Top 10 thương hiệu ngân hàng uy tín, tốt nhất Việt Nam 2022 | VPBank
Mục lục bài viết
Top 10 thương hiệu ngân hàng uy tín, tốt nhất Việt Nam 2022
Ngành tài chính, ngân hàng đã và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Cùng điểm qua top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm 2022.
Những năm qua, Việt Nam đã và đang trong quá trình phát triển, hội nhập sâu rộng, kéo theo đó là sự phát triển của cả ngành tài chính, ngân hàng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi điểm qua top 10 thương hiệu ngân hàng uy tín, tốt nhất Việt Nam trong năm 2022 theo đánh giá từ Brand Finance
1. Top 10 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam 2022
1.1. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank – Ngân hàng công nghệ dẫn đầu, top các ngân hàng hiện đại tại Việt Nam
VPBank vinh dự được xếp hạng 11 trên bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị uy tín nhất Việt Nam 2022, tăng 1 bậc so với năm 2021. Đáng chú ý, VPBank là thương hiệu hiếm hoi được Brand Finance đánh giá có mức tăng trưởng ổn định qua từng năm.
Thương hiệu VPBank được định giá đạt gần 871 triệu USD, đây là thành quả nhờ sự nỗ lực của toàn ngân hàng khi liên tục tích cực cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư mạnh vào công nghệ, phát triển VPBank trở thành một trong những ngân hàng có dịch vụ tốt nhất, luôn mang lại sự hài lòng và giá trị vượt trội cho quý khách hàng.
VPBank vinh dự xếp hạng 11 trong Top 50 thương hiệu Việt Nam giá trị nhất
Sau bước chuyển mình đổi tên từ “Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh” sang “Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng”, trong vòng 10 năm, VPBank nhanh chóng vươn mình trở thành một trong những ngân hàng tư nhân uy tín nhất Việt Nam, dẫn đầu về vốn chủ sở hữu và quy mô khách hàng.
Trong năm 2021, VPBank đã có một số những thay đổi và giúp cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng trưởng 63%, đạt 86.278 tỷ đồng trong cuối năm 2021. Sự tăng trưởng đột phá này biến VPBank trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất hiện nay có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu top 1 toàn ngành. Hiện tại, vốn chủ sở hữu của VPBank trong Quý 3/2022 đã đạt 92.336 tỷ đồng, thực sự là một con số rất ấn tượng.
Về khách hàng, VPBank sở hữu cho mình hơn 21 triệu khách hàng, bao phủ tất cả các phân khúc. Thời gian dịch bệnh khó khăn vừa qua, ban lãnh đạo của VPBank đã triển khai hàng loạt những giải pháp ứng phó cần thiết, chăm sóc và cùng đồng hành với tất cả các phân khúc khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp, là đơn vị dẫn đầu về số hóa phát hành L/C, bảo lãnh, tài trợ chuỗi và giải ngân cho các doanh nghiệp, là câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi “Ngân hàng nào tốt nhất hiện nay?”
COVID 19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Tỷ lệ sử dụng Mobile Banking, Internet Banking đã tăng trưởng từ mức 42% trong năm 2019 lên đến 70% trong năm 2021. Để đáp ứng sự thay đổi đó, VPBank tự hào là ngân hàng dẫn đầu, tiên phong trên thị trường đầu tư vào chiến lược số hoá một cách bài bản và toàn diện cho các phân khúc khách hàng khác nhau.
Trong những năm qua, VPBank đã liên tục cho ra mắt những ứng dụng như VPBank NEO, Race Car, Race Home, VPBank NEO Express, VPBank SMEBiz. Đây đều là những ứng dụng công nghệ hiện đại, giúp rút gọn thời gian cho nhiều thủ tục giấy tờ, thúc đẩy các giao dịch thanh toán online, thể hiện VPBank là đơn vị có dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất
Đặc biệt trong số đó, ứng dụng VPBank NEO ghi nhận đạt xấp xỉ 4,4 triệu người dùng, số lượng giao dịch trong 9 tháng đầu năm tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2021. Với sự hỗ trợ của nền tảng VPBank NEO cùng các nền tảng số hoá khác, tỷ lệ khách hàng gửi tiết kiệm online trong tổng số cũng đã lên đến 71%, tăng trưởng 15% so với thời điểm cuối năm 2021.
