Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống – loại hình

Tác giả cuốn sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống – loại hình mà tôi đang giới thiệu với các bạn – Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm – vốn xuất thân là một nhà ngôn ngữ toán rồi trở thành một chuyên gia ngôn ngữ học nghiên cứu về ngữ pháp – ngữ nghĩa văn bản. Anh có cái nền của tư duy toán học và thế mạnh của phương pháp ngôn ngữ học… Nhờ vận dụng nhuần nhuyễn hệ phương pháp này, Trần Ngọc Thêm đã hoàn thành được một công trình khảo cứu về văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam không những có thể dùng để biên soạn giáo trình giảng dạy ở bậc đại học đại cương mà còn lần đầu tiên cung cấp cho các nhà nghiên cứu một chuyên khảo toàn diện, có hệ thống.

 

ImageTrần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. – NXB Tp.HCM, in lần 1-2-3-4: 1996, 1997, 2001, 2004, 2006 (680 tr.).

Bản dịch tiếng Pháp: Tran Ngoc Them. Recherche sur l’identité de la culture vietnamienne. – Edition The Gioi, in lần 1 (2001), lần 2 (2006), 852 p.

 

 

NỘI DUNG

Lời giới thiệu (của GS. Phạm Đức Dương)

Lời nói đầu bản in lần thứ ba

Lời nói đầu bản in lần thứ nhất

Quy ước trình bày

 

Image
 
Image

NXB Tp.HCM, 1996
 
Bản tiếng Pháp, in lần 1 (2001)

 

Chương Một: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO CÁCH NHÌN HỆ THỐNG – LOẠI HÌNH VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Tiểu dẫn

§1. Văn hóa và cấu trúc văn hóa

1.1. Khái niệm văn hóa. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa. 1.2. Văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật. 1.3. Cấu trúc của hệ thống văn hóa.

§2. Loại hình văn hóa

2.1. Văn hóa học so sánh: từ đa dạng đến tương đồng. 2.2 Nguyên lý phân định loại hình văn hóa. 2.3. Những đặc trưng của hai loại hình văn hóa.

§3. Tọa độ của văn hóa Việt Nam

3.1. Hệ tọa độ ba chiều. 3.2. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam ­ chủ thể văn hóa. 3.3. Bối cảnh địa lý – khí hậu, không gian văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam. 3.4. Bối cảnh lịch sử – xã hội của văn hóa Việt Nam (hay văn hóa Việt Nam trong quan hệ cội nguồn với văn hóa Trung Hoa).

8 Mở rộng 1: W.G. Solheim II – Tia sáng mới rọi vào quá khứ bị lãng quên (nguyên tác tiếng Anh: W.G. Solheim II. New Light on a Forgotten Past )

§4. Tiến trình văn hóa Việt Nam

4.1. Lớp văn hóa bản địa. 4.2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực. 4.3. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.

8 Mở rộng 2: Vấn đề nguồn gốc Nam Á của Thần Nông và một số nhân vật thần thoại Trung Hoa

8 Mở rộng 3: Hà Văn Tấn – có một hệ thống chữ Việt cổ thời các vua Hùng

 

Chương Hai: VĂN HÓA NHẬN THỨC

Tiểu dẫn

§5. Tư tưởng xuất phát về bản chất của vũ trụ: Triết lí âm dương

5.1. Triết lí âm dương: quá trình hình thành, bản chất và khái niệm. 5.2. Hai quy luật của triết lí âm dương (trong sự so sánh với logic học phương Tây). 5.3. Tính âm dương của hai loại hình văn hóa. 5.4. Tính âm dương của cặp trái- phải. 5.5. Nguồn gốc phương Nam của triết lí âm dương và tính cách người Việt. 5.6. Hai hướng phát triển của triết lí âm dương.

§6. Triết lí phương Nam về cấu trúc không gian của vũ trụ: Mô hình tam tài, ngũ hành

6.1. Tam tài. 6.2. Những đặc trưng khái quát của ngũ hành. 6.3. Hà Đồ ­ cơ sở của ngũ hành. 6.4. Ngũ hành theo Hà Đồ. 6.5. Lạc Thư và ngũ hành tương khắc. 6.6. Ứng dụng và nguồn gốc phương Nam của ngũ hành.

