Top 12 ứng dụng nhắn tin bảo mật – Có mã hoá đầu cuối

Top 12 ứng dụng nhắn tin bảo mật – Có mã hoá đầu cuối

Ứng dụng nhắn tin bảo mật thường là những ứng dụng nhắn tin có mã hoá đầu cuối. Vì các thông tin trong cuộc trò chuyện của người dùng được mã hoá, nên điều này khá hữu ích cho người dùng. Thông tin của người dùng không bị tiết lộ, kể cả nhà phát triển ứng dụng cũng không thể xem được nội dung cuộc trò chuyện. Bài viết này giới thiệu top 12 ứng dụng nhắn tin bảo mật có mã hoá đầu cuối.

Có thể bạn sẽ thắc mắc mã hoá đầu cuối là gì? Tại sao ứng dụng nhắn tin bảo mật có mã hoá đầu cuối thì hữu ích và an toàn cho người dùng? Xem thêm:

Đây là bản tóm tắt một số thông tin quan trọng của 12 ứng dụng nhắn tin bảo mật có mã hoá đầu cuối:

Tên Thiết bị hỗ trợ Cài đặt mã hoá đầu cuối Giá cả Telegram Android, iOS, Windows, macOS, Linux Mặc định và tùy chỉnh (có hai loại) Miễn phí iMessage Mac, iOS, IPadOS Mặc định Miễn phí Silence Android Mặc định Miễn phí Threema iOS, Android Mặc định Có trả phí Wickr Me iOS, Android, Mac, Windows, Linux Mặc định Miễn phí và trả phí Google Messages Android Phải bật chế độ mã hoá từ cả 2 phía người nhận và người gửi Miễn phí Dust iOS, Android Mặc định Miễn phí Signal Windows, Mac, Linux, iOS, Android Mặc định Miễn phí Wire Platform Web, iOS, Android Mặc định Miễn phí và trả phí (2 phiên bản) Whatsapp Web, iOS, Android Mặc định Miễn phí Viber Windows, Mac, Linux, iOS, Android Mặc định Miễn phí Line Windows, Mac, iOS, Android, Nokia, Blackberry Phải bật chế độ mã hoá Miễn phí

 

1. Ứng dụng nhắn tin bảo mật Telegram

Telegram là một dịch vụ nhắn tin miễn phí, đa nền tảng, dựa trên đám mây. Telegram được ra mắt cho iOS vào tháng 8 năm 2013 và Android vào tháng 10 năm 2013.

Các máy chủ (servers) của Telegram được phân phối trên toàn thế giới, với năm trung tâm dữ liệu ở các khu vực khác nhau để tốc độ truy cập dữ liệu được tốt hơn. Trung tâm hoạt động có trụ sở tại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Telegram có sẵn trên các nền tảng máy tính để bàn và di động, bao gồm các ứng dụng chính thức cho Android, iOS, Windows, macOS và Linux (mặc dù việc đăng ký yêu cầu thiết bị iOS hoặc Android và số điện thoại đang hoạt động).

Có hai loại trò chuyện trên Telegram, trò chuyện bình thường (tên khác là Cloud Chats) và trò chuyện ‘bí mật’ (Secret chats). Trò chuyện bí mật là tính năng tuỳ chọn, có nghĩa là bạn phải thực hiện một số thao tác để sử dụng tính năng này.

Tất cả các tin nhắn trên Telegram luôn được mã hóa an toàn. Tin nhắn trong Trò chuyện bí mật sử dụng mã hóa máy khách-máy khách (client-client encryption), trong khi Trò chuyện bình thường sử dụng mã hóa máy khách-máy chủ hoặc máy chủ-máy khách (client-server/server-client encryption) và tin nhắn đã được mã hóa được lưu trữ trên Đám mây của Telegram (Telegram Cloud). Điều này cho phép các tin nhắn bình thường của bạn vừa an toàn vừa có thể truy cập ngay lập tức từ bất kỳ thiết bị nào của bạn – ngay cả khi bạn bị mất thiết bị.

Theo thông tin từ mục hỏi và đáp trên trang web chính thức của Telegram, “Trò chuyện bí mật dành cho những người muốn giữ bí mật hơn những người bình thường. Tất cả các tin nhắn trong cuộc trò chuyện bí mật sử dụng mã hóa đầu cuối. Điều này có nghĩa là chỉ bạn và người nhận mới có thể đọc những tin nhắn đó – không ai khác có thể giải mã chúng, kể cả chúng tôi ở đây tại Telegram. Khi đó, bạn không thể chuyển tiếp (forward) tin nhắn từ các cuộc trò chuyện bí mật”.

Người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản và tin nhắn thoại, thực hiện cuộc gọi thoại, đồng thời có thể chia sẻ không giới hạn số lượng hình ảnh, tài liệu (2 GB mỗi tệp), vị trí của người dùng, hình dán động, danh bạ và tệp âm thanh.

Vào tháng 1 năm 2021, Telegram đã vượt qua 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Đây là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào tháng 1 năm 2021 với 1 tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu tính đến cuối tháng 8 năm 2021.

Hình ảnh giới thiệu ứng dụng Telegram. (Ảnh chụp màn hình từ trang web Telegram.org)
Hình ảnh giới thiệu ứng dụng Telegram. (Ảnh chụp màn hình từ trang web Telegram.org)

2. Ứng dụng nhắn tin bảo mật iMessage

Giống như FaceTime, iMessage là một dịch vụ nhắn tin được phát triển bởi Apple. iMessage hoạt động độc quyền trên các nền tảng của Apple: macOS, iOS, iPadOS và watchOS.

Các tính năng cốt lõi của iMessage, có sẵn trên tất cả các nền tảng được hỗ trợ, bao gồm gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, video và tài liệu.

Tất cả các tin nhắn đều được mã hóa end-to-end, chỉ có người gửi và người nhận – không ai khác, kể cả chính Apple – có thể đọc tin nhắn.

iMessage được ra mắt vào năm 2011 trên iOS, iMessage đến với macOS (sau đó được gọi là OS X) vào năm 2012. Vào năm 2020, Apple đã công bố một phiên bản được thiết kế lại hoàn toàn của ứng dụng Tin nhắn macOS, bổ sung một số tính năng trước đây không có trên Mac, bao gồm chia sẻ vị trí và các hiệu ứng tin nhắn.

3. Phần mềm nhắn tin bảo mật Silence

Silence (tạm dịch là im lặng) từng được gọi là “SMS Secure”, là một phần mềm mã nguồn mở và miễn phí, cho phép bất kỳ ai cũng có thể xác minh tính bảo mật của nó bằng cách kiểm tra mã (code) để tìm lỗi hoặc lỗ hổng.

Silence được thực hiện bởi các tình nguyện viên. Không có công ty, không có doanh nghiệp nào đứng sau dự án. Nếu bạn biết lập trình và có đam mê về khía cạnh này, bạn cũng có thể đóng góp cho Silence.

Silence cung cấp mã hóa đầu cuối cho các tin nhắn của bạn bằng cách sử dụng giao thức mã hóa Tín hiệu (Signal encryption protocol) được thiết kế cẩn thận.

Tất cả các tin nhắn đều được mã hóa cục bộ, vì vậy nếu điện thoại của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp, tin nhắn của bạn sẽ được bảo vệ.

Một điểm hạn chế quan trọng của Silence là Silence chỉ có sẵn trên Android, và không có trên iOS.

Hình ảnh chụp màn hình từ trang web Silence.im.
Hình ảnh chụp màn hình từ trang web Silence.im.

4. Ứng dụng nhắn tin bảo mật – Threema

Threema là một ứng dụng nhắn tin được mã hóa end-to-end mã nguồn mở dành cho iOS và Android. Đây là ứng dụng có trả phí.

Phần mềm dựa trên sự riêng tư theo nguyên tắc thiết kế vì nó không yêu cầu số điện thoại hoặc bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào khác. Điều này giúp người dùng có thể ẩn danh ở mức độ cao hơn các ứng dụng khác.

Threema được phát triển bởi công ty Threema GmbH của Thụy Sĩ. Các máy chủ ở Thụy Sĩ và quá trình phát triển có trụ sở tại Pfäffikon SZ. Tính đến tháng 5 năm 2021, Threema có 10 triệu người dùng và phiên bản dành cho doanh nghiệp, Threema Work, đã được 2 triệu người dùng trên 5.000 công ty và tổ chức sử dụng.

5. App nhắn tin bảo mật – Wickr Me

Wickr Me là một ứng dụng nhắn tin được phát triển bởi Wickr. Wickr là một công ty phần mềm của Mỹ có trụ sở tại Thành phố New York.

Ứng dụng Wickr Me cho phép người dùng trao đổi tin nhắn nội dung được mã hóa end-to-end, bao gồm ảnh, video và tệp đính kèm. Phần mềm có sẵn cho các hệ điều hành iOS, Android, Mac, Windows và Linux. Vào ngày 25/6/2021, Wickr được Amazon Web Services mua lại.

Wickr Me hiện có cả bản miễn phí và bản trả phí. Bản miễn phí có các tính năng cơ bản, trong khi đó có 3 bản trả phí: Silver, Gold, và Platinum.

Wickr Me sẽ không thu thập số điện thoại hoặc địa chỉ email của bạn khi bạn tạo tài khoản trên ứng dụng này.

6. Ứng dụng nhắn tin bảo mật – Google messages

Google Messages (trước đây gọi là Android Messages) là một ứng dụng SMS, RCS và nhắn tin được Google phát triển cho hệ điều hành di động Android của mình. Ứng dụng này cũng có sẵn trên giao diện web.

