Token là gì? Cách phân biệt Coin và Token trong thị trường crypto
Token là gì, Coin là gì là hai khái niệm cơ bản nhưng rất dễ gây nhầm lẫn đối với những người mới tham gia thị trường đầu tư tài chính. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số khác biệt cơ bản của hai loại này cũng như bổ sung những kiến thức khác về token, để người mới có thêm hiểu biết khi giao dịch trong thị trường crypto.
1.
Giới thiệu chung về Token
1.1 Token là gì?
Token được coi là đồng tiền điện tử nhưng về căn bản cũng không hoàn toàn chính xác do có một số khác biệt mà bạn nên hiểu rõ. Token được tạo ra trên nền tảng blockchain có sẵn, nhờ tạo ra các smart contract (hợp đồng thông minh), như các bạn đã biết đến là Ethereum. Một token được xây dựng trên nền tảng Ethereum sẽ có mã thông báo là ERC-20.
Ngoài ra, các blockchain khác như NEO, Tron, … đều có thể tạo được các token tương tự như blockchain của Ethereum. Cũng như Ethereum, token của NEO sử dụng mã thông báo là NEP-5. Vì vậy bất kỳ tổ chức nào cũng có thể tạo được một token dựa trên các nền tảng blockchain có sẵn này.
1.2 Cách tạo ra token
Ngoài định nghĩa về token là gì, bài viết cũng khẳng định rằng, như việc tạo token không đòi hỏi nhiều yêu cầu về kỹ thuật, nhưng với những người mới sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với những người có kinh nghiệm. Để tạo được một token, các nhà phát triển phải tốn một khoảng phí tương ứng với nền tảng blockchain đó.
Ví dụ nếu một token được tạo dựng trên nền tảng blockchain Ethereum thì người dùng cần chi trả một số ETH để sự dụng được các công cụ trong nền tảng. Đây cũng là khoản chi phí phải thanh toán cho toàn bộ các giao dịch trên blockchain đó chứ không chỉ riêng việc tạo token
1.3 Mục đích sử dụng Token
Các token trong thị trường điện tử đều đang tồn tại với số lượng lớn và được sử dụng trên ứng dụng dAPPS hoặc phi tập trung. Các nhà phát triển khi tạo ra token của riêng họ sẽ có quyền quyết định số lượng được tạo ra và địa chỉ gửi đến sau khi tạo xong. Và cũng như đã nói ở trên, nhà phát triển cần chi trả chi phí bắt buộc khi tạo token trên nền tảng đó.
Sau khi token được tạo ra người dùng có thể sử dụng các chức năng mà nhà phát triển đã thiết kế sẵn trên các ứng dụng. Mỗi token sẽ được tạo ra với mục đích hoàn toàn khác nhau để đại diện cho một vật thể nào đó.
Ví dụ bạn muốn bán một căn nhà của mình thông qua giao dịch trên hợp đồng thông minh, bạn không thể vẽ hay đặt ngồi nhà của mình vào trong hợp đồng được. Thay vào đó bạn có thể sử dụng token riêng đại diện cho ngôi nhà để thực hiện giao dịch mà vẫn đảm bảo pháp luật
1.4 Lợi ích của việc tạo token
Nếu bạn muốn tạo ra một nền tảng blockchain riêng thì ngoài việc nắm được token là gì còn phải biết lợi ích mà nó mang lại. Có thể thấy, việc tạo một nền tảng blockchain sẽ rất tốn kém và đòi hỏi đội ngủ nhân viên mạnh để tạo ra một nền tảng blockchain mạnh mà không thể bị tấn công, xâm nhập.
Vì thế việc tạo ra một token trên nền tảng blockchain có sẵn như Ethereum blockchain sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian hơn nhiều. Dự án vừa có thể sử dụng tính năng của token cho ứng dụng vừa sử dụng được các tính năng bảo mật, an toàn của blockchain gốc.
