Tổng quan về ICAAP


I.1. Tỷ lệ CAR
Tỷ lệ an toàn vốn CAR (Capital Adequacy Ratio) là 1 yêu cầu do Basel đề ra với mục đích yêu cầu ngân hàng nắm giữ đủ vốn để bù đắp cho rủi ro.
CAR = Vốn tự có/ RWA ≥ 8%.
Theo sự phát triển của Basel, tỷ lệ CAR cũng thay đổi theo, chủ yếu ở phần mẫu số, RWA, đo lường quy mô rủi ro của ngân hàng.
Ở Basel I (1988), RWA chỉ đo lường rủi ro tín dụng. Thông tư 22/2019/TT-NHNN bao hàm Basel I (và một số chỉ tiêu về thanh khoản và tín dụng).
Tới Basel I 1996 Amendment, RWA bổ sung thêm rủi ro thị trường.
Ở các phiên bản cao hơn, từ Basel II (2006) trở lên, Basel đi theo hướng 3 cột trụ. Cột trụ 1 là tỷ lệ CAR tương tự phiên bản trước nhưng với 2 điểm cải tiến: bổ sung thêm rủi ro hoạt động và cho phép ngân hàng lựa chọn cách đo lường RWA. Đo lường RWA nhìn chung sẽ có 2 phương pháp là tiêu chuẩn (Standardized Approach – SA) và mô hình nội bộ (Internal model approach-IMA). Trong phương pháp tiêu chuẩn, Basel đưa ra các hệ số rủi ro tương ứng với từng loại giá trị chịu rủi ro (VD tiền mặt 0%, cho vay ngân hàng khác 20%,…), ngân hàng chỉ cần nhân số dư giá trị chịu rủi ro (VD số dư tiền mặt, số dư tiền gửi tại ngân hàng khác) tương ứng với hệ số rủi ro là tính ra RWA. Thông tư 41/2016/TT-NHNN bao hàm phần nội dung này (Tức phần SA của cột trụ 1 của Basel II).
Tỷ lệ an toàn vốn không chỉ là mục tiêu cuối cùng của Basel. Quan trọng hơn là hướng dẫn ngân hàng xây dựng 1 cách thức quản trị rủi ro nội bộ, là nội dung của cột trụ 2 và ở VN là Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Cuối cùng, cột trụ 3 yêu cầu công bố thông tin về quản trị rủi ro giúp thị trường minh bạch hơn.
Basel II.5 (2009) là bản cải tiến của Basel II sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Nội dung của bản cải tiến ở phần tính vốn cho rủi ro thị trường (MR) theo IMA. Nếu Basel II tính vốn MR dựa trên 99%-VaR 10 day (Tạm gọi normal VaR) thì Basel II.5 tín vốn cho MR dựa trên tổng (Normal VaR + Stressed VaR). Hiện tại, NHNN chưa ban hành các văn bản về tính vốn theo IMA mà chỉ dựa theo SA nên không kết luận được Basel ở VN là theo Basel II hay Basel II.5. Có 1 số thông tin là NHNN sẽ ban hành văn bản cho phép các ngân hàng tính vốn theo IMA trong thời gian tới (có lẽ yêu cầu vốn sẽ giảm đi kha khá). Lúc đó, ta sẽ biết là VN triển khai theo Basel II hay Basel II.5.
I.2. Các loại tài liệu
Nguồn tài liệu đầu tiên mà mọi người nên tiếp cận là 3 thông tư mình vừa liệt kê trên (TT22, TT41, TT13). Tuy nhiên, do 3 thông tư này chỉ là vài mảnh nhỏ của Basel, hơn nữa lại cắt từ các văn bản của Basel nên người đọc khó thấy được bức tranh tổng thể hay thấy được bản chất.
