Tìm hiểu về quy trình phát triển phần mềm từ A đến Z

Điểm khác biệt giữa Scrum và những quy trình phát triển phần mềm còn lại?

Có nên sử dụng mô hình Waterfall hay không?

Phát triển phần mềm không cần quy trình được hay không?

Để trở thành một lập trình viên xây dựng phần mềm chuyên nghiệp, chắc chắn rằng bạn sẽ phải học chuyên sâu về quy trình phát triển phần mềm để tạo ra sản phẩm chất lượng nhất. Vậy quy trình phát triển phần mềm là gì? Có những quy trình phát triển phần mềm nào? Tất cả sẽ được Tino Group giải thích chi tiết trong bài viết này, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Tìm hiểu về quy trình phát triển phần mềm

Quy trình phát triển phần mềm là gì?

Định nghĩa ngắn gọn: quy trình phát triển phần mềm là một cấu trúc tập hợp nhiều thao tác và các kết quả tương quan/ tổng quan được sử dụng trong quá trình xây dựng một sản phẩm phần mềm.

Để phát triển 1 phần mềm, sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh quy trình như:

  • Ai sẽ làm gì trong dự án?
  • Bao giờ thực hiện? Quá trình thực hiện mất bao nhiêu thời gian
  • Thực hiện như thế nào?
  • Phần mềm, công cụ nào được sử dụng trong công việc này?
  • Chi phí phát triển phần mềm là bao nhiêu?
  • Khả năng sinh lợi, thu lời là có hay không?
  • Mục tiêu của việc phát triển phần mềm này là gì?

quy-trinh-phat-trien-phan-memquy-trinh-phat-trien-phan-mem

Quy trình phát triển phần mềm gồm những hoạt động gì?

Về cơ bản, một quy trình phát triển phần mềm sẽ bao gồm 4 hoạt động cơ bản nhất như sau:

  • Đặc tả phần mềm: định nghĩa các chức năng, cách thức hoạt động cũng như các điều kiện để phần mềm hoạt động.
  • Phát triển phần mềm: là quá trình xây dựng phần mềm dựa trên các đặc tả đã ghi ra
  • Đánh giá phần mềm: sau khi thực hiện xây dựng xong, bạn sẽ cần đánh giá phần mềm để chắc chắn rằng phần mềm giống hoặc gần đúng hoặc đúng với những đặc tả yêu cầu ban đầu.
  • Hoàn thiện phần mềm: đây là lúc bạn sẽ cần phải hoàn thiện các tính năng, giao diện trong phần mềm, cũng như các yêu cầu được đưa ra hoặc phát sinh từ phía khách hàng.

Một số mô hình phát triển phần mềm phổ biến

  • Mô hình thác nước – Waterfall Model: có thể xem mô hình thác nước là mô hình đầu tiên được phát triển, mô hình sẽ áp dụng xây dựng tuần tự theo các giai đoạn phát triển của phần mềm. Giai đoạn trước hoàn tất sẽ thực hiện tiếp các giai đoạn sau.
  • Mô hình chữ V – V Model: là mô hình được phát triển dựa trên mô hình thác nước. Tuy nhiên, bạn sẽ phải xác định rõ ràng các bước thực hiện, các công nghệ, công cụ áp dụng để xây dựng phần mềm.
  • mô hình tiếp cận lặp – Iterative Model: ví dụ dễ hiểu cho mô hình này chính là việc hoàn thiện một bức tranh, bạn sẽ thực hiện vẽ phác thảo cho đến khi tô màu hoàn chỉnh để có thành phẩm cuối cùng.
  • Mô hình tăng trưởng – Incremental Model: với mô hình này, các chức năng sẽ được chia nhỏ và hoàn thiện dần để khớp nối lại thành một phần mềm hoàn chỉnh.

quy-trinh-phat-trien-phan-memquy-trinh-phat-trien-phan-mem

6 bước trong quy trình phát triển phần mềm

Mỗi phần mềm sẽ có rất nhiều bước khác nhau để phát triển. Rất nhiều bài viết, tài liệu, sách chuyên ngành cũng có những cách phân chia các bước khác nhau tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm. Nên bạn không cần quá lo lắng về việc tại sao những gì bạn tham khảo ở trang A lại khác với trang B và sách C lại phân chia các bước khác với các trang Blog bạn nhé!

Khảo sát phần mềm

Đây là giai đoạn đầu tiên trong một dự án phát triển phần mềm. Trong giai đoạn này, bạn và đội nhóm sẽ cần phải:

  • Tìm hiểu về phần mềm
  • Thu thập những thông tin liên quan
  • Khảo sát những phần mềm khác nếu đã tồn tại
  • Các chức năng chính trong phần mềm ra sao
  • Cần những công cụ, giải pháp nào hỗ trợ
  • Liệu phần mềm có khả thi hay không?

Phân tích hệ thống

Trong giai đoạn này, mục tiêu tổng quan là có thể xác định rõ ràng các thông tin, chức năng cụ thể của phần mềm. Nhằm có cái nhìn khách quan và đảm bảo tính thực tế của phần mềm, bạn sẽ:

  • Xác định yêu cầu phần mềm: các chức năng chính phụ ra sao, có thể nâng cấp trong tương lai hay không
  • Phân tích và đặc tả mô hình tổng thể: bằng sơ đồ Business Flow Diagram sau đó phân nhỏ thành mô hình luồng dữ liệu – Data Flow Diagram để bạn có thể phân rã nhỏ các chức năng để việc xử lý dễ dàng hơn.
  • Xây dựng bảng dữ liệu: một phần mềm sẽ cần phải có cơ sở dữ liệu bao gồm khóa chính, khóa phụ, những mối quan hệ giữa các trường dữ liệu ra sao và cả những ràng buộc cần thiết để đảm bảo tính thực tế của phần mềm.

Một mô hình trên giấy sẽ giúp bạn, đội nhóm và khách hàng (nếu có) hiểu hơn về phần mềm cuối ra sao.

quy-trinh-phat-trien-phan-memquy-trinh-phat-trien-phan-mem

Thiết kế và lập kế hoạch chi tiết

Thiết kế và lập kế hoạch chi tiết là một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với việc phát triển một dự án phần mềm. Thông thường, giai đoạn này sẽ được các chuyên gia hoặc những người thực sự có kinh nghiệm thực hiện và bao gồm 2 giai đoạn nhỏ chính:

  • Thiết kế tổng quan
  • Lập kế hoạch chi tiết

Thiết kế tổng quan

Trong giai đoạn thiết kế tổng quan, các cơ sở dữ liệu, bảng biểu cùng các đặc tả sẽ được thiết kế thành các mô hình mẫu trên máy tính bằng các công cụ chuyên dụng như: CA ERwin Data Modeler, Sybase PowerDesigner,… nhằm có cái nhìn tổng quan nhất về các đối tượng trong phần mềm trước khi đi vào chi tiết.

Tìm hiểu về quy trình phát triển phần mềm từ A đến Z 3Tìm hiểu về quy trình phát triển phần mềm từ A đến Z 3

QUẢNG CÁO

Lập kế hoạch chi tiết

Khi đã thống nhất về thiết kế tổng quan, các kỹ sư sẽ làm việc để có thể:

  • Thiết kế cơ sở dữ liệu
  • Xây dựng các truy vấn, hàm, thủ tục
  • Đảm bảo giao diện phù hợp với yêu cầu về mặt thẩm mỹ
  • Đảm bảo các chức năng là phù hợp logic và thao tác dễ dàng

Và rất nhiều những công việc khác bạn và đội nhóm sẽ cần phải thực hiện nhằm đảm bảo dự án khả thi, ít xảy ra những biến số trong quá trình thực hiện và dễ dàng chuyển đổi thành sản phẩm cuối cùng nhất có thể.

quy-trinh-phat-trien-phan-memquy-trinh-phat-trien-phan-mem

Thực hiện dự án

Tùy theo quy trình phát triển phần mềm, trong giai đoạn này sẽ thực hiện các công việc như sau:

Tìm kiếm các công cụ phù hợp cho dự án như:

  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  • Những công cụ lập trình hệ thống và xây dựng các module hệ thống
  • Tìm kiếm phần mềm để xây dựng giao diện

Sau khi đã tìm kiếm được các công cụ, công việc tiếp theo sẽ cần phải thực hiện là xây dựng phần mềm bao gồm:

  • Các cơ sở dữ liệu
  • Các module chức năng đã định trước
  • Giao diện của phần mềm

Tùy theo dự án, quy trình khác nhau sẽ thực hiện thêm những công việc như:

  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng
  • Tiếp nhận các ý kiến phản hồi để bổ sung chức năng

quy-trinh-phat-trien-phan-memquy-trinh-phat-trien-phan-mem

Kiểm thử phần mềm

Giai đoạn kiểm thử là giai đoạn khá khó khăn nhằm để kiểm chứng phần mềm có phù hợp với các đặc tả, thiết kế ban đầu hay không

  • Các chức năng có hoạt động ổn định hay không
  • Thử nghiệm logic của các thao tác có đúng hay không
  • Khắc phục các lỗi nếu xảy ra
  • Các công cụ hỗ trợ kiểm tra lỗi có sẵn để sử dụng hay không?
  • Nếu không, có cần phải viết và dùng để kiểm thử hay không?

Kết quả cuối cùng của giai đoạn kiểm thử là sẽ cần phải hoàn thiện phần mềm. Cũng như thực hiện viết các tài liệu hướng dẫn sử dụng cho phần mềm nếu chưa thực hiện.

Triển khai và bảo trì

Cuối cùng, khi đã hoàn thiện phần mềm. Đơn vị của bạn sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng (nếu có) hoặc triển khai dịch vụ phần mềm của mình để người dùng có thể tìm hiểu và sử dụng.

Trong thực tế, phần mềm vẫn sẽ tiếp tục được nâng cấp, bảo trì và cập nhật các tính năng để đảm bảo trải nghiệm tối ưu của người dùng, khách hàng.

Ngoài ra, việc đào tạo, xây dựng tài liệu hướng dẫn cùng như các video hướng dẫn sử dụng sẽ là vô cùng cần thiết. Vì người sử dụng/ khách hàng không phải là bạn, họ sẽ cần được hướng dẫn.

Đến đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về quy trình phát triển phần mềm là gì, 6 bước để phát triển một phần mềm và những mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất được sử dụng trong thực tế. Hi vọng rằng, những kiến thức này sẽ giúp bạn chọn được quy trình phù hợp và xây dựng phần mềm của mình một cách hiệu quả nhất!

Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn: DVC, TopDev, Viblo, CodeLearn,…

FAQs về quy trình phát triển phần mềm

Phát triển phần mềm không cần quy trình được hay không?

Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào quy mô phần mềm của bạn. Nếu phần mềm quá nhỏ như tính toán a+b=c, bạn có thể bỏ qua và tiến hành lập trình, kiểm thử phần mềm ngay. Tuy nhiên, khi bạn phát triển một máy tính cầm tay với hỗ trợ hàng trăm công thức bạn sẽ cần một quy trình phát triển phần mềm đấy!

Có nên sử dụng mô hình Waterfall hay không?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào phần mềm bạn đang muốn phát triển. Waterfall được xem là quy trình phát triển phần mềm đầu tiên được thiết kế ra và những gì đầu tiên thường sẽ có mức độ đơn giản cao cũng như dễ tiếp cận.

Scrum là gì?

Scrum là một quy trình phát triển phần mềm theo mô hình linh hoạt Agile, với nguyên tắc chia nhỏ để phát triển. Khách hàng có thể tham gia trao đổi để phần mềm có thể phù hợp với những gì họ mong đợi.

Scrum phù hợp với những dự án có sự thay đổi liên tục và đòi hỏi tốc độ cao.

Điểm khác biệt giữa Scrum và những quy trình phát triển phần mềm còn lại?

Trong hầu hết các quy trình phát triển phần mềm, ngày hoàn thành sản phẩm hay sản phẩm cuối cùng tạo ra sẽ được định sẵn, hoặc ít nhất có 1 vài dữ liệu được đoán định trước. Tuy nhiên, đối với mô hình Scrum, hầu hết các thông tin đều được xác định trong suốt quá trình phát triển dự án phần mềm.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tino.org

Xổ số miền Bắc