Tổng hợp các loại phí giao dịch trên sàn Binance 2023 & cách tính

Là sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới nên Binance là sự lựa chọn của khá nhiều nhà đầu tư lẫn các trader Việt Nam. Tuy nhiên trước khi thực hiện giao dịch trên sàn Binance, các bạn nên biết trước về các loại phí giao dịch trên Binance kèm cách tính để vào lệnh làm sao cho hợp lý. Sau đây sẽ là tổng hợp các loại phí giao dịch trên Binance kèm cách tính thực tế mà bạn không thể bỏ qua.

Tổng hợp các loại phí giao dịch trên sàn Binance 2023

Các loại phí giao dịch được tính trên Binance

Trước tiên chúng ta sẽ cùng liệt kê những loại phí giao dịch trên sàn Binance hiện nay, sau đó chúng ta sẽ đi sâu vào từng loại phí kèm cách tính.

Cụ thể tất cả các loại phí giao dịch được tính trên Binance đó là:

  • Phí giao dịch Spot (giao ngay)
  • Phí giao dịch vay ký quỹ (margin)
  • Phí Future: phí funding, phí USDS-M và COIN-M.
  • Phí nạp tiền, phí rút tiền
  • Phí giao dịch P2P
  • Phí Swap Farming

Phí giao dịch spot trên Binance là bao nhiêu?

Khoản phí giao dịch trên Binance đầu tiên mà chúng ta sẽ thảo luận là phí giao dịch Spot có thể hiểu là phí giao ngay. Thị trường giao ngay chính là thị trường mà ở đó bạn mua coin và sở hữu coin giống như bạn mua cổ phiếu vậy đó.

Giá giao ngay là giá thị trường hiện tại mà tại đó một tài sản cụ thể, chẳng hạn như tiền điện tử, có thể được mua hoặc bán để giao ngay lập tức.

Phí giao dịch giao ngay trên Binance mà bạn sẽ phải trả khi giao dịch trên thị trường giao ngay dựa trên khối lượng giao dịch trong 30 ngày gần nhất, được minh họa trong bảng dưới đây:

Phí giao dịch trên sàn Binance kèm ví dụ, cách tính

Phí giao dịch trên sàn Binance ở thị trường giao ngay với tài khoản thông thường và giao dịch ít sẽ là 0,1%/giá trị lệnh.

Tuy nhiên khi bạn nắm giữ số lượng BNB trong ví của mình với các số lượng khác nhau thì sẽ có phí giao dịch được chiết khấu khác nhau.

Ví dụ như khối lượng giao dịch trong vòng 30 ngày bằng BUSD của bạn là trên 1 triệu BUSD và trong ví của bạn đang có trên 25 BNB thì phí giao dịch của bạn sẽ chỉ là 0,09% với Marker còn Taker vẫn giữ nguyên.

  • Maker

    : nếu bạn đặt lệnh giới hạn, tức là chỉ mua ở giá này hay bán ở giá kia thì sẽ được gọi là Maker.

  • Taker

    : nếu bạn đặt lệnh thị trường (market), tức là bạn bán hoặc mua ở mọi giá tại thời điểm vào lệnh thì bạn sẽ được gọi là Taker.

Giờ mình sẽ ví dụ cách tính giao dịch ở thị trường Spot của Binance với trường hợp người dùng thông thường như sau:

Khối lượng giao dịch trong 30 ngày gần nhất của bạn nhỏ hơn 1 triệu BUSD, bạn cũng đang không nắm giữ bất kỳ BNB nào thì khi bạn đặt mua Bitcoin với giá trị là 100 USDT chẳng hạn.

=> Vậy thì phí giao dịch của bạn sẽ là: 100 * 0,1% = 0,1 USDT.

Lưu ý: Kể từ 21:00 ngày 08/07/2022 (Giờ Việt Nam) thì Binance có thông báo sẽ miễn phí giao dịch cho 13 cặp giao dịch spot BTC đó là: BTC/AUD, BTC/BIDR, BTC/BRL, BTC/BUSD, BTC/EUR, BTC/GBP, BTC/RUB, BTC/TRY, BTC/TUSD, BTC/UAH, BTC/USDC, BTC/USDP và BTC/USDT. Chương trình này nhằm kỷ niệm sinh nhật 5 năm của sàn Binance và sẽ kết thúc khi có thông báo mới.

Phí giao dịch Future trên sàn Binance

Với Future tức là bạn đoán xem giá tương lai của một đồng tiền điện tử sẽ tăng hay giảm. Hình thức này bạn sẽ không thể sở hữu coin mà chỉ giống như đặt cược 50/50 mà thôi, đoán đúng thì bạn có tiền còn đoán sai thì bạn mất tiền.

+ Phí Funding trong Future: đây là loại phí chênh lệch giá giữa thị trường Spot và thị trường Futures. Khi bạn mở vị thế Long (đoán giá lên) mà Funding Rate là số dương thì bạn sẽ phải trả phí này cho bên mở vị thế short và ngược lại. Nếu như bạn mở vị thế Short (đoán giá xuống) mà phí này là số âm thì bên short sẽ phải trả tiền cho bên Long. Xem thêm Funding Rate là gì? Cách tính Funding rate khi giao dịch Futures

Lưu ý: với mỗi loại coin khác nhau thì phí funding rate sẽ khác nhau, có những coin như BTC thì funding rate thường chỉ là 0,00X%, tuy nhiên có một số coin lại có funding rate lên tới 0,7%. Thực tế đã có bạn đóng vị thế của mình khi lãi được 35$ nhưng họ không chú ý tới funding rate và khi đóng lệnh họ lại bị trừ tới 37$ phí funding. Vậy là họ tưởng được lãi nhưng thật ra lại là lỗ.

Tham khảo: Hướng dẫn cách chơi Binance Futures chi tiết

+ Phí giao dịch USDS-M trên Binance:

Phí giao dịch trên sàn Binance kèm ví dụ, cách tính

Ví dụ cách tính:

Nếu bạn là người dùng thông thường với giao dịch ít hơn 15 triệu BUSD trong vòng 30 ngày thì khi bạn thực hiện lệnh LONG hoặc SHORT với giá trị của một lệnh có giá trị khoảng 100 USD thì sẽ tính phí như sau:

  • Trường hợp bạn giao dịch và trả phí giao dịch với USDT

    : với Maker (đặt lệnh Limit) thì phí giao dịch sẽ là 100 * 0,02% = 0,02$. Còn với Taker thì phí giao dịch sẽ là 100 * 0,04% = 0,04$.

  • Trường hợp giao dịch với USDT nhưng chọn phí giao dịch bằng BNB

    : với Maker thì phí giao dịch là 100 * 0,018% = 0,018$ còn taker sẽ chịu phí là 100 * 0,036% = 0,036$.

  • Trường hợp bạn giao dịch và trả phí giao dịch với BUSD

    : Tương tự như trên thì với Maker bạn cũng chỉ mất phí giao dịch là 0,012$ và Taker là 0,03%.

  • Trường hợp bạn giao dịch với BUSD nhưng trả phí giao dịch bằng BNB

    : phí giao dịch USDS-M với Maker trên Binance trong trường hợp này sẽ là 0,0108$ và Taker là 0,027$.

+ Phí giao dịch COIN-M trên Binance:

Phí giao dịch trên sàn Binance. Phí giao dịch Coin-M

Phí giao dịch hợp đồng tương lai COIN-M với người dùng thông thường sẽ là 0,01% với Maker và 0,05% với Taker. Tuy nhiên với COIN-M thì phí giao dịch sẽ được tính theo % của coin rồi quy đổi ra USD chứ không phải tính theo % của USD.

Ví dụ: Khi bạn mở một hợp đồng Coin-M với cặp BTC/USD với số lượng BTC là 15 thì phí giao dịch sẽ được tính như sau:

  • Phí giao dịch với Maker = 15 * 0,01% = 0,0015 BTC, nếu giá BTC tại thời điểm đó là 20.000 USD thì tức là bạn sẽ phải thanh toán khoản phí là 30 USD.
  • Phí giao dịch với Taker = 15 * 0,05% = 0,0075 BTC, nếu giá BTC tại thời điểm đó là 20.000 USD thì tức là bạn sẽ phải thanh toán khoản phí tương đương 150 USD.

Nếu như bạn muốn phí giao dịch rẻ hơn thì có thể lựa chọn nắm giữ một lượng BNB nhất định để được giảm phí giao dịch như trong biểu phí phía trên.

Phí nạp tiền, rút tiền trên Binance

+ Phí nạp tiền vào sàn Binance: Miễn phí

+ Phí rút tiền khỏi sàn Binance: Khi bạn muốn rút coin/token khỏi sàn Binance thì phí giao dịch không cố định bởi nó tùy thuộc vào mạng lưới rút tiền của bạn, ví dụ phí rút tiền về mạng Ethereum sẽ khác phí rút tiền về BNB Smart Chain, BNB Beacon Chain, Polkadot, Bitcoin…

Tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng bởi vì Binance là sàn giao dịch có phí rút tiền cực thấp so với nhiều sàn giao dịch tiền điện tử khác.

Phí giao dịch P2P trên Binance là bao nhiêu?

Giao dịch P2P là giao dịch rất phổ biến với các trader và nhà đầu tư của Việt Nam trên sàn Binance. Vậy nên phí giao dịch P2P trên Binance cũng được rất nhiều bạn thắc mắc.

Xem thêm: Hướng dẫn nạp rút bằng P2P trên Binance

Vậy thì mình sẽ giải đáp cụ thể cho các bạn như sau:

+ Với Taker: bạn sẽ không mất phí

+ Với Maker: hiện tại thì Binance đang tính phí chung cho Maker khi giao dịch P2P trên Binance khi giao dịch với tiền VNĐ là 0,15% với các loại coin như USDT, BUSD, BTC, ETH, BNB, DAI.

Phí giao dịch trên sàn Binance P2P

Phí giao dịch ký quỹ (margin) trên Binance

Với giao dịch ký quỹ (margin) trên Binance thì phí giao dịch với các loại coin khác nhau sẽ khác nhau, ví dụ như:

+ BTC: với người dùng thông thường là 0.0051%

+ ETH: với người dùng thông thường là 0.005123%

+ USDT: với người dùng thông thường là 0.010274%

+ BNB: với người dùng thông thường là 0.3%

+ BUSD: với người dùng thông thường là 0.00822%

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm phí vay margin các đồng coin khác trên Binance tại đây:

https://www.binance.com/vi/fee/marginFee

Phí giao dịch vay margin trên Binance mới nhất

Tham khảo: So sánh sự khác nhau giữa Margin và Futures trên Binance

Phí giao dịch Swap Farming trên Binance

Với giao dịch Swap Farming thì phí giao dịch cũng sẽ tùy thuộc vào từng loại coin khác nhau.

Ví dụ một số cặp coin điển hình như: BTC/ETH, BNB/BTC, ETH/USDT, UNI/BTC thì phí swap là 0,15% với người dùng thông thường, người dụng thuộc VIP 1 – 3 là 0,1%.

Bạn có thể tìm kiếm phí Swap Farming mới nhất trên Binance qua link sau:

https://www.binance.com/vi/fee/liquidSwapFee

Phí giao dịch Swap Farming trên Binance

Trên đây là những loại phí giao dịch trên Binance mới nhất mà các bạn có thể tham khảo. Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan tới các loại phí giao dịch trên sàn Binance thì hãy để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h. Chúc bạn có lựa chọn đầu tư đúng đắn và thành công!