Tìm hiểu về quy trình đánh giá nội bộ ISO 22000

Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, đánh giá nội bộ là hoạt động không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp trong ngành thực phẩm. Điều này được thể hiện rõ trong điều khoản 9 của bộ tiêu chuẩn ISO 2000. Trong bài viết này, SPS Cert sẽ chia sẻ các thông tin về Quy trình đánh giá nội bộ ISO 22000 mà doanh nghiệp cần nắm rõ  

TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ THEO ISO 22000 

  • Đánh giá nội bộ là một trong những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000

     

  • Nhằm kiểm tra và xác minh việc tuân thủ tiêu chuẩn trong nội bộ doanh nghiệp

     

  • Để xác định hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm so với những mục tiêu đã đề ra trước đó

     

  • Là căn cứ để nắm bắt các cơ hội cải tiến

     

  • chứng nhận ISO 22000 chính thức

    Là nền tảng cho cuộc đánh giáchính thức

     

YÊU CẦU KHI LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ ISO 2000 

Một kế hoạch đánh giá nội bộ tốt cần: 

  • Liệt kê đầy đủ nội dung đánh giá tại từng đơn vị được đánh giá

     

  • Phân chia thời gian hợp lý tại các đơn vị được đánh giá

     

  • Đảm bảo tính độc lập của đánh giá viên

     

  • Đã trao đổi, thống nhất về sự sẵn sàng của bên được đánh giá khi tiến hành đánh giá

     

CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN TRIỂN KHAI KHI ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ISO 22000 

  • Xây dựng, áp dụng và duy trì các chương trình đánh giá. Trong đó xác định rõ tần suất, phương pháp, trách nhiệm, các yêu cầu về hoạch định và việc báo cáo. Lưu ý cần xem xét tầm quan trọng của các quá trình liên quan, những thay đổi trong Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và kết quả giám sát, đo lường, đánh giá trước đó

     

  • Xác định các chuẩn mực, tiêu chí đánh giá và phạm vi của từng cuộc đánh giá

     

  • Lựa chọn chuyên gia đánh giá công tâm, khách quan, có đủ năng lực

     

  • Báo cáo kết quả đánh giá cho Nhóm an toàn thực phẩm và Ban lãnh đạo

     

  • Lên kế hoạch khắc phục và thực hiện hành động khắc phục cần thiết trong khung thời gian quy định

     

  • Xác định xem Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có đáp ứng được mục đích của chính sách an toàn thực phẩm và các mục tiêu của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hay không.

     

  • Thẩm tra các hành động đã thực hiện và báo cáo kết quả thẩm tra với Nhóm an toàn thực phẩm và Ban lãnh đạo

     

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ISO 2200:2018 

  • Bước 1: Đánh giá viên tham khảo ý kiến của những người chịu trách nhiệm vận hành Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Từ đó, thu thập thông tin cần thiết về cách tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống.

     

  • Bước 2: Đánh giá viên xác định, đo lường các rủi ro và đánh giá các biện pháp kiểm soát mà doanh nghiệp đang thực hiện để quản lý các rủi ro này.

     

  • Bước 3: Đánh giá viên xem xét sự tuân thủ của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 và xem xét hệ thống quản lý đã được lập thành văn bản để đảm bảo rằng nó hoàn toàn phù hợp với hệ điều hành chưa

     

  • Bước 4: Đánh giá viên xác minh thông tin thu thập được sau khi đánh giá và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện việc tuân thủ nếu có bất kỳ lỗ hổng nào trong Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

     

  • Bước 5: Đánh giá viên cung cấp báo cáo đánh giá nội bộ, trong đó trình bày những điểm phát hiện và các biện pháp khắc phục phù hợp với các khuyến nghị trước đó.

     

  • Bước 6: Đánh giá viên theo dõi quá trình hành động thích hợp của tổ chức. Đồng thời cung cấp những hỗ trợ nhất quán để đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

    Đánh giá viên theo dõi quá trình hành động thích hợp của tổ chức. Đồng thời cung cấp những hỗ trợ nhất quán để đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của

     

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ISO 22000:2018 

Phiếu đánh giá là tài liệu liệt kê các nội dung sẽ được kiểm tra tại nơi được đánh giá. Phiếu đánh giá được soạn trên cơ sở yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hoặc hệ thống các quy trình, văn bản liên quan đến hoạt động được đánh giá. 

Mục đích của Phiếu đánh giá nội bộ 

  • Đảm bảo tất cả các nội dung cần đánh giá sẽ được xem xét

     

  • Giúp đánh giá viên quản lý thời gian đánh giá

     

  • Là tài liệu trợ giúp cho đánh giá viên

     

Dưới đây là Mẫu Phiếu đánh giá nội bộ ISO 22001:2018 

Phiếu ghi chép đánh giá nội bộ  

Bộ phận được đánh giá: …………………………………….. 

Chuyên gia đánh giá: ………………………………………… 

Ngày đánh giá: ……………………………………………….. 

STT

 

Phần ghi chép thông tin

 

Nhận xét (Phù hợp/Không phù hợp)

 

01

 

 

 

02

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

 Tên và chữ ký của Đại diện bộ phận được đánh giá                                

Tên và chữ ký của Chuyên gia đánh giá 

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ISO 22000 

Dưới đây là ví dụ về Báo cáo đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 

Báo cáo đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm năm… 

Thông tin chung 

  1. Báo cáo số:

  2. Thành phần đoàn đánh giá:

  3. Thời gian đánh giá

  4. Đơn vị được đánh giá (Toàn bộ các đơn vị trong phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)

Nội dung đánh giá 

  1. Các vấn đề/hoạt động được đánh giá (Tất cả các vấn đề/hoạt động nêu trong kế hoạch đánh giá và theo quy định chứ năng nhiệm vụ của từng phòng/ban, đơn vị, bộ phận)

  2. Tài liệu liên quan

Báo cáo kết quả đánh giá 

  1. Những điểm phù hợp chính

  2. Những điểm không phù hợp và khuyến nghị

  3. Khuyến nghị chung cho Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Tên và chữ ký của Đại diện lãnh đạo an toàn thực phẩm 

Tên và chữ ký của Trưởng đoàn đánh giá 

>>> Xem thêm: Các bước xây dựng và chứng nhận ISO 22000

Mọi thắc mắc liên quan tới Quy trình đánh giá nội bộ ISO 22000, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây: 

  • Số hotline: 

    0969.555.610

  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: 

    [email protected] 

  • Website: 

    https://sps.org.vn/ 

Xổ số miền Bắc