Top 15 Bài văn thuyết minh về cây đào ngày Tết hay nhất – Toplist.vn
Mùa xuân đến cùng với những đàn chim én bay lượn trên bầu trời, với cơn mưa xuân nhẹ nhàng và đặc biệt là có không khí tươi vui chào đón năm mới. Sự hân hoan náo nhiệt đón Tết ngập tràn cả đất nước ta. Miền Nam là những cành mai phơi phới vàng tươi đầy sức sống. Còn miền Bắc chúng ta nở rộ giữa sự se lạnh còn vương vấn của mùa đông ấy lại là những cây hoa đào đỏ thắm, đỏ tươi hay màu hồng nhạt. Hoa đào là một trong những cần thiết mỗi dịp tết đến ở miền Bắc. Thiếu đi cành đào năm mới như mất đi hương vị của ngày tết đối với người dân nơi đây.
Đào là cái tên rất quen thuộc với chúng ta. Đối với khoa học tên của nó là Prunas Pensica. Đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một cây ăn quả. Sau đó cây đào được trồng ở vùng Nghệ Tĩnh Việt Nam ta, ngày nay ở làng Nhật Tân – ngoại thành Hà Nội cũng trồng hoa đào, nơi đây còn gọi là xứ sở hoa đào. Ngoài ra ở Đà Lạt còn có thể trồng một loại hoa đào ghép khác tuy nhiên vẫn không thể sánh bằng đào Nhật Tân.
Đào là cái tên rất quen thuộc với chúng ta. Đối với khoa học tên của nó là Prunas Pensica. Đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một cây ăn quả. Sau đó cây đào được trồng ở vùng Nghệ Tĩnh Việt Nam ta, ngày nay ở làng Nhật Tân – ngoại thành Hà Nội cũng trồng hoa đào, nơi đây còn gọi là xứ sở hoa đào. Ngoài ra ở Đà Lạt còn có thể trồng một loại hoa đào ghép khác tuy nhiên vẫn không thể sánh bằng đào Nhật Tân.
Chắc hẳn ai cũng biết được hình dáng cây đào thân quen này. Đào là cây thân gỗ, nhưng rất mềm, dễ uốn, cao từ 10-15cm. Thân đào gồm rất nhiều nhánh nhỏ, vở sần sùi, mầu nâu, lá đào hình mũi mác dài 2-3cm. Hoa đào nở rộ vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Cách phân chia cành và số hoa mỗi cành của mỗi loài mỗi khác, thông thường thì mỗi đốt sẽ có từ 1-2 bông hoa.
Mỗi loại đào thường có một sắc thái riêng của nó như màu đỏ son, đỏ tươi, hồng đậm, hồng nhạt, chủ yếu là gam màu nóng. Cánh đào xen kẽ lẫn nhau khum khum lại để lộ ra nhị hoa màu vàng với mùi thơm nhẹ, thoải mái. Dựa theo số cánh mỗi bông, đặc điểm bên ngoài mà người ta chia đào thành nhiều loại nổi bật là đào bích, đào phai.
Ngoài ra người ta trồng đào còn dựa vào cách trồng mà phân chia đào thành hai loại chính là đào thế và đào cành. Đào thế có tuổi ít nhất là từ hai năm trở lên,thân càng xù xì càng tốt. Người ta uốn các tay đào thành các thế khác nhau. Khi bán đào thế thì phải bán cả cây nên loại đào này thường rất đắt. Ngược lại, đào cành chỉ bán cành giữ lại gốc để tiếp tục trồng nên giá rẻ hơn rất nhiều.
Trồng đào gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau. Đầu tiên, phải trồng ở những nơi có đất cao, trồng thành luống xung quanh là rãnh sâu. Người ta sẽ lấy gốc cây đào hạt ươm thành cây sau đó ghép với đào bích, đào phai. Người trồng sẽ phải chăm sóc cây đào đến tận tháng Tám âm lịch rồi mới bắt đầu tuốt lá. Việc này đòi hỏi rất nhiều công sức của người trồng.
Bởi lẽ tuốt lá phải tuốt nhẹ nhàng dần dần cho đến hết. Đặc biệt giai đoạn này còn cần người trồng phải biết trước thời tiết. Nếu Tết nóng thì sẽ tuốt lá muộn hơn. Còn nếu Tết lạnh thì phải tuốt lá sớm. Đồng thời, khi chăm sóc đào cần phải chú ý các loại sâu đục thân… Cây đào bị ứa nhựa hay nổi mụn gỗ thì phải bắt sâu ngay.
Việc mua đào sắm tết dường như đã trở thành thói quen hay một truyền thống của người dân miền bắc trong những ngày tết đến. Và đương nhiên ai cũng có một cách thưởng thức của riêng mình. Đối với đào thế thì thường được trồng trong chậu hoắc trông xuống đất trong vườn. Đào cành thì cắm vào lọ, trang trí ở trong phòng khách