Tổng quan về đánh giá năng lực nhân viên – Công Ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Đánh giá năng lực nhân viên một cách khách quan, công bằng luôn là hoạt động cần thiết và là mục tiêu của các doanh nghiệp để đo lường hiệu quả công việc. Cùng Open End tìm hiểu tồng quan về đánh giá năng lực qua bài viết dưới đây để có thể xây dựng các tiêu chí cho bảng đánh giá năng lực hiệu quả. 

Khái niệm

Đánh giá năng lực nhân viên hay còn gọi là đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự là một phần rất quan trọng trong doanh nghiệp. Việc đánh giá năng lực là công việc của các quản lý, lãnh đạo, bộ phận nhân sự, đánh giá nhiều mặt bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc đối với mỗi cá nhân, cũng như  vị trí  làm việc. Việc thực hiện chương trình đánh giá một cách chính xác và đúng mục tiêu còn có thể giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt chính xác những giá trị tiềm ẩn bên trong và cả bên ngoài của con người.

Có thể nói, đánh giá nhân sự là một trong những khâu quan trọng của bộ phận nhân sự. Hầu hết các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì đều có riêng một hệ thống đánh giá năng lực nhân sự khi làm việc. Tuy nhiên đây là công việc không hề dễ dàng và còn khiến các nhà lãnh đạo tìm ra các giải pháp hữu ích hơn.Vì để có một quy trình hoàn chỉnh, hiệu quả thì không chỉ xây dựng các tiêu chí một cách toàn diện mà còn phải theo dõi kết quả theo từng giai đoạn làm việc.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ tiến hành quá trình đánh giá năng lực nhân viên vào các thời điểm sau:

  • Đánh giá định kỳ:

    có thể đánh giá hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, nhằm theo dõi, kiểm tra, giám sát sự biến chuyển năng lực của nhân viên qua từng giai đoạn

  • Đánh giá theo tình huống:

    Bao gồm đánh giá sau kì thử việc, hay sau khi hoàn thành dự án hoặc sau khi hết hợp đồng, doanh nghiệp có thể đánh giá trong một thời gian ngắn với kỳ vọng cụ thể, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời phù hợp với chiến lược, định hướng của công ty trong tương lai.

Tại sao cần đánh giá năng lực nhân viên?

Đánh giá năng lực làm việc của nhân sự cũng là cơ sở để hoạch định nguồn nhân sự, là thước đo để dự báo được khả năng hoàn thành mục tiêu công việc được đặt ra của nhân viên. Sau quá trình đánh giá, các nhà quản lý sẽ dựa vào đó để đánh giá năng lực của nhân viên có tốt không, từ đó xây dựng kế hoạch làm việc trong tương lai cho họ.

Nhờ vậy mà nhân viên có thể tự nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những tồn tại đang gặp phải từ đó cố gắng nỗ lực làm việc. Hoặc việc đánh giá được các mục tiêu doanh nghiệp, cá nhân cũng là kết quả để làm cơ sở trả lương, xét thưởng phù hợp với năng lực nhân viên.

Có thể thấy được rằng đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là rất cần thiết và là một khâu không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào. Nếu như nhà lãnh đạo đánh giá, ra quyết định một cách khách quan, công bằng, hợp lí thì sẽ khuyến khích nhân viên làm tốt tiếp tục phát triển, duy trì để thực hiện công việc tốt hơn. Làm như thế sẽ xây dựng được một đội ngũ nhân viên tốt cả về mặt chuyên môn lẫn đạo đức. Doanh nghiệp sẽ tạo ra một lực lượng vững chắc góp phần đưa doanh nghiệp đi lên, cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ.

Đánh giá năng lực được thực hiện khá nhiều trong các hoạt động quản lý nhân sự với những nghiệp vụ khác nhau như sắp xếp, bố trí công việc, thuyên chuyển, bố trí vị trí mới,… Mục đích của việc đánh giá năng lực này là để đo lường tính hiệu quả của công việc khi thực hiện, bằng cách sử dụng những phương pháp đánh giá cụ thể để thu thập thông tin nhân viên.

Thực tế, có rất nhiều lý do để giải thích tại sao việc đánh giá năng lực nhân viên lại quan trọng đến vậy. Một số lý do cụ thể như sau:

  • Dựa vào kết quả sau quá trình đánh giá, nhà lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định có tính công bằng, khách quan hơn.

  • Điều chỉnh kịp thời những thiếu sót và nâng cao hiệu suất làm việc nhờ kế hoạch phát triển cho những nhân viên có năng lực tốt.

  • Nỗ lực thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên bằng cách cố gắng đưa ra những giải pháp khắc phục những điểm yếu, thiếu sót mà nhân viên đang gặp phải.

Bảng đánh giá năng lực nhân viên cần có những tiêu chuẩn nào? 

Tùy vào mục đích đánh giá hay loại đánh giá mà tổ chức sẽ có nhiều mẫu đánh giá năng lực làm việc nhân viên khác nhau. Tuy nhiên, dù mục đích là gì hầu hết các mẫu đánh giá năng lực nhân viên đều đảm bảo tuân theo 2 tiêu chí quan trọng nhất để tối ưu hiệu quả.

Thái độ làm việc

Thái độ làm việc là những hành vi, cách ứng xử khi làm việc của một người. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một người. Bởi lẽ, dù bạn có chuyên môn cao đến đâu đi nữa thì trong quá trình làm việc, thái độ luôn quan trọng hơn trình độ. Một người không có nhiều kinh nghiệm, nhưng nếu sở hữu một thái độ tốt thì hoàn toàn có thể đào tạo để họ có thể làm việc tốt hơn.

Nhưng ngược lại, nếu một cá nhân có thái độ kiêu ngạo, không chịu học hỏi thì rất khó để thăng tiến trong tương lai cũng như khó để có thể hòa nhập với tổ chức. Một số hành động, cử chỉ được lãnh đạo công ty sử dụng làm thước đo đánh giá thái độ của nhân viên trong công việc như:  

  • Sự trung thực của nhân viên

  • Có tính cẩn trọng khi làm việc

  • Tinh thần ham học hỏi

  • Tôn trọng và hòa đồng với đồng nghiệp

  • Tính chuyên cần, tuân thủ nội quy của công ty

Năng lực làm việc

Để hoàn thành tốt công việc thì năng lực chuyên môn tốt là yếu tố cần có ở mỗi nhân viên. Để đánh giá năng lực làm việc nhân viên, thông thường sẽ có 3 tiêu chí để đánh giá, bao gồm mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc.

  • Theo mục tiêu hành chính:

     Các nhà quản lý sẽ dựa vào phần trăm hoàn thành công việc, hiệu suất khi làm việc của nhân viên để đánh giá năng lực. Đây sẽ là căn cứ để đưa ra các đề xuất khen thưởng hoặc thăng tiến trong công việc cho nhân viên. Nếu nhân viên không hoàn thành tốt công việc cần có biện pháp xử lý cụ thể.

  • Mục tiêu phát triển:

     Với tiêu chí này, nhà lãnh đạo sẽ đánh giá nhân viên dựa vào các mục tiêu phát triển ngắn hạn hoặc dài hạn của từng cá nhân nói riêng và toàn thể công ty nói chung. Khi có được một cái nhìn tổng quan thì bạn có thể đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề nhằm chỉnh đốn lại hiệu suất làm việc, đồng thời xây dựng được lộ trình tiếp theo cho nhân viên.

  • Mục tiêu hoàn thành công việc: 

    Khi đánh giá năng lực nhân việc có một số chỉ số được dùng để đo lường lượng mục tiêu hoàn thành như KPI hay OKR

    Khi đánh giá năng lực nhân việc có một số chỉ số được dùng để đo lường lượng mục tiêu hoàn thành như. Dựa vào kết quả này, các nhà quản lý có thể biết được nhân viên của mình đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu đặt ra và có đạt được đúng thời hạn không. Từ đó sẽ đưa ra cách để thúc đẩy tiến độ hoặc đào tạo thêm các kỹ năng cho người lao động.

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 604, Tầng 6, Tòa nhà Rocland, Số 112 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 0938.603.496

Email: [email protected]

Website: OpenEnd.vn

Xổ số miền Bắc