Tìm hiểu về cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc

Hôm nay đánh dấu 50 năm ngày khởi đầu phong trào chính trị bạo động ở Trung Quốc gọi là cuộc Cách mạng Văn hóa.

Ai đứng sau chính sách này?

Lãnh tụ Cộng sản Mao Trạch Đông

Cuộc cách mạng văn hóa là gì?

Một chiến dịch chính trị xã hội dường như khởi đầu nhắm mục đích gợi lại nhiệt tình cách mạng trong dân chúng ở Trung Quốc. Chiến dịch chính trị cứng rắn đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh giai cấp, thúc đẩy học sinh sinh viên bạo động nổi loạn chống lại các giáo viên, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp và ngay cả thân nhân quay ra chống đối lẫn nhau. Học sinh sinh viên được gửi đến các vùng nông thôn để học hỏi nông dân, và hàng triệu người khắp nước bị sỉ nhục trước công chúng.

Cuộc cách mạng chấm dứt khi nào?

Chiến dịch được coi là kết thúc với cái chết của Mao Trạch Đông vào ngày 9 tháng 9 năm 1976, và vụ Tứ nhân bang bị bắt sau đó.

Tứ nhân bang là gì?

Đó là một nhóm những phần tử hoạt động dưới sự lãnh đạo của Giang Thạch, vợ Mao Trạch Đông, hành động dưới quyền chồng. 4 người này chịu trách nhiệm chính về việc lèo lái cuộc Cách mạng Văn hóa, và cả nước đi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn. Họ đưa ra những chỉ thị chính trị và viết những bài phê bình các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và những người khác bị nhắm làm mục tiêu trong phong trào.

Cách mạng Văn hóa dẫn tới hậu quả gì?

•Trong thời gian 10 năm, hàng triệu người bị hành quyết, một số không rõ người bị giết hại và nền kinh tế bị phá hủy.

•Tứ nhân bang – gồm Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, và Diêu văn Nguyên đã bị đưa ra xử vào năm 1981. Giang Thanh và Trương Xuân Kiều bị án tử hình và sau đó cải thành tù chung tân. Vương Hồng Văn bị án tử hình và Diêu văn Nguyên bị án tù 20 năm. Diêu văn Nguyên là người cuối cùng chết vào năm 2005.

•Trong khi Đảng Cộng sản phần lớn làm lơ trước thời kỳ này, đường lối chính thức của đảng là ông Mao Trạch Đông “70 phần trăm là đúng và 30 phần trăm là sai.” Đảng cũng gọi chiến dịch này là “một tai họa tệ hại” và là “trở ngại nghiêm trọng nhất đối với lý tưởng xã hội chủ nghĩa kể từ năm 1949.”