Tổng hợp các bài văn khấn gia tiên thông dụng nhất
Thờ cúng là sợi dây vô hình liên kết hai thế giới âm dương. Do đó, bên cạnh thắp nhang, dâng lễ, vào mỗi dịp lễ Tết hay mùng 1 ngày rằm, gia chủ đều phải đọc văn khấn gia tiên để mời ông bà về hưởng lộc. Trong một năm sẽ có rất nhiều ngày quan trọng cần báo cáo với bề trên như giỗ chạp, cúng tất niên, đêm giao thừa, Tết Nguyên Đán,…
Nhằm giúp gia chủ sử dụng đúng bài văn khấn trong những dịp đặc biệt này, Bàn Thờ Tâm Việt đã tổng hợp lại tất cả các bài văn khấn gia tiên thông dụng nhất, theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”.
Văn khấn gia tiên ngày thường
Ngày nay, để bày tỏ lòng thành đối với ông bà gia tiên, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen thắp hương hàng ngày. Vào ngày thường, gia chủ chỉ cần thắp hương vào buổi sáng và buổi chiều tối, không nhất thiết phải dâng lễ. Điều này giúp cho không gian thờ cúng luôn ấm cúng, linh thiêng, đồng thời trong lòng cũng cảm thấy bình an và thanh thản.
Để xem chi tiết bài cúng gia tiên ngày thường, gia chủ có thể tham khảo thêm:
>>> Văn khấn gia tiên hàng ngày tại nhà đầy đủ nhất
Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Mùng 1 là ngày đầu tiên của tháng mới hay còn được gọi là ngày Sóc và ngày 15 được gọi là ngày Vọng. Theo truyền thống của Nho, Lão giáo, đây là 2 ngày “thiên địa mở thông”, tất cả mọi chướng ngại giữa ba cõi Thiên, Địa, Nhân đều sẽ được thông thương.
Vào ngày này, trời sẽ chứng giám hành vi của con người và ông bà gia tiên sẽ cảm nhận được lòng thành của con cháu. Vì thế, hầu hết gia đình Việt đều dâng lên bàn thờ chút lễ mọn và thắp hương khấn vái.
Tham khảo thêm:
>>> Văn khấn mùng 1 hàng tháng cúng thần linh và gia tiên
>>> Văn khấn gia tiên ngày rằm hàng tháng chính xác nhất
Văn khấn gia tiên rằm tháng 7
Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của người Việt. Theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng gia tiên, đây là ngày “xá tội vong nhân” hay còn gọi là cúng cô hồn, cúng thí thực. Người ta tin rằng đây là một tháng không may mắn.
Do đó, để tránh việc bị các cô hồn chết oan phá rối và làm hại, nhiều gia đình làm mâm lễ cúng chúng sinh. Bên cạnh đó, rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Gia chủ sửa soạn mâm cơm chu đáo dâng lên gia tiên để bày tỏ lòng thành, sự biết ơn đến công ơn dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.
Tham khảo thêm:
>>> Bài văn khấn rằm tháng 7 âm lịch
Văn khấn gia tiên ngày giỗ đầu, giỗ hết và giỗ Cát Kỵ
Giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường (Cát Kỵ) là 3 ngày giỗ quan trọng được tiến hành dựa trên thời gian qua đời của người quá cố. Cụ thể, giỗ đầu tức ngày giỗ đầu tiên tính từ 1 năm sau ngày mất. Giỗ hết hay giỗ Đại Tường được tổ chức sau 2 năm kể từ ngày mất. Cuối cùng, giỗ thường (Cát Kỵ) là ngày giỗ kể từ năm thứ 3 trở đi.
Mỗi ngày giỗ sẽ sử dụng một bài văn khấn riêng. Gia chủ có thể tham khảo thêm:
>>> Văn khấn gia tiên ngày giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường (Cát Kỵ)
Văn khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, mọi gia đình Việt lại chuẩn bị mâm cơm cúng thịnh soạn để tiễn ông Táo chầu trời báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian. Không chỉ là vị thần cai quản hoạt động trong nhà, Táo Quân còn định đoạt hung cát, phước đức của gia đình.
Thông thường vào ngày này, gia chủ sẽ đặt một mâm lễ lên bàn thờ gia tiên và một mâm lễ dưới bếp để tiến hành cúng kiếng. Do đó, văn khấn gia tiên phải được chuẩn bị một cách chu đáo.
>>> Văn khấn gia tiên ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo
Văn khấn gia tiên ngày 30 Tết, đêm giao thừa và mùng 1 Tết
Những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới là dịp để con cháu nhớ về cội nguồn, được trở về quây quần bên mâm cơm nhà ấm cúng. Vào bữa cơm tất niên chiều 30 Tết, đêm giao thừa và mùng 1 Tết Nguyên Đán, gia chủ đều phải thắp nhang, thành tâm mời ông bà gia tiên về ăn Tết, hưởng lộc cũng như phù hộ độ trì cho gia đình một năm mới hạnh phúc, bình an hơn.
Dưới đây là ba bài văn khấn chuẩn nhất theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”:
>>> Văn khấn gia tiên ngày 30 Tết và giao thừa năm Quý Mão 2023
Văn khấn rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên trong năm cũng là ngày Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn, làm lễ cầu bình an cho gia đình. Bên cạnh đó, ông bà ta cũng quan niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Vì thế, hầu hết mọi gia đình đều chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn dâng lên bàn thờ gia tiên để cầu mong cho cả năm may mắn, phước lành.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Văn khấn rằm tháng Giêng Quý Mão 2023 chuẩn nhất
Như vậy, trên đây là các bài văn khấn gia tiên thông dụng được sử dụng trong những dịp đặc biệt nhất của năm. Bên cạnh đó, văn khấn nhập trạch hay văn khấn xin rút chân nhang cũng là những bài cúng vô cùng quan trọng để báo cáo, xin phép bề trên.