Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần I)
Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần I)
Tổng hợp các bài văn khấn trong Tang lễ Việt Nam (Phần I)
Từ phong tục tập quán xa xưa người Việt Nam sống với tâm thức: Con người ta sanh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp… cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử. Do xem và chấp nhận cái chết là quy luật nên người Việt Nam đón nhận cái chết trong tinh thần chủ động thư thản như sắm trước quan tài (gọi là Thọ), xây dựng sanh phần (gọi là Kim tỉnh) cho chính bản thân khi còn sống.
Nhân sanh quan người Việt xưa nay cũng cho là “sống ở, thác về”, xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, và chết không phải là hết, mà về cõi vỉnh cữu. Do vậy “người chết cần được mồ yên mả đẹp”, việc “động mồ động mả” rất kiêng cử ví có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu nhiều đời. Người Việt còn sống theo đạo lý: “nghĩa tử là nghĩa tận”, tức là bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian. Không ai truy cứu người chết bao giờ.
Bởi vậy, theo phong tục xưa trong tang chế có rất nhiều nghi lễ, văn khấn để tiễn đưa vong hồn người đã khuất sang thế giới bên kia được trọn vẹn, chu đáo, thể hiện lòng thành, làm trọn đạo hiếu.
Mục lục bài viết
I. Văn khấn Lễ Thiết Linh
1. Ý nghĩa:
Văn khấn lễ Thiết Linh (Lễ sau khi lập xong bàn thờ tang, đặt linh vị)
2. Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Kháo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………….
Hôm nay là ngày……. tháng……. năm …….. Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………
Vâng theo lệnh mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Thiết Linh thích nghi lễ cổ truyền
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của: Hiển……………. chân linh.
Xin kính cấn trình thưa rằng:
Than ôi! Gió thổi nhà Thung (nếu khóc cha) hoặc Huyên (nếu khóc mẹ)
Mây che núi Hỗ (nếu khóc cha) hoặc núi Dĩ (nếu khóc mẹ)
Dung mạo một mai vắng vẻ, bão xô cây, nghĩ lại ngậm ngùi thay
Âm dương đôi ngả xa vời, mây phủ núi, trông càng đau đớn nhẽ!
Sương bay chớp nhoáng, bạch vân nghi ngút, cõi phù sinh;
Nến đỏ hương thơm, án tọa hắt hiu đồ sự tử.
Vài tuần nghi tiết, mong anh hồn thấu khúc tình văn;
Tấc dạ bi hoài, trông linh vị, tuôn dòng ai lệ!
Ôi! Thương ôi!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
II. Văn khấn Lễ Thành Phục
1. Ý nghĩa:
Văn khấn Lễ Thành Phục (lễ sau khi gia đình nhân thân mặc đồ tang, tề tựu quanh linh cữu)
2. Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ.
Hôm nay là ngày……. tháng…….. năm ……..
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là. ……………………
Vâng theo lệnh của mẫu thân/ phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày Lễ Thành Phục theo nghi lễ cổ truyền,
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của: Hiển…………… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Than ôi! Núi Hỗ (nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ) mây che
Chồi Thung (nếu khóc cha hoặc Huyên nếu khóc mẹ) gió bẻ.
Cõi trăm năm, trời khéo hẹp hòi thay;
Cơ một phút, đời sao mau mắn nhẽ !
Sân Lai tử, những mong ngày tháng rộng,
Bõ công ơn áo nặng cơm dày
Đồ Thôi y, đâu đã lạ lùng thay, càng cám cảnh đầu tang tóc chế.
Ôi! Thương ôi!
Trời đất làm chi cực thế! Chạnh nhớ cha (hoặc mẹ) điều ăn nết ở, tấm lòng sầu chín khúc, rồi năm canh.
Ai xui nên nỗi này! Nỡ để con, rày nhớ mai mong, nước mắt chảy hai hàng, đầy một mẻ.