Do đó, để hiểu rõ hơn thì người đọc nên tìm ở các văn bản gốc của Basel, được tiếp cận miễn phí ở
Tài liệu Basel là viết cho các chuyên gia :D, lại viết bằng Tiếng Anh và nhiều thuật ngữ nên đọc sẽ khá khó hiểu. Một nguồn dễ hiểu hơn 1 chút là tài liệu của EUROPA. Mỗi khi Basel ban hành 1 quy định mới, EU lại ban hành 1 văn bản tương tự, nhưng giải thích chi tiết hơn. Ví dụ mình vừa nghiên cứu 1 topic về rủi ro tập trung
Nhưng phải thừa nhận là kho tài liệu của Basel và EUROPA rất đồ sộ, lại thiên về thi hành nhiều hơn là đào tạo nên người mới đọc sẽ như lạc vào mê cung và mọi người nên kiếm 1 bản đồ trước khi vào. Đối với mình, bản đồ là chương 21 và 22 về Basel ở Book 3 FRM part II . Đọc hết 2 chương này mình hiểu bản chất tỷ lệ CAR và cách tính RWA các loại rủi ro được nâng cấp ntn từ Basel I đến Basel II. Hiểu được mạch logic từ Basel I đến Basel II, mình có thể hiểu được công thức netting của rủi ro tín dụng đối tác và bản chất của NGR trong TT41 (Hình 1) hay biết phần mình đang nghiên cứu nằm ở đâu trong “vũ trụ rủi ro” của Basel :D. Tuy nhiên, đây chỉ phần giới thiệu rất cô đọng nên nếu tìm hiểu sâu hơn thì 2 chương này của FRM không giúp được gì nhiều. Ví như khi mình nghiên cứu ICAAP, rủi ro tập trung,… thì không tìm được gì đáng kể từ 2 chương này.
II. Các loại vốn
II.1. Phân biệt regulatory capital vs available capital
Có 2 loại vốn mọi người thường hay lẫn lộn là regulatory capital và available capital. Available capital / Capital base/ Vốn tự có – VTC là lượng vốn các ngân hàng có. Với tỷ lệ CAR, VTC = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2. Lượng vốn này càng nhiều thì sức chống chọi với rủi ro càng tốt.
Regulatory capital – RC là lượng vốn tối thiểu ngân hàng cần có. Do CAR = Vốn/ RWA ≥ 8% nên RC = 8% RWA. Lượng vốn RC càng nhiều thì rủi ro của ngân hàng càng lớn.
Ngân hàng cần đảm bảo VTC ≥ RC để tuân thủ tỷ lệ CAR của NHNN.
II.2. Phân biệt regulatory capital (RC) và economic capital (EC)
RC và EC đều là lượng vốn NH cần để ứng phó với rủi ro, nhưng khác nhau ở cách tính toán. Với RC, cách tính toán do NHNN / Basel quyết định. Với EC, các ngân hàng được tự xác định cách tính toán dựa trên khẩu vị rủi ro của ngân hàng, thường liên quan đến xếp hạng tín nhiệm mục tiêu. Cùng mức rủi ro, ngân hàng nào có muốn xếp hạng cao hơn thì phải dự trữ lượng vốn lớn hơn (EC lớn hơn). Tuy linh hoạt trong việc tính toán EC và dự trữ lượng vốn tương ứng, nhưng lượng vốn ngân hàng cần phải dự trữ không thấp hơn RC.
Giả sử 2 ngân hàng X và Y có danh mục rủi ro giống hệt nhau, nhưng ngân hàng X có mức xếp hạng mục tiêu là AA trong khi ngân hàng Y chỉ muốn xếp hạng B. Giả sử xác suất vỡ nợ của ngân hàng xếp hạng AA và B là 0.1% và 5% hay 1000:1 và 1000:50. Mô hình rủi ro của 2 ngân hàng giống hệt nhau và chỉ ra rằng trong 1000 kịch bản có thể xảy ra, chỉ có 1 mức lỗ vượt 20 tỷ USD và có đến 50 kịch bản mức lỗ từ 3 tỷ USD trở lên. Khi đó, ngân hàng X sẽ dự trữ 20 tỷ USD và chỉ có 1/1000 khả năng lượng vốn của X không đủ để bù đắp rủi ro, khiến X bị phá sản. Trong khi đó, Y chỉ cần dự trữ 3 tỷ USD để đảm bảo tỷ lệ vỡ nợ của Y là 5%.