Ra mắt vào năm 2014, Google Messages đã hỗ trợ nhắn tin RCS từ năm 2018, được tiếp thị là “tính năng trò chuyện”.

Ứng dụng đã vượt mốc 1 tỷ lượt cài đặt vào tháng 4 năm 2020, tăng gấp đôi số lượt cài đặt trong vòng chưa đầy một năm.

Ban đầu, ứng dụng không hỗ trợ mã hóa end-to-end. Vào tháng 6 năm 2021, Google đã giới thiệu mã hóa end-to-end trong tin nhắn. Việc mã hoá này chỉ được hỗ trợ nếu hai người dùng đang sử dụng Tin nhắn trong cuộc trò chuyện 1: 1 (không phải trò chuyện nhóm), và cả hai đều bật RCS.

Nhược điểm của ứng dụng này là chỉ hỗ trợ cho Android, và các tin nhắn trong các cuộc trò chuyện nhóm không được mã hoá đầu cuối.

7.

App nhắn tin bảo mật –

Dust

Dust là một ứng dụng cho phép bạn gửi tin nhắn an toàn và được mã hóa. Ứng dụng này có thể được sử dụng trên cả iOS và Android.

Có một điều đáng lưu ý đó là tin nhắn của bạn sẽ được tự động xóa sau 24 giờ. Điều này khiến bạn khó có thể trò chuyện liên tục bằng Dust, bởi vì bạn có thể sẽ quên những gì mình đã nói.

Tất cả tin nhắn văn bản, hình ảnh và video sẽ được mã hoá. Nhưng các cuộc gọi sẽ không được mã hoá.

Theo thông tin từ trang web avg.com, giao thức mã hóa của Dust không được công bố. Điều này khiến cho công chúng/người dùng khó giám sát; không có cách nào để xác minh tính bảo mật của Dust một cách độc lập.

 Hình ảnh mô tả ứng dụng Dust. (Ảnh chụp màn hình từ trang web apple.com),Top 12 ứng dụng nhắn tin bảo mật
Hình ảnh mô tả ứng dụng Dust. (Ảnh chụp màn hình từ trang web apple.com)

Đối với 5 ứng dụng còn lại: Signal, Wire, Whatsapp, Viber, Line; bạn có thể xem thông tin ở đây: Top 9 ứng dụng gọi video có mã hoá đầu cuối – An toàn cho người dùng.

Như vậy, bạn có thể tuỳ vào mục đích cá nhân, tình huống mà lựa chọn một ứng dụng nhắn tin bảo mật mà phù hợp với bạn.

Hỏi và đáp một số câu hỏi liên quan

Ứng dụng nhắn tin bảo mật nhất là ứng dụng nào?

Khi có quá nhiều ứng dụng, phần mềm, app nhắn tin được tạo ra, thì người dùng cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là nên sử dụng ứng dụng nào?

Có nhiều tiêu chí cho việc lựa chọn và tính bảo mật là một trong nhưng tiêu chí quan trọng.

Dựa vào nhiều thông tin như, mã nguồn (source code) của ứng dụng có đăng công khai cho công chúng hay không, cơ chế mã hoá, cách thu thập thông tin từ người dùng, … nhiều trang web đã chọn ra 3 ứng dụng bảo mật nhất là: Signal, Wickr, và Wire. (Xem thêm: Ứng dụng nhắn tin nào bảo mật nhất thế giới và vì sao?)

Telegram có bảo mật không?

Cơ chế mã hoá đầu cuối là một cơ chế quan trọng để đảm bảo rằng tất cả nội dung tin nhắn của bạn, chỉ có bạn và người mà bạn giao tiếp cùng mới có thể xem. Tức là chỉ có người gửi và người nhận mới có thể đọc được nội dung tin nhắn.

Telegram cũng có cơ chế mã hoá đầu cuối. Nhưng cơ chế này chỉ áp dụng cho ‘trò chuyện bí mật’. Vậy nếu bạn sử dụng tính năng ‘trò chuyện bí mật’ thì nội dung tin nhắn của bạn là an toàn và có bảo mật. (Xem thêm: Telegram có bảo mật không?)

Line có bảo mật không?

Cũng như Telegram, cơ chế mã hoá đầu cuối không được bật mặc định trên Line. Vì vậy, có thể nói tin nhắn bình thường khi người dùng sử dụng Line sẽ không được bảo mật tốt.

Ngoài ra, vào năm 2021, ứng dụng Line được cho là đã âm thầm gửi dữ liệu người dùng Nhật Bản cho Trung Quốc.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

  1. Wikipedia – phần giới thiệu về các ứng dụng.
  2. Phần hỏi đáp về Telegram trên trang web chính thức của Telegram.
  3. Thông tin về Silence ở trang web silence.im.