1.5 Phân loại Token
Hiện nay có 04 loại tokens chính trên thị trường crypto: Payment tokens; Utility tokens; Security tokens; Non-fungible tokens.
Mục lục bài viết
Trong đó:
Payment tokens
Payment tokens là loại tiền xu được tạo ra với mục đích như là phương tiện giao dịch, lưu giữ giá trị và là một đơn vị tài khoản. Có các loại payment tokens chính như Bitcoin (BTC), Litecoin (LTC), Ethereum (ETH), …
Giống như loại tiền tệ fiat, payment token có giá trị tăng hoặc giảm theo quy luật cung và cầu của người dùng. Khi nhu cầu lớn và lượng cung thấp hơn thì giá trị token sẽ tăng, ngược lại khi nhu cầu thấp hơn mà lượng cung lớn thì lại giảm giá trị.
Utility tokens
Đây được xem là những mã thông báo được tạo ra với mục đích cung cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào dịch vụ hoặc sản phẩm của ứng dụng dựa trên chuỗi khối.
Security tokens
Security tokens là những tài sản truyền thống như cổ phiếu. Loại cổ phiếu này đã được chuyển đổi sang mã kỹ thuật số trên nền tảng blockchain.
Tương tự như thị trường chứng khoán, security tokens có nhiệm vụ cung cấp quyền sở hữu đối với chủ sở hữu nó.
Non-fungible tokens
Non-fungible token (NFT) là gì? Blockchain chuỗi khối đã tạo ra một token không thể thay thế là NFT. Đây là loại token được mã hóa cho một loại tài sản độc nhất. Có rất nhiều trường hợp cần sử dụng đến NFT như: một tài sản kỹ thuật số trong game, một tác phẩm nghệ thuật được mã hóa để người dùng sưu tầm hoặc thậm chí là các vật thể trong thế giới thực. Các NFT được tạo ra đã hoàn toàn giải quyết các vấn đề về quyền và sở hữu các tài sản.
2. Khác biệt cơ bản giữa coin và token trong thị trường tiền điện tử
2.1 Coin là gì?
Không chỉ token là gì, bài viết còn trình bày sự khác biệt giữa coin và token.
Cụ thể, Coin được hiểu là một đồng tiền kỹ thuật số tồn tại trên nền tảng Blockchain của chính nó. Khác hẳn hoàn toàn với token được tạo ra và tồn tại trên một nền tảng blockchain khác. Ví dụ như ETH, BTC, LTC… đều được gọi là coin vì nó có nền tảng blockchain riêng.
Khi thực hiện giao dịch với đồng coin thì bạn chỉ thực hiện giao dịch mua bán trên hệ thống mạng máy tính chứ không có đồng tiền vậy lý nào trực tiếp giao dịch với bạn.
Tất cả coin đều tồn tại dưới dạng dữ liệu điện tử thông qua mạng lưới blockchain của đồng tiền đó. Nền tảng blockchain của chính coin này có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi tất cả các giao dịch được diễn ra bởi máy tính trên toàn thế giới.
2.2 Khác biệt cơ bản giữa coin và token
Qua những khái niệm trên thì bạn có thể biết coin và token đều đại diện cho một giá trị như tiền tệ fiat, đô la, euro, … Nhưng sự khác biệt quan trọng nhất mà bạn cần phải nắm được là coin có giá trị như một dạng tiền và có nền tảng blockchain riêng. Còn token chỉ là một mã kỹ thuật số được ấn định giá trị và tồn tại trên một nền tảng blockchain khác.
Với những chia sẻ ở bài viết trên bạn cũng đã phần nào hiểu được token là gì và phân biệt được sự khác nhau giữa coin và token. Cả hai loại này đều tồn tại trên nền tảng blockchain. Vì vậy, bạn đừng nên phức tạp hóa mà hãy từ từ học hỏi và trau dồi thêm nhiều kiến thức. Thị trường tiềm năng này sẽ luôn đổi mới và phát triển từng ngày đấy!
Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.