VPBank NEO – Ngân hàng số toàn năng thuộc ngân hàng VPBank
Nhờ những nỗ lực của mình, VPBank đã vượt qua nhiều tổ chức tín dụng để lần đầu tiên được Digital CX Awards vinh danh giải thưởng “Trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất” hạng mục Tổng đài kỹ thuật số, biến VPBank thuộc top các ngân hàng hiện đại nhất và trở thành một trong những ngân hàng công nghệ dẫn đầu, ngân hàng hàng đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam.
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: hơn 102.270 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 3.838 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 276.600 tỷ đồng
Quy mô ngân hàng 2022
-
Gần 26.000 cán bộ nhân viên
-
66 chi nhánh trên toàn quốc
-
168 phòng giao dịch trên toàn quốc
1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank
Với vai trò là ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, Agribank là ngân hàng tiên phong, chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành của bà con nông dân trong phát triển kinh tế.
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 83.462 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 12.073 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 1.530.588 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Gần 40.000 cán bộ, nhân viên
-
Hơn 2300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc
1.3.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
Vietcombank
Vietcombank là ngân hàng nhà nước tiếp theo trong danh sách, đặt mục tiêu phát triển theo định hướng bền vững, hiệu quả. Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng tốt nhất hiện nay
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 122.989 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 13.939 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 1.195.391 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Hơn 25.000 cán bộ, nhân viên
-
Hơn 600 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc
1.4.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Vietinbank
Vietinbank – được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng đặt sứ mệnh tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng. Thể hiện là một trong những ngân hàng có dịch vụ tốt nhất, luôn đặt khách hàng là trung tâm trong mọi mục tiêu, chiến lược và luôn tích cực đổi mới sáng tạo.
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 106.109 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 3319 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 1.189.722 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Hơn 25.000 cán bộ nhân viên
-
155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh thành
-
958 phòng giao dịch
1.5. Ngân hàng
TMCP Kỹ Thương Việt Nam –
Techcombank
Techcombank là một trong những ngân hàng tư nhân uy tín nhất, là ngân hàng luôn chú trọng, tiên phong trong việc đổi mới công nghệ, tập trung đầu tư chuyển đổi số. Techcombank luôn đặt mục tiêu hiện đại hoá, gia tăng chất lượng trải nghiệm người dùng và xem đây như là chìa khóa thành công trong tương lai, ngân hàng hiện đại nhất.
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 109.899 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 5.367 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 318.918 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Hơn 12.000 nhân sự
-
Hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc
1.6. Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– BIDV
Với lịch sử hơn 65 năm hình thành và phát triển, BIDV là ngân hàng không còn quá xa lạ với người dân. BIDV là một trong những ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước, tham gia đầu tư và phát triển trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán.
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 100.925 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 5354 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 1.414.224 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Hơn nhân sự 27.000 nhân viên
-
189 chi nhánh trên toàn quốc
-
895 phòng giao dịch trên toàn quốc
1.7. Ngân hàng TMCP Quân đội – MBBank
MB Bank là ngân hàng được thành lập vào năm 1994, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp từ Bộ Quốc Phòng. MB Bank luôn thể hiện tinh thần của quân đội đó là sự uy tín, đảm bảo và chắc chắn từ đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như là chất lượng dịch vụ, trở thành ngân hàng hiện đại nhất.
Trong năm 2021, MB Bank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao nhất với mức tăng trưởng 54,63% so với năm 2020
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 72.521 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 5034 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 377.145 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Hơn 15.000 cán bộ nhân viên
-
101 chi nhánh trong và ngoài nước
-
197 phòng giao dịch trên toàn quốc
1.8. Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB
Ngân hàng Á Châu ACB là ngân hàng tư nhân hoàn toàn không có vốn từ nhà nước, được thành lập từ năm 1993. ACB là ngân hàng tư nhân đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và MasterCard. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã phải trải qua giai đoạn khó khăn vào năm 2012 trước khi trở lại đầy ngoạn mục vào những năm tiếp theo.