Nay vừa chế phục sẵn rồi; bày đặt tang nghi theo lệ
Gậy khăn tuân cứ lối thường;
Thành phục kính dâng tiền tế
Thương ôi!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
III. Văn khấn Lễ Chúc Thực
1. Ý nghĩa:
Văn khấn lễ Chúc Thực (Lễ dâng cơm khi còn để linh cữu ở nhà)
2. Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………
Hôm nay là ngày…… Tháng…… Năm………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………
Vâng theo lệnh của mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,
Trước linh vị của: Hiển… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,
Họa mấy người sống tám, chín mươi,
Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.
Song vận số biết làm sao tránh được
Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh
Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:
Đường ăn, nỗi ở, việc cửa việc nhà.
Lại lo bề nghi thất, nghi gia
Cho sum họp trúc, mai mấy đóa
Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn
Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.
May nối được gia đường cơ chỉ,
Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề
Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,
Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;
Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,
Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.
Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.
Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.
Ai ngờ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc
Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.
Từ nay quạnh bóng ra vào, cõi Nam, cành Bắc.
Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:
Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.
Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói
Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.
Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh
Ai hay số mệnh!
Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.
Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.
Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm
Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:
Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.
Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.
Cầu anh linh phù hộ cháu con.
Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Xem ngay tot xau để tiến hành việc an táng, động thổ, xuất hành,…
IV. Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ Địa
1. Ý nghĩa
Văn khấn lễ cáo Long Thần Thổ Địa (Lễ cúng Long Thần Thổ Địa trước khi đào huyệt)
2. Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Bản cảnh Hậu Thổ Thần chư vị.
Tang chủ là: ………………….
Ngụ tại:…………………….
Hôm nay là ngày … tháng….năm…
Gia đình có táng cố phụ (hay cố mẫu) là họ………… húy hiệu…….. tiền tước là….. thọ chung ngày ….ở khu đất này, kính dâng lễ vật…………
Thiết nghĩ:
Đất có dữ lành
Đều do họa phúc
Kết phát dựa vào âm đức,
Cũng nhờ Thần lực hiển linh
Ấy thực thường tình
Xiết bao cảm cách.
Những mong mồ yên mả đẹp.
Vậy dâng lễ bạc tâm thành.
Nhờ ơn Đại đức
Thấu nỗi u tình
Khiến cho vong linh.
Được yên nơi chín suối.
Phù hộ dương trần con cháu nội, ngoại bình yên.
Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
V. Văn khấn Lễ Thành Phần
1. Ý nghĩa
Văn khấn lễ Thành Phần (Lễ khi đắp xong mộ)
2. Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ họ………
Hôm nay là ngày….. tháng..…năm……..
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là. ……………………
Vâng theo lệnh của mẫu thân (hoặc phụ thân) và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày Lễ Thành Phục theo nghi lễ cổ truyền,
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành
Trước linh vị của: Hiển………………….. chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Than ôi!
Mây núi Hỗ mịt mờ, mờ mịt (núi Hỗ nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ)
Chữ vô thường ngán nhẽ cuộc phù sinh;
Cơn bể dâu thay đổi, đổi thay
Cơ huyền diệu, ghê thay vòng tạo hóa
Ôi! Thương ôi!
Người thế ấy, mà sao phận thế ấy, bỗng đâu số trời xui khiến, cõi âm dương, đôi ngả đã xa vời;
Vận đến đây, hay là mệnh đến đây, thắm đã nấm đất vun vùi, đường từ hiếu, trăm năm không gặp gỡ
Mắt trông thấy, đào sâu lấp kín, tủi nỗi lòng, chín khúc ngổn ngang;
Tai vẳng nghe, trống giục, chiêng hồi, đầy nước mắt hai hàng lã chã
Nay đã phân kim lập hướng, cầy được thỏa yên;
Gọi rằng bát nước nén hương, kính trần bái tạ
Hỡi ơi! Xin hưởng!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(Nghỉ một lát đọc tiếp hai câu sau)
Xuất chủ kính dâng ba chén rượu, xem như còn sống ở cao đường,
Thành Phần xin đốt một tuần hương, kính rước hồi linh về bảo tọa.