Tôi Yêu Luật

CỦA MỸ

“Mặc cả thú tội” (plea bargains), còn được biết đến với các cách dịch khác nhau như: “thỏa thuận nhận tội”, “thương lượng nhận tội”, “đàm phán thú tội”, là một trong những nguyên tắc và cũng là thủ tục tố tụng nổi tiếng của Hoa Kỳ. 90% các vụ án hình sự ở Hoa Kỳ được giải quyết bằng mặc cả thú tội, 8% các vụ án hình sự bị đình chỉ và chỉ có khoảng 2% là giải quyết bằng thủ tục xét xử đầy đủ, có bồi thẩm đoàn. Đây là một thỏa thuận thương lượng của bị cáo trong vụ án hình sự, thông thường được thực hiện bởi luật sư bào chữa và công tố viên, theo đó bị cáo đồng ý nhận tội (thú tội) để đổi lấy một kết quả mà chính bị cáo đánh giá là thuận lợi (có lợi) hơn cho mình. Kết quả này có thể là giảm nhẹ khung hình phạt, giảm mức án hoặc được áp dụng định tội danh “nhẹ hơn” với tội mà bị cáo đã phạm phải. Mặc dù có vai trò rất quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự nhưng mặc cả thú tội lại là một chế định tương đối mới trong lịch sử phát triển của hệ thống tư pháp hình sự Mỹ. Bài viết phân tích một số ưu và nhược điểm của nguyên tắc “mặc cả thú tội” trong tư pháp hình sự Mỹ để có những so sánh, kiến giải nhằm tìm ra hướng đi phù hợp cho nền tố tụng Việt Nam.

Nguồn: Tạp chí Luật sư Việt Nam số 1+2-2023

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGUYÊN TẮC MẶC CẢ THÚ TỘI TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