra đời các món chè ngon nổi tiếng như: Chè bưởi, chè bà ba, chè đậu,….

Tuy nhiên, với phong cách thưởng thức “mùa nào thức nấy”. Và quan niệm “ăn để mà sống”. Người miền Tây tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: Thơm, ngon, bổ, khỏe. Khẩu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cũng rất khác biệt: Gì ra nấy! Mặn thì phải mặn quéo lưỡi (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều, chấm mới “dính”; Kho quẹt phải kho cho có cát tức có đóng váng muối; Ăn cay thì phải gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớt thì chọn loại ớt cay xé, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, lỗ tai không nghe kêu “cái rắc”, hoặc chưa chảy nước mắt thì dường như chưa… đã!), ngọt thì ngọt như chè,….

Đặc trưng về nguyên liệu chế biến

Miền tây sông nước được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nguồn thủy hải sản phong phú. Có đầy đủ các loại trái cây, rau củ nổi danh. Vì thế, các món ăn của người dân nơi đây chế biến đều sử dụng nguyên liệu thuần tự nhiên, sạch sẽ. Vào mùa nước cạn, khách du lịch tới đây sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản chế biến từ lươn, cá chạch, cá lóc. Vào mùa nước nổi, khách du lịch sẽ được thưởng thức các món ăn như lẩu cá linh bông điên điển, cá kho tộ,…

các món ăn đều sử dụng nguyên liệu thuần tự nhiên

Không quá chú trọng tiểu tiết

Tại miền Tây Nam Bộ, người dân có thể ăn cơm ở trên bàn hoặc ăn ở trên sàn nhà tùy thuộc vào diện tích nhà rộng hay hẹp. Nếu có khách quý, tiệc tùng, người dân nơi đây thường bày biện ở khu vực ấm cúng, trang trọng. Người dân miền sông nước thích vừa chế biến vừa ăn các món đặc sản như: Thịt chuột đồng nướng, cá lóc nướng trui, khô rắn,….

Trên đây là một số nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ cho các bạn tham khảo. Chúc các bạn có được nhiều trải nghiệm thú vị khi tới vùng sông nước miền Tây này.