Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả kinh doanh là công việc tất yếu mà mỗi doanh nghiệp đều cần làm thường xuyên để đưa ra quyết định cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mình. Vậy đánh giá hiệu quả kinh doanh cần dựa trên những tiêu chí nào? Đâu là tiêu chí quan trọng nhất? Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Hiệu quả kinh doanh là gì? 

Hiệu quả kinh doanh được hiểu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng được thể hiện qua việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất vào kinh doanh. Nói cách khác, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu để phản ánh việc sử dụng nhân lực, máy móc, trang thiết bị,…để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

hiệu quả kinh doanh là gìHiệu quả kinh doanh là gì? 

Bản chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh tế trong một giai đoạn nhất định. Với yếu tố đầu vào không đổi, các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng này được cải thiện hơn so với tháng trước thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh đang có chiều hướng đi lên. 

2. Lợi ích khi doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh

Đánh giá hiệu quả kinh doanh luôn là bước cuối cùng trong quy trình triển khai 1 dự án, 1 chiến dịch. Thực hiện đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mang lại một số lợi ích như:

  • Giúp nhà quản lý các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt và đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Từ đó sẽ tiếp tục đẩy mạnh các bộ phận sử dụng tốt và kịp thời phát hiện chỉnh sửa các mặt tiêu cực.
  • Giúp các nhà đầu tư nhìn nhận được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp định đầu tư để quyết định xem có nên tiếp tục đầu tư hay không.
  • Giúp các tổ chức cho vay nhìn nhận khả năng trả nợ để đưa ra quyết định tiếp tục cho doanh nghiệp vay nữa hay không.

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh đã đạt được: Bộ phận và nguồn lực nào đã sử dụng có hiệu quả, bộ phận và nguồn lực nào sử dụng chưa có hiện quả, phân tích các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: 

3.1 Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh hoạt đoạn kinh doanh của công ty. Nó sẽ thể hiện được đầy đủ và chi tiết về dòng tiền của doanh nghiệp, tạo ra bao nhiêu, sử dụng bao nhiêu, sử dụng có hiệu quản hay không?

Báo cáo tài chínhBáo cáo tài chính

Tất cả quá trình luân chuyển dòng tiền, lời lãi phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đều được thể hiện rõ trong báo cáo tài chính. Để doanh nghiệp có thể đánh giá chi tiết nhất về hiệu quả kinh doanh, các nhà quản lý nên phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

3.2 Hiệu suất sử dụng lao động

Nguồn lao động chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng. Dù là về mặt số lượng hay chất lượng thì nguồn lao động đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh.

Quá trình đánh giá hiệu suất lao động sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được năng suất lao động và so sánh với năng suất lao động cùng ngành từ đó đánh giá được việc sử dụng nguồn lao động có hiệu quả hay không.

3.3 Mức độ hài lòng của khách hàng

Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà quản trị nên chú trọng. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì nó phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và khiến họ hài lòng. Nó quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp.

Mức độ hài lòng khách hàngMức độ hài lòng của khách hàng

Hơn nữa các doanh nghiệp nên xây dựng tệp khách hàng thân thiết vì theo quy luật 80/20 thì 20% khách hàng thân thiết sẽ đem lại 80% doanh thu lợi nhuận cho công ty mà không cần tốn quá nhiều chi phí để tìm kiếm nguồn khách hàng mới.

Xem thêm: 4 tips khiến khách hàng hài lòng với kênh tiếp thị mới mẻ Teleseminar

4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tổ chức triển khai. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo vận dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành tới cải thiện hoạt động, làm thích ứng môi trường…Các biện pháp này rất đa dạng, phù hợp với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Đây là một số giải pháp có thể giúp ích cho bạn:

  • Doanh nghiệp cần tìm ra được các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm một cách nhanh chóng; nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chính xác hơn.
  • Lựa chọn các nơi cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và ưu đãi tốt để giảm bớt các chi phí, hạ giá bán sản phẩm, từ đó thu hút được nhiều khách hàng mua sản phẩm hơn.
  • Thường xuyên xem xét, kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh để phát huy các chỉ tiêu tốt và điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu còn gây lãng phí.
  • Luôn luôn đảm bảo vận tốc lệch giá tăng nhanh hơn vận tốc chi phí sản xuất để đảm bảo mối tương quan giữa doanh thu và ngân sách sao cho doanh nghiệp có lợi nhất.

Trên đây là các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được Sapo tìm hiểu và đúc kết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp chủ doanh nghiệp nắm rõ hơn về tình hình kinh doanh để kịp thời đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Hẹn gặp các bạn trong các bài viết tiếp theo.