Tổng Quan Về Lịch Sử Giá Bitcoin | Binance Academy

Tóm lược

Năm 2021, Bitcoin đã đạt đỉnh với một mốc giá ấn tượng kể từ lần tăng giá vào năm 2009. Tính đến nay, Bitcoin đã đạt mức giá cao nhất mọi thời đại là 64.000 đô-la Mỹ, kèm vói sự chấp nhận ngày càng tăng trong thị trường chính thống. Hành trình của Bitcoin có rất nhiều biến động. Giá của đồng tiền mã hoá này thường phản ứng với các diễn biến chính trị, kinh tế và các quy định pháp luật.

Bitcoin đã trải qua mức tăng trưởng trung bình 200% mỗi năm. Tính đến tháng 8/2021, vốn hóa thị trường của Bitcoin là khoảng $710.000.000.000, thống trị gần 50% thị trường tiền mã hoá.

Các sự kiện như vụ hack sàn giao dịch Mt. Gox năm 2014 và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 2020 có thể giải thích một số hành vi giá ngắn hạn và trung hạn của Bitcoin. Về lâu dài, bạn có thể có cái nhìn vĩ mô hơn về Bitcoin khi xem xét giá của nó bằng các mô hình phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và tâm lý thị trường.

Đối với phân tích kỹ thuật, đường cong tăng trưởng Logarit của Bitcoin và Lý thuyết siêu sóng là hai mô hình đáng chú ý. Lý thuyết siêu sóng gắn giá cả với tâm lý nhà đầu tư trong các giai đoạn theo chu kỳ. Khi nói đến phân tích cơ bản, mô hình Stock to Flow và Metcalfe đã có những đánh giá khá chính xác về Bitcoin. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng kết hợp tất cả các phương pháp này để có được một cái nhìn đa diện về lịch sử giá.

Giới thiệu

Sự phát triển của Bitcoin (BTC) đã vượt qua trí tưởng tượng của nhiều người với sự gia tăng giá trị khổng lồ kể từ năm 2009. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là những đợt tăng giá và tăng trưởng. Bitcoin cũng đã trải qua những đợt giảm giá và thị trường gấu. Bất chấp sự biến động, cho đến nay tiền mã hoá đã chứng minh sự vượt trội hơn tất cả các loại tài sản truyền thống. Sự kết hợp của nhiều yếu tố đã tạo nên lịch sử giá Bitcoin và bạn có thể nghiên cứu chúng bằng các kỹ thuật và góc nhìn khác nhau.

Các phương pháp phân tích lịch sử giá Bitcoin

Trước khi đi sâu các vào dữ liệu, hãy tìm hiểu về cách phân tích lịch sử giá của Bitcoin. Có ba phương pháp khác nhau: phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và phân tích tâm lý thị trường. Mỗi loại đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, nhưng việc kết hợp chúng có thể cho bạn một góc nhìn sâu sắc.

1. Phân tích kỹ thuật (TA) : Đây là phương pháp sử dụng

Đây là phương pháp sử dụng dữ liệu về giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để cố gắng dự đoán hành vi thị trường trong tương lai. Ví dụ: bạn có thể tạo Đường trung bình động đơn giản (SMA) trong 50 ngày bằng cách lấy giá của 50 ngày trước đó và tính trung bình. Bạn có thể dùng đường SMA,vẽ nó trên biểu đồ giá tài sản của bạn và phân tích. Ví dụ: hãy tưởng tượng Bitcoin đã được giao dịch phía dưới đường SMA 50 ngày trong một vài tuần, nhưng sau đó vượt qua nó. Diễn biến này có thể được coi là một dấu hiệu của khả năng phục hồi.

2. Phân tích cơ bản (FA) : Đây là phương pháp sử dụng các dữ liệu đại diện cho các giá trị cơ bản, nội tại của một dự án hoặc của

Đây là phương pháp sử dụng các dữ liệu đại diện cho các giá trị cơ bản, nội tại của một dự án hoặc của tiền mã hoá . Loại nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố bên ngoài và bên trong để cố gắng xác lập giá trị thực tế của một tài sản. Ví dụ: bạn có thể xem xét các giao dịch hàng ngày của Bitcoin để đo lường mức độ phổ biến của mạng. Nếu con số này tăng lên theo thời gian, nó có thể cho thấy dự án thực sự có giá trị và giá có thể tăng lên.

