Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ngắn nhất – Ngữ văn lớp 12
- Giáo dục cấp 3
- Lớp 12
- Soạn văn lớp 12
Mục lục bài viết
Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ngắn nhất
❮ Bài trước
Bài sau ❯
Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Với các mẫu Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 12 hơn.
A/ Nội dung bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Từ hiểu biết sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. Bài viết có văn phong chính xác, mạch lạc giúp người đọc dễ dàng nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – mẫu 1
“Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” tác giả Trần Đình Hựu-nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam trung cận đại. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần II của bài viết “Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc” với những nhận định mang tính bao quát, một cái nhìn khách quan trong việc phân tích, đánh giá khoa học về giá trị, bản sắc văn hóa của nước ta lúc bấy giờ. Trước hết để người đọc hiểu sâu sắc bài viết của mình tác giả đưa ra khái niệm văn hóa và chỉ ra các phương diện chủ yếu văn hóa được biểu hiện ra bên ngoài như: tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, văn học, ứng xử, sinh hoạt. Ở mỗi một khía cạnh đó Trần Đình Hựu chỉ ra các điểm tích cực và hạn chế cùng với những nguyên nhân, yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa (nội lực, ngoại lực) để tìm cách khắc phục. Nhưng nhìn chung đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa trên tất cả các phương diện với tinh thần chung “thiết thực, linh hoạt và dung hòa”. Ta không thấy trong bài viết có sự khen hay chê hoàn toàn mà tất cả đều hướng tới một mục đích duy nhất là làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với sự tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt.
Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – mẫu 2
“Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” tác giả nêu ra những hạn chế của văn hóa truyền thống dân tộc. Văn học Việt chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng ảnh hưởng đến các nền văn học khác. Điều đó được thể hiện qua các phương diện sau: Thần thoại không phong phú; tôn giáo, triết học, khoa học kĩ thuật, âm nhạc, hội họa, không phát triển; thơ ca thì chưa có tác giả nào có tầm vóc lớn lao… Bên cạnh mặt hạn chế, văn hóa Việt Nam cũng có thế mạnh: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch; con người hiền lành, tình nghĩa. Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột. Người Việt Nam sống tình nghĩa, khôn khéo và hài hòa với thiên nhiên. Về nghệ thuật, người Việt sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường. Về quan niệm sống, người Việt luôn mong ước thái bình, sống thanh nhàn, thong thả. Văn hóa Việt ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Phật giáo, Nho giáo và tư tưởng Lão – Trang nhưng cái gốc của văn hóa Việt Nam là tính nhân bản và tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa.
Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – mẫu 3
Trong bài, người viết đã thoát khỏi thái độ hoặc ngợi ca, hoặc chê bai đơn giản thường thấy khi tiếp cận vấn đề. Tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam. Tác giả đã sử dụng giọng văn điềm tĩnh, khách quan để trình bày luận điểm của mình. Người đọc chỉ có thể nhận ra được nguồn cảm hứng thật sự của tác giả nếu hiểu cái đích xa mà ông hướng đến: góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển hiện thời.
Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – mẫu 4
Tóm tắt bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – mẫu 5
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống.
– Giá trị nội dung:
+ Từ vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống.
+ Nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc.
+ Bố cục rõ ràng, rành mạch.
+ Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén.
Xem thêm các bài tóm tắt ngữ văn lớp 12 chọn lọc, hay khác:
-
Tóm tắt bài Tuyên ngôn độc lập
-
Tóm tắt bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
-
Tóm tắt bài Mấy ý nghĩ về thơ
-
Tóm tắt bài Đô-xtôi-ép-xki
-
Tóm tắt bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003
❮ Bài trước
Bài sau ❯
2018 © All Rights Reserved.