Tổng hợp Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về giáo dục – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Với những nội dung đã trình bày trong đề tài cho thấy đề tài đã được
thực hiện phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù đề tài đã được
nghiên cứu hết sức cẩn trọng và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường
trong giai đoạn hiện nay, nhưng chắc chắn còn những biện pháp khác chưa
được đề cập tới. Trong những năm tiếp theo, sự chỉ đạo cần tập trung nhiều
hơn nữa vào việc hướng dẫn mang tính chuyên môn, nâng cao trình độ và kỹ
năng ứng dụng CNTT cho giáo viên nhà trường thông qua việc xây dựng kế
hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn; việc đầu tư thiết bị tin học – nghe nhìn hiện
nay không còn là việc xa vời, quá sức đối với nhà trường, vấn đề là phải chủ
động đầu tư, phải có kế hoạch và lộ trình cho từng năm học, từng học kỳ và
sử dụng có văn hoá các thiết bị này. Đó chính là hướng nghiên cứu tiếp tục
của đề tài trong thực tiễn quản lý chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
dạy học của nhà trường sau này.

pdf

90 trang

|

Chia sẻ: ngoctoan84

| Lượt xem: 1220

| Lượt tải: 0

download

Bạn đang xem trước

20 trang

tài liệu Tổng hợp Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

dục và Đào tạo. Giáo dục và Đào tạo hiện đang là
vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo
dục và đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Một trong số các
biện pháp đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động
giáo dục và đào tạo.
Ngày 17/10/2000, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục đáp ứng được đòi
hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, nếu
muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống chúng ta nhất thiết phải cải cách
phương pháp quản lý và phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và
các thiết bị dạy học hiện đại nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và năng lực của
người cán bộ quản lý giáo dục, kỹ năng thực hành sư phạm của giáo viên và
hứng thú học tập của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo.
Do có sự phát triển của CNTT mà mọi người đều có trong tay nhiều
công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói
riêng. Nhờ có CNTT mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình
yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. CNTT giúp nối dài
cánh tay giao tiếp của người quản lý tới từng giáo viên, của giáo viên tới từng
cá nhân học sinh trong quá trình dạy học. Như vậy, với tác động của CNTT
môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của
quá trình quản lý, giảng dạy và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các
phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng CNTT đi kèm. Do đó mục tiêu cuối
cùng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học là nâng cao một
bước cơ bản chất lượng giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục có tính tương tác
cao chứ không phải đơn thuần chỉ là “ thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền
thống, giáo viên tích cực, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, học sinh
được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp
hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Bởi vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong quản lý
quá trình dạy học ở các trường THPT là đặc biệt quan trọng và cần thiết, ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên việc ứng dụng
CNTT trong quản lý và dạy học là vấn đề khó khăn và lâu dài đòi hỏi rất
nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ cán bộ
quản lý, đội ngũ giáo viên ở các nhà trường.
Trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang là một trường mới
được thành lập được gần 3 năm ( tháng 7/2005), đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên đa số còn non trẻ, những hiểu biết và kỹ năng về tin học của hầu
hết giáo viên khi mới về trường còn rất hạn chế, ý thức vận dụng tin học trong
chuyên môn còn chưa rõ nét. Hơn nữa trong giai đoạn đầu nhà trường chưa có
đủ các phương tiện nghe nhìn nên hầu như tin học chưa được vận dụng trực
tiếp vào công tác chuyên môn ngoài việc dạy tin học văn phòng, tin học nghề
cho học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn công tác, là một cán bộ quản lý bản thân tôi đã
nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác
quản lý và hoạt động dạy học của nhà trường. Điều này đòi hỏi người cán bộ
quản lý giáo dục phải có sự dày công nghiên cứu, trên cơ sở kế thừa những
kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết về quản lý trường học ( cả về lý luận và
thực tiễn ); phải đề xuất ra được những biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với thực tiễn của đơn vị.
Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “ Các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên
Quang” làm tiểu luận tốt nghiệp khoá bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
khoá 54.
2. Mục đích nghiên cứu:
– Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy
học tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc ứng dụng CNTT trong
dạy học tại trường THPT hiện nay.
3.2. Phân tích thực trạng quá trình quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy
học tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
dạy học tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học
tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nhóm phương pháp lý luận :
Các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục – đào tạo
và lý luận dạy học.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.
5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Bảng biểu thống kê, sơ đồ…
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
CNTT TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm công nghệ thông tin:
CNTT ( Information Techlonogy – IT) là thuật ngữ bao gồm tất cả
những dạng công nghệ được dùng để xây dựng, sắp xếp, biến đổi và sử dụng
thông tin trong các hình thức đa dạng của nó. Cụ thể là việc sử dụng máy tính
điện tử và các phần mềm để lưu giữ, sắp xếp, bảo mật, truyền dẫn và khôi
phục các thông tin bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
2. Vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo
2.1. Vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo Việt Nam:
Những thành tựu mới của khoa học công nghệ nửa cuối thế kỷ XX và
đầu thế kỷ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh
tế, văn hóa, xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu
chuyển dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia
đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, để phát triển và hội nhập.
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi
nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để
tiến tới một “ xã hội học tập ”. Mặt khác giáo dục và đào tạo góp phần thúc
đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực có chất
lượng cao cho CNTT. Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã yêu cầu: “ Đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,
ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” ( Trích
Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2001-2005 ).
Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: “
Tầm nhìn và hành động” ( từ ngày 5-9/10/1998 tại Paris do UNESCO tổ
chức) đã đưa ra một hệ thống phân loại các mô hình giáo dục theo hướng phát
triển:
Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân
Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + mạng
Theo hệ thống phân loại trên, Việt Nam đang dần chuyển dịch từ mô
hình truyền thống sang mô hình thông tin, mà trong mô hình thông tin cũng
có chủ yếu là máy tình cá nhân và kết hợp với mạng LAN, WAN hoặc
Internet. Chương trình hoạt động của APEID (Aisia and the Parcific
Programme of Education Innovation Development) của UNESCO chuẩn bị
cho giai đoạn 2002-2007 cũng đã nhấn mạnh vấn đề sử dụng CNTT để đổi
mới giáo dục. Như vậy việc sử dụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần
đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn
thế giới. Trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay, việc sử dụng CNTT
đang ở mức độ sử dụng máy tính cá nhân cùng các thiết bị ghép nối như ổ đĩa
CD, loa, máy chiếu Projector… song nó đã góp phần quan trọng làm thay đổi
cục diện chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo.
