Top 10 dụng cụ tập phục hồi chức năng tại nhà
Phục hồi chức năng là phương pháp phục hồi lại các chức năng trên cơ thể bị mất hoặc suy giảm do chấn thương, tai nạn, sau điều trị bệnh. Thông thường, người bệnh càng sớm tập thì càng mau chóng phục hồi hơn. Do đó quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và trị bệnh, giúp người tập hồi phục sức khỏe, xương khớp tốt hơn.
Quá trình phục hồi chức năng có thể diễn ra trong các trung tâm trị liệu đối với người bệnh nặng, hoặc trong giai đoạn đầu tiên cần có bác sĩ hướng dẫn cùng nhiều máy móc hỗ trợ. Nó cũng có thể diễn ra tại nhà nếu bệnh nhẹ, hoặc sau khi người bệnh đã có thể tự thực hiện các bài tập một cách dễ dàng hơn.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Top 10 dụng cụ tập phục hồi chức năng tại nhà. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về quá trình này cũng như các thiết bị cần thiết.
Mục lục bài viết
Phục hồi chức năng là gì ?
Phục hồi chức năng là một trong ba thuật ngữ phổ biến của y khoa, gồm: Phòng bệnh, trị bệnh, và phục hồi chức năng. Đây là một chuyên ngành của y học, có nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khác nhau để giúp cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân thuyền giảm, phục hồi lại các chức năng cơ thể sau điều trị.
Trên thực tế, khi bị bệnh hoặc gặp phải các chấn thương, nhiều người có xu hướng nghĩ đến các phương pháp điều trị nhanh để chóng khỏi bệnh. Không nhiều người nghĩ đến việc cần phải duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định để hòa nhập với cuộc sống, đáp ứng tốt công việc.
Phục hồi chức năng là quá trình cần thiết để cải thiện cũng như phục hồi là khả năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận bị tổn thương, giúp hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị, hạn chế tối đa tình trạng tàn phế, liệt.
Phục hồi chức năng kết hợp cả y học và xã hội học, tâm lý học, giao tiếp, kinh tế, giáo dục, hướng nghiệp… Để giúp người bệnh không chỉ phục hồi thể chất mà còn ổn định tinh thần, những người khuyết tật được đào tạo nghề để đảm bảo cuộc sống, sống khỏe, sống vui, có ích cho xã hội.
Mục đích của phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng đồng hành cùng phòng và trị bệnh. Có nhiều hình thức khác nhau để tác động lên cơ thể như: Vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, sử dụng dụng cụ vật lý trị liệu, tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân, đào tạo công việc phù hợp. Mục đích chính là:
– Hỗ trợ người bệnh trong quá trình phục hồi lại các cơ quan, bộ phận bị tổn thương.
– Giúp người bệnh nhanh chóng thích nghi trở lại với đời sống xã hội, sống tự lập, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
– Ngăn ngừa và phòng chống tái phát bệnh sau điều trị. Giúp người bệnh duy trì sức khỏe về lâu dài, luôn giữ được tâm trạng vui vẻ.
– Mang đến cho người bệnh suy nghĩ tích cực, nhìn nhận thế giới xung quanh cởi mở, hạn chế căng thẳng trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, cũng như trong cuộc sống.
Top 10 dụng cụ tập phục hồi chức năng tại nhà
Các dụng cụ phục hồi chức năng dưới đây có thiết kế đơn giản, phần đa là dễ dàng sử dụng mà không cần có sự trợ giúp của người nhà.
Thiết bị phục hồi chức năng 3 in 1
Thiết bị phục hồi chức năng 3 in 1 có cấu tạo tương tự như một chiếc ghế ngồi với phần đặt mông, tựa lưng và để tay được bọc đệm để tạo sự mềm mại cho người sử dụng.
Ghế giúp người bệnh thực hiện 3 bài tập chính là: Quay tay, đạp chân, và kéo giãn tay.
