Tổng Hợp Các Ký Hiệu Thiết Bị Điện Dân Dụng Trên Bản Vẽ – Dư Cẩm

Các thiết bị dùng trong việc đóng cắt và bảo vệ điện

Các loại đèn dùng điện và các loại thiết bị sử dụng điện

– Hạng mục vị trí lắp đặt các ổ cắm và các thiết bị điện dân dụng đặc biệt (máy bơm nước, máy phát điện, bình nóng lạnh,..)

Bước 4: Đọc cách đi dây trên bản vẽ của các thiết bị điện dân dụng

Bước 3: Cách đọc bản vẽ khi đã bố trí các ký hiệu thiết bị điện dân dụng

Bước 1: Có sự chuẩn bị trước các bản vẽ cần thiết

Các ký hiệu thiết bị điện dân dụng là gì? Cách lắp đặt các thiết bị điện dân dụng trên bản vẽ như thế nào? Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta phải biết được chức năng và đặc điểm của các ký hiệu điện dân dụng. Vậy để đi vào những bước chuyên sâu hơn trong việc lắp đặt và vận hành các loại thiết bị điện. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tổng hợp các ký hiệu điện dân dụng trên bản vẽ đã nhé.

Phương pháp đọc bản vẽ thông qua các ký hiệu thiết bị điện dân dụng

Để đọc được 1 bản vẽ điện một cách dễ dàng nhất cho người mới bắt đầu. Nhân sự mới vào nghề có thể thực hiện đọc bản vẽ theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Phương pháp đọc bản vẽ thông qua các ký hiệu thiết bị điện dân dụngPhương pháp đọc bản vẽ thông qua các ký hiệu thiết bị điện dân dụng

Bước 1: Có sự chuẩn bị  trước các bản vẽ cần thiết

Bản vẽ thiết kế điện là bản thiết kế cho người dùng biết các thông tin cụ thể về cách bố trí các thiết bị điện như: thiết bị dùng để chiếu sáng, vị trí sắp xếp các ổ cắm, công tắc và cầu dao điện, tổng quan cách đi dây điện, các loại ống bọc dây điện trong công trình, sơ đồ các nguyên lý hoạt động chính của nguồn điện,..

Tùy vào quy mô lớn nhỏ của công trình mà tất cả các dữ liệu và thông tin trên bản vẽ có thể được thể hiện trên cùng một bản vẽ hoặc thể hiện riêng biệt từng phần trên từng bản vẽ 

Bước 2: Cách đọc bảng ghi chú ký hiệu trên bản vẽ

Các thiết bị điện chủ đạo như đèn, quạt có sử dụng điện, máy lạnh, ổ cắm,.. Tất cả đều có các ký hiệu riêng trong bản vẽ điện. Chúng được thể hiện rõ ràng qua bảng thiết kế để người dùng quan sát được theo một cách tổng quan nhất.

Bước 3: Cách đọc bản vẽ khi đã bố trí các ký hiệu thiết bị điện dân dụng

Cần xác định chính xác thông tin về các yếu tố cần thiết của từng thiết bị điện:

– Vị trí lắp đặt của các thiết bị điện dân dụng

– Cách lắp đặt các thiết bị (trên trần, trên tường, sàn)

– Kích thước, hình dạng chính xác và thực tế của thiết bị

– Các thông số, số liệu kỹ thuật khác kèm theo.

Bước 4: Đọc cách đi dây trên bản vẽ của các thiết bị điện dân dụng

Thông thường, trong 1 công trình chúng ta sẽ phân chia thành 3 phần nguồn điện cho cả 3 hạng mục lớn đó là:

– Hạng mục liên quan đến các vấn đề chiếu sáng

+ Đèn trên bản vẽ được bố trí và điều khiển bởi công tắc nào? Chúng thuộc cụm công tắc nào? Vị trí được gắn ở đâu?

+ Nguồn cấp điện chính cho cụm công tắc đó thể hiện qua ký hiệu nào?

– Hạng mục vị trí lắp đặt các ổ cắm và các thiết bị điện dân dụng đặc biệt (máy bơm nước, máy phát điện, bình nóng lạnh,..)

