Tổng thông tin về chip Snapdragon, dòng chip nào mạnh nhất

Chip Snapdragon là một dòng chip được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất smartphone hiện nay. Vậy dòng chip Snapdragon của hãng nào sản xuất, có tính năng gì mà lại được tích hợp vào điện thoại nhiều như vậy. Tất cả những câu hỏi đó sẽ được Sforum giải đáp trong bài viết chia sẻ dưới đây, các bạn hãy cùng Sforum đi tìm hiểu về dòng chip này nhé.

Chip Snapdragon là gì?

Chip Snapdragon nói riêng hay chip nói chung, tên gọi khác là bộ vi xử lý, được coi là trung tâm đầu não để vận hành, xử lý các chức năng hoạt động trong một thiết bị điện tử. Trong phạm vi cấu trúc của điện thoại, chip được gọi là SoC (System On Chip – Bộ vi mạch), bao gồm một số các thành phần cơ bản như: CPU – bộ xử lý trung tâm, nhân đồ hoạ GPU, RAM…

Chip Snapdragon là gì?

Chip Snapdragon của hãng nào?

Chip Snapdragon được sản xuất và phát triển bởi hãng sản xuất chip lớn hàng đầu thế giới, đó chính là Qualcomm. Hiện nay, những con chip này thường được tích hợp, sử dụng trong quá trình sản xuất các dòng smartphone cao cấp của nhiều hãng như Samsung, Sony, Xiaomi…

Chip Snapdragon của hãng nào?

Lịch sử hình thành chip Snapdragon

Để chip Snapdragon đạt được những thành công lớn như hiện tại, thì nó đã trải qua giai đoạn hình thành và phát triển như thế nào. Dưới đây là một số thời điểm phát triểnchính, các bạn có thể tham khảo thêm:

  • Vào cuối năm 2008, dòng chip đầu tiên được ra đời trong bộ sưu tập Snapdragon đó là QSD8650 và QSD8250.

  • Vào ngày 1 tháng 6 năm 2010, con chip tiếp theo được ra mắt đó là MSM8x60

  • Đến 17 tháng 11 năm 2010, MSM8960 là thế hệ tiếp được Qualcomm công bố ra mắt trong gia đình Snapdragon. Điểm nhấn của thế hệ này, CPU và GPU được nâng cấp, giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng.

  • Vào ngày 5 tháng 1 năm 2011, Qualcomm có một dấu mốc đáng nhớ lớn khi mà Microsoft Windows 7 SoC chạy trên Snapdragon được biểu diễn tại Consumer Electronics Show.

  • Để giúp người dùng nắm bắt và hiểu rõ hơn về sản phẩm, vào ngày 3 tháng 8 năm 2011, Qualcomm thông báo quy ước sử dụng tên cho Snapdragon là S1, S2, S3 và S4. Cách gọi tên này mang ý nghĩa, con số càng lớn thể hiện con chip được ra đời càng mới.

  • Đến năm 2013, Qualcomm một lần nữa đổi tên cho các dòng chip Snapdragon là Snapdragon 200, 400, 600 và 800. Để thay thế cho thế hệ S4, các dòng sản phẩm mới được được gọi với các tên như Play (200), Plus (400), Pro (600) và Prime (800).

Lịch sử hình thành chip Snapdragon

Thông tin chung về chip Snapdragon

Về mặt cấu trúc, chip xử lý này được thiết kế dựa theo cấu trúc của ARM, là dạng cấu trúc vi xử lý phát triển nhất hiện nay và được ứng dụng trên các sản phẩm thiết bị di động. Điểm mạnh của dạng cấu trúc này đó là thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng và vẫn đảm bảo được hiệu năng cao.

Chính bởi cấu trúc ARM có nhiều ưu điểm như vậy nên hãng Qualcomm đã mua về và áp dụng vào sản phẩm chip của mình. Cụ thể, khi nói chip Snapdragon 8 nhân tức là CPU có 8 nhân, nhưng số lượng nhân sẽ không thể hiện cho sức mạnh của loại chíp đó.

Để đánh giá sức mạnh của một con chip, cần dựa vào một số các yếu tố như tốc độ (xung nhịp), công nghệ RAM, loại nhân sử dụng, được chạy trên tiến trình nào (10nm, 14nm…). Snapdragon được chia thành 4 dòng vi xử lý cho 4 phân khúc điện thoại khác nhau, và quy định theo tên chip Snapdragon xxx, với quy ước:

  • Chữ x đầu tiên thể hiện chip thuộc nhóm phân khúc nào: với dòng đầu 8 là cao cấp nhất, chip đầu 6 thuộc nhóm trung cấp, chip đầu 4 là loại phổ thông được sử dụng nhiều và chip đầu 2 chỉ dùng cho điện thoại giá rẻ.

  • Hai chữ x phía sau biểu thị dòng chip, số càng lớn thì chip đó là thế hệ càng mới.

Thông tin chung về chip Snapdragon

Tổng hợp các đời chip Snapdragon

Đến thời điểm hiện tại, chip Snapdragon có tất cả là 5 thế hệ, qua mỗi đời chip hãng Qualcomm sẽ đưa vào các công nghệ mới, giúp tăng sức mạnh, khả năng xử lý trên thiết bị. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo các dòng hiện có trên thị trường được tổng hợp trong các thông tin dưới đây.

Chip Snapdragon 8 Gen 2 mới nhất

Vào ngày 16/11, Snapdragon 8 Gen 2 được Qualcomm chính thức công bố ra mắt, áp dụng cho các dòng smartphone cao cấp. Mục đích ra đời của dòng chip này đó là khắc phục các nhược điểm, hạn chế của dòng chip thế hệ tiền nhiệm Snapdragon 8 Gen 1.

Chip Snapdragon 8xx 

Snapdragon 8xx là dòng chip không thể thiếu trên các mẫu flagship. Được đánh giá là dòng vi xử lý tuyệt vời bởi được tích hợp các công nghệ mới nhất hiện nay. Đời chip này chủ yếu sử dụng cho các thiết bị cao cấp, cận cao cấp và các dòng điện thoại flagship.

Các dòng chip nổi bật của thế hệ chip xử lý này là 8xx có thể kể đến đó là:

  • Snapdragon 8+ Gen 1: hiệu năng cao, tốc độ xử lý nhanh, tản nhiệt tốt

  • Snapdragon 8 Gen 1: nâng cấp vượt trội với tiến trình 4nm, lõi CPU ARMv9

  • Snapdragon 888: cải thiện GPU, hiệu năng cao, công nghệ 5G được tối ưu

  • Snapdragon 870 5G

  • Snapdragon 865 5G

Chip Snapdragon 8 Gen 2

Chip Snapdragon 7xx 

Chip Snapdragon 7xx được sản xuất nhằm thay thế cho dòng chip 6xx, xong dòng chip này vẫn được thừa hưởng nhiều ưu điểm của dòng 8xx. Đặc điểm của dòng Snapdragon 7xx đó là khả năng tiết kiệm năng lượng, hiệu năng xử lý cao, và có trang bị đầy đủ Modem 5G và đặc biệt giá thành rẻ hơn chip 8xx.

Snapdragon 765G là sản phẩm tiêu biểu của thế hệ chip này, ngoài hiệu năng mạnh mẽ, công nghệ 5G, trong một số trường hợp còn được so sánh cùng với Snapdragon 865.

Chip Snapdragon 7xx

Chip Snapdragon 6xx 

Chip Snapdragon 6xx được ứng dụng nhiều trên các smartphone trung cấp nên gần như chúng ta không còn quá xa lạ với dòng chip này. Chip 6xx có đặc điểm là đảm bảo hiệu năng chạy mượt mà, tính năng siêu việt, camera chất lượng và độ phân giải cao (4K).

Đối với thế hệ 6xx, chip Snapdragon 615 được quan tâm và đánh giá nhiều nhất bởi đây là dòng chip đầu tiên của Qualcomm có vi xử lý 8 nhân.

Chip Snapdragon 6xx

Chip Snapdragon 4xx 

Đối với các dòng smartphone tầm trung, chip Snapdragon 4xx cũng được sử dụng khá phổ biến trong quá trình sản xuất. Các bạn vẫn có thể bắt gặp dòng chip này trên một số các mẫu điện thoại thông minh.

Chip nổi bật của dòng 4xx đó là Snapdragon 410 với bộ vi xử lý 64 bit, đây là dòng chip đầu tiên của nhà Qualcomm được sử dụng cho thiết bị di động. Snapdragon 410 được trang bị GPU Adreno 306, khả năng chụp ảnh với độ cảm biến là 13MP và modem 4G LTE Cat 4

Chip Snapdragon 4xx

Chip Snapdragon 2xx

Chip Snapdragon 2xx thuộc dòng chip cơ bản nhất được sử dụng cho các tác vụ thông thường như giải trí nhẹ nhàng hay các nhu cầu sử dụng khác. Dòng vi xử lý này được thiết kế có 2 đến 4 nhân, xung nhịp tối đa cho phép là 1.4 GHz, có kết nối 3G tốc độ cao HSPA+ với tốc độ truyền tải cao.

Ngoài ra, dòng chip này có tích hợp công nghệ sạc nhanh Quick Charge 1.0, tăng tốc độ sạc pin nhanh hơn 40%.

Chip Snapdragon 2xx

Tính năng nổi bật của Chip Snapdragon

Hầu hết các dòng chip Snapdragon hiện nay đều được trang bị các tính năng nổi bật dưới đây:

  • Chức năng bảo mật bằng vân tay, được tích hợp thẳng vào màn hình thiết bị

  • Cho phép quay video ở chế độ chân dung, xóa phông, làm mờ hậu cảnh

  • Kho lưu trữ thư viện ảnh và video rất lớn

  • Trải nghiệm các dòng game nặng mượt mà, hiệu suất cao

  • Tính năng trải nghiệm AI chân thực và trực quan hơn

Tính năng nổi bật của Chip Snapdragon

Vì sao chip Snapdragon được các hãng smartphone sử dụng?

Trong lĩnh vực công nghệ hiện nay, cụ thể là lĩnh vực smartphone, trừ các dòng iPhone của Apple là sử dụng dòng chip riêng của hãng sản xuất thì các dòng điện thoại khác có rất nhiều các lựa chọn về chip sử dụng cho máy. Vậy lý do gì mà dòng chip Snapdragon của hãng Qualcomm lại được ưu tiên sử dụng nhiều đến vậy, câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.

Lý do đầu tiên đó là độ ổn định, sức mạnh cấu hình của nhân xử lý Cortex của  Snapdragon mang lại. Không chỉ vậy, điểm cộng nữa đó là khả năng đồ họa với chip Adreno, chip xử lý hình ảnh Spectra, và một số các công nghệ mới khác.

Lý do khác đó chính là độ phổ biến và sẵn có của các sản phẩm chip nhà Qualcomm, từ đó khiến cho các kĩ sư luôn ưu tiên các công nghệ phần mềm trên dòng chip xử lý này.

Một lý do không thể thiếu chính là độ uy tín của hãng Qualcomm – hãng sản xuất của Mỹ đem lại cho khách hàng. Thông thường các dòng sản phẩm chip từ Mỹ sẽ luôn được đánh giá cao hơn các dòng chip tương tự đến từ Trung Quốc.

Vì sao chip Snapdragon được nhiều hãng smartphone

Top những con chip Snapdragon mạnh nhất 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dòng chip Snapdragon, để có thể phân biệt và nhận biết được đâu là dòng chip mạnh nhất, các bạn có thể theo dõi trong bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng được sắp xếp các sản phẩm chip theo thứ tự mạnh nhất cho đến các sản phẩm có hiệu năng thấp hơn, dựa vào tiêu chí khả năng xử lý và đồ hoạ và các thông tin này đều đã được tham khảo đánh giá bởi Techrankup.com.

STTCPUĐồ họa

1

Snapdragon 888+

100%

2

Snapdragon 888

95.8%

3

Snapdragon 870

87.2%

4

Snapdragon 865+

85.3%

5

Snapdragon 865

82.1%

6

Snapdragon 860

71.1%

7

Snapdragon 855+

70.9%

8

Snapdragon 780G

70%

9

Snapdragon 855

65.6%

10

Snapdragon 778G

63.8%

11

Snapdragon 845

53.9%

12

Snapdragon 768G

44.2%

13

Snapdragon 765G

42.1%

14

Snapdragon 750G

41.3%

15

Snapdragon 765

40%

16

Snapdragon 732G

38.5%

17

Snapdragon 720G

38.5%

18

Snapdragon 730G

37.3%

19

Snapdragon 690

37.1%

20

Snapdragon 730

36.3%

21

Snapdragon 480

33.2%

22

Snapdragon 712

31.7%

23

Snapdragon 678

31.1%

24

Snapdragon 675

28.8%

25

Snapdragon 660

26.7%

26

Snapdragon 670

26.5%

27

Snapdragon 665

24.8%

28

Snapdragon 662

23.5%

29

Snapdragon 460

22%

30

Snapdragon 636

21.5%

31

Snapdragon 632

18%

32

Snapdragon 630

17.3%

33

Snapdragon 625

15.9%

34

Snapdragon 626

15.9%

35

Snapdragon 450

14.5%

36

Snapdragon 439

13.8%

37

Snapdragon 430

10.7%

38

Snapdragon 435

10.7%

Qua bài viết này, chắc chắn các bạn đã nắm được những thông tin quan trọng nhất về dòng sản phẩm chip Snapdragon, vừa tăng sự hiểu biết và hỗ trợ được khi bạn có nhu cầu lựa chọn mua một thiết bị smartphone. Ngoài kiến thức về các dòng chip phổ biến, Sforum cũng chia sẻ rất nhiều các kiến thức bổ ích khác, các bạn hãy cùng theo dõi trong các bài viết tiếp theo.