Tổng hợp các bài văn khấn đi chùa đầy đủ nhất năm 2023
Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới, ngày Rằm, ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình là nét đẹp truyền thống lâu đời của người Việt. Vậy các bài văn khấn đi chùa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tham khảo thêm:
1. Sắm lễ đi chùa
-
Khi đi lễ chùa các bạn chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, các loại quả, hoa tươi, oản, xôi, chè…
-
Trên hương án của chính điện tức (nơi thờ tự chính của ngôi chùa) các bạn chỉ được dâng đặt lễ chay tịnh, tuyệt đối không đặt lễ mặn.
-
Lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), giò, chả, thịt gà,… chỉ được dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh Mẫu, Đức Ông.
-
Vàng mã và tiền âm phủ chỉ nên đặt ở bàn thờ Thánh Mẫu, thần linh hay ở bàn thờ Đức Ông.
-
Tiền thật thì không nên đặt trên các ban thờ mà hãy bỏ vào hòm công đức.
-
Không nên đặt thuốc lá, rượu, bia trên ban thờ Phật nhưng cũng có thể đặt trên ban thờ Thánh.
-
Hoa tươi dâng lễ Phật nên chọn các loại hoa sen, hoa ngâu, hoa huệ, hoa mẫu đơn… lưu ý không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
2. Thứ tự hành lễ khi đi lễ chùa
Theo phong tục truyền thống, trong các ngày lễ Tết, ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, ngày lễ Phật giáo hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, thì các mọi người thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn cầu mong cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, bình an, tai qua nạn khỏi, gia đình hoà thuận, thế giới hoà bình và chúng sinh an lạc.
Tuy nhiên, khi đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa, từ thứ tự hành lễ hay cách sắm sửa lễ chùa. Dưới đây là thứ tự hành lễ khi đi lễ chùa cần biết:
-
Đặt lễ vật: Các bạn cần thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
-
Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong mới tiến hành đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
-
Tiếp theo, các bạn đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 hoặc 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì bạn cần đến đó đặt lễ và dâng hương cầu theo ý nguyện.
-
Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (hay còn gọi là nhà Hậu).
-
Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì bạn nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể làm công đức tùy tâm.
3. Các bài văn khấn đi chùa thường sử dụng nhất
Ngày nay, theo truyền thống từ xa xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ chùa vào các ngày lễ Tết, ngày Rằm, ngày mùng 1 để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Mọi người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng này có thể cầu xin các đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, gia đình, cộng đồng được an khang, bình an thành đạt và yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi… Dưới đây là các bài văn khấn đi chùa truyền thống và có thể được sử dụng ở các chùa lớn như: Phủ Tây Hồ, Chùa Quán Thánh, Chùa Hà,Chùa Hương, Chùa Phúc Khánh… Cùng tham khảo các bài văn khấn dưới đây.
3.1. Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông tại chùa
3.2. Văn khấn Tam bảo tại chùa cầu bình an, tài lộc
3.3. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà Quan Âm)
3.4. Văn khấn Phật tại chùa
3.5. Văn khấn đi chùa đầu năm
3.6. Văn khấn đền trình chùa Hương chính xác nhất
3.7. Văn khấn đi chùa cầu bình an đầu năm
4. Cách hạ lễ khi đi chùa
Khi kết thúc nghi thức cúng lễ thì thực hiện hạ lễ. Thường thì trong khoảng một tuần nhang là có thể tiến hành hạ lễ. Khi hết 1 tuần nhang bạn có thể cắm thêm tuần nhang mới và vái 3 vái trước mỗi ban.
Tiếp đó hạ sớ hóa vàng, xóa sớ xong thì tiến hành hạ các lễ cúng khác. Thứ tự hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng sau đó vào đến ban chính. Lưu ý đối với đồ lễ ở ban thờ cô, cậu như gương hay lược,… thì vẫn có thể để nguyên trên bàn thờ, nếu có nơi để riêng thì gom và để vào đó chứ tuyệt đối không được mang về nhà.
5. Những nguyên tắc và lưu ý khi đi lễ chùa
Chùa là nơi thờ kính các vị thánh, là nơi vô cùng tôn nghiêm chính vì vậy khi đi lễ chùa các bạn cũng cần chú ý các nguyên tắc và một số những lưu ý cơ bản dưới đây
5.1. Trang phục
Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo chỉnh tề, kín đáo, tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo ôm sát người, quần short, váy ngắn… Đối với các Phật tử thì khi đến điện thờ Phật trong chùa phải mặc áo lễ
5.2. Cầu nguyện
Theo quan niệm của nhà Phật, thì Phật chỉ phù hộ, che chở, ban bình an cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công danh hay tài lộc. Vì vậy, khi chúng ta đi chùa, làm lễ cầu tới cửa Phật thì nên xin được Phật che chở, bảo vệ ban bình an. Vào đình, đền, miếu thì bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, công danh, tình cảm…
5.3. Nguyên tắc ra vào chùa
Khi đi qua cổng tam quan để vào chùa thì bạn nên đi vào cửa Giả quan (cửa bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (cửa bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho các Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và khi đi ra cũng theo cửa này.
Khi đứng khấn vái, thì không nên đứng thẳng, đối diện với ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.
5.4. Xưng hô
Với các nhà sư thì bạn xưng là A di đà Phật hay bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy nghĩa là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ tới thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy cũng giống như là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Khi thưa gửi gì với các vị sư tăng thì đều phải chắp tay hình búp sen.
Trên đây là bài văn khấn đi chùa và các thông tin cơ bản nhất khi đi lễ chùa mà banthothinhvuong muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn
Tham khảo thêm:
5/5 – (1 bình chọn)