2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới công tác quản lý dạy học tại các trường
trung học phổ thông:
2.2.1. Vai trò của CNNT trong đổi mới phương pháp dạy học
Chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trong bối cảnh
mà CNTT đã phát triển như vũ bão, toàn diện; ứng dụng của CNTT đã mở ra
triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức học.
Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, theo dự án, theo
hướng phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng
rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm,
dạy học cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền
thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy học sao cho
học sinh nhớ lâu, dễ hiểu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển
cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường
quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận
dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
Như vậy, việc chuyển từ “ Lấy giáo viên làm trung tâm” sang “ Lấy học sinh
làm trung tâm” sẽ trở lên dễ dàng hơn.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học ứng dụng CNTT so với
phương pháp giảng dạy truyền thống là những thí nghiệm, tài liệu được cung
cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học
sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự
đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là công dụng to lớn của
CNTT trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
2.2.2. Vai trò của CNTT đối với giáo viên và học sinh
Có thể khẳng định rằng môi trường CNTT chắc chắn sẽ có tác động
tích cực tới sự phát triển năng lực sư phạm của giáo viên và trí tuệ của học
sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết dạy học mới. Theo nhận định
của một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT và truyền thông ứng dụng vào dạy
học bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.
CNTT giúp giáo viên có cơ hội kết hợp việc giáo dục, học tập và khoa
học kỹ thuật; sáng tạo cái mới có sự kết hợp giữa truyền thông và khoa học kỹ
thuật hiện đại, phát triển mô hình “giáo dục sáng tạo”, xây dựng tố chất
chuyên nghiệp… Nhờ ứng dụng CNTT, giáo viên có thể khai thác các nguồn
thông tin phong phú trên Internet để phục vụ cho bài dạy; phát triển những
hoạt động sử dụng CNTT để thúc đẩy khả năng suy nghĩ tích cực, chủ động
trong bài học, thoát khỏi lao động phổ thông; dễ dàng triển khai một lượng
kiến thức lớn, khó trong một thời gian nhắn nhưng học sinh vấn hiểu bài; phát
triển những hoạt động học tập đòi hỏi học sinh làm việc theo nhóm, tạo được
những điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của học sinh được diễn ra một
cách tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo, đồng thời dùng CNTT để đánh
giá việc học của học sinh như hồ sơ điện tử và sách giáo khoa, sách tham
khảo theo trình độ; các giáo án điện tử có thể được lưu trữ lâu dài, dễ dàng
chỉnh sửa và hoàn thiện khi cần thiết; Việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
giữa các đồng nghiệp trên hệ thống mạng nội bộ và Internet trở lên dễ dàng
hơn, giúp đồng nghiệp phát triển kỹ năng CNTT cần thiết và xây dựng chiến
lược dạy học phù hợp cho việc dạy học tích hợp CNTT.
Đối với học sinh, CNTT giúp học sinh nâng cao khả năng học tập
thông qua việc tự tìm kiếm và tiếp cận với các nguồn kiến thức liên quan trên
Internet và trên hệ thống thư viện điện tử do giáo viên giới thiệu và hướng
dẫn; sử dụng các phần mềm bộ môn để học tập và tự kiểm tra, đánh giá; làm
các bài tập trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc trên Internet. Chính vì thế, học
sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp
xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm
thay đổi cách nghĩ, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy của giáo viên và
học sinh trong các nhà trường hiện nay.
2.2.3. Vai trò của CNTT đối với cán bộ quản lý giáo dục và sự cần thiết phải
đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Trong giáo dục và đào tạo, yếu tố quyết định làm nên chất lượng chính
là đội ngũ nhà giáo, tuy nhiên có một yếu tố đóng vai trò dẫn dắt hoạt động
dạy học – đó là những người làm công tác quản lý giáo dục trong hệ thống
ngành học và cơ sở giáo dục. Phó thủ thướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn
mạnh “ Sự nghiệp đổi mới giáo dục thành công hay không một phần quan
trọng phụ thuộc ở năng lực, điều hành của người cán bộ quản lý ”. Bởi vậy,
người cán bộ quản lý vừa phải có “ tâm” vừa phải có “ tầm”. Một người cán
bộ quản lý giỏi phải đáp ứng được các yêu cầu: có phẩm chất chính trị tốt, có
hiểu biết về pháp luật, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý, có tác
phong làm việc khoa học và có tác phong lãnh đạo; có khả năng tập hợp được
sức mạnh của tào thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, xây dựng được
tập thể sư phạm đoàn kết, biết xây dựng và nhân được điển hình tiên tiến,
nhân tố mới, thực hiện tốt quy chế dân chủ, lấy quy chế dân chủ làm chỗ dựa
cho công tác quản lý.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và thời đại công nghệ thông tin đang
phát triển mạnh mẽ hiện nay đòi hỏi người cán bộ quản lý bên cạnh uy tín,
năng lực chuyên môn và năng lực quản lý vững vàng, người quản lý còn phải
có khả năng quản lý kinh tế, có trình độ ngoại ngữ và đặc biệt phải có trình độ
và hiểu biết nhất định về tin học, biết ứng dụng có hiệu quả CNTT vào công
tác quản lý nhằm mục tiêu cuối cùng là quản lý tốt quá trình dạy học, nâng
cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. CNTT là một phương tiện quan trọng,
hữu hiệu phục vụ công tác quản lý giáo dục nói chung và công tác quản lý
dạy học nói riêng. CNTT giúp người quản lý nâng cao được hiệu suất quản lý,
lao động của người quản lý trong lĩnh vực quản lý dạy học. Thông qua CNTT
và hệ thống mạng nội bộ, người quản lý dễ dàng kiểm tra được quá trình dạy
học của giáo viên ( cả về tiến trình lẫn chất lượng ), hoạch định những biện
pháp quản lý mang tính chiến lược nhằm không ngừng đẩy mạnh ứng dụng
CNTT nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học. Do đó, chỉ đạo đẩy
mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học là một nhiệm vụ có tính bức thiết, góp
phần quan trọng để đáp ứng điều kiện đảm bảo cho quá trình đổi mới phương
pháp quản lý, phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay và cả sau này.
3. Cơ sở pháp lý
3.1. Quyết định số 221/TTg ngày 07/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình quốc gia về CNTT.
3.2. Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2006-2010.
3.3. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng bộ
Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT
trong ngành giáo dục.
3.4. Nghị định 64/2007/NĐ-CP ban hành ngày 10/4/2007 về việc ứng dụng
CNTT trong các cơ quan nhà nước.
3.5. Công văn số 9584/BGD&ĐT ngày 07/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 về CNTT.
3.6. Công văn số 12966/BGD&ĐT-CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT.
3.7. Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg nagfy 10/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo
đén năm 2010.