(EC là 1 topic khá hay nhưng dài, nếu nhiều người quan tâm, mình sẽ chia sẻ trong bài viết sau)
III. Cột trụ 2 và ICAAP tại VN
III.1. Cột trụ 2
Cột trụ 2 dành cho cơ quan quản lý ngân hàng (ở VN là NHNN), yêu cầu NHNN phải giám sát sao cho việc QTRR ở các ngân hàng sao cho đạt yêu cầu. Nhưng dù sao các ngân hàng cũng phải đáp ứng các yêu cầu này nên có thể coi cột trụ 2 là yêu cầu bổ sung đối với các ngân hàng bên cạnh yêu cầu về vốn tối thiểu. Tóm tắt nội dung ở hình 2. Chi tiết mời các bạn đọc ở Phụ lục 2. Mình chỉ giới thiệu phần mình nghĩ liên quan nhiều đến ngân hàng.
Cột trụ 1 có 3 vấn đề: Thứ nhất, vốn yêu cầu cho 1 số rủi ro chưa được tính đầy đủ (VD, phương pháp tính vốn/RWA cho rủi ro tín dụng theo mô hình nội bộ giả sử danh mục tín dụng được đa dạng hóa hoàn hảo  Chưa tính vốn cho rủi ro tập trung). Thứ 2, có một số rủi ro trọng yếu như rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng chưa được đề cập trong cột trụ 1. Thứ 3, cột trụ 1 chưa tính đến tác động của chu kỳ kinh doanh. Trong kịch bản kinh doanh bất lợi (stress scenario), ngân hàng thường bị lỗ (hoặc giảm lợi nhuận so với kế hoạch), khiến giảm vốn tự có (hoặc tăng chậm hơn tốc độ tăng RWA) sau đó là tỷ lệ CAR. Vậy nếu tỷ lệ CAR trong điều kiện bình thường là chỉ vừa đủ để tuân thủ tỷ lệ CAR (≥ 8%) thì đến lúc stress sẽ bị vi phạm. Kết hợp cả 3 nguyên nhân này, ngân hàng cần giữ 1 lượng vốn nhiều hơn mức 8% RWA để đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn ngay cả trong kịch bản kinh doanh bất lợi. Ngân hàng thực hiện điều này trong 1 quy trình gọi là quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn Internal Capital Adequacy and Assessment Process (ICAAP).
NHNN có trách nhiệm theo dõi tỷ lệ CAR và đảm bảo ICAAP của các ngân hàng là phù hợp, và nếu ngân hàng có nguy cơ vi phạm tỷ lệ CAR (tức là chưa vi phạm nhé) thì cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
Mọi người có thể băn khoăn tỷ lệ CAR là gì mà các ngân hàng cứ phải sống chết tuân thủ thế. Nếu vào năm stress, lượng tỷ lệ VTC/RWA xuống tầm 5-6% thì ngân hàng vẫn sống mà, năm sau kinh doanh tốt lên, có lợi nhuận là tỷ lệ sẽ được cải thiện thôi. Kỳ thực, ở các thị trường minh bạch trên thế giới (với Cột trụ 3 được thực hiện nghiêm), các đối tác khá nhạy cảm thông tin của NH. Không cần đợi đến khi ngân hàng âm vốn mà chỉ xuống dưới 1 hạn mức (tất nhiên hạn mức này trên 8% rồi) là các đối tác bắt đầu hạn chế giao dịch, thậm chí rút các khoản tiền gửi, cho vay đối với ngân hàng để phòng ngừa rủi ro rồi. Khi đó, ngân hàng có thể gặp vấn đề về thanh khoản và phá sản. Kịch bản chung trong nhiều vụ phá sản trong giới tài chính là ngân hàng gặp 1 khoản lỗ lớn, đủ làm suy yếu chứ chưa đánh gục ngân hàng, thậm chí nhiều ngân hàng vẫn đủ khả năng trả các khoản nợ trong dài hạn (solvency). Thứ đánh gục ngân hàng là nghi ngờ về khả năng hoạt động của ngân hàng khiến người gửi tiền và đối tác rút tiền hàng hoạt (run/ bank run) khiến ngân hàng mất thanh khoản (illiquidity) và phá sản (hoặc bị tiếp quản/ bán lại cho ngân hàng khác).