+ Vị trí sẽ đặt ổ cắm, kích thước chiều cao của ổ cắm điện.

+ Các ổ cắm nào sẽ cùng dùng chung một nguồn điện cấp?

+ Ký hiệu dành cho các ổ cắm có chung nguồn với nhau là gì?

– Hạng mục các thiết bị làm mát

+ Vị trí lắp đặt các thiết bị điện làm mát

+ Ký hiệu cụ thể và chính xác của nguồn cấp cho các thiết bị điện này 

Bước 5: Đọc chính xác sơ đồ nguyên lý của các bản vẽ

Cần lưu ý các điểm quan trọng như:

– Thông số cụ thể của các loại thiết bị  đóng cắt, điều khiển

– Thông số cáp nguồn, dây tải điện

– Khoảng cách của công tắc/tủ điện trên sơ đồ và cách đi dây rõ ràng của từng loại thiết bị đến công tắc điện

Các ký hiệu thiết bị điện dân dụng trên bản vẽ

Ký hiệu thiết bị điện dân dụng bằng hình vẽ

Các loại đèn dùng điện và các loại thiết bị sử dụng điện

Các loại đèn dùng điện và các loại thiết bị sử dụng điệnCác loại đèn dùng điện và các loại thiết bị sử dụng điệnCác loại đèn dùng điện và các loại thiết bị sử dụng điệnCác loại đèn dùng điện và các loại thiết bị sử dụng điện

Các thiết bị dùng trong việc đóng cắt và bảo vệ điện

Các ký hiệu thiết bị điện dân dụng dùng trong việc đóng cắt và bảo vệ điệnCác ký hiệu thiết bị điện dân dụng dùng trong việc đóng cắt và bảo vệ điện

Các thiết bị đo lường điện

Các ký hiệu thiết bị điện dân dụng dùng để đo lường điệnCác ký hiệu thiết bị điện dân dụng dùng để đo lường điện

Các thiết bị đóng cắt, điều khiển

Các thiết bị đóng cắt, điều khiểnCác thiết bị đóng cắt, điều khiển

Ký hiệu thiết bị điện dân dụng bằng chữ trên bản vẽ

Trong một bản vẽ thiết kế điện hoàn chỉnh, ngoài các ký hiệu điện dân dụng bằng hình vẽ ra thì người ta cũng tổng hợp và quy ước, thể hiện một số ký hiệu bằng chữ để hỗ trợ cho việc phân tích bản vẽ dễ dàng hơn.

Các loại ký hiệu thiết bị điện dân dụng bằng chữ sẽ khác nhau đôi chút vì chúng còn tùy thuộc vào ngôn ngữ của từng quốc gia. 

Nếu trong bản vẽ có sử dụng nhiều thiết bị cùng ký hiệu thì ta sẽ thêm vào các ký tự thể hiện thông qua các con số để phân biệt. 

ký hiệu bằng chữ 2ký hiệu bằng chữ 2

ký hiệu bằng chữký hiệu bằng chữ

Các loại ký hiệu thiết bị điện dân dụng bằng chữ trên bản vẽCác loại ký hiệu thiết bị điện dân dụng bằng chữ trên bản vẽ

Đối với một người thợ điện lâu năm hay mới vào nghề. Hoặc ngay cả đó là một kỹ sư cơ điện chuyên nghiệp. Khi cầm bản vẽ trên tay thì việc đọc và hiểu rõ, vận dụng, khai thác hiệu quả các thông tin trên sơ đồ. Nắm được tổng quan các loại ký hiệu điện dân dụng để hoàn thành một bản vẽ là một yêu cầu rất cơ bản và tiên quyết.

Bài viết trên chắc hẳn đã phần nào đó giúp bạn nắm chắc được các ký hiệu của các ký hiệu thiết bị điện dân dụng. THIẾT BỊ ĐIỆN DƯ CẨM khẳng định luôn đồng hành cùng bạn và tất nhiên là nếu bạn đang cần dùng đến các thiết bị điện dân dụng chất lượng thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi bạn nhé!