3.8. Thông báo kết luận số 679/TB-BGD&ĐT ngày 25/01/2008 của Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp Ban chỉ dạo CNTT Bộ
GD&ĐT.
3.9. Kế hoạch số 90/KH-SGD&ĐT ngày 21/01/2008 của Sở GD&ĐT Tuyên
Quang về CNTT năm học 2007-2008.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT
TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT HOÀ PHÚ, CHIÊM HOÁ,
TUYÊN QUANG
1. Đặc điểm tình hình trường THPT Hoà Phú
1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội địa phương:
Trường đóng trên địa bàn xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang và
vùng tuyển sinh là hai xã Hoà Phú, Yên Nguyên– hai xã thuộc diện nghèo,
kinh tế chậm phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân còn
nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp; trên 70% dân số là người dân tộc thiểu
số. Các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính đầu tư phát triển giáo dục nói chung
và phát triển CNTT trong giáo dục nói riêng còn rất hạn hẹp.
1.2. Một số đặc điểm chung của nhà trường:
Trường THPT Hòa Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang được thành lập
theo Quyết định số 63/ QĐ-UB ngày 15 tháng 7 năm 2005, của Chủ tịch
UBND tỉnh Tuyên Quang. Qua hơn 3 năm xây dựng và phát triển, hiện nay
trường có 18 lớp với hơn 800 học sinh; 38 cán bộ giáo viên và nhân viên. Đội
ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường trẻ, chuẩn hoá về trình độ
chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu, nhiệt tình, năng động và tâm huyết với nghề.
1.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh:
* Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:
– Về trình độ chuyên môn:
Đội ngũ Tổng số Trên đại
học
Đại học Cao đẳng
CBQL 2 1 1 0
Giáo viên 33 0 33 0
Nhân viên 3 0 1 2
– Về trình độ ngoại ngữ – tin học:
– Về khả năng ứng dụng CNTT:
Đội
ngũ
Mức độ Word Excel
Power
point
Internet
Có địa
chỉ e-
mail
CBQL
Chưa biết
Khá thành
thạo
100% 100% 100% 100% 100%
Giáo
viên
Chưa biết 5,2% 2,6% 2,6%
5,2%
Khá thành
thạo
100% 94,8% 97,4% 97,4% 94,8%
Nhân
viên
Chưa biết 66,3%
66,3%
Khá thành
thạo
100% 100% 33,3% 100% 33,3%
* Học sinh:
Khối Năm học 2005- Năm học 2006- Năm học 2007-
Đội
ngũ
Tổng
số
Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học
Đại
học
Chứn
g chỉ
A
Chứn
g chỉ
B
Chứn
g chỉ
C
Đại
học
Chứn
g chỉ
A
Chứn
g chỉ
B
Chứn
g chỉ
C
CBQL 2
1
1
2
Gi¸o
viªn
33
4
1
25
3
2
1
27
3
Nhân
viên
3
3
3
lớp 2006 2007 2008
Được học
ngoại ngữ
Được học
tin học
Được học
ngoại ngữ
Được học
tin học
Được học
ngoại ngữ
Được học
tin học
10 x x x x x
11 x x x x
12 x x x x x x
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT trong dạy
học:
2.1. Cơ sở vật chất
Stt Hạng mục
Số
lượng
Năm
được
trang bị
Hiện trạng
sử dụng
1. Phòng máy vi tính 2
2006,
2007
Khá tốt
2 Phòng học đa năng 2 2007 Tốt
3 Phòng thiết bị dạy hoc. 1 2006 Tốt
4 Phòng thư viện 1 2005 Khá
2.2. Trang thiết bị dạy học:
Stt Hạng mục
Sè l­îng
1. M¸y vi tÝnh
44 m¸y ( 21 cò, 23 míi ) cã
kÕt nèi Internet
2 M¸y chiÕu Projector 4
3 M¸y chiÕu ®a n¨ng 4
4
C¸c ph­¬ng tiÖn nghe
nh×n
04 tivi, 02 ®Çu DVD, 02
radio
5
C¸c thiÕt bÞ ©m
thanh
3 bé
6 C¸c phÇn mÒm qu¶n lý 01 phÇn mÒm qu¶n lý, c¸c bé
vµ d¹y häc m«n ®Òu cã c¸c phÇn mÒm øng
dông
7
HÖ thèng m¹ng Lan néi

02
3. Việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường:
3.1.Thuận lợi:
Hầu hết cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đã nhận
thức rõ về vai trò của CNTT trong quản lý và dạy học. Đội ngũ cán bộ quản
lý và giáo viên đều còn rất trẻ, tuổi đời chưa quá 35 tuổi, có trình độ ngoại
ngữ và tin học khá nên có khả năng thích ứng với các phương pháp dạy học
mới cũng như với các trang thiết bị dạy học hiện đại rất tốt, đặc biệt là việc
ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã
được Sở GD&ĐT trang bị 01 phòng máy vi tính với 21 máy, 01 máy chiếu
projector, 02 máy chiếu overhead, 02 máy chiếu đa năng và đầy đủ các
phương tiện nghe nhìn khá hiện đại phục vụ dạy học. Nhà trường cũng đã tự
trang bị thêm 02 máy chiếu projector bằng nguồn quỹ xã hội hoá giáo dục.
Đặc biệt, tháng 7/2007, nhà trường là đơn vị duy nhất của tỉnh Tuyên Quang
được Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng và Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence
S.Ting tài trợ 01 phòng máy vi tính với 23 máy, 01 máy chiếu projector và hệ
thống nối mạng Internet hiện đại, tốc độ cao.
Nhà trường cũng đã tổ chức một số đợt tập huấn kỹ năng ứng dụng
CNTT cho giáo viên và nhân viên; tiến hành sưu tầm, mua sắm một số phần
mềm dạy học của các bộ môn, bước đầu thiết lập thư viện điện tử cho giáo
viên và học sinh; lắp đặt phòng máy kết nối Internet tốc độ cao giúp giáo viên
và học sinh truy cập mạng 24/24h…
3.2. Khó khăn:
Là trường mới thành lập được gần 3 năm, đội ngũ cán bộ giáo viên và
nhân viên đa phần còn trẻ, kiến thức và kỹ năng về CNTT ở một số giáo viên
còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí đôi khi
còn né tránh. Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn
khó thay đổi; việc dạy học tương tác giữa người-máy, dạy theo nhóm, dạy
phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết,
cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối
với giáo viên. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thực sự phổ biến, còn
mang tính cá nhân, ít có sự liên kết, trao đổi với nhau. Không khí tin học
trong nhà trường chưa thực sự sôi nổi, một số ít vận dụng để mở rộng hiểu
biết, bồi dưỡng chuyên môn, dạy tin học cơ bản chính khoá cho học sinh; việc
vận dụng tin học hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học chưa nhiều, chủ yếu thể
hiện ở một bộ phận nhỏ môn học như: Tiếng Anh, Hoá học, Sinh học, Địa lý,
Lịch sử.
Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn
chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng
CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến
việc ứng dụng nó nhiều khi không đúng chỗ, không đúng lúc thậm chí nhiều
khi còn lạm dụng nó.
Với các trường trung học phổ thông nói chung và trường THPT Hoà
Phú nói riêng, đội ngũ quản lý thường được trưởng thành từ giáo viên giảng
dạy, được bồi dưỡng các lớp ngắn hạn về quản lý giáo dục nên công tác quản
lý thường mang tính chủ quan và nặng về kinh nghiệm. Các biện pháp quản lý
nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học chưa có chiều sâu chất lượng,
hiệu quả chưa cao và chưa mang tính chiến lược. Nhà trường đã có chủ
trương khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng các chủ
trương này chưa thực sự biến thành hành động cụ thể.
Việc xây dựng các kế hoạch dài hạn, lộ trình cụ thể cho việc ứng dụng
CNTT vào các hoạt động nói chung và dạy học nói riêng chưa được tiến hành.
Nhà trường đã tiến hành kết nối mạng Internet cho 01 phòng máy vi tính và
02 phòng làm việc của Ban giám hiệu song việc sử dụng chưa triệt để và chưa
có chiều sâu, các phòng bộ môn, phòng tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, tài
vụ chưa được kết nối Internet; hệ thống mạng lan chưa được thiết lập. Công
tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên, nhân
viên còn hạn chế và mang tính thời vụ, mới chỉ dừng lại ở việc xoá mù tin học
nên nhiều giáo viên chưa đủ kiến thức để sử dụng CNTT trong dạy học một
cách có hiệu quả . Các tài liệu phục vụ việc ứng dụng CNTT trong dạy học
còn thiếu, chưa có hệ thống “ thư viện thông tin – điện tử ” với nhiều nguồn tư
liệu phong phú cho cả giáo viên và học sinh; chưa có cơ sở khoa học để lựa
chọn các phần mềm hỗ trợ dạy học, ngay cả số lượng phầm mềm dạy học
cũng rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Việc đánh giá một tiết dạy có
ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định được hướng ứng dụng CNTT
trong giờ dạy.
Nhà trường đã bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua các trang
thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT tuy nhiên mới chỉ đủ để đáp ứng nhu
cầu ứng dụng CNTT trong một bộ phận giáo viên và học sinh. Nguồn kinh
phí dành riêng cho ứng dụng CNTT chưa có trong khi đó các trang thiết bị
đầu tư cho CNTT đòi hỏi đắt tiền, hiện đại nhưng lại mau hỏng và mau lạc
hậu. Đội ngũ cán bộ chuyên trách phụ trách kỹ thuật tin học của nhà trường
chưa được xây dựng; bên cạnh đó chưa xây dựng được quy chế, quy định về
vai trò, trách nhiệm của các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc ứng dụng
CNTT vào công việc; chưa có chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng thích đáng
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, triển khai, ứng dụng tích cức các
giải pháp CNTT trong nhà trường.
Chính vì những lý do trên, việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy
học của nhà trường gặp nhiều trở ngại. Nếu không có những biện pháp quản
lý hiệu quả sẽ dẫn tới việc đầu tư manh mún, không hiệu quả thậm chí gây
lãng phí, chỗ thừa, chỗ thiếu. Việc xây dựng được cơ chế quản lý và vận hành
việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và trong dạy học
nói riêng là hết sức cần thiết, mang tính chất quyết định cho sự thành công
của nghiệp giáo dục nhà trường.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT
TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT HOÀ PHÚ, CHIÊM HOÁ,
TUYÊN QUANG
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường về
CNTT
Năm học 2008-2009, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT sẽ là năm học
đầu tiên và cũng là năm bản lề cho một giai đoạn ứng dụng CNTT rộng rãi
trong các cấp học và trong toàn ngành giáo dục. Do đó, người quản lý phải
giúp giáo viên thấy được sự “ máu lửa” và quyết tâm của lãnh đạo nhà trường
trong việc đưa tin học vào phục vụ dạy học. Qua đó bồi dưỡng không ngừng
về nhận thức, trách nhiệm, động lực học tập và vận dụng tin học trong chuyên
môn.
Đây là biện pháp thể hiện tính chất lãnh đạo ( kích thích, động viên )
đối với hoạt động tin học ở trường, cần tiến hành trong những tình huống tự
nhiên, thích hợp mới thấm được vào từng giáo viên. Vấn đề không đơn giản
vì thực tế cho thấy rằng, nhiều đơn vị có khá đầy đủ máy vi tính, thiết bị tin
học, có cử nhân/ kỹ sư tin học nhưng hầu hết mọi người thờ ơ với việc vận
dụng tin học trong công tác chuyên môn, có chăng chỉ dùng máy vi tính để
thay máy đánh chữ hoặc xem vài thông tin giải trí trên Internet. Để giúp giáo
viên thấy được sự “ máu lửa” và quyết tâm của lãnh đạo nhà trường trong vấn
đề này, người quản lý cần:
+ Thông qua các cuộc họp, hội nghị thể hiện rõ chủ trương từng bước đưa tin
học vào các hoạt động của nhà trường, trước hét là phục vụ công tác chuyên
môn và quản lý.
+ Đưa tiêu chí hiểu biết về tin học vào mục “ tiêu chuẩn chuyên môn của giáo
viên” trong quy chế nhà trường. Trong các tiêu chí về tự học tự rèn luyện và
đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên có lồng ghép yêu cầu về học tập
và ứng dụng CNTT.
+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng
dụng CNTT phục vụ công tác ngày một nhiều hơn: quản lý nhân sự, quản lý
tài chính, hồ sơ sổ sách …
+ Yêu cầu tất cả các báo cáo nội bộ, chuyên đề, các loại kế hoạch của tổ-
nhóm chuyên môn và cá nhân … phải đánh máy và in vi tính; Giáo viên phải
dùng tin học để làm đề kiểm tra, đề thi, lập bảng điểm, và cao hơn nữa là phải
dùng máy vi tính và các phần mềm cần thiết để thiết kế giờ dạy ( soạn giáo án
điện tử ) và thực hiện giờ dạy trên lớp với sự hỗ trợ tối đa của các thiết bị hiện
đại như projector, camera, máy tính, máy scan, tivi, dầu ghi… Hệ thống bài
tập dạy ôn thi đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp phải được in
sẵn bằng vi tính để học sinh có thể tự phôtô trước, không phải mất thời gian
chép đề trên lớp.
+ Cho phép và có quy định cụ thể việc soạn giáo án bằng vi tính, tiến hành
trao đổi giáo án trong các thành viên của nhóm bộ môn để cùng thảo luận,
thống nhất cùng thực hiện; vào cuối năm học giáo viên phải nộp cho giáo vụ
nhà trường đĩa CD giáo án để lưu trữ và theo dõi.
+ Tuyên dương, động viên kịp thời những giáo viên có quyết tâm và thể hiện
được nhiều sự học hỏi và áp dụng tin học trong công tác.
2. Xây dựng cơ chế quản lý và vận hành việc triển khai ứng dụng CNTT
trong nhà trường
Việc triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường là một công việc hết
sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Chính vì vậy để tạo thuận lợi, tránh
đầu tư manh mún, không hiệu quả thậm chí gây lãng phí người quản lý phải
xây dựng được cơ chế quản lý và vận hành việc triển khai ứng dụng CNTT
trong nhà trường. Điều này mang tính quyết định cho yếu tố thành công.
2.1. Xây dựng bộ máy quản lý về CNTT trong nhà trường:
2.1.1. Cán bộ phụ trách CNTT:
Trong nhà trường cần phải có đội ngũ cán bộ phụ trách về CNTT. Cán
bộ phụ trách CNTT phải có trình độ cử nhân hoặc kỹ sư tin học và có nhiệm
vụ: giúp hiệu trưởng trong việc tổ chức, quản lý, triển khai các công việc liên
quan đén CNTT; nghiên cứu các giải pháp công nghệ, trang thiết bị CNTT để
đề xuất với hiệu trưởng quyết định đầu tư sao cho hiệu quả; xây dựng kế
hoạch ngắn hạn ( hàng tháng, kỳ, năm ) và dài hạn trong việc ứng dụng
CNTT, kế hoạch CNTT cần nêu bật được các công việc cần làm, nhân lực cần
thiết, kế hoạch đào tạo nhân lực, kinh phí cần thiết; Tổ chức đào tạo, tập huấn
cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhằm nâng cao khả năn ứng dụng CNTT, khai
thác Internet trong quản lý, giảng dạy và học tập.
2.1.2. Đội ngũ cốt cán CNTT
Trong nhà trường bên cạnh cán bộ phụ trách CNTT còn cần có đội ngũ
cốt cán CNTT. Mỗi tổ chuyên môn, tổ chức trong nhà trường phải có ít nhất
một cán bộ, giáo viên làm nòng cốt ứng dụng tích cực CNTT trong dạy học và
trong công việc, cũng như làm nòng cốt cho phong trào tự học, giúp nhau
hoàn thiện kỹ năng ứng dụng CNTT.
2.1.3. Cơ chế mua sắm, bảo hành, bảo quản trang thiết bị CNTT:
Các thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm thường là đắt tiền nhưng
nhanh chóng lạc hậu. Vì lẽ đó nếu không có cơ chế rõ ràng thì việc đầu tư sẽ
dẫn đến tình trạng không những lãng phí, tổn thất về kinh phí, công sức mà
còn làm cho những lần triển khai kế tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc đầu tư
mua sắm cần phải được tiến hành theo cơ chế, quy định như sau:
+ Đánh giá hiện trạng, nhu cầu về đầu tư trang thiết bị, công nghệ.
+ Xem xét tính cấp thiết của việc đầu tư, mua sắm.
+ Đánh giá khả năng phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ, giáo viên
trong việc sử dụng khai thác các trang thiết bị công nghệ. Tránh tình trạng đầu
tư lớn nhưng không sử dụng được hoặc ít người sử dụng được.
+ Tính tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ.
+ Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư, mua sắm.
+ Có cơ chế kiểm tra, theo dõi, bảo hành, bảo trì thường xuyên.
Người quản lý cần phải năng động, chủ động tìm kiếm các nguồn tài
chính trong và ngài ngân sách để mua sắm các trang thiết bị tin học; không
nên ngồi chờ vì nếu thế sẽ bị động, vụn vặt, thiếu đồng bộ, thiếu tính ưu tiên,
giá trị và hiệu quả sử dụng thấp. Bên cạnh đó phải xây dựng kế hoạch tổng
thể, dài hạn về trang thiết bị tin học cho trường theo các giai đoạn, trong đó có
lộ trình trang bị từng bước – hàng năm. Trên cơ sở đó, tích cực tham mưu, vận
động xã hội hoá, tiết kiệm chi tiêu để có kinh phí mua sắm dần hàng năm theo
thứ tự ưu tiên, cái gì bức xúc thì trang bị trước. Để tránh lãng phí, cần chọn
cấu hình thiết bị phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng chủ thể. Chẳng hạn,
máy vi tính cho học sinh học, các máy dùng chung ở thư viện không cần đĩa
cứng có dung lượng lớn; máy in dùng chung cho giáo viên không cần phải
loại đắt tiền như máy của Ban giám hiệu hay văn thư…
Để góp phần quan trọng hình thành văn hoá sử dụng thiết bị CNTT,
nhà trường cần ban hành các văn bản quy định cụ thể về sử dụng, bảo quản
thiết bị, trong đó làm rõ trách nhiệm cá nhân. Chẳng hạn: định kỳ lau chùi
máy tính, máy in; niêm phong thùng máy; thủ tục đề nghị và bảo trì, sửa
chữa; không tháo linh kiện ở máy này lắp sang máy khác …
2.1.4. Cơ chế triển khai các ứng dụng CNTT trong nhà trường:
Khi triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học, trước tiên phải đảm bảo
khả năng thích ứng làm chủ công nghệ, thiết bị cho đội ngũ cốt cán về CNTT
trong nhà trường; đội ngũ này cần có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để triển
khai công việc, giúp đỡ và hướng dẫn các thành viên khác tạo nên hình thức
đào tạo hiệu quả và lôi cuốn đồng nghiệp cùng tham gia vào việc ứng dụng
CNTT. Bên cạnh đó cần có các hình thức để huy động mọi thành viên trong
nhà trường tham gia vào việc triển khai các giải pháp CNTT trong dạy học
tuỳ theo trình độ và khả năng của từng thành viên. Chỉ bằng cách đó mới làm
cho mọi thành viên có ý thức về tầm quan trọng, nâng cao dần hiểu biết về
CNTT trong dạy học.
2.1.5. Cơ chế động viên, khen thưởng về CNTT:
Nhiều đơn vị hiện nay thường tập trung vào đầu tư máy vi tính,
projector và một số thiết bị đắt tiền khác mà chưa chú ý đến việc đầu tư cho
những người khai thác, sử dụng để tạo ra những sản phẩm cụ thể. Người quản
lý cần xây dựng được định mức làm việc cho cán bộ CNTT và các cốt cán
CNTT trên cơ sở đó có thù lao tương ứng với đóng góp của mỗi cá nhân và
khả năng của đơn vị. Định mức này có thể được xem xét, điều chỉnh định kỳ
sao cho phù hợp hơn; tiến hành tổng kết, đánh giá về hiệu quả ứng dụng
CNTT trong dạy học định kỳ để biểu dương, khen thưởng kịp thời những
nhân tố tích cực, chấn chỉnh những yếu kém. Mạnh dạn thưởng cho những
thành viên có sáng kiến, cải tiến thiết bị công nghệ mạng lại hiệu quả cao
trong hoạt động dạy học; đưa việc ứng dụng CNTT thành một trong những
tiêu chí xếp loại thi đua, căn cứ khen thưởng, sắp xếp, đề bạt các vị trí quan
trọng trong đơn vị.
3. Tích cực trang bị tài liệu tin học cho thư viện và tổ chức huấn luyện kỹ
năng sử dụng tin học cho giáo viên, nhân viên nhà trường.
Do không được đào tạo cơ bản về tin học nên kiến thức, kỹ năng tin
học của giáo viên, nhân viên chủ yếu do tự học và học hỏi lẫn nhau. Vì thế
người quản lý cần trang bị đầy đủ các tài liệu tin học và bổ sung hàng năm kết
hợp với việc huy động các tài liệu riêng của giáo viên và tài liệu trên mạng
Internet.
Tổ chức huấn luyện cho giáo viên, nhân viên cách sử dụng các thiết bị
hiện đại; dạy tin học căn bản như Window, Word, Excel, Internet, phần mềm
Power point, phần mềm kiểm tra trắc nghiệm và một số phầm mềm khác…
theo đặc trưng của từng bộ môn. Tuỳ từng nội dung và điều kiện cụ thể để
linh hoạt hoá các hình thức huấn luyện: huấn luyện cho đông đảo tập thể giáo
viên, tách ra huấn luyện từng tổ bộ môn, tổ chức kèm cặp riêng cho một số ít
người… Tuỳ theo đặc trưng của mỗi bộ môn và khả năng của từng giáo viên
mà nhấn mạnh hướng dẫn các nội dung khác nhau của CNTT, hoặc các tiện
ích khác nhau của các thiết bị dạy học.
Tập huấn cho các giáo viên kỹ năng kết hợp phần mềm Power point với
nhiều phần mềm khác để tự soạn giáo án điện tử; dùng các thiết bị hiện đại
như camera để quay phim mô tả bài thí nghiệm, phim tư liệu… để chèn vào
bài giảng lý thuyết; biết kết hợp sử dụng máy tính và camera cho nhiều nhóm
học sinh cùng làm và cùng sửa bài tập, tiết kiệm thời gian và huy động được
đông đảo học sinh tham gia xây dựng bài; biết scan và xử lý ảnh, biết vào
Internet để tìm kiếm thông tin, tải bản đồ, hình ảnh, hình mẫu đưa vào minh
hoạ cho bài giảng. Vốn tin học đó tuy rất khiêm tốn nhưng là nền tảng giúp
giáo viên có tiền đề tự nghiên cứu, học hỏi để tiếp tục những năm tiếp theo.
4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hiệu quả của giờ dạy ứng
dụng CNTT
Việc xây dựng tiêu chuẩn trên là rất cần thiết bởi nó sẽ tạo cơ sở để
kích thích việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Cần quy định rõ một giờ dạy
ứng dụng CNTT có hiệu quả, chất lượng phải đảm bảo các tiêu chí sau:
4.1. Tiêu chí về nội dung:
Bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và
nội dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập.
4.2. Tiêu chí về hình thức:
Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được hưng phấn,
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, không làm học sinh mất tập trung
vào bài học.
4.3. Tiêu chí về kỹ thuật (Kỹ thuật trình chiếu và sử dụng thiết bị ).
4.4 Tiêu chí về hiệu quả.
5. Nối mạng Internet cho toàn trường:
Internet là một thành tựu khoa học tuyệt vời của thập niên cuối thế kỷ
XX. Nó là một phương tiện có tác dụng rất nhiều mặt cho giáo viên, nhất là tự
bồi dưỡng chuyên môn, hỗ trợ giảng dạy. Một phòng máy vi tính, phòng tổ
chuyên môn, phòng chức năng… với đường truyền Internet ADSL tốc độ cao
sẽ giúp giáo viên có thể chủ động khai thác các nguồn thông tin, tư liệu phong
phú trên mạng phục vụ cho bài giảng; có thể giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh
nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường một cách
dễ dàng, nhanh chóng và phổ biến.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần thiết lập hệ thống mạng nội bộ kết
nối giữa các phòng Ban giám hiệu với các phòng tổ chuyên môn, thư viện,
phòng chức năng, đoàn thanh niên, văn thư, tài vụ… nhằm tạo sự liên thông
chặt chẽ giữa lãnh đạo với giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong các hoạt
động, không khí tin học trong nhà trường vì thế càng trở lên nhộn nhịp hơn.
CNTT với khả năng kỳ diệu của truyền thông cho phép công nghiệp
hoá quá trình quản lý và giảng dạy. Việc sử dụng mạng máy tính và các
phương tiện xử lý, phân tích thông tin tiên tiến cho phép đánh giá quá trình
dạy học, từ đó góp phần tích cực vào việc thay đổi nội dung và phương pháp
giảng dạy. Nhờ có mạng thông tin, sự giao lưu giữa gia đình, nhà trường và
xã hội sẽ trở nên nhanh chóng. Nhà trường sẽ trở thành một trường học rộng
lớn trong đó có tất cả các lực lượng cùng tham gia giáo dục học sinh.