Cột trụ 2 cũng yêu cầu ngân hàng có quy trình nội bộ phù hợp để quản trị các rủi ro trọng yếu chứ không chỉ tính vốn là xong. Điều này, mình thấy thông tư 13 đã nêu khá cụ thể.
III.2. ICAAP ở Việt Nam
Như đã giới thiệu, ICAAP để đảm bảo ngân hàng không bị vi phạm tỷ lệ an toàn vốn ngay cả trong kịch bản kinh doanh bất lợi (stress scenario). Do đó, ngân hàng cần thực hiện stress test (ST), có thể dựa trên các cuộc khủng hoảng (crisis) trong quá khứ. Kinh nghiệm cho thấy tác động của các cuộc khủng hoảng thường kéo dài hơn 1 năm, và tác động của khủng hoảng đến ngân hàng còn kéo dài sau đó. Ở Việt Nam, trong TT13, NHNN yêu cầu ngân hàng xác định tỷ lệ CAR có tính đến ảnh hưởng của stress trong 3-5 năm tới. (Stress test là 1 topic khá hay, nếu nhiều người quan tâm, mình sẽ viết 1 topic về cách xây dựng stress scenario và cách dẫn truyền từ stress scenario đến ngân hàng.)
Công thức tính RWA trong thông tư 13 (hình 3):
CE = RWA*E x CARTarget + ΔRWA B x CARR
Trong công thức này, có thể thấy 3 điều:
Thứ nhất, CARtarget là tỷ lệ CAR mục tiêu mà ngân hàng trong khẩu vị rủi ro, giả sử là 9%. Tỷ lệ này thường cao hơn tỷ lệ CAR theo quy định (CAR R = 8%) và liên quan đến xếp hạng mục tiêu của ngân hàng.
Thứ hai, RWA E hay expected RWA đo lường RWA dự kiến (trong ĐK kinh doanh bình thường) cho 3 loại rủi ro thuộc cột trụ 1 (CR, OR, MR), rủi ro tập trung (do cột trụ 1 chưa tính đủ), rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng (rủi ro trọng yếu nhưng chưa được đề cập trong cột 1) và các rủi ro trọng yếu khác (nhưng ở thị trường VN trong 1-2 năm tới, có lẽ bạn không cần quan tâm đến cấu phần này). Tích số CAR Target x RWA E là lượng vốn cần thiết cho điều kiện kinh doanh bình thường.
Thứ ba, tỷ lệ ΔRWA x CAR R là lượng vốn cần thêm cho stress case. ΔRWA là lượng RWA gia tăng trong stress case. Khi stress, ngân hàng chỉ cần tuân thủ tỷ lệ CAR 8% thay vì đạt tỷ lệ CAR mục tiêu. Mình thấy lượng vốn cần thêm này có chức năng gần giống với đệm vốn phản chu kỳ (countercyclical capital buffer) trong Basel.
Vốn kinh tế và vốn tự có sẽ được dự phóng 3-5 năm tới và được so sánh với nhau. Nếu vốn tự có < Vốn kinh tế tức là ngân hàng có khả năng thiếu vốn và ngân hàng cần bổ sung vốn. Phần dự phóng vốn kinh tế cũng khá hay ho, mình có thể trình bày trong 1 bài viết khác.
Mình thấy công thức trên của NHNN khá rõ ràng, nhưng còn băn khoăn vài điều. Các tài liệu mình tìm lại không có công thức kể trên. Nếu ai nào có tài liệu nào có công thức tương tự thì cho mình xin với. Btw, mình rất hoan nghênh các bạn có hiểu biết ICAAP và QTRR vào góp ý cho bài viết của mình.
Với người có kinh nghiệm thì bài viết này quá tổng quan. Nhiều nội dung (VD Vốn kinh tế, Tính vốn cho rủi ro tập trung, Stress test, Dự phóng RWA), mình muốn chia sẻ nhưng bài này đã quá dài rồi, nếu mọi người muốn thì mình có thể viết vào các bài viết lần sau.
