[Tổng hợp] Danh sách top 9 lễ hội nổi tiếng tại Nhật theo từng mùa

[Tổng hợp] Danh sách top 9 lễ hội nổi tiếng tại Nhật theo từng mùa

Những món ăn hấp dẫn, những cuộc diễu hành hoành tráng, âm nhạc được thổi hồn dân tộc, trang phục lễ hội bắt mắt cùng những điệu múa truyền thống có ý nghĩa lịch sử và tâm linh là tất cả những gì có thể miêu tả về lễ hội ở Nhật Bản

 

Vì vậy nếu ai đang tìm kiếm một trải nghiệm đáng nhớ giúp hiểu hơn về văn hóa truyền thống và con người Nhật Bản thì không gì tuyệt vời hơn là tham gia những lễ hội hay còn gọi là Matsuri tại Nhật.

 

Sau đây là danh sách top 9 lễ hội nổi tiếng nhất tại “Đất nước mặt trời mọc” được sắp xếp theo từng mùa, cùng khám phá ngay!

1. Lễ hội hoa anh đào Hanami

Thời gian: Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 – thời điểm hoa anh đào nở rực rỡ nhất trong năm

Trong tiếng Nhật, Hanami là từ được ghép bởi Hana có nghĩa là “hoa” và mi có nghĩa là ngắm nhìn. Do vậy Hanami có nghĩa là ngắm, thưởng lãm hoa. Đối với người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho vẻ đẹp mong manh như nỗi buồn về sự ngắn ngủi. Cây hoa anh đào được xem là biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. 

 

Lễ hội hoa anh đào Hanami được diễn ra trong tiết trời se se lạnh và có nắng ấm, đây là dịp để mọi người cùng nhau quây quần, trò chuyện với nhau và thưởng thức những món ăn truyền thống như sushi, cơm hộp bento và uống rượu Hanamizake. Ở những thành phố lớn như Tokyo, Osaka lượng người đến dự lễ hội hoa anh đào Hanami rất đông. Nếu đi du lịch đến Nhật Bản vào dịp này, bạn hãy nên một lần tham gia vào lễ hội để hiểu được những giá trị nhân văn sâu sắc mà người Nhật đang gìn giữ tới ngày hôm nay.

2. Lễ hội mừng năm mới Shogatsu

Thời gian: Từ ngày 1/1 đến ngày 4/1 dương lịch hàng năm

Đây là ngày lễ lớn nhất Nhật Bản, diễn ra trong nhiều ngày. Vào ngày trước đêm giao thừa (31/12), người Nhật Bản thường làm tổng vệ sinh và trang trí nhà cửa với kadomatsu (được làm từ thông và tre), Shimekazari (bùa hộ mệnh) và Kagamimochi (vật trang trí được làm từ miếng gỗ nhỏ bên trên đặt mochi, tảo bẹ và cam quýt) để chào mừng một năm mới sắp đến. 

 

Vào ngày Tết, người Nhật có phong tục ăn osechi ryori (bữa cỗ mừng Tết Nhật Bản được đựng trong hộp sơn mài) có ý nghĩa may mắn, sum vầy và toshikoshi soba (mì lúa mạch) với ý nghĩa giúp loại bỏ những khó khăn trong năm cũ vì mì soba rất dễ cắt khi ăn. Vào ngày mùng 1, hầu hết người Nhật sẽ đi ngắm bình minh và sau đó đến chùa để cầu nguyện. Người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ em vào lễ mừng năm mới.

3. Lễ hội đèn lồng Obon

Thời gian: Tổ chức vào mùa hè, tùy thuộc theo từng địa phương mà thời gian  tổ chức sẽ khác nhau. Ví dụ Tokyo 15/7, Kyoto 15/8,…

Lễ hội đèn lồng Obon hay còn được gọi là Lễ hội của những con thuyền. Lễ hội này có nguồn gốc bắt đầu từ cách nay khoảng 500 năm. Lễ hội này đặc biệt bởi vì thông qua lễ hội này, có thể thấy được lòng báo hiếu đối với cha mẹ mình của những người con, rất giống với tính chất của Lễ Vu Lan như ở nước Việt Nam ta.

 

Ngày lễ Obon sẽ mở màn bởi việc đón các linh hồn về nhà và sau đó sẽ tiến hành làm lễ tiễn linh hồn trở lại âm phủ, trước mỗi nhà sẽ thực hiện nghi lễ đốt lửa đặc trưng. Việc đốt lửa để dẫn đường cho các linh hồn trở về nhà cũng chính là một phong tục truyền thống đặc trưng của Nhật Bản. Trong đó có lễ dâng lửa lớn nhất được diễn ra ở Kyoto với 5 đám lửa lớn sẽ được đốt lên, đây cũng được xem như biểu trưng cho ngày lễ hội Obon ở đất nước Nhật Bản.

 

Cũng trong ngày lễ này thì không thể thiếu được sự xuất hiện của điệu nhảy Bon Odori. Và còn có rất nhiều hoạt động khác như các trò chơi dân gian và quan trọng sau dùng chính là nghi thức thả đèn trôi trên sông, các ngọn đèn này thực tế là thuyền giấy với những ngọn nến nhỏ được thả trôi trên sông mang ý nghĩa cho việc đưa tiễn linh hồn trở về nơi thuộc về chính họ.

4. Lễ hội Gion

Thời gian: Kéo dài từ 1/7 đến 31/7 hàng năm tại Kyoto

Gion Matsuri là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Lễ hội này do đền Yasaka, ngôi đền nằm giữa quận Gion và quận Higashiyama có lịch sử lâu đời của Kyoto tổ chức. Lịch sử của lễ hội Gion bắt đầu từ năm 869 khi Thiên hoàng tuyên bố tổ chức một lễ hội để tôn vinh và thờ phụng các vị thần và cầu mong dịch bệnh sẽ thuyên giảm. Từ năm 970 đến nay, lễ hội này vẫn được tổ chức liên tục hàng năm. 

 

Lễ hội Gion Matsuri nổi tiếng nhất với lễ rước kiệu phao ngoạn mục vào ngày 17 và ngày 24 cùng những lễ hội “yoiyama” quy mô nhỏ hơn được tổ chức vào những đêm trước đó. Trong thời gian diễn ra lễ hội yoiyama, những chiếc phao “yama” và “hoko” khổng lồ sử dụng cho lễ rước chính sẽ được trưng bày ngoài trời cùng những chiếc đèn lồng được thắp đèn sáng rực rỡ, hòa trong không gian là âm nhạc truyền thống Gion-bayashi vang lên khắp nơi. Lễ hội Gion Matsuri thường có nhiều sự kiện diễn ra trong suốt tháng 7, do đó bạn hãy tìm hiểu thông tin và xem sự kiện nào phù hợp nhất với lịch trình của mình nhé! 

5. Lễ hội Tanabata – Lễ thất tịch

Thời gian: thường diễn ra vào ngày 7/7 và kéo dài tới trung tuần tháng 8 (thời gian diễn ra lễ hội có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vùng)

 

Lễ hội Tanabata có nghĩa là “Ngắm sao” – một trong những lễ hội đẹp và lãng mạn nhất tại Nhật Bản. 

Lễ hội này khởi nguồn từ Ngày lễ Thất Tịch của Trung Quốc. Lễ hội Tanabata được tổ chức để kỷ niệm cho chuyện tình buồn của đôi uyên ương Orihime và Hikoboshi, đại diện cho hình ảnh hai vì sao Ngưu Lang và Chức Nữ bị ngăn cách bởi dải Ngân hà. Theo truyền thuyết vào ngày 7 tháng 7  m lịch hàng năm, hai người sẽ được cho phép gặp nhau và đó cũng là thời điểm đánh dấu mùa lễ hội Tanabata bắt đầu.

 

Vào thời gian diễn ra lễ hội mọi người sẽ viết những điều ước của mình lên những dải giấy “tanzaku” hình chữ nhật rồi treo chúng lên những chiếc lá tre để gửi lời cầu nguyện tới các vì sao. 

 

Điểm đặc biệt của Tabata đó là khi lễ hội diễn ra tất cả con phố, trung tâm mua sắm, các ngôi nhà hay cửa hàng đều được trang hoàng bởi những dải giấy màu sặc sỡ kết hợp cùng những chiếc lá tre tạo nên bầu khung cảnh ấn tượng tuyệt đẹp.

6. Lễ Hội Awa Odori Matsuri – Lễ hội múa

Thời gian: ngày 12-15 tháng 8 tại Tokushima

 

Năm 1586, nhân dịp khánh thành lâu đài Tokushima, chúa đất Hachisuka Iamasa lúc đó đã ban rượu cho người dân trong thành. Khi hơi men đã thấm, mọi người bắt đầu đứng dậy nhảy múa theo nhạc và điệu múa Awa được cho là ra đời từ đó.

Hàng năm, cứ vào khoảng giữa tháng 8, khắp nơi trong tỉnh Tokushima lại rộn ràng không khí của lễ hội Awa Odori Matsuri. Nổi bật nhất về quy mô cũng như tiếng tăm là lễ hội do thành phố Tokushima tổ chức. Sau này, lễ hội này không còn giới hạn trong tỉnh Tokushima nữa mà đã được tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau ở Nhật, kể cả Tokyo.

 

Awa Odori là nơi thể hiện màn trình diễn của các nhóm vũ công (được gọi là “ren”). Mỗi nhóm ren đều chia thành những màn trình diễn nhảy dành cho nam giới và điệu nhảy dành cho nữ giới. Các vũ công nam sẽ mặc trang phục truyền thống có tên là “happi” và đi tất còn vũ công nữ sẽ mặc yukata cùng với mũ rơm truyền thống “amigasa”, đi guốc gỗ “geta”. 

 

Điệu nhảy của nam giới thường sôi động và náo nhiệt còn điệu nhảy dành cho nữ giới thì nhẹ nhàng và tinh tế hơn. Awa Odori còn gây chú ý với tiếng nhạc theo nhịp đôi đặc trưng được chơi bởi nhóm nhạc công (được gọi là “narimono”) sử dụng các nhạc cụ như chuông, sáo, đàn shamisen và trống taiko.

7. Lễ hội Tenjin Matsuri

Thời gian: kéo dài từ cuối tháng 6 đến 24 – 25/7 tại Osaka

 

Lễ hội Tenjin ở Osaka được xếp hạng là một trong ba lễ hội hàng đầu của Nhật Bản, thường được tổ chức với lễ rước song song cả trên đất liền và trên sông với màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục. Mặc dù sự kiện này có thể kéo dài cả tháng nhưng lễ chính chỉ diễn ra vào ngày 24 – 25 tháng Bảy với hơn 1 triệu người đổ xô đến tham dự lễ hội. 

Tự hào có bề dày lịch sử hơn 1000 năm, lễ hội Tenjin Matsuri được tổ chức vào ngày 25 tháng 7 hàng năm tại những ngôi đền Tenmangu trên khắp nước Nhật để tôn thờ vị thần biểu tượng cho sự học hành đỗ đạt Sugawara Michizane. 

 

Lễ hội Tenjin Matsuri tổ chức tại Osaka là nổi tiếng nhất. Có những thời điểm, lễ hội tổ chức bắn hơn 5000 pháo hoa với những đoàn rước khoảng hơn 100 chiếc thuyền với nhiều chiếc thuyền thắp lửa cháy rực rỡ tạo thành 1 cảnh tượng ấn tượng khủng khiếp với du khách nước ngoài. 

8. Lễ hội Kanda Matsuri

Thời gian: Hai ngày Thứ bảy và Chủ nhật – thứ hai của tháng 5 hàng năm tại các năm lẻ (1,3,5,7) tại đền Kanda Myojin, Chiyoda-ku, Tokyo 

Kanda Matsuri là một trong những lễ hội Thần đạo Shinto lớn nhất ở Tokyo. Bắt đầu từ thời kỳ Edo, lễ hội này đã được tổ chức ở đền Kanda Myojin thành phố Chiyoda thuộc Tokyo, trước khi được phổ biến rộng ra tại các vùng lân cận như Kanda, Nihonbashi, Akihabara và Marunouchi. 

 

Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng nghìn người tham dự sẽ đưa rước khoảng 200 mikoshi (đền thờ Thần đạo) trên những con phố dưới sự chứng kiến của hàng nghìn khách tham dự.

 

Kết hợp cùng với các sự kiện khác diễn ra trong suốt tuần lễ, những hoạt động chính của lễ hội thường được diễn ra vào dịp cuối tuần sát ngày 15 tháng 5. Tiêu biểu là buổi diễu hành suốt ngày thứ Bảy và sự kiện rước mikoshi được tổ chức vào ngày Chủ nhật.

9. Lễ hội Hanagasa Matsuri – Lễ hội nón hoa

Thời gian: diễn ra trong khoảng từ 5-7 tháng 8 tại thành phố phủ thủ của Yamagata

 

Không có lịch sử lâu đời như những lễ hội khác, lễ hội múa Hanagasa Matsuri được sáng tạo và thành lập vào năm 1964 nhưng đã trở thành một trong 5 lễ hội lớn nhất vùng Đông Bắc Nhật Bản.

Hanagasa là một chiếc mũ được trang trí bằng hoa nhân tạo. Tại Yamagata Hanagasa Matsuri, mỗi nhóm vũ công sẽ mang trang phục giống nhau và đội nón hanagasa được trang trí với những cây rum thơm độc đáo đến từ tỉnh Yamagata. Khoảng 100 nhóm với 10.000 vũ công sẽ trình diễn vũ đạo và diễu hành qua con đường chính của thành phố Yamagata. Cuộc diễu hành được dẫn dắt bởi những tiếng la hét độc đáo ‘Yassho! Makkasho!‘ và nhịp điệu vui vẻ của trống hanagasa-daiko càng làm tăng thêm không khí đôi động và vui vẻ của lễ hội.

 

Để tận hưởng những giây phút ý nghĩa và hiểu hơn về văn hóa truyền thống của Nhật Bản bạn đừng bỏ lỡ top 9 lễ hội nổi tiếng “xứ sở Phù Tang” mà Vinagroup Travel đã cập nhật ở trên nhé! Chúc bạn có chuyến hành trình khám phá Nhật Bản tuyệt vời và khó quên!

 

Liên hệ:

CÔNG TY CP DU LỊCH QUỐC TẾ VINA GROUP

Địa chỉ: 173 Trương Định, Phường 9, Quận 3, Tp HCM

Hotline: 028 3526 4168 | 0934 043 188

Email: [email protected]

Website: www.vinagrouptravel.com

Xổ số miền Bắc