6. Xây dựng hệ thống “Thư viện điện tử” , thiết lập cổng thông tin điện
tử- website của nhà trường:
Nhà trường cần đầu tư thiết lập cổng thông tin điện tử -website riêng và
duy trì hoạt động có hiệu quả bằng nguồn quỹ hoạt động phí của nhà trường
kết hợp với xã hội hoá giáo dục nhằm tạo một phương tiện thông tin đa chức
năng, phục vụ ngày càng nhiều khía cạnh cho công tác của trường nói chung
và hoạt động dạy học nói riêng; xây dựng kho học liệu điện tử dùng chung
cho cả trường bao gồm hệ thống “ Thư viện điện tử ” ( e- library) cho giáo
viên và học sinh với các loại sách điện tử (e – book) phong phú, da dạng cho
các môn học như sách giảng dạy, sách giáo khoa, sách tham khảo; cùng hệ
thống các băng, đĩa, các phần mềm dạy học và ôn luyện, kiểm tra, giáo án
điện tử của giáo viên các bộ môn… Danh mục sách của thư viện và các địa chỉ
website phục vụ giảng dạy và học tập như:
các
địa chỉ web của các đơn vị giáo dục và đào tạo trong và ngoài nước… phải
được cập nhật thường xuyên, được niêm yết tại phòng Hội đồng, văn phòng
và bảng tin cho mọi giáo viên và học sinh dẽ dàng theo dõi, học hỏi kinh
nghiệm để hoàn thiện bài soạn và bài học của mình cả về nội dung lẫn hình
thức.
Công nghệ đa phương tiện ( multimedia ), sách giáo khoa và thư viện
điện tử với khả năng trình diễn bằng giao tiếp tương tác đã trở thành công cụ
mạnh mẽ yểm trợ cho quá trình truyền thụ tri thức. Khả năng phát triển của
mạng máy tính và các ứng dụng phong phú của nó, cho phép phát triển các
thư viện điện tử, phát hành nhanh chóng sách giáo khoa trên diện rộng với
khả năng truy cập thông tin nhanh nhất. Thư viện điện tử cùng với sách điện
tử, với một khối lượng tri thức khổng lồ trải rộng trên phạm vi toàn cầu và có
thể truy cập vào bất cứ lúc nào, chắc chắn sẽ là công cụ hữu hiệu phục vụ đắc
lực quá trình dạy học, góp phần rất quan trọng vào việc đổi mới phương pháp
giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy học.
Bên cạnh đó, nhà trường cần nghiên cứu xây dựng mô hình trường học
điện tử trong đó việc ứng dụng CNTT và các thành tựu của kỹ thuật điện tử
được áp dụng trong tất cả các công việc, các mối quan hệ, giao tiếp, quản lý,
giảng dạy, học tập, phục vụ… Xây dựng trường học điện tử giúp nhà trường
có được hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn hoá dùng chung trong nhà trường đồng
thời xây dựng được kho thông tin tư liệu phong phú, đa chiều phục vụ giảng
dạy, học tập, nghiên cứu và tham khảo.
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC ĐIỆN TỬ ( E-SCHOOL )
BGH
Website
Cha
mẹ HS
CQ địa
phương
SỞ GD&ĐT
7. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc thi về ứng dụng
CNTT trong dạy học
Các cuộc hội thảo chuyên đề về CNTT luôn có sức thuyết phục mạnh
mẽ đối với các giáo viên. Nội dung các cuộc hội thảo đòi hỏi phải phong phú,
thiết thực, đề cập đến những vấn đề mà hiện nay giáo viên cần quan tâm. Ví
dụ như: chuyên đề “Cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng
CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại”; chuyên đề “ Cách soạn giáo án điện
tử”; chuyên đề “ Việc sử dụng các phần mềm trong quá trình dạy học”;
chuyên đề “Khai thác có hiệu quả thông tin trên Internet và thư viện điện
tử”…
Qua các cuộc hội thảo, người quản lý và giáo viên, nhân viên nhà
trường sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và có điều kiện nhìn lại công
tác quản lý và giảng dạy của mình. Trong nội dung hội thảo nên lồng ghép
vào đó một số tiết dạy có ứng dụng CNTT để minh hoạ. Việc đưa các tiết dạy
minh hoạ sử dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại vào nội dung các
cuộc hội thảo lầ rất cần thiết và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Qua đó
chắc chắn giáo viên sẽ nhận thức được rằng nếu tiết học nào giáo viên cũng
sử dụng CNTT và các thiết bị hiện đại thì chất lượng học tập của học sinh sẽ
có kết quả tốt nhất.
Song song với việc tổ chức các cuộc hội thảo, nhà trường cần định kỳ
tổ chức các đợt thao giảng, các phong trào thi đua, các cuộc thi giảng dạy có
ứng dụng CNTT và các trang thiết bị hiên đại lôi kéo tất cả các giáo viên cùng
tham gia. Trong thực tế, việc dạy học theo phương pháp hiện đại cũng còn có
nhiều vấn đề phải bàn bạc, có bài học thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Nhưng cũng
có môn học, có tiết học khó khăn, đạt hiệu quả thấp. Tuy nhiên nhà trường
cần mạnh dạn để cho tất cả mọi người, mọi môn học tích cực thực hiện việc
dạy học theo phương pháp này, cốt để giáo viên thành thạo, vượt qua được
nhũng e ngại ban đầu. Khi mọi giáo viên đã có thực tế trong giảng dạy, nhà
trường mới tổ chức rút kinh nghiệm. Có như vậy, các cuộc thao giảng, thi
giảng mới tạo được hứng thú và sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với giáo viên.
8. Định hướng cụ thể, chi tiết việc sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ dạy
học:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học
đồng thời nâng cao hiệu suất và chất lượng ứng dụng, việc định hướng cho
giáo viên khi sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ dạy học là hết sức cần thiết.
Người quản lý có thể có các định hướng sau ( nội dung định hướng được thể
hiện trên văn bản và triển khai tới từng giáo viên ):
8.1. CNTT phục vụ tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
– Tham khảo tài liệu từ mạng Internet gồm các hình thức:
+ Tham khảo trực tuyến: giáo viên nghiên cứu, học tập, đọc báo … trực tiếp
qua mạng Internet.
+ Tải từ mạng tư liệu in thành tập hoặc in ra giấy để nghiên cứu sau.
– Giao lưu – trao đổi thông tin chuyên môn qua Email với đồng nghiệp ở các
trường bạn.
– Tham gia trực tiếp một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên mạng như:
tin học, tiếng Anh, những bài “ dạy mẫu”…
– Tham gia trao đổi chuyên môn thông qua website của trường và qua các địa
chỉ web khác.
8.2. CNTT phục vụ đổi mới phương pháp dạy học
Sự đổi mới phương pháp dạy học đang triển khai ở cấp THPT phần lớn
gắn liền với sử dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm thực hành mà các thiết bị
tin học nói chung, thiết bị nghe nhìn đa chức năng nói riêng đáp ứng được
mọt phần khá quan trọng yêu cầu này. Cụ thể:
– Dùng thiết bị tin học như một đồ dùng trực quan sinh động. Có thể dùng:
+ Trình chiếu Power point thể hiện các sơ đồ, biểu đồ, mô hình, bản đồ, hình
ảnh tĩnh và động, phim … trong tiết dạy. Giáo viên có thể lấy các tư liệu này
trên máy, lấy từ mạng có sẵn, scan từ tranh ảnh bên ngoài, chụp ảnh, quay
camera kyc thuật số.
+ Dùng máy thu hình vật thể kết nối với tivi màn ảnh rộng để thể hiện bản đồ,
hình ảnh …
+ Cần tránh quan điểm đơn giản rằng vận dụng CNTT trong dạy học là trình
bày bài giảng bằng Power point. Power point chỉ là công cụ để trình chiếu,
còn để có nội dung trình chiếu phù hợp, cần kết hợp với những trình ứng dụng
khác như word, excel, media flash, các phần mềm công cụ – Chem ofice,
math Type, … Nếu chỉ dùng Power point thay thế viết bảng thì không nên
dùng, trừ khi ôn tập chương, học kỳ.
– Dùng Power point, Flash để tạo hệ thống hình ảnh động, hoặc đoạn phim
hoạt hình đơn giản, thí nghiệm ảo để giúp học sinh dễ hiểu, hiểu sâu các quá
trình, nội dung các thí nghiệm mà chưa có điều kiện tiến hành thực…
– Một số tiết dạy giáo dục công dân, ngữ văn và đặc biệt là lịch sử sẽ rất sinh
động, thuyết phục nếu biết minh hoạ bằng các đoạn phim tư liệu thích hợp.
– Tiết dạy làm dàn ý bài văn, trả bài làm văn sẽ rất hiệu quả nếu biết sử dụng
đèn chiếu ( Overhead, projector, máy thu hình vật thể … ).
– Giáo viên bộ môn đưa tài liệu, bài tập do giáo viên biên soạn hoặc thu thập
lên Website của nhà trường để học sinh tham khảo và luyện tập thêm, ví dụ
như ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm các môn: tiếng Anh, Vật lý, Hoá học, Sinh
học…
PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Để cho CNTT thực sự đi vào hoạt động quản lý và dạy học, điều quan
trọng hàng đầu không phải là kinh phí, đó là phải biết kích thích, động viên
tạo nên hứng thú, động lực học hỏi, áp dụng chúng trong thực tiễn công tác.
Muốn vậy, điều không thể thiếu là lãnh đạo nhà trường phải có tâm huyết,
phải có tư tưởng đi đầu trong lĩnh vực CNTT. Không khí tin học ở nhà trường
bắt nguồn từ chỗ đó. Cũng từ đó, biết phát hiện, trân trọng, động viên sẽ hình
thành từng bước những nhân tố tin học, có tác dụng lan toả cảm hứng và thái
độ tích cực với tin học trong đội ngũ giáo viên. Nhân tố tin học không nhất
thiết phải là cử nhân, hay kỹ sư tin học mà phải là người “ máu lửa” và có tư
chất cần thiết đối với tin học.
Giúp giáo viên nhận thức rằng, CNTT vừa là quyền lợi, vừa là trách
nhiệm của mọi thành viên nhà trường; tin học là mọt phương tiện hữu hiệu hỗ
trợ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn và góp phần cải tiến phương
pháp dạy học. Sử dụng có văn hoá các thiết bị tin học đồng thời hạn chế thấp
nhất sự lãng phí giá trị sử dụng các thiết bị. Tạo điều kiện tối đa trong khả
năng của nhà trường để giáo viên có các phương tiện và môi trường học hỏi,
áp dụng về tin học.
2. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao
chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải
cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Đối với mỗi trường cần phải có những biện
pháp sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn
vị mình nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý dạy
học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học cần phải thực hiện đồng
bộ nhiều biện pháp trong đó vấn đề đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học
được coi là biện pháp đặc biệt quan trọng, mang tính đột phá quyết định tới sự
phát triển của nhà trường.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ
sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ quản lý và giáo viên.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực trạng công tác quản lý tại đơn vị tôi đã
mạnh dạn đưa ra 8 giải pháp mang tính khả thi nhằm đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong dạy học ở trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang
trong giai đoạn hiện nay, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
dục của nhà trường hiện tại và sau này.
Với những nội dung đã trình bày trong đề tài cho thấy đề tài đã được
thực hiện phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù đề tài đã được
nghiên cứu hết sức cẩn trọng và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường
trong giai đoạn hiện nay, nhưng chắc chắn còn những biện pháp khác chưa
được đề cập tới. Trong những năm tiếp theo, sự chỉ đạo cần tập trung nhiều
hơn nữa vào việc hướng dẫn mang tính chuyên môn, nâng cao trình độ và kỹ
năng ứng dụng CNTT cho giáo viên nhà trường thông qua việc xây dựng kế
hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn; việc đầu tư thiết bị tin học – nghe nhìn hiện
nay không còn là việc xa vời, quá sức đối với nhà trường, vấn đề là phải chủ
động đầu tư, phải có kế hoạch và lộ trình cho từng năm học, từng học kỳ và
sử dụng có văn hoá các thiết bị này. Đó chính là hướng nghiên cứu tiếp tục
của đề tài trong thực tiễn quản lý chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
dạy học của nhà trường sau này.
3. Kiến nghị.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong trường phổ
thông hiện nay kính đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo hỗ trợ chỉ đạo một số nội
dung sau:
– Ban hành Bộ tiêu chí về kiểm định chất lượng trường phổ thông để làm
cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường.
– Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên tin học
các trường về kỹ năng ứng dụng CNTT vào trong nhà trường phổ thông.
– Xây dựng bộ phần mềm quản lý các hoạt động trong trường phổ thông
( tránh hiện tượng dùng các phần mềm riêng, không đồng bộ dữ liệu ).
– Nhân rộng các điển hình xuất sắc trong cả nước về ứng dụng CNTT
trong nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết IV của BCH TW Đảng CSVN khoá VII về tiếp tục đổi mới sự
nghiệp GD&ĐT.
2. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa
đất nước.
3. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong
ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005.
4. Nghị quyết Đại hội Đảng khoá X, NXB chính trị quốc gia- 2005
5. Luật Giáo dục – NXB chính trị quốc gia, 2005.
6. Hỏi và đáp luật giáo dục 2005 – NXB chính trị quốc gia.
7. Chương trình giáo dục phổ thông – HĐGDNGLL, Bộ GD&ĐT, NXB GD
2006.
8. Nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV năm 2005, Nghị
quyết BCH Đảng bộ huyện Hoà Phú lần thứ XVIII năm 2005.
9. Giáo trình: Quản lý giáo dục và đào tạo- học phần III của Học viện Quản lý
Giáo dục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_hop_tieu_luan_tinh_huong_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_1744_2067762.pdf