Quay tay: Người bệnh ngồi trên ghế, 2 tay nắm lấy trục xoay ở phía trước mặt. Trường hợp 1 tay yếu thì có thể sử dụng đai tay để cố định bên tay đó với trục xoay. Sử dụng lực của tay để đẩy trục xoay tròn.
Đạp chân: Người bệnh ngồi trên ghế, xỏ chân và cài đai vào bộ phận giống như dép ở bên dưới. Sau đó đạp tiến tới trước hoặc lui về sau.
Các bạn có thể tập riêng quay tay, đạp chân hoặc thực hiện cả 2 bài tập này cùng lúc. Sử dụng núm kháng lực để điều chỉnh độ nặng – nhẹ của thiết bị trong quá trình thực hiện động tác.
Kéo tay: Dùng tay để nắm lấy 2 thanh nhựa ở phía trên đầu (1 tay yếu thì sử dụng đai để cố định), sau đó kéo qua kéo lại để tập phục hồi cho tay.
==> Tham khảo: Thiết bị Phục hồi chức năng Zasami KZ 301
Thiết bị phục hồi chức năng 4 in 1
Thiết bị phục hồi chức năng 4 in 1 có cấu tạo tương tự như 3 in 1 nhưng được lắp đặt thêm cần cổ để người dùng tập thêm cho phần cổ.
Một dây kèm với bộ đai sẽ được sử dụng để cài vào cổ, đầu dây còn lại luồn qua 2 ròng rọc của cần cổ ở phía trên, sau đó buộc vào 1 khung để bỏ tạ. Người dùng sẽ bỏ tạ vào khung này để sức nặng của tạ kéo giãn phần cổ, rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Người dùng có thể tự quay lại để bỏ tạ vào khung hoặc nhờ người nhà hỗ trợ. Lưu ý là nên tăng dần trọng lượng tạ chứ không nên cho tạ nặng ngay từ đầu, cũng như trong giai đoạn đầu. Lượng tạ tối đa không nên quá 1/6 trọng lượng cơ thể.
==> Tham khảo: Thiết bị Phục hồi chức năng Zasami KZ 401
Máy tập phục hồi chức năng tay chân Dual Bike
Máy tập phục hồi chức năng tay chân Dual Bike được sử dụng cho bài tập quay tay và đạp chân (tương tự như thiết bị PHCN 3 in1 và 4 in 1) tuy nhiên không có ghế để ngồi, phần tựa lưng cũng như đặt tay. Người dùng sử dụng một chiếc ghế cao hoặc ghế tựa có sẵn trong nhà, đặt thiết bị đằng trước để thực hiện các bài tập.
Thiết bị này không được trang bị sẵn bao để cố định tay, hay đai để cố định chân, vì thế nó thường được sử dụng cho những người bệnh nhẹ, có thể tự chủ được trong việc ngồi, đi lại và vận động nhẹ nhàng.
Giường kéo cột sống
Giường kéo cột sống có cấu tạo như một chiếc giường cá nhân, với phần khung bằng kim loại, trên là đệm để người bệnh nằm êm ái hơn. Bề mặt của giường có thể tách thành 2 – 3 khúc để đáp ứng nhu cầu kéo giãn cổ, lưng, chân, hay toàn thân.
Có hai loại giường cơ bản là hoạt động bằng cơ, sử dụng tạ để kéo giãn và dùng năng lượng điện (motor kèm pít tông để làm giãn các bộ phận).
Khi sử dụng, người bệnh nằm trên giường, người nhà giúp cài đai và đeo các quả tạ vào khung để kéo giãn. Hoặc người dùng sử dụng điều khiển để điều chỉnh độ co giãn của các bộ phận, từ đó cơ thể được kéo giãn tương ứng.
Thiết bị này rất hữu dụng đối với các bệnh lý liên quan đến xương khớp, điển hình là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ.
