Tin học hóa là gì? Tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế tri thức

Thời đại của công nghệ 4.0 mở ra, xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa đồng nghĩa với sự phát triển của ngành tin học đang ở thời kỳ phát triển rực rỡ. Chúng ta thường nghe báo đài có nhắc đến tầm quan trọng của việc tin học hóa. Xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức, vậy tin học hóa là gì ?

1. Khái niệm tin học

Khái niệm tin học

Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Tin học xem xét sự tương tác giữa con người và thông tin bên cạnh việc xây dựng giao diện, tổ chức, công nghệ và hệ thống. Như vậy, tin học có bề rộng lớn và bao gồm nhiều chuyên ngành, bao gồm các ngành khoa học máy tính, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin và thống kê. Kể từ khi máy tính ra đời, các cá nhân và tổ chức ngày càng xử lý thông tin kỹ thuật số. Điều này đã dẫn đến việc nghiên cứu về tin học với các khía cạnh tính toán, toán học, toán tin, sinh học, nhận thức và xã hội, bao gồm cả nghiên cứu về tác động xã hội của công nghệ thông tin.

Tìm kiếm việc làm

2. Xã hội tin học hóa

Xã hội tin học hóa

Tin học hóa là các hoạt động đều được hệ thống tin học hỗ trợ kiểm soát, theo dõi, các mạng máy tính kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia. Thực chất tin học hóa là việc đưa máy tính và tin học vào sử dụng trong các ứng dụng thực tế

Xã hội tin học hóa là xã hội được các hệ thống tin học hỗ trợ điều hành các hoạt động chính của xã hội. Xã hội tin học hóa còn có thể hiểu đây là một xã hội mà hoạt động chính trị văn hóa quan trọng được xây dựng, lưu trữ thông tin, quảng bá và sử dụng thông tin thông qua tin học và có tầm quan trọng không thể thiếu được.

Có thể hiểu đơn giản hơn xã hội tin học hóa là xã hội mà hệ thống mạng máy tính kết nối giữa các vùng, các quốc gia điều hành các mặt của xã hội. Ở xã hội tin học hóa thì tin học và máy tính đóng vai trò không thể thiếu đối với hoạt đọng xã hội.

Một bộ phận kinh tế quan trọng của xã hội tin học hóa là nền kinh tế tri thức, ở đây việc khai thac sự hiểu biết về kinh tế thông qua tin học tạo ra của cải vật chất.

Ở xã hội tin học hóa thì việc giao dịch mặt đối mặt dần ít đi, mọi người dần không còn tiếp xúc nhiều để hội họp hay trao đổi thông tin trực tiếp nhưng sự phối hợp vẫn hoạt động hiệu quả. Mọi người có sự ăn ý, đưa đến sự thống nhất nhanh hơn, chính xác hơn và hoạt động phối hợp hiệu quả hơn. Các quyết định dựa trên nguyên tắc, có quy chuẩn chung dựa trên mạng truyền thông tin mà mọi đều có sự nhất trí cao.

Ngoài ra sự khác biệt trong xã hội tin học hóa có thể dễ nhận thấy nhất đó là về nguồn nhân lực thay đổi theo xu hướng của xã hội tin học hóa. Lao động chân tay, lao động phổ thông thủ công chưa qua đào tạo được thay thế bằng nguồn nhân lực qua đào tạo, lao động bằng trí thức là chính.

Việc làm it phần mềm tại hà nội

3. Đặc tính của xã hội tin học hóa

Đặc tính của xã hội tin học hóa

Xã hội tin học hóa đại diện cho một xã hội phát tiển hóa, ngành công nghệ thông tin được áp dụng vào tất cả các ngành nghề. Trong xã hội ngày nay, xã hội chiếm trở thành một trong những yếu tố quyết định nền kinh tế phát triển. Sự mạnh yếu của nguồn lực quốc gia hiện nay được đánh giá một phần dựa vào lượng sở hữu cũng như tốc độ truyền tải thông tin của quốc gia đó. 