#Basel #Pillar2 #ICAAP #Economiccapital #HADT 

I. Tỷ lệ CAR, Basel và Tài liệuI.1. Tỷ lệ CARTỷ lệ an toàn vốn CAR (Capital Adequacy Ratio) là 1 yêu cầu do Basel đề ra với mục đích yêu cầu ngân hàng nắm giữ đủ vốn để bù đắp cho rủi ro.CAR = Vốn tự có/ RWA ≥ 8%.Theo sự phát triển của Basel, tỷ lệ CAR cũng thay đổi theo, chủ yếu ở phần mẫu số, RWA, đo lường quy mô rủi ro của ngân hàng.Ở Basel I (1988), RWA chỉ đo lường rủi ro tín dụng. Thông tư 22/2019/TT-NHNN bao hàm Basel I (và một số chỉ tiêu về thanh khoản và tín dụng).Tới Basel I 1996 Amendment, RWA bổ sung thêm rủi ro thị trường.Ở các phiên bản cao hơn, từ Basel II (2006) trở lên, Basel đi theo hướng 3 cột trụ. Cột trụ 1 là tỷ lệ CAR tương tự phiên bản trước nhưng với 2 điểm cải tiến: bổ sung thêm rủi ro hoạt động và cho phép ngân hàng lựa chọn cách đo lường RWA. Đo lường RWA nhìn chung sẽ có 2 phương pháp là tiêu chuẩn (Standardized Approach – SA) và mô hình nội bộ (Internal model approach-IMA). Trong phương pháp tiêu chuẩn, Basel đưa ra các hệ số rủi ro tương ứng với từng loại giá trị chịu rủi ro (VD tiền mặt 0%, cho vay ngân hàng khác 20%,…), ngân hàng chỉ cần nhân số dư giá trị chịu rủi ro (VD số dư tiền mặt, số dư tiền gửi tại ngân hàng khác) tương ứng với hệ số rủi ro là tính ra RWA. Thông tư 41/2016/TT-NHNN bao hàm phần nội dung này (Tức phần SA của cột trụ 1 của Basel II).Tỷ lệ an toàn vốn không chỉ là mục tiêu cuối cùng của Basel. Quan trọng hơn là hướng dẫn ngân hàng xây dựng 1 cách thức quản trị rủi ro nội bộ, là nội dung của cột trụ 2 và ở VN là Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Cuối cùng, cột trụ 3 yêu cầu công bố thông tin về quản trị rủi ro giúp thị trường minh bạch hơn.Basel II.5 (2009) là bản cải tiến của Basel II sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Nội dung của bản cải tiến ở phần tính vốn cho rủi ro thị trường (MR) theo IMA. Nếu Basel II tính vốn MR dựa trên 99%-VaR 10 day (Tạm gọi normal VaR) thì Basel II.5 tín vốn cho MR dựa trên tổng (Normal VaR + Stressed VaR). Hiện tại, NHNN chưa ban hành các văn bản về tính vốn theo IMA mà chỉ dựa theo SA nên không kết luận được Basel ở VN là theo Basel II hay Basel II.5. Có 1 số thông tin là NHNN sẽ ban hành văn bản cho phép các ngân hàng tính vốn theo IMA trong thời gian tới (có lẽ yêu cầu vốn sẽ giảm đi kha khá). Lúc đó, ta sẽ biết là VN triển khai theo Basel II hay Basel II.5.I.2. Các loại tài liệuNguồn tài liệu đầu tiên mà mọi người nên tiếp cận là 3 thông tư mình vừa liệt kê trên (TT22, TT41, TT13). Tuy nhiên, do 3 thông tư này chỉ là vài mảnh nhỏ của Basel, hơn nữa lại cắt từ các văn bản của Basel nên người đọc khó thấy được bức tranh tổng thể hay thấy được bản chất.Do đó, để hiểu rõ hơn thì người đọc nên tìm ở các văn bản gốc của Basel, được tiếp cận miễn phí ở https://www.bis.org/bcbs/publications.htm?m=5%7C28%7C427 . Trong bài viết này, mình sẽ tập trung vào Basel II, là bcbs128, https://www.bis.org/publ/bcbs128.htm Tài liệu Basel là viết cho các chuyên gia :D, lại viết bằng Tiếng Anh và nhiều thuật ngữ nên đọc sẽ khá khó hiểu. Một nguồn dễ hiểu hơn 1 chút là tài liệu của EUROPA. Mỗi khi Basel ban hành 1 quy định mới, EU lại ban hành 1 văn bản tương tự, nhưng giải thích chi tiết hơn. Ví dụ mình vừa nghiên cứu 1 topic về rủi ro tập trung https://eba.europa.eu/regulation-and-policy/supervisory-review/guidelines-on-the-management-of-concentration-risk-under-the-supervisory-review-process Nhưng phải thừa nhận là kho tài liệu của Basel và EUROPA rất đồ sộ, lại thiên về thi hành nhiều hơn là đào tạo nên người mới đọc sẽ như lạc vào mê cung và mọi người nên kiếm 1 bản đồ trước khi vào. Đối với mình, bản đồ là chương 21 và 22 về Basel ở Book 3 FRM part II . Đọc hết 2 chương này mình hiểu bản chất tỷ lệ CAR và cách tính RWA các loại rủi ro được nâng cấp ntn từ Basel I đến Basel II. Hiểu được mạch logic từ Basel I đến Basel II, mình có thể hiểu được công thức netting của rủi ro tín dụng đối tác và bản chất của NGR trong TT41 (Hình 1) hay biết phần mình đang nghiên cứu nằm ở đâu trong “vũ trụ rủi ro” của Basel :D. Tuy nhiên, đây chỉ phần giới thiệu rất cô đọng nên nếu tìm hiểu sâu hơn thì 2 chương này của FRM không giúp được gì nhiều. Ví như khi mình nghiên cứu ICAAP, rủi ro tập trung,… thì không tìm được gì đáng kể từ 2 chương này.II. Các loại vốnII.1. Phân biệt regulatory capital vs available capitalCó 2 loại vốn mọi người thường hay lẫn lộn là regulatory capital và available capital. Available capital / Capital base/ Vốn tự có – VTC là lượng vốn các ngân hàng có. Với tỷ lệ CAR, VTC = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2. Lượng vốn này càng nhiều thì sức chống chọi với rủi ro càng tốt.Regulatory capital – RC là lượng vốn tối thiểu ngân hàng cần có. Do CAR = Vốn/ RWA ≥ 8% nên RC = 8% RWA. Lượng vốn RC càng nhiều thì rủi ro của ngân hàng càng lớn.Ngân hàng cần đảm bảo VTC ≥ RC để tuân thủ tỷ lệ CAR của NHNN.II.2. Phân biệt regulatory capital (RC) và economic capital (EC)RC và EC đều là lượng vốn NH cần để ứng phó với rủi ro, nhưng khác nhau ở cách tính toán. Với RC, cách tính toán do NHNN / Basel quyết định. Với EC, các ngân hàng được tự xác định cách tính toán dựa trên khẩu vị rủi ro của ngân hàng, thường liên quan đến xếp hạng tín nhiệm mục tiêu. Cùng mức rủi ro, ngân hàng nào có muốn xếp hạng cao hơn thì phải dự trữ lượng vốn lớn hơn (EC lớn hơn). Tuy linh hoạt trong việc tính toán EC và dự trữ lượng vốn tương ứng, nhưng lượng vốn ngân hàng cần phải dự trữ không thấp hơn RC.Giả sử 2 ngân hàng X và Y có danh mục rủi ro giống hệt nhau, nhưng ngân hàng X có mức xếp hạng mục tiêu là AA trong khi ngân hàng Y chỉ muốn xếp hạng B. Giả sử xác suất vỡ nợ của ngân hàng xếp hạng AA và B là 0.1% và 5% hay 1000:1 và 1000:50. Mô hình rủi ro của 2 ngân hàng giống hệt nhau và chỉ ra rằng trong 1000 kịch bản có thể xảy ra, chỉ có 1 mức lỗ vượt 20 tỷ USD và có đến 50 kịch bản mức lỗ từ 3 tỷ USD trở lên. Khi đó, ngân hàng X sẽ dự trữ 20 tỷ USD và chỉ có 1/1000 khả năng lượng vốn của X không đủ để bù đắp rủi ro, khiến X bị phá sản. Trong khi đó, Y chỉ cần dự trữ 3 tỷ USD để đảm bảo tỷ lệ vỡ nợ của Y là 5%.(EC là 1 topic khá hay nhưng dài, nếu nhiều người quan tâm, mình sẽ chia sẻ trong bài viết sau)III. Cột trụ 2 và ICAAP tại VNIII.1. Cột trụ 2Cột trụ 2 dành cho cơ quan quản lý ngân hàng (ở VN là NHNN), yêu cầu NHNN phải giám sát sao cho việc QTRR ở các ngân hàng sao cho đạt yêu cầu. Nhưng dù sao các ngân hàng cũng phải đáp ứng các yêu cầu này nên có thể coi cột trụ 2 là yêu cầu bổ sung đối với các ngân hàng bên cạnh yêu cầu về vốn tối thiểu. Tóm tắt nội dung ở hình 2. Chi tiết mời các bạn đọc ở Phụ lục 2. Mình chỉ giới thiệu phần mình nghĩ liên quan nhiều đến ngân hàng.Cột trụ 1 có 3 vấn đề: Thứ nhất, vốn yêu cầu cho 1 số rủi ro chưa được tính đầy đủ (VD, phương pháp tính vốn/RWA cho rủi ro tín dụng theo mô hình nội bộ giả sử danh mục tín dụng được đa dạng hóa hoàn hảo  Chưa tính vốn cho rủi ro tập trung). Thứ 2, có một số rủi ro trọng yếu như rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng chưa được đề cập trong cột trụ 1. Thứ 3, cột trụ 1 chưa tính đến tác động của chu kỳ kinh doanh. Trong kịch bản kinh doanh bất lợi (stress scenario), ngân hàng thường bị lỗ (hoặc giảm lợi nhuận so với kế hoạch), khiến giảm vốn tự có (hoặc tăng chậm hơn tốc độ tăng RWA) sau đó là tỷ lệ CAR. Vậy nếu tỷ lệ CAR trong điều kiện bình thường là chỉ vừa đủ để tuân thủ tỷ lệ CAR (≥ 8%) thì đến lúc stress sẽ bị vi phạm. Kết hợp cả 3 nguyên nhân này, ngân hàng cần giữ 1 lượng vốn nhiều hơn mức 8% RWA để đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn ngay cả trong kịch bản kinh doanh bất lợi. Ngân hàng thực hiện điều này trong 1 quy trình gọi là quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn Internal Capital Adequacy and Assessment Process (ICAAP).NHNN có trách nhiệm theo dõi tỷ lệ CAR và đảm bảo ICAAP của các ngân hàng là phù hợp, và nếu ngân hàng có nguy cơ vi phạm tỷ lệ CAR (tức là chưa vi phạm nhé) thì cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.Mọi người có thể băn khoăn tỷ lệ CAR là gì mà các ngân hàng cứ phải sống chết tuân thủ thế. Nếu vào năm stress, lượng tỷ lệ VTC/RWA xuống tầm 5-6% thì ngân hàng vẫn sống mà, năm sau kinh doanh tốt lên, có lợi nhuận là tỷ lệ sẽ được cải thiện thôi. Kỳ thực, ở các thị trường minh bạch trên thế giới (với Cột trụ 3 được thực hiện nghiêm), các đối tác khá nhạy cảm thông tin của NH. Không cần đợi đến khi ngân hàng âm vốn mà chỉ xuống dưới 1 hạn mức (tất nhiên hạn mức này trên 8% rồi) là các đối tác bắt đầu hạn chế giao dịch, thậm chí rút các khoản tiền gửi, cho vay đối với ngân hàng để phòng ngừa rủi ro rồi. Khi đó, ngân hàng có thể gặp vấn đề về thanh khoản và phá sản. Kịch bản chung trong nhiều vụ phá sản trong giới tài chính là ngân hàng gặp 1 khoản lỗ lớn, đủ làm suy yếu chứ chưa đánh gục ngân hàng, thậm chí nhiều ngân hàng vẫn đủ khả năng trả các khoản nợ trong dài hạn (solvency). Thứ đánh gục ngân hàng là nghi ngờ về khả năng hoạt động của ngân hàng khiến người gửi tiền và đối tác rút tiền hàng hoạt (run/ bank