3. Phân tích tâm lý (SA) : Đây là việc sử dụng

Đây là việc sử dụng tâm lý thị trường để dự đoán biến động giá cả. Tâm lý thị trường bao gồm cảm xúc và tâm trạng của nhà đầu tư đối với một tài sản. Thông thường, bạn có thể phân loại chúng thành tâm lý tăng giá hoặc giảm giá. Ví dụ: sự gia tăng đáng kể các tìm kiếm thịnh hành trên Google về việc mua Bitcoin có thể cho thấy tâm lý thị trường đang tích cực.

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch Bitcoin trong thời gian đầu?

Tiếp theo, hãy khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch và giá cả. Những điều này đã thay đổi theo thời gian và thay đổi so với thời kỳ đầu của Bitcoin. Vào năm 2009, Bitcoin là một tài sản nắm trong thị trường cực kỳ ngách với tính thanh khoản thấp. Giao dịch được thực hiện mà không cần quầy (OTC) giữa những người dùng trên BitcoinTalk và các diễn đàn khác, những người coi Bitcoin như một loại tiền tệ phi tập trung. Suy đoán mà chúng ta thấy ngày nay đóng vai trò ít hơn rất nhiều.

Khi giá và mức độ phổ biến của Bitcoin tăng lên, một ngành công nghiệp nhỏ cũng xuất hiện. Không chịu sự kiểm soát, ngành công nghiệp này vẫn phát triển và ngày càng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và hoạt động mua bán. Chúng bao gồm các sàn giao dịch tiền mã hoá và thị trường deep web . Giá của Bitcoin thường bị ảnh hưởng đáng kể khi các thị trường và sàn giao dịch này bị tấn công, đóng cửa hoặc bị quản lý. Một số sàn giao dịch giữ nguồn cung Bitcoin đáng kể đã bị tấn công, gây ra những cú sốc giá lớn và sự mất niềm tin vào thị trường. Chúng ta sẽ đề cập đến chủ đề này ở phần sau.

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch Bitcoin hiện nay?

Bitcoin hiện chia sẻ nhiều điểm chung với các tài sản truyền thống hơn so với nó trong những ngày đầu của nó. Việc tăng cường áp dụng Bitcoin trong lĩnh vực bán lẻ, tài chính và chính trị cũng đồng nghĩa với việc càng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá và giao dịch của Bitcoin ngày nay. Các tổ chức đầu tư vào tiền ảo cũng đang tăng lên, khiến đầu cơ có vai trò lớn hơn. Điều này có nghĩa là các yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch của Bitcoin ngày nay rất khác với những yếu tố ảnh hưởng đến nó trong những ngày đầu ra mắt. Chúng ta có thể thảo luận về những yếu tố lớn nhất.

1. Các quy định đã xuất hiện nhiều hơn so với những ngày đầu của Bitcoin. Khi các chính phủ bắt đầu hiểu về tiền mã hoá và công nghệ blockchain nhiều hơn, việc kiểm soát đầu vào và quy định của họ có xu hướng tăng lên. Cả việc thắt chặt và nới lỏng các quy định đều có tác động riêng của chúng. Một số thay đổi về giá của Bitcoin có liên quan đến việc cấm BTC ở một quốc gia hoặc sự phổ biến của nó ở một số quốc gia khác.

2. Tình trạng của nền kinh tế toàn cầu hiện là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến giá cả và giao dịch của Bitcoin. Ví dụ, những người sống ở các quốc gia có siêu lạm phát đã chuyển sang sử dụng tiền mã hoá như một hàng rào chống lại lạm phát. Do cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela bắt đầu từ năm 2016, đã có một khối lượng giao dịch cao kỷ lục trên LocalBitcoins bằng đồng Bolivar của Venezuela. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 2020 đã chứng kiến sự khởi đầu của đợt tăng giá Bitcoin kéo dài hơn một năm. Bitcoin hiện được xem như một kho lưu trữ giá trị , tương tự như vàng. Khi niềm tin vào các bộ phận khác của nền kinh tế thấp, mọi người có xu hướng mua những tài sản lưu trữ.