Một xã hội tin học hóa là xã hội phát triển hóa, nhìn chung xã hội tin học hóa có một vài đặc tính cơ bản cần chú ý:

3.1. Mạng máy tính phục vụ toàn bộ hoạt động ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ hiện nay trong xã hội bao gồm thương mại, du lịch, giao thông, tiền tệ đang được phục vụ bởi cùng đối tượng và có sự hỗ trợ chung từ mạng máy tính. Toàn dân đang được phổ cập việc kết nối internet, người người nhà nhà thu thập thông tin từ trong nước ngoài nước hay tình hình kinh tế chính trị hoặc ngay cả tin trong giới Showb cũng được truyền tải thông qua mạng máy tính. Ngoài ra internet còn cung cấp các tiện ích xã hội, phục vụ theo đủ các yêu cầu như đặt lịch khám bênh, tra cứu tài liệu,…

3.2. Máy tính hóa

Xã hội hiện nay, sự hiện hữu máy tính là việc bình thường, gần như mỗi người đều tiếp xúc hằng ngày với máy tính, cuộc sống gần như không thể xa rời máy tính, các thiết bị trong nhà hay công ty gần như được hiện đại hóa, tích hợp với máy tính hoặc đều có thể điều khiển bằng máy tính thông qua các phần mềm quản lý.

Ví dụ: Bạn có thể thông qua hệ quản lý máy tính mà đặt lịch khám bệnh từ xa, có thể thông qua mạng truyền máy tính mà mở các cuộc họp xuyên đại dương với nhiều tập đoàn ở nhiều nơi trên thế giới.

3.3. Tiếp xúc được với lượng thông tin khủng

Mạng máy tính tin học cho phép người dùng cập nhập được nhiều thông tin tài liệu nhanh chóng. Tuy nhiên, lượng thông tin tăng lên nhưng thời gian để tiếp nhận thông tin không thay đổi. Những thông tin lan tràn sẽ không trở thành hữu ích với người sử dụng mà trở thành rào cản cho người dùng. Sự phát triển của kỹ thuật tin học đã giải quyết vấn đề trên, khiến người dùng có thể tìm kiếm đúng thông tin mà mình cần tìm kiếm

Ví dụ: Trước kia bạn có thể mất thời gian đến thư viện để tìm kiếm thông tin qua sách vở nhưng hiện bạn có thể lên google để tìm kiếm thông tin mình cần chỉ với vài cú nhấp chuột, ngoài những thông tin tìm kiếm thì mạng còn cung cấp cho bạn những thông tin xung quanh vấn đề bạn tìm hiểu. 

Tuy nhiên, lượng thông tin tăng lên nhưng thời gian để tiếp nhận thông tin không thay đổi. 

3.4. Sự ngăn cách giữa giàu thông tin và nghèo thông tin

Nhìn vào thực tế, tuy tin học hóa phát triển mạnh mẽ trong thời đại 4.0 nhưng chưa thực sự được xóa mù. Ở những nơi hẻo lánh đến điện còn chưa có thì liệu tin học hóa có được áp dụng, câu trả lời đương nhiên là không. Khoảng cách giữa nghèo và giàu thông tin đang ngày càng xuất hiện rõ ràng hơn, đất nước cần có đội ngũ lao động dân trí cao và đã qua đào tạo để áp dụng tin học hóa, kỹ thuật hóa vào công việc, thay cho lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo, xã hội cần tăng chất lượng lao động đã qua đào tạo hơn.

3.5. Ngành tin học đang trở thành chỗ dựa cho nền kinh tế leo thang

Hiện nay việc quản lý thông tin qua máy tính cũng như thu lập xử lý thông tin, kiểm tra tìm kiếm thông tin gần như được tin học hóa, được kiểm soát trên máy tính. Từ đó nguồn nhân lực cho việc này tăng cao, so với người làm lao động phổ thông, lao động chân tay chưa qua đào và các ngành nông nghiệp còn nhiều hơn. 

Sự phát triển của kỹ thuật giúp cho sản lượng sản xuất hàng hóa tăng theo, những vấn đề đặt ra là tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư lao động và năng lượng bị thiếu hụt. Điều này cho thấy nền kinh tế đã phát triển sang một bước ngoạt mới, thoát khỏi cách thức phát triển truyền thống cũ, có dấu hiệu thay đổi tích cực cho nền kinh tế.

Việc làm nhân viên it

4. Xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức

Xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức

Có thể nhận thấy dễ dàng là kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là vẫn là tri thức của con người, từ tri thức tạo ra của cải vật chất và tinh thần xã hội một cách đa dạng. Có thể nói xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Lý giải khẳng định này vì:

– Trí thức đang dần khẳng định được tầm quan trọng của mình trong việc quyết định mức sống, tầm quan trong đang dần vượt qua cả sự quan trọng của những yếu tố khác như đất đại, lao động hay nguyên liệu sản xuất,…Ở các nước phát triển hay thế giới, xu hướng phát triển của kinh tế thực tế đã dựa vào tri thức.

– Trong xã hội tin học hóa, chúng ta không thể công nhận khả năng của việc ứng dụng dụng tin học đã làm nâng cao năng xuất, hiệu quả công việc và giải phóng lao động chân tay, giảm bớt chi phí nhân lực mà công việc hiệu quả cao.

– Yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cũng như nâng cao tinh thần của xã hội của nền kinh tế tri thức chính là tri thức. Tri thức giúp người lao động điều khiển xã hội thông qua tin học hóa cùng với sự hỗ trợ của các hệ thống máy tính, mạng máy tính kết nối thông tin lien vùng, liên quốc gia,…

5. Tầm quan trọng của tin học hóa

Tầm quan trọng của tin học hóa

5.1. Mặt lợi và mặt hại của tin học máy tính

– Lợi ích của tin học hóa:

+ Tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.

+ Phát triển các mạng máy tính, phát triển Internet

+ Cải thiện nền kinh tế quốc gia

+ Tạo ra cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực dồi dào

– Mặt hại hay hạn chế của tin học hóa:

+ Suy giảm trí nhớ

+ Dễ gây trầm cảm, mất ngủ

+ Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

+ Ảnh hưởng đến an sinh xã hội (các thông tin tiêu cực làm xã hội bất ổn, các trang website đồi trụy phản động gây ảnh hưởng tới xã hội).

5.2. Tin học và xã hội

– Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội:

+ Xã hội tin học hóa làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.

+ Sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học công nghệ hay khoa học xã hội có một phần đóng góp không nhỏ củ tin học và máy tính.

+ Tin học được áp dụng ở dụng ở hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội và mang lại hiệu quả to lớn.

+ Ảnh hưởng của nền tin học sẽ được công nhận sự phát triển khi mà nó có sự đóng góp thành quả không nhỏ vào nên kinh tế quốc dân cũn như tri thức chung của thế giới, những thành tự to lớn được mọi người công nhân, đem lại vật chất kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa xã hội.

+ Dân trí về tin học được được nhiều quốc gia quan tâm và đầu tư mạnh.

– Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa

+ Thông tin là tài nuyên quý giá vì vậy mọi người cần có ý thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thông tin

+ Mọi hành động vô ý thức hoặc cố ý phá hoại hay ảnh hưởng đến hoạt động thông tin, ảnh hưởng đến sự phát triển của tin học đều là vi phạm pháp luật.

+ Để đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như thỏa mãn các yêu cầu của xã hội thì hệ giáo dục cần đổi mới, đào tạo hệ thống mới để đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

+ Đưa ra những điều luật bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm về tin học.

Việc làm thực tập sinh it

5.3. Tầm quan trọng của tin học hóa

Xã hội phát triển, công nghệ thông tin phát triển, thời đại 4.0 mở ra sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Thời đại công nghệ số yêu cầu công dân nhất là nguồn lao động chủ lực cần được phổ cập thành thạo các kỹ năng tin học, việc này đang nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng phát triển nhằm nâng cao cơ hội phát triển và hội nhập với thế giới. Tầm quan trọng của tin học hóa được thể hiện qua nhiều mảng trong xã hội như:

– Tin học và giáo dục: Tin học hiện nay được phổ cập ở hầu hết các hệ đào tạo từ bậc tiểu học đến đại học nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ trong xã hội tin học hóa. Các học sinh được học tin học từ những lớp nhỏ nhất hay áp dụng tn học hóa trong công tác giảng dạy đang được ngành giáo dục đề cao và khuyến khích.

– Tin học và công việc: Các công ty doanh nghiệp hiện nay hầu hết sẽ yêu cầu kỹ năng tin học cũng như bằng hoặc chứng chỉ liên quan. Các công việc được hoàn thành nhờ hoạt động ứng dụng của tin học như giao dịch hợp đồn online, kế toán – kiểm toán, quản lý hành chính – nhân sự, vận hành điều khiển máy móc,…

– Tin học và đời sống: Chất lượng cuộc sống được nâng cao nhờ tin học hóa. Nhờ có tin học, cuộc sống có nhiều thú vị và nhiều cách tìm kiếm niềm vui hơn. Các hoạt động tìm kiếm tri thức, chia sẻ thông tin bổ ích, kết nối giữa con người với con người thông qua mạng xã hội hay xử lý các vấn đề có thể dễ dàng hơn.

Cuối cùng qua những thông tin đã cung cấp trong bài viết, hẳn bạn đã hiểu được tin học hóa là gì và giải thích được tại sao xã hội tin học hóa là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Qua đó có thể hiểu được tầm quan trọng của tin học hóa trong xã hội hiện nay. Mọi việc đều có mặt lợi và những hạn chế, nhưng tùy thuộc vào cách mỗi người sử dụng và áp dụng vào cuộc sống.

Chia sẻ: