Top #10 Văn Khấn Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp Xem Nhiều Nhất …

Skip to content

Thần Tài Là Vị Thần Nào?

Thần Tài (tiếng Trung 财神, phiên âm Latin cáishén) là vị Thần được thờ phụng rất phổ biến theo quan niệm dân gian Việt Nam cũng như nhiều nước Á Đông (như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan…). Đây là vị Thần chủ về ban phát tài lộc, may mắn và sự hanh thông trong kinh doanh hay làm ăn. 

Ngoài các tên gọi phổ biến như Thần Tài, Tài Thần, trong dân gian còn lưu truyền các cách gọi khác như Tài Bạch Tinh Quân (tiếng Trung 財帛星君, phiên âm Latin Cáibó Xīngjūn) hay Triệu Công Nguyên Soái (tiếng Trung 赵公元帅, phiên âm Latin Zhàogōng Yuánshuài).

Ngày 23 Tháng Chạp Là Ngày Gì?

Ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm được quan niệm là ngày Táo quân sẽ lên Thiên đình nhằm tổng kết, báo cáo mọi việc trong nhà gia chủ với Đức Vua Cha Ngọc Hoàng.

Ở miền Bắc, ngày này được gọi dung dị là Tết Ông Công – Ông Táo; ở miền Nam, đây được gọi là ngày tiễn Ông Táo lên Trời.

Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Táo quanh năm ngụ nơi bếp, thấu tỏ chuyện lớn, chuyện nhỏ nơi tư gia; để Ông phù trợ nhiều điều cát lành, nhà nhà đều làm Lễ cúng Ông Táo vào 23 tháng Chạp vô cùng trọng thể. Sau một tuần chầu Vua Cha Ngọc Hoàng, tới trưa 30 Tết, Ông Táo lại quay trở về hạ giới để tiếp quản lại công việc của mình.

Vì Sao 23 Tháng Chạp Là Dịp Tối Ưu Để Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài?

Theo quan niệm dân gian, việc tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài thường rơi vào các dịp cuối năm. Tối ưu nhất, thường vào các dịp như: 

23 tháng chạp. 

Ngày vía thần tài.

Ngày rằm tháng Bảy (Âm lịch).

Đã đành, khi bát nhang ban thờ Thần Tài quá đầy, gia chủ cũng có thể xin rút chân nhang vào ngày Rằm hàng tháng, miễn đúng theo nghi thức là được. Tuy nhiên, 23 tháng Chạp rơi vào thời điểm cận kề cuối năm, phần lớn các gia chủ bên cạnh việc bao sái ban thờ Thần Phật, Gia tiên sẽ nhân tiện tịnh sái cả ban thờ Thần Tài.

Theo đó, nội dung Văn khấn ban thờ Thần Tài ngày 23 tháng Chạp cũng sẽ có điểm khác biệt nho nhỏ.

Văn Khấn Ban Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp

Như trên đã đề cập, bởi ngày 23 tháng Chạp phần lớn các gia chủ sẽ tiến hành bao sái ban thờ Thần Phật – Gia Tiên cũng như Thần Tài, nên nội dung Văn khấn Ban Thần Tài ngày 23 tháng Chạp sẽ chia ra Văn khấn trước (chuẩn bị trước khi tịnh sái) và sau (sau khi tịnh sái) với mục đích và ý nghĩa khác nhau.

Về các vật phẩm cần chuẩn bị và các bước tiến hành xoay quanh nghi thức bao sái ban Thần Tài, Phong Thủy Phùng Gia chúng tôi đã có bài viết chi tiết. Các bạn có thể nhấn theo liên kết để theo dõi cụ thể. Ở đây, chúng tôi chỉ đi sâu vào nội dung văn khấn ban Thần Tài trong ngày này.

Văn Khấn Chuẩn Bị Trước Khi Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài

Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ gia chủ thắp 3 nén nhang và khấn xin phép như sau:

“Nam mô a di Đà Phật (3 lần)!

Con kính lạy chín phương trời, lạy 10 phương chư phật.

Con xin kính lạy vua cha Ngọc Hoàng, Hoàng Thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, thần đông trù, Táo phủ Thần quân.

Tín chủ chúng con là: …………..

Ngụ tại địa chỉ: ……………………

Con xin kính tâu, lạy các quan thần tài thổ địa đang cai quản tại: ……………..

Hôm nay là ngày ………………., con xin phép các ngài được bao sái bàn thờ sạch sẽ. Mong chư vị chấp thuận để chúng con thể hiện lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)”.

Xong vái 3 vái, cắm 3 nén nhang, khi hương tàn rồi bắt đầu lau dọn.

An Vị Đồ Thờ, Kính Cáo Và Thỉnh Cầu Sự Phù Trợ

Sau khi đã tỉa chân nhang, tịnh sái xong ban thờ Thần Tài, gia chủ cần lên hương, sắp xếp đồ lễ đã được chuẩn bị và đọc 1 bài văn khấn. Mục đích của nghi thức này để mời Chư vị Thần linh về ngự lại nơi ban thờ, tiếp tục phù hộ và giám sát cho gia chủ. 

Phong Thủy Phùng Gia xin chia sẻ cùng các bạn bài Văn khấn sau khi tịnh sái ban thờ Thần Tài như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng. 

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật”.

