Tinh hoa văn hóa Nhật Bản bên trong những chén trà

Tinh hoa văn hóa Nhật Bản bên trong những chén trà - 1

Trà đạo là một truyền thống đậm tính nghệ thuật trong văn hóa Nhật Bản. Ảnh: Matcha Japan

Nghệ thuật pha chế và uống trà xanh bắt nguồn từ Trung Quốc. Các linh mục và nhà sư Nhật Bản sau chuyến du lịch đến Trung Quốc đã giúp truyền bá và phổ biến nghệ thuật này. Sau đó, bậc thầy về trà Sen no Rikyu đã phát triển và hoàn thiện mô hình trà đạo đầu tiên vào thế kỷ XVI.

Trà đạo về bản chất là một nghi lễ đầy tính thẩm mỹ, trong đó trà được pha chế và thưởng thức không chỉ thông qua vị giác mà đòi hỏi phải trải nghiệm bằng tất cả các giác quan. Trong suốt quá trình này, từ đầu đến cuối, một loạt các bước thực hiện đều được thực hiện theo quy chuẩn. Cả người chủ trì buổi trà đạo hay những vị khách đều phải tuân theo quy tắc và bày tỏ thái độ tôn trọng khi buổi lễ tiến hành.

Đối với nhiều người, sự hấp dẫn của trà đạo không chỉ nằm ở vẻ đẹp hình thức mà còn nằm ở tinh thần của người Nhật thể hiện qua văn hóa trà đạo: omotenashi – nghĩa là đón tiếp khách bằng cả tấm lòng.

Quy tắc osakini

Tại các buổi tiệc trà, những chiếc kẹo đầu tiên (kasha) được chuyển xung quanh theo một thứ tự chỗ ngồi đã định trước. Sau khi chúng được ăn xong, chè trà (chawan) đã chuẩn bị cũng được chuyển xung quanh theo thứ tự.

Khi đến lượt bạn, trước tiên bạn cần quay sang người xếp hàng tiếp theo và nói với họ rằng “Osakini!” (xin lỗi vì đã đi trước bạn) trước khi ăn đồ ngọt và sau đó mới uống trà. Đây là quy tắc nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với những vị khách khác khi tham gia buổi tiệc trà và là một trong những quy tắc quan trọng nhất của trà đạo.

Tinh hoa văn hóa Nhật Bản bên trong những chén trà - 2

Đồ ngọt được chuẩn bị trong những buổi trà đạo. Ảnh: Matcha Japan

Quy tắc thể hiện sự tôn trọng đối với chén trà

Đồ ngọt cần được cắt thành từng miếng để khách thưởng thức từ từ. Chỉ khi khách ăn xong, trà xanh mới được mang đến.

Điểm quan trọng cần nhớ tiếp theo trong trà đạo đó là không được uống phía mặt chính của chén trà – mặt thường xuất hiện những thiết kế và hình vẽ đẹp mắt, thậm chí cả những điểm không hoàn hảo và bất thường (đặc biệt là chén bằng gốm nặn thủ công). Di chuyển chén từ người này sang người khác trong khi vẫn để lộ mặt chính ra phía ngoài, đó là cách chúng ta cũng có thể cảm nhận vẻ đẹp và tránh dây bẩn lên phía chính diện của chén trà. Đây là quy tắc cử xử quan trọng thứ hai của trà đạo.

Chén cần được cầm bằng tay phải và đặt trong lòng bàn tay trái. Sau đó, dùng tay phải xoay nhẹ chén theo chiều kim đồng hồ. Hãy đảm bảo uống trà bằng mặt sau, tránh mặt chính của chén. Trà không được uống một ngụm lớn phải được thưởng thức từ từ, thông thường là uống khoảng ba ngụm rồi trả lại chén trà.

Tinh hoa văn hóa Nhật Bản bên trong những chén trà - 3

Để chuẩn bị một chén trà cần rất nhiều kỹ thuật và công đoạn phức tạp. Ảnh: Matcha Japan

Trong trà đạo có vô số quy tắc nghi thức và cách cư xử cần phải tuân theo, vì vậy trong khoảng thời gian ngắn sẽ rất khó để có thể nhớ hết được. Tuy nhiên, cho dù bạn không có kiến thức về lĩnh vực này, bạn vẫn có thể tham gia vào quá trình của sado bằng cách quan sát hành động của những vị khách khác. Điều quan trọng bạn cần nhớ, hãy thực hiện nghi thức trà đạo một cách chân thành vì đó mới chính là quy tắc quan trọng nhất.