§7. Triết lí phương Bắc về cấu trúc không gian của vũ trụ: Mô hình tứ tượng, bát quái

7.1. Tứ tượng. 7.2. Bát quái tiên thiên. 7.3. Bát quái hậu thiên. 7.4. So sánh bát quái với ngũ hành: những bằng chứng bổ sung về nguồn gốc phương Nam của ngũ hành và nguồn gốc phương Bắc của bát quái.

§8. Triết lí về thời gian của vũ trụ: Lịch âm dương và hệ can chi

8.1. Lịch và lịch âm dương. 8.2. Hệ đếm can chi. 8.3. Những bằng chứng về nguồn gốc Nam-Á của lịch âm dương.

8 Mở rộng 4: Cách đổi tháng, ngày dương lịch sang hệ can chi

§9. Nhận thức về con người

9.1. Con người tự nhiên như một mô hình âm dương ngũ hành. 9.2. Nhận thức về con người xã hội.

 

Chương Ba: VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG: ĐỜI SỐNG TẬP THỂ

l Tiểu dẫn

§10. Tổ chức nông thôn

10.1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: gia đình và gia tộc. 10.2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú; xóm và làng. 10.3. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: phường và hội. 10.4. Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: giáp. 10.5. Tổ chức nông thôn về mặt hành chính: thôn và xã. 10.6. Tính cộng đồng và tính tự trị; hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam. 10.7. Làng Nam Bộ.

§11. Tổ chức quốc gia

11.1. Từ làng đến nước: lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân. 11.2. Nước với nhu cầu tổ chức và quản lý xã hội. 11.3. Nước với truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp.

§12 Tổ chức đô thị

12.1. Đô thị Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia. 12.2. Đô thị Việt Nam trong mối quan hệ với nông thôn. 12.3. Quy luật chung của tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống.

 

Chương Bốn: VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG: ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

l Tiểu dẫn

§13. Tín ngưỡng

13.1. Sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người: tín ngưỡng phồn thực. 13.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. 13.3. Tín ngưỡng sùng bái con người. 13.4. Khái quát về tín ngưỡng Việt Nam.

§14. Phong tục

14.1. Phong tục hôn nhân và tính cộng đồng. 14.2. Phong tục tang ma và triết lý âm dương. 14.3. Phong tục lễ tết, lễ hội và tính hệ thống của chúng.

8 Mở rộng 5: Vũ Bằng – Những ngày giáp Tết

8 Mở rộng 6: Chợ Tết cầu may

§15. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ

15.1. Các đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. 15.2. Tính biểu trưng, tính biểu cảm và tính linh hoạt trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam.

8 Mở rộng 7: Nguyễn Thị Tuyết Ngân – Trần Ngọc Thêm. – Người Việt chửi

§16. Nghệ thuật thanh sắc

16.1. Vài nét về nghệ thuật âm nhạc, dân ca và sân khấu Việt Nam. 16.2. Tính biểu trưng của nghệ thuật thanh sắc Việt Nam. 16.3. Tính biểu cảm, tính tổng hợp và tính linh hoạt của nghệ thuật thanh sắc Việt Nam.

§17. Nghệ thuật hình khối

17.1. Vài nét về nghệ thuật hội họa và điêu khắc Việt Nam. 17.2. Tính biểu trưng của nghệ thuật hình khối Việt Nam. 17.3. Tính biểu cảm và tính tổng hợp của nghệ thuật hình khối Việt Nam

 

Chương Năm: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

l Tiểu dẫn

§1 8. Tận dụng môi trường tự nhiên: Ăn uống và giữ gìn sức khỏe

18.1. Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam. 18.2. Tính tổng hợp và tính cộng đồng trong lối ăn của người Việt. 18.3. Tính biện chứng, linh hoạt trong lối ăn của người Việt.

8 Mở rộng 8: Võ Thị Hảo. – Có phải duyên nhau thì thắm lại

8 Mở rộng 9: Món ăn Việt Nam dưới mắt một nhà ẩm thực Đài Loan

8 Mở rộng 10: Tục uống rượu cần

§19. Đối phó với môi trường tự nhiên: Mặc và làm đẹp con người

19.1. Quan niệm về mặc và nguồn gốc nông nghiệp trong chất liệu may mặc của người Việt. 19.2. Cách thức trang phục qua các thời đại và tính linh hoạt phù hợp với môi trường trong cách mặc của người Việt.

§20. Đối phó với môi trường tự nhiên: Ở và đi lại

20.1. Đối phó với khoảng cách: giao thông. 20.2. Đối phó với thời tiết, khí hậu: nhà cửa, kiến trúc. Tính hài hòa, tính linh hoạt và tính biểu trưng của lối ở Việt Nam.

 

Chương Sáu: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

l Tiểu dẫn

§21. Giao lưu với Ấn Độ: Văn hóa Chăm

21.1. Bàlamôn giáo từ Ấn Độ và ba nguồn gốc của văn hóa Chăm. 21.2. Những đặc điểm của kiến trúc Chăm. 21.3. Những đặc điểm của điêu khắc Chăm. 21.4. Sức mạnh bản địa hóa ảnh hưởng Bàlamôn giáo và Hồi giáo.

§22. Phật giáo và văn hóa Việt Nam

22.1. Sự hình thành và nội dung cơ bản của Phật giáo. 22.2. Quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. 22.3. Tính tổng hợp và tính linh hoạt như những đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam.

§23. Nho giáo và văn hóa Việt Nam

23.1. Sự hình thành của Nho giáo. 23.2. Nội dung cơ bản, nguồn gốc nước đôi và tính cách hai mặt trong sự phát triển của Nho giáo. 23.3. Quá trình thâm nhập, phát triển và những đặc điểm của Nho giáo Việt Nam.

§24. Đạo giáo và văn hóa Việt Nam

24.1. Từ Đạo gia đến Đạo giáo: một triết thuyết và một tôn giáo của người nông nghiệp. 24.2. Sự thâm nhập và phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam.

§25. Phương Tây với văn hóa Việt Nam

25.1. Kitô giáo và văn hóa Việt Nam. 25.2. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với văn hóa Việt Nam trên các phương diện còn lại.

§26. Văn hóa đối phó với môi trường xã hội. Tính dung hợp như một đặc điểm điển hình của văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

26.1. Văn hóa đối phó với môi trường xã hội: lĩnh vực quân sự, ngoại giao. 26.2. Dung hợp và dung hợp văn hóa khu vực: Tam giáo. 26.3. Dung hợp văn hóa Đông-Tây: Từ lăng Khải Định đến đạo Cao Đài. 26.4. Tích hợp văn hóa Đông-Tây với lý tưởng xã hội chủ nghĩa: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

THAY LỜI KẾT LUẬN

§27. Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

27.1. Nhìn lại bản sắc và tính cách của văn hóa Việt Nam. 27.2. Văn hóa cổ truyền đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 27.3. Vấn đề bảo tồn và phát triển, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

8 Mở rộng 11: Đức Tế – Chuyển hệ tăng-gô (tạp bút)

PHỤ LỤC

I- Đối thoại cùng bạn đọc

A- Về khái niệm “văn hóa” và cấu trúc văn hóa . B- Về hai loại hình văn hóa . C- Về vấn đề văn hóa phương Nam và phương Bắc . D- Vấn đề âm dương – ngũ hành . E- Các vấn đề khác.

II- Gặp gỡ cuối tuần: Tương lai bản sắc văn hóa Việt Nam: hài hòa thiên về dương tính (báo Lao động)

III- Một vài nhận xét…

Tài liệu tham khảo

Bảng chỉ dẫn khái niệm

Danh mục hình (hình vẽ, tranh, ảnh)

Danh mục bảng

Contents: Discovering the Identity of Vietnammese Culture

Mục lục