Các Chú Ý Khi Cúng Ban Thờ Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp

Tịnh sái ban thờ Thần Tài là việc hệ trọng, chi phối không nhỏ đến tài lộc của gia chủ. Một vài lưu ý với nghi thức này, các bạn nên đặc biệt sát sao, như: 

Phải giữ cơ thể sạch sẽ trước khi tiến hành vệ sinh bàn thờ và tỉa chân nhang.

Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác. 

Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.

Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu trắng và gừng (hoặc nước Ngũ vị) cho việc tịnh sái ban thờ.

Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang,

cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng.

Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay ập kênh. 

Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Chư vị Thần linh.

Không được bỏ qua bước khấn vái, thắp hương trước khi tiến hành tỉa chân nhang.

Sau khi thắp hương, bạn cần chờ hương cháy hết mới được tiến hành tỉa chân nhang.

Khi lau dọn, đồ thờ cúng cần để trên bàn có lót vải sạch. Tuyệt đối không được đặt xuống đất hay những nơi kém vệ sinh.

Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị oxy hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Lựa chọn nhang chất lượng cao để thắp hương trong nghi lễ này.

Kết Luận

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ nắm được cách thức cũng như các lưu ý quan trọng khi dâng lễ và thỉnh Văn khấn ban Thần Tài ngày 23 tháng Chạp đầy đủ, mà còn thêm lý giải về một nét văn hóa tâm linh trong truyền thống tín ngưỡng của dân tộc. 

Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858.111.999

Thổ công thường gọi là ông Táo. Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình. Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Vì thế mà ta thường thấy những bộ đồ cúng ông Công thường có 3 mũ, 3 bộ quần áo và 3 đôi hia (giầy) và đặc biệt không thể thiếu những chú cá chép, để đưa ông Táo về chầu trời.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sông và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi).

2. Cúng thổ công

Cúng vào ngày giỗ, ngày Tết, Mùng 1, Rằm hàng tháng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong mùng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

3. Văn khấn Thổ Công

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là…………………………………Tuổi……………………

Ngụ tại………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo trong những ngày cuối năm là cụm từ được nhiều người tìm kiếm. Có rất nhiều cách khấn khác nhau, tựu chung lại đó là điều mà gia chủ báo cáo một năm qua của gia đình.

Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ Lão giáo Trung Quốc. Có ba vị thần Thổ Công, thần Thổ Địa, thần Thổ Kỳ. Trong văn hóa người Việt được lưu truyền lại cho đến ngày nay có “2 ông 1 bà”. Bao gồm 3 vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Theo đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Những việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm đều được báo cáo với Ngài.

Đó là một phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người tới những giá trị “Chân – Thiện – Mỹ”. Theo chia sẻ GS Trần Lâm Biền cho rằng: “Theo truyền thống thì lễ cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản, không cần quá cầu kỳ…”.

Văn khấn khi cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi. Khi hương (nhang) đã cháy hết 1/3 thì bạn có thể hóa vàng cho các vị thần. Hóa vàng xong thì gói tro vào giấy đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả. Bạn nên thả cá ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

28-01-2019 10:00

Ngày 23 tháng chạp người trần có quyền tỉa chân hương hoặc thay bát hương cũ, khấn cúng ông công ông táo để làm ăn thuận lợi, gia đình có sức khỏe dồi dào.

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt Nam từ xưa tới nay, thì cứ hằng năm, đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình trong một năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới bắt đầu trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Bài văn khấn cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp giúp gia chủ dễ bề báo cáo lên trên, cầu may mọi thứ thuận lợi hơn.

Theo xem tử vi online trong ngày này người ta thường làm mâm cơm cúng bái ông công ông táo và đọc bài khấn để đưa ông táo chầu trời báo cáo tình hình thế gian năm vừa qua. Lưu ý là bài văn khấn phải cúng trước 12 giờ trưa.

Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.

– Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.

– Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên

– Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.

– Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.

– Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.

– Hướng Đông Nam là hướng của Người.

– Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.

– Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.

Lễ vật gồm có:

– Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.

– Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.

– Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

– Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau.

+ Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.

+ Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.

– Một mâm hoa quả ” ngũ quả” đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.

– Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm:

+ Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân.

+ Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa.

+ Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.

– Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.

* Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

– Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Bài 1: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin

Bài 2: Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Văn khấn cúng tiễn như sau: Gia chủ có thể viết văn khấn vào một tờ giấy sớ màu đỏ hoặc màu vàng.

– Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.

– Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.

– Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Trong văn khấn không nói đến Phật. Vì lễ cúng Táo Quân là nghi lễ của Thần Tiên. Không phải nghi lễ của Phật Giáo. Mọi người không nên hiểu lầm.

Những gia đình có điều kiện thì làm được như vậy. Ai không có điều kiện thì thần tiên không bắt buộc phải lễ nghi trịnh trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà làm, có sao thì ta làm vậy, cốt ở tấm lòng thành kính là được.

Trên đây là hai bài văn khấn ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Người làm lễ có thể chép bài văn khấn ra giấy hoặc học thuộc trước khi làm lễ. Nếu muốn biết thêm về kiến thức phong thủy hay các bài văn khấn 30 tết, các bài văn khấn gia tiên thì vui lòng tham khảo trên trang xemtuvi.mobi

Ads

300×250

wikipedia.org, wikipedia.org, vnexpress.net, zingnews.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kết quả xổ số, giá bạc, giá kim cương,

wikipedia.org, wikipedia.org, vnexpress.net, zingnews.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kenh14.vn, kết quả xổ số, giá bạc, giá kim cương,