Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) – World Tourism Organization (WTO) | Hồ sơ – Sự kiện – Nhân chứng

Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 58 đã thông qua Nghị quyết số 58/232 công nhận Tổ chức Du lịch thế giới là tổ chức chuyên môn trong hệ thống Liên hợp quốc. Tổ chức n ày có nhiệm vụ hoạt động nhằm đẩy mạnh và phát triển du lịch quốc tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế các nước, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc, vì hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhân quyền và quyền tự do cơ bản, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo, đặc biệt quan tâm đến quyền lợi các nước đang phát triển trong lĩnh vực du lịch. Ngân sách của Tổ chức Du lịch thế giới do các nước thành viên chính thức đóng góp, được chia thành 15 bậc và đóng theo sự tăng trưởng của khách lữ hành quốc tế vào nước đó. Trụ sở của Tổ chức Du lịch thế giới đặt tại Madrit (Tây Ban Nha).

Thành viên: Chia thành 3 loại :

Thành viên chính thức là các quốc gia có chủ quyền tham gia, đến năm 2004, Tổ chức Du lịch thế giới có 138 quốc gia thành viên ( trong đó có Việt Nam).

Thành viên liên kết là những vùng lãnh thổ, hiện có 6 thành viên thuộc loại này là Aruba, Macao, Madeire, Hồng kông, Frémish và quần đảo Antilles.

Thành viên chi nhánh là các công ty du lịch, hãng du lịch,… hiện nay có 350 thành viên.

Cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng WTO :

– Họp thường kỳ hai năm họp một lần, có nhiệm vụ thông qua chủ trương, chính sách du lịch, định hướng phát triển du lịch phục vụ sự phát triển kinh tế thé giới; bầu các chức vụ quan trọng của WTO như Tông thư ký, các nước tham gia Hội đồng chấp hành WTO, kết nạp thành viên mới và đình chỉ nước thành viên khi nợ ngân sách quá 2 năm liền.

– Ngoài Đại hội đồng thường kỳ, Tổ chức Du lịch thế giới cũng có thể triệu tập cuộc họp bất thường theo yêu cầu của Hội đồng chấp hành hoặc do 2/3 số thành viên chính thức yêu cầu.

Hội đồng chấp hành:

– Hội đồng chấp hành gồm 27 nước thành viên được bầu theo khu vực địa lý. Nhiệm kỳ là 2 năm và được tái cử.

– Hội đồng chấp hành do 1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch lãnh đạo.

– Hội đồng chấp hành là cơ quan điều hành giúp WTO triển khai các chủ trương chính sách đã được Đại hội đồng thông qua giữa hai kỳ Đại hội đồng.

– Hội đồng chấp hành họp 2 kỳ 1 năm và có các cuộc họp bất thường theo đề nghị của Tổng Thư ký hay của 2/3 số thành viên Hội đồng chấp hành.

Ban thư ký :

– Đứng đầu là Tổng Thư ký và 2 phó Tổng thư ký, nhiệm kỳ 4 năm.
– 6 tiểu ban khu vực: Châu Phi; Châu Mỹ; Đông Á – Thái Bình dương; Nam Á; Châu Âu; Trung Đông.

Quan hệ Việt Nam – WTO: Ngày 26 tháng 9 năm 1979, CHXHCN Việt Nam gửi đơn xin gia nhập WTO. Sau khi trở thành thành viên chính thức, Việt Nam đã tham nhiều diễn đàn quan trọng của WTO và từ năm 2002 Việt Nam gữi chức vụ Phó chủ tịch Tiểu ban Đông Á – Thái Bình dương.

Việt Nam đã đăng cai nhiều cuộc họp như diễn đàn Du lich các nước ASEAN năm 2001; chương trình du lịch bằng tàu đệm khí dọc sông Mê kông; du lịch ven biển.

Với sự trợ giúp về tài chính của UNDP, Việt Nam và chuyên gia cao cấp cuả WTO đã hoàn thành dự án phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010.

Năm 2003 Việt Nam là nước đầu tiên thông báo đầy đủ về dịch SARS cho WTO và được WTO đánh giá cao về sự hợp tác. Chính có sự hợp tác trên nên khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Việt Nam hoàn toàn không còn SARS ngay lập tức WTO đã khuyến cáo các du khách nên du lịch trở lại Việt Nam.