run) khiến ngân hàng mất thanh khoản (illiquidity) và phá sản (hoặc bị tiếp quản/ bán lại cho ngân hàng khác).Cột trụ 2 cũng yêu cầu ngân hàng có quy trình nội bộ phù hợp để quản trị các rủi ro trọng yếu chứ không chỉ tính vốn là xong. Điều này, mình thấy thông tư 13 đã nêu khá cụ thể.III.2. ICAAP ở Việt NamNhư đã giới thiệu, ICAAP để đảm bảo ngân hàng không bị vi phạm tỷ lệ an toàn vốn ngay cả trong kịch bản kinh doanh bất lợi (stress scenario). Do đó, ngân hàng cần thực hiện stress test (ST), có thể dựa trên các cuộc khủng hoảng (crisis) trong quá khứ. Kinh nghiệm cho thấy tác động của các cuộc khủng hoảng thường kéo dài hơn 1 năm, và tác động của khủng hoảng đến ngân hàng còn kéo dài sau đó. Ở Việt Nam, trong TT13, NHNN yêu cầu ngân hàng xác định tỷ lệ CAR có tính đến ảnh hưởng của stress trong 3-5 năm tới. (Stress test là 1 topic khá hay, nếu nhiều người quan tâm, mình sẽ viết 1 topic về cách xây dựng stress scenario và cách dẫn truyền từ stress scenario đến ngân hàng.)Công thức tính RWA trong thông tư 13 (hình 3):CE = RWA*E x CARTarget + ΔRWA B x CARRTrong công thức này, có thể thấy 3 điều:Thứ nhất, CARtarget là tỷ lệ CAR mục tiêu mà ngân hàng trong khẩu vị rủi ro, giả sử là 9%. Tỷ lệ này thường cao hơn tỷ lệ CAR theo quy định (CAR R = 8%) và liên quan đến xếp hạng mục tiêu của ngân hàng.Thứ hai, RWA E hay expected RWA đo lường RWA dự kiến (trong ĐK kinh doanh bình thường) cho 3 loại rủi ro thuộc cột trụ 1 (CR, OR, MR), rủi ro tập trung (do cột trụ 1 chưa tính đủ), rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng (rủi ro trọng yếu nhưng chưa được đề cập trong cột 1) và các rủi ro trọng yếu khác (nhưng ở thị trường VN trong 1-2 năm tới, có lẽ bạn không cần quan tâm đến cấu phần này). Tích số CAR Target x RWA E là lượng vốn cần thiết cho điều kiện kinh doanh bình thường.Thứ ba, tỷ lệ ΔRWA x CAR R là lượng vốn cần thêm cho stress case. ΔRWA là lượng RWA gia tăng trong stress case. Khi stress, ngân hàng chỉ cần tuân thủ tỷ lệ CAR 8% thay vì đạt tỷ lệ CAR mục tiêu. Mình thấy lượng vốn cần thêm này có chức năng gần giống với đệm vốn phản chu kỳ (countercyclical capital buffer) trong Basel.Vốn kinh tế và vốn tự có sẽ được dự phóng 3-5 năm tới và được so sánh với nhau. Nếu vốn tự có < Vốn kinh tế tức là ngân hàng có khả năng thiếu vốn và ngân hàng cần bổ sung vốn. Phần dự phóng vốn kinh tế cũng khá hay ho, mình có thể trình bày trong 1 bài viết khác.Mình thấy công thức trên của NHNN khá rõ ràng, nhưng còn băn khoăn vài điều. Các tài liệu mình tìm lại không có công thức kể trên. Nếu ai nào có tài liệu nào có công thức tương tự thì cho mình xin với. Btw, mình rất hoan nghênh các bạn có hiểu biết ICAAP và QTRR vào góp ý cho bài viết của mình.Với người có kinh nghiệm thì bài viết này quá tổng quan. Nhiều nội dung (VD Vốn kinh tế, Tính vốn cho rủi ro tập trung, Stress test, Dự phóng RWA), mình muốn chia sẻ nhưng bài này đã quá dài rồi, nếu mọi người muốn thì mình có thể viết vào các bài viết lần sau.#Basel #Pillar2 #ICAAP #Economiccapital #HADT