Để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dùng, Daiviet Sport cung cấp các loại giường kéo giãn 2 khúc, 3 khúc, giường kéo giãn inox, giường kéo giãn điện…
Máy tập đi bộ
Máy tập đi bộ cho người phục hồi chức năng có kích thước khá nhỏ gọn, gồm bộ khung với 2 bàn đạp, dưới mỗi bàn đạp là hệ thống pít tông hoặc lò xo. Khi tập, người dùng ngồi đứng trên bàn đạp, dùng lực để đạp từng bên chân xuống, trong khi chân kia buông lỏng để lò xo đẩy bàn đạp lên, sau đó đổi chân và lặp lại động tác.
Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho đôi chân. Các bạn có thể tham khảo Máy tập đi bộ mini Stepper MN105 và Máy tập đi bộ mini Stepper LD712.
Thiết bị phục hồi đạp chân có kháng lực
Thiết bị phục hồi đạp chân có kháng lực cấu tạo gồm một khung kim loại, có 2 bàn đạp và ổ trục xoay. Khi tập người dùng ngồi trên một chiếc ghế cao, để thiết bị ở đằng trước, cài chân vào bàn đạp và thực hiện đạp tới trước hoặc sau.
Trong quá trình tập có thể điều chỉnh xoay núm kháng lực sang trái hoặc phải để tăng hoặc giảm độ nặng nhẹ của mỗi lần đạp.
Đây là thiết bị phục hồi chuyên sâu cho chân, sử dụng cho những người không quá yếu, có thể ngồi vững trên ghế mà không lo bị đổ sang 2 bên.
Bi lăn tập cơ tay
Bi lăn tập cơ tay gồm 2 viên bị sắt đặt vừa trong lòng bàn tay. Khi tập người dùng sử dụng phần gốc của các ngón tay để luân chuyển vị trí của 2 viên bi, xoay tròn xung quanh nhau.
Bài tập này giúp phục hồi chức năng cho các ngón tay, có thể dễ dàng thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, khi rảnh rỗi, khi đang xem ti vi, khi đang nói chuyện…
Bóng gai tập cơ tay
Bóng gai tập cơ tay là thiết bị tập chuyên sâu cho bàn tay và các ngón. Người dùng sử dụng lực của tay để bóp quả bóng cao su. Bóng sẽ giãn nở và các gai trên bóng còn có thể tác động vào các huyệt đạo trên lòng bàn tay.
Tập thường xuyên với bóng gai giúp tăng cường lực cho tay, cải thiện sự linh hoạt cho các ngón.
Bóp tay điều chỉnh
Bóp tay điều chỉnh có hình dáng tương tự như một chiếc kìm, ở giữa có 1 lò xò. Khi tập người dùng sử dụng lực của tay để bóp 2 gọng kìm lại gần nhau, sau đó thả lỏng tay để lò xò đẩy 2 gọng về vị trí ban đầu, lặp lại động tác.
Bài tập này giúp tăng cường lực siết cho bàn tay và các ngón. Có rất nhiều loại kìm khác nhau, một số có thể điều chỉnh độ nặng – nhẹ khi bóp để tăng độ khó.
Đai đeo hỗ trợ thoát vị đĩa đệm
Đai đeo hỗ trợ thoát vị đĩa đệm giúp cố định cột sống, điều chỉnh tư thế chuẩn cho người bệnh, giảm áp lực lên cột sống.
Thiết bị gồm 1 bộ đai đeo nhỏ gọn dùng để đeo vào phần cơ thể, đoạn cột sống bị thoát vị. Người dùng có thể sử dụng đai đeo mọi nơi, mọi lúc.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Top 10 dụng cụ tập phục hồi chức năng tại nhà. Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ các bạn hiểu hơn về các thiết bị giúp người dùng phục hồi chức năng năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, cũng như hiểu hơn về tầm quan trọng của quá trình này đối với phòng và điều trị bệnh.
Nếu còn câu hỏi nào liên quan đến máy tập, hay có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể!