Tin học 9 Bài 13: Thông tin đa phương tiện – Trường Tiểu học Thủ Lệ

Bạn đang xem: Tin học 9 Bài 13: Thông tin đa phương tiện

Nội dung của Bài 13: Thông tin đa phương tiện dưới đây, các em sẽ được tìm hiểu về khái niệm đa phương tiệnưu điểm của đa phương tiện; các thành phần của đa phương tiện và một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống,… Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học.

  • Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
  • Sản phẩm đa phương tiện: Là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.

1.2. Một số ví dụ về đa phương tiện

  • Khi không sử dụng máy tính:
    • Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh);
    • Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.
  • Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như:
    • Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),…;
    • Bài trình chiếu;
    • Từ điển bách khoa đa phương tiện;
    • Đoạn phim quảng cáo;
    • Phần mềm trò chơi.

1.3. Ưu điểm của đa phương tiện

Đa phương tiện là một lĩnh vực tương đối mới nhưng do có nhiều ưu điểm so với các dạng thông tin truyền thống nên sản phẩm đa phương tiện ngày càng phong phú và được sử dụng rộng rãi trong đời sống.

Một số ưu điểm chính ở khía cạnh sử dụng:

  • Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn:
    • Việc kết hợp và thể hiện nhiều dạng thông tin đồng thời cho phép các dạng thông tin bổ sung nội dung cho nhau. Nhờ thế thông tin có thể được hiểu một cách đầy đủ và nhanh hơn.
    • Chẳng hạn, có những khái niệm hoặc hiện tượng tự nhiên như sấm, sét sẽ khó hiểu nếu chỉ được mô tả bằng chữ hoặc bằng lời nói nhưng nếu dùng kết hợp chữ với ảnh động, âm thanh sẽ giúp dễ hiểu hơn nhiều.
  • Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn:
    • Việc kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý của con người hơn so với một dạng thông tin cơ bản.
    • Ví dụ, truyện tranh sẽ sinh động, hấp dẫn hơn hẳn truyện toàn chữ về cùng một nội dung.
  • Thích hợp với việc sử dụng máy tính: Thay vì sử dụng bàn phím và các dòng lệnh bằng văn bản, chúng ta có thể sử dụng chuột và các biểu tượng trực quan trên màn hình để khai thác máy tính một cách thuận tiện hơn.
  • Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học.  

1.4. Các thành phần của đa phương tiện

Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện :

a. Văn bản (Text)

  • Là dạng thông tin cơ bản nhất trong biểu diễn thông tin
  • Bao gồm: các kí tự có nhiều dáng vẻ, kích thước khác nhau
  • Một số phần mềm tạo phông chữ: FontCreator, Fontographer, MetaFont,…

Hình 1. Các thể hiện khác nhau của văn bản

b. Âm thanh

  • Là thành phần rất điển hình của đa phương tiện
  • Máy tính thể hiện được tất cả các loại âm thanh
  • Âm thanh có thể lồng vào phim, đưa vào máy tính bằng micro, ghi lại và phát qua loa
  • Một số phần mềm xử lý âm thanh: Easy MP3 Recorder, Audio Sound Recorder.…

        

Hình 2. Ghi lại và xử lí âm thanh trên máy tính

c. Ảnh tĩnh

  • Là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung

  • Một số phần mềm tạo và xử lý ảnh: Microsoft Paint, Corel Draw, Photoshop,…

Hình 3. Một bức ảnh được thể hiện trên máy tính

d. Ảnh động

  • Là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn
  • Ảnh động thường dùng phổ biến trong quảng cáo, thương mại và giáo dục
  • Một số phần mềm tạo ảnh động: Movie Maker, Adobe Flash, Beneton Movie GIF,…

Hình 4 Thể hiện dãy hình ảnh với các thay đổi nhỏ tạo nên ảnh động

e. Phim

  • Là thành phần đặc biệt của đa phương tiện, tổng hợp tất cả các dạng thông tin;
  • Được quay bằng máy quay phim kỹ thuật số.

Hình 5. Một đoạn phim và máy quay phim

1.5. Ứng dụng của đa phương tiện

Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:

a. Trong nhà trường

  • Giáo viên dùng hình ảnh, âm thanh để mô phỏng, minh hoạ bài giảng;
  • Sản phẩm đa phương tiện giúp học sinh có thể tự học bằng máy tính.

Hình 6. Sản phẩm đa phương tiện hướng dẫn sử dụng máy tính

b. Trong khoa học

Các nhà khoa học dùng đa phương tiện để mô phỏng trái đất, sự hình thành các vì sao, môi trường sống,…

c. Trong y học

Công nghệ đồ họa và đồ hoạ 3D được dùng trong máy chụp và đo cắt lớp để chuẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau, …

d. Trong thương mại

Đa phương tiện khiến công nghệ quảng cáo phát triển rất mạnh trong thời đại của Internet

e. Trong quản lí xã hội

Đa phương tiện cũng được ứng dụng nhiều trong quản lí xã hội như quản lí bản đồ, quản lí đường đi trong thành phố. Bản đồ vệ tinh cho phép tính toán tọa độ chính xác dùng trong quân đội, an ninh, quốc phòng.

f. Trong nghệ thuật

Với khả năng thể hiện đồ họa đẹp mắt của máy tính, các bảo tàng nghệ thuật trực tuyến và công nghệ sản xuất phim hoạt hình hiện đang phát triển rất mạnh.

Hình 7. Bảo tàng quốc gia Hermitage (St Petersburg) trên Internet

g. Trong công nghiệp giải trí

Trò chơi trực tuyến với môi trường đồ họa 3D đang được nhiều công ti sản xuất với quy mô rất lớn, thu hút một lượng đông đảo người dùng trên toàn thế giới.

2. Luyện tập Bài 13 Tin học 9

Sau khi học xong Bài 13: Thông tin đa phương tiện, các em cần ghi nhớ:

  • Đa phương tiện là sự kết hợp thông tin nhiều dạng khác nhau và các thông tin đó có thể được thể hiện một cách đồng thời.
  • Đa phương tiện giúp hiểu thông tin một cách đầy đủnhanh hơn, đồng thời thu hút sự chú ý hơn.
  • Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như giáo dục, nghệ thuật, y tế, khoa học, thương mại.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 9 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Hãy chọn câu trả lời sai. Đa phương tiện có những ưu điểm và hạn chế nào sau:

    • A.

      Thu hút sự chú ý hơn, vì sự kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý  của con người hơn so với chỉ một dạng thông tin cơ bản.

    • B.

      Không thích hợp với việc sử dụng máy tính, mà chỉ thích hợp cho tivi, máy chiếu phim, máy nghe nhạc

    • C.

      Rất phù hợp cho giải trí, nâng cao hiệu quả dạy và học

    • D.

      Thể hiện thông tin tốt hơn

  • Câu 2:

    Hãy chọn câu trả lời đúng. Phần mềm máy tính nào dưới đây là ví dụ về sản phẩm đa phương tiện:

    • A.

      Phần mềm đồ họa

    • B.

      Phần mềm trình chiếu

    • C.

      Phần mềm trò chơi

    • D.

      Phần mềm xử lý ảnh 

  • Câu 3:

    Hãy chọn câu trả lời sai trong các câu sau:

    • A.

      Ảnh động bao gồm một số ảnh tĩnh ghép lại và thể hiện theo thứ tự thời gian trên màn hình

    • B.

      Phim được quay bằng máy ảnh kĩ thuật số cũng là một dạng ảnh động 

    • C.

      Ảnh động là ảnh chụp lại một cảnh hoạt động của con người hoặc các sự vật

    • D.

      Khi hiển thị ảnh động trên màn hình máy tính ta sẽ nhìn thấy hình chuyển động

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 9 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 137 SGK Tin học 9

Bài tập 2 trang 137 SGK Tin học 9

Bài tập 3 trang 137 SGK Tin học 9

Bài tập 4 trang 137 SGK Tin học 9

Bài tập 5 trang 137 SGK Tin học 9

Bài tập 6 trang 137 SGK Tin học 9

3. Hỏi đáp Bài 13 Tin học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9