3. Sự chấp nhận ngày càng tăng trong dòng chảy chủ đạo từ các công ty lớn có thể kích hoạt các đợt tăng giá của Bitcoin. Paypal, Square, Visa và Mastercard đều đã cho thấy sức ảnh hưởng tới thị trường tiền mã hoá, mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư. Các nhà bán lẻ thậm chí đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Việc rút hỗ trợ cũng có thể kích hoạt các đợt bán tháo, chẳng hạn như thông báo của Elon Musk vào ngày 17/5/2021 về việc Tesla ngừng thanh toán bằng Bitcoin. Trong trường hợp này, giá đã đi từ 55.000 đô-la cho mỗi BTC xuống khoảng 48.500 đô-la vào cùng ngày hôm đó.

biểu đồ btc elon musk tweet

4. Đầu cơ gia tăng và các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai Bitcoin đã thúc đẩy nhu cầu tăng thêm trên thị trường. Thay vì đầu tư và giữ BTC vì những giá trị cơ bản của nó, các nhà giao dịch và đầu cơ trong thị trường futures thường bán khống  BTC để thu lợi nhuận, gây áp lực giảm giá. Điều này có nghĩa là giá của Bitcoin không chỉ còn dựa trên tiện ích của nó nữa.

Lịch sử giá của Bitcoin

Kể từ năm 2009, giá Bitcoin đã phải chịu sự biến động lớn. Những yếu tố kể trên đều góp phần tạo nên hành trình của nó cho đến nay. Mặc dù giá cả có những lúc thăng trầm, nhưng giá Bitcoin vẫn cao hơn rất nhiều so với thời điểm bắt đầu.

Khi chúng ta so sánh Bitcoin với NASDAQ 100 và vàng, bạn có thể thấy nó đã vượt xa hai loại tài sản truyền thống vốn đã hoạt động mạnh mẽ này. Bạn cũng có thể thấy sự biến động của nó, vì khoản lỗ hàng năm của Bitcoin cũng lớn hơn theo tỷ lệ phần trăm so với bất kỳ khoản lỗ nào mà vàng hoặc NASDAQ 100 trải qua (dữ liệu từ @CharlieBilello ).

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Bitcoin

1473%

186%

5507%

-58%

35%

125%

1331%

-73%

95%

301%

Vàng

9,6%

6,6%

-28,3%

-2,2%

-10,7%

8,0%

12,8%

-1,9%

17,9%

24,8%

NASDAQ 100

3.4%

18,1%

36,6%

19,2%

9,5%

7.1%

32,7%

-0,1%

39,0%

48,6%

Theo CaseBitcoin, BTC đã cho thấy tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) trong 10 năm là 196,7%. CAGR đo lường tốc độ tăng trưởng hàng năm của tài sản có tính đến lãi kép. Đã có bốn đỉnh cao đáng kể về giá của Bitcoin, khi nó tăng từ 1 đô-la vào năm 2011 lên mức cao nhất mọi thời đại là 65.000 đô la vào tháng 5/2021. Nếu chia nhỏ lịch sử, tính đến nay Bitcoin đẫ có năm đỉnh riêng biệt.

giá btc 2009-2021 lookintobitcoin

1. Tháng 6 năm 2011: Từ mức giá tính bằng xu chỉ vào năm trước, Bitcoin đã tăng siêu tốc lên 32 đô-la. Bitcoin đã trải qua đợt tăng giá đầu tiên, sau đó là một đợt sụt giảm vừa phải xuống 2,10 đô-la.

2. Tháng 4 năm 2013: Sau khi bắt đầu nằm ở mức khoảng 13 đô-la, Bitcoin đã trải qua đợt tăng giá đầu tiên trong năm, tăng lên 260 đô-la vào ngày 10/4/ 2021. Giá sau đó đã giảm trong hai ngày tiếp theo xuống còn 45 đô-la.

3. Tháng 12 năm 2013: Vào cuối năm, Bitcoin đã trải qua một đợt tăng giá gần 10 lần trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Vào đầu tháng 10, BTC đã được giao dịch ở mức 125 đô-la trước khi đạt mức cao nhất là 1.160 đô -a. Đến ngày 18/12, giá lại một lần nữa giảm xuống còn 380 đô-la.

4. Tháng 12 năm 2017: Khởi đầu ở mức khoảng 1.000 đô-la vào tháng 1/2017, Bitcoin đã chứng kiến sự tăng giá siêu tốc lên gần tới 20.000 đô-la vào ngày 17 tháng 12/2017. Đợt tăng giá này đã củng cố vị trí của Bitcoin trong xu hướng chủ đạo, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư tổ chức và chính phủ.

5. Tháng 4 năm 2021: Sự cố trên thị trường chứng khoán và thị trường tiền mã hoá vào tháng 3/2020 đã dẫn đến mức tăng giá bền vững lên đến 63.000 đô-la vào ngày 13/4/2021. Với sự bất ổn kinh tế từ đại dịch Covid-19, Bitcoin được một số người coi là kho lưu trữ giá trị. BTC và thị trường tiền mã hoá sau đó đã chứng kiến một đợt bán tháo đáng kể vào tháng 5/2021 trước khi trì trệ về giá.

Các sự kiện giá ngắn hạn

Các mô hình cơ bản và kỹ thuật mà chúng ta sẽ sử dụng sau này không phải lúc nào cũng mô tả hành vi giá mà chúng ta thấy. Các yếu tố bên ngoài, bao gồm các sự kiện chính trị và kinh tế, đóng vai trò lớn và bạn có thể phân tích chúng riêng lẻ. Một ví dụ thú vị để xem xét là vụ hack nổi tiếng diễn ra trong những ngày đầu Bitcoin được sử dụng.

Vụ hack sàn giao dịch Mt. Gox

Vụ hack sàn giao dịch Bitcoin Mt. Gox là một sự kiện quan trọng vào năm 2014 dẫn đến việc giá Bitcoin tạm thời giảm xuống. Vào thời điểm đó, sàn giao dịch tiền mã hoá có trụ sở tại Tokyo này là sàn giao dịch lớn nhất trên thị trường, với khối lượng giao dịch chiếm khoảng 70% tổng nguồn cung Bitcoin. Kể từ khi được thành lập vào năm 2010, Mt. Gox từng là nạn nhân của nhiều vụ hack nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.

Tuy nhiên, vụ hack năm 2014 đã khiến khoảng 850.000 BTC bị đánh cắp, xóa sổ hầu hết các tài sản kỹ thuật số của sàn giao dịch. Mt. Gox đã đình chỉ việc rút tiền vào ngày 14/2/2014, dẫn đến việc giá Bitcoin giảm xuống khoảng 20% với mức giá khoảng 680 đô – la sau khi giao dịch ở mức 850 đô-la trong hầu hết cả tuần.

Cuối cùng, tin tặc đã lấy đi $450.000.000 (USD) tiền của người dùng và Mt. Gox bị phá sản. Một số người dùng cũ cho rằng có vấn đề với code của trang web nhưng nó đã không được khắc phục kịp thời. Cho đến ngày nay, lý do đằng sau vụ hack vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều vụ kiện và hành động pháp lý liên tục chống lại Giám đốc điều hành của sàn giao dịch là ông Mark Karpelès.

Giải thích như thế nào về lịch sử giá của Bitcoin trong dài hạn?

Về lâu dài, các sự kiện nhỏ hơn, ít quan trọng hơn có tác động nhỏ đến giá cả. Vì lý do này, sẽ thú vị hơn nếu xem xét theo nhiều góc nhìn khác nhau để giải thích quỹ đạo tích cực tổng thể của Bitcoin. Một trong các cách là sử dụng các mô hình phân tích mà chúng ta đã đề cập ở trên.

Phân tích cơ bản: Mô hình Stock to Flow

Mô hình Stock-to-Flow sử dụng nguồn cung hạn chế của Bitcoin làm chỉ báo giá có thể có. Ở cấp độ cơ bản, Bitcoin hơi giống với vàng hoặc kim cương. Theo thời gian, giá hai mặt hàng này tăng cao do khan hiếm. Yếu tố này cho phép các nhà đầu tư sử dụng chúng như một kho lưu trữ giá trị.

Nếu bạn lấy tổng nguồn cung lưu hành toàn cầu (cổ phiếu) và chia nó cho tổng số tiền được sản xuất theo năm (dòng chảy), bạn có thể sử dụng tỷ lệ này để lập mô hình giá Bitcoin theo thời gian. Chúng ta đã biết số lượng chính xác bitcoin mới sẽ tạo ra bởi các thợ đào và khoảng thời gian họ sẽ nhận được chúng. Nói một cách đơn giản, lợi nhuận khai thác đang giảm và điều này tạo ra tỷ lệ stock-to-flow ngày càng tăng.

Stock to Flow đã trở nên phổ biến và được nhiều người tin cậy do tính chính xác của nó (cho đến nay) trong việc thiết lập mô hình lịch sử giá của Bitcoin. Bạn có thể xem đường SMA 365 ngày bên dưới và dữ liệu giá lịch sử của Bitcoin, bao gồm dự đoán mà nó đưa ra trong tương lai.

mô hình stock to flow với btc

Tuy nhiên, mô hình này vẫn có một số nhược điểm. Theo thời gian, khi dòng chảy của Bitcoin đạt đến 0, mô hình cuối cùng sẽ bị phá vỡ vì bạn không thể chia cho 0. Tính toán này đưa ra các dự đoán về giá không thể tin được có xu hướng tăng đến vô cùng. Bạn có thể đọc thêm về ưu điểm và nhược điểm của Stock to Flow trong bài viết về Bitcoin và Mô hình Stock to Flow.

Phân tích cơ bản: Định luật Metcalfe

Định luật Metcalfe là một nguyên tắc tính toán chung mà bạn cũng có thể áp dụng cho mạng Bitcoin. Định luật này cho rằng giá trị của một mạng tỷ lệ thuận với bình phương số lượng người dùng được kết nối. Điều này có nghĩa là gì? Ví dụ dễ hiểu là mạng điện thoại. Càng nhiều người sở hữu điện thoại, mạng càng trở nên có giá trị theo cấp số nhân. 

Với Bitcoin, bạn có thể tính toán giá trị Metcalfe bằng cách sử dụng số lượng địa chỉ ví Bitcoin đang hoạt động và các thông tin công khai khác trên blockchain. Nếu bạn vẽ biểu đồ giá trị Metcalfe so với giá, bạn có thể thấy một sự hợp lý đang diễn ra. Bạn cũng có thể ngoại suy xu hướng để dự đoán các mức giá có thể xảy ra trong tương lai, như Timothy Peterson đã thực hiện trong biểu đồ bên dưới.

giá trị mạng bitcoin metcalfe

Tỷ lệ Giá trị Mạng trên Metcalfe (NVM) cung cấp một cách sử dụng khác của luật Metcalfe. Bạn có thể tính toán tỷ lệ này bằng cách lấy vốn hóa thị trường của Bitcoin và chia nó cho một công thức gần đúng với định luật Metcalf. Công thức sử dụng số lượng địa chỉ riêng biệt đang hoạt động vào một ngày cụ thể làm dự phòng cho người dùng của mạng. Địa chỉ duy nhất được định nghĩa là có số dư khác 0 và cũng thực hiện giao dịch vào ngày hôm đó.

Giá trị cao hơn một cho biết thị trường được định giá quá cao và thấp hơn một cho thấy nó đang được định giá thấp. Bạn có thể thấy điều này trông như thế nào một cách trực quan với đồ thị Cryptoquant sau đây. Tỷ lệ NVM là trục bên trái, trong khi giá trị mạng ở bên phải.

giá trị mạng btc so với tỷ lệ NVM metcalfe

Phân tích kỹ thuật: Đường cong tăng trưởng Logarit của Bitcoin

Đường cong tăng trưởng Logarit của Bitcoin là một mô hình phân tích kỹ thuật do Cole Garner tạo ra vào năm 2019. Biểu đồ giá Bitcoin tiêu chuẩn hiển thị giá logarit (log) so với thời gian tuyến tính trên trục x. Tuy nhiên, nếu bạn ghi lại thời gian, bạn có thể vẽ các đường xu hướng đơn giản phù hợp với đỉnh của ba đợt tăng giá cuối cùng và với các mức hỗ trợ Bitcoin.

Các đường này có thể được chuyển đổi trở lại biểu đồ nhật ký giá ban đầu, cung cấp cho chúng ta đường cong tăng trưởng khá chính xác với lịch sử giá của Bitcoin cho đến nay, như được thấy trong biểu đồ đến từ LookIntoBitcoin.com sau đây.

đường cong tăng trưởng btc log

Phân tích kỹ thuật: Lý thuyết siêu sóng

Lý thuyết siêu sóng được phát triển bởi Tyler Jenks. Ông đã cố gắng giải thích giá cả thông qua cảm xúc của các nhà đầu tư. Lý thuyết này cho rằng tâm lý thị trường liên tục di chuyển giữa bi quan và lạc quan. Những cảm giác này thường dẫn đến một Hyperwave, nơi giá tăng lên theo thời gian trước khi đảo ngược thành một xu hướng giảm giá . Mặc dù Jenks giả thuyết rằng mô hình xuất phát từ tâm lý thị trường, nhưng các đường xu hướng trong biểu đồ chỉ được vẽ bằng cách sử dụng phân tích kỹ thuật với dữ liệu giá. Theo Lý thuyết siêu sóng, có bảy giai đoạn trong mỗi chu kỳ thị trường.

mô hình hyperwave

Trong các giai đoạn 1, 5 và 7, giá của tài sản nên ở dưới đường kháng cự . Trong các giai đoạn 2, 3, 4 và 6, giá nên duy trì trên các đường hỗ trợ. Không phải mọi tài sản đều hoàn toàn tuân thủ các quy tắc, nhưng có bằng chứng về việc mô hình này tồn tại ở một số thị trường. Bạn có thể xem ví dụ sơ bộ bên dưới về NASDAQ Composite 2000, được minh họa bằng đồ thị bởi Leah Wald (Giám đốc điều hành của Valkyrie Investments Inc.).

ví dụ hyperwave 1

Hãy cùng nhìn lại đợt tăng giá của Bitcoin trong năm 2017. Nếu bạn áp dụng lý thuyết về các xu hướng của Hyperwave, bạn có thể thấy rằng nó tương đối phù hợp với giai đoạn một. Bạn cũng có thể thấy giá tăng với tốc độ ngày càng tăng, sau đó là một vụ sụp đổ lớn chủ yếu diễn ra theo các giai đoạn đã nêu ở trên.

bitcoin hyperwave

Tổng kết 

Rõ ràng là có rất nhiều lý thuyết cố gắng giải thích lịch sử giá của Bitcoin. Nhưng bất kể câu trả lời là gì, CAGR gần 200% trong 10 năm của Bitcoin đã cho thấy sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của các loại tiền kỹ thuật số. Ngay cả trong thị trường tiền mã hoá, Bitcoin cho thấy sự thống trị thị trường gần 50% (số liệu vào tháng 8/2021), với mức vốn hóa lên tới khoảng 710.000.000.000 đô-la.

Những lý do đằng sau sự tăng trưởng hoành tráng này là các yếu tố nội tại của tiền mã hoá, tâm lý thị trường và các sự kiện kinh tế. Tuy nhiên, hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai. Thật hữu ích khi hiểu tại sao Bitcoin lại có quỹ đạo giá cao như vậy, nhưng nó không cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Khi nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, dưới vai trò là một loại tài sản mới, Bitcoin đã trưởng thành rất nhanh chỉ trong 12 năm.