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 55.734 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 3586 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 392.023 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Hơn 12.000 nhân viên trên
-
88 chi nhánh trên toàn quốc
-
283 phòng giao dịch trên toàn quốc
1.9. Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín –
Sacombank
Sacombank là một trong ngân hàng tư nhân uy tín, đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, với định vị khách hàng là các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Sacombank cũng rất chú trọng đến khách hàng cá nhân, luôn nỗ lực trong việc đa dạng hoá các sản phẩm và làm hài lòng khách hàng.
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 36.940 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 1211 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 457.890 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Gần 19.000 nhân sự
-
109 chi nhánh trên toàn quốc
-
443 phòng giao dịch trên toàn quốc
-
Có Trụ sở tại Lào và Campuchia
1.10. Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM – HDBank
HDBank là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai tích cực các chương trình tín dụng xanh, hỗ trợ thực hiện các dự án tái tạo năng lượng sạch trên toàn quốc. Ngoài kinh doanh ngân hàng, HDBank còn hoạt động trên lĩnh vực tài chính, bán lẻ, tiêu dùng và cả lĩnh vực hàng không.
Các thông số tài chính Quý 3/ 2022
-
Vốn chủ sở hữu hợp nhất: 37.162 tỷ đồng
-
Lợi nhuận sau thuế: 2.169 tỷ đồng
-
Tiền gửi của khách hàng: 207.780 tỷ đồng chị
Quy mô ngân hàng 2022
-
Hơn 15.000 cán bộ nhân viên
-
329 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc
2. Tiêu chí xếp hạng thương hiệu ngân hàng uy tín, chất lượng của Brand Finance
Theo Brand Finance công bố, các tiêu chí để định giá, xếp hạng thương hiệu ngân hàng uy tín nhất Việt Nam sẽ dựa theo tiêu chuẩn đánh giá quốc tế ISO 10668. Theo đó, khi thực hiện định giá, một thương hiệu phải đảm bảo 3 tiêu chí là:
-
Thương hiệu có tính pháp lý đầy đủ.
-
Tầm ảnh hưởng của thương hiệu tác động đến hành vi của khách hàng.
-
Tình hình tài chính của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu.
Có nhiều phương pháp để định giá một thương hiệu ngân hàng uy tín chất lượng, và phương pháp mà Brand Finance áp dụng là phương pháp “Chiết khấu chi phí bản quyền”.
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để xác định một thương hiệu có lớn và uy tín không.
Phương pháp này cho phép các công ty tự định giá chính thương hiệu của mình và giả định mức chi phí có thể bỏ ra để được khai thác thương hiệu.
-
Ví dụ: Tôi là đại diện đến từ công ty ABC, tôi định giá thương hiệu ABC là 10 tỷ đồng. Nếu như ai đó muốn sử dụng thương hiệu ABC, người đó phải bỏ ra 10 tỷ đồng.
Khi công ty đã tự định giá thương hiệu của mình, các chuyên gia sẽ căn cứ theo những tiêu chí phụ khác nữa và xác định được mức lợi nhuận trong tương lai từ thương hiệu ABC mang lại. Bên cạnh đó, họ cũng có thể xác định được mức phí bản quyền mà công ty ABC mong muốn nếu như một đơn vị nào đó có nhu cầu sử dụng.
Phương pháp chiết khấu phí bản quyền được sử dụng phổ biến do phù hợp với thực tế kinh doanh và có thể tham chiếu với các giao dịch thực tế.
Sau khi đã thực hiện các phương pháp định giá phù hợp, thương hiệu sẽ được xếp hạng sức khỏe dựa theo thang điểm từ D đến AAA (từ thấp đến cao)
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu “Top 10 thương hiệu ngân hàng uy tín, tốt nhất Việt Nam 2022” theo báo cáo của Brand Finance. Đây là một bảng xếp hạng vô cùng uy tín, đánh giá đúng đắn và khách quan giá trị của các tài sản vô hình – thương hiệu, thể hiện giá trị, chất lượng và độ uy tín của các ngân hàng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thích bổ ích liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng dành cho các độc giả.