Tìm hiểu về “văn hóa”
Để hiểu về khái niệm văn hóa đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về văn hóa trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.
Năm 1994 UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa, theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”. còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”…
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống. Theo nghỉa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống… Một số nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc ngườinên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
-Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.
-Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học ;
-Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
-Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn. Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại.Các nhà văn hóa học thường phân văn hóa ra làm hai loại văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất. Văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần luôn gắn bó mật thiết với nhau và có thể chuyển hoá cho nhau: không phải ngẫu nhiên mà K.Marx nói rằng “Tư tưởng sẽ trở thành những lực lượng vật chất khi nó được quần chúng hiểu rõ”. Bởi vậy mà tuỳ theo những mục đích khác nhau, việc phân biệt văn hóa vật chất và văn hoá tinh thần sẽ phải dựa vào những tiêu chí khác nhau
Văn hóa là thành quả, là tài sản chung của loài người. Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau. Con người xuất hiện từ lúc nào thì văn hóa xuất hiện từ lúc ấy.
Như vậy, văn hóa chỉ con người mới có, là một đặc trưng của con người, chỉ con người mới biết vận dụng tinh thần và lý trí để vượt bản năng, cải thiện cuộc sống của chính mình, làm cho mối tương giao với người khác tốt đẹp hơn, nâng tâm hồn lên khỏi những hệ lụy vật chất. Chúng ta thấy trong tự nhiên trong các loài vật con ong là một trong những loài vật có “tính tổ chức cao nhất” nhưng con ong làm tổ thời xa xưa không khác con ong làm tổ thời nay. Nhưng con người thì khác, cách sống của con người thời xa xưa khác với cách sống của con người thời nay.
Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển con người không ngừng sáng taọ để làm nên các giá trị văn hoá. Một trong số những giá trị văn hoá được con người sáng tạo ra ấy chính là bản thân con người – con người có văn hoá. Con người sáng tạo ra văn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hoá.
Con người là một vật mang văn hoá tiêu biểu. Các giá trị văn hoá vật chất có thể mất đi, nhưng nếu con người – vật mang văn hoá còn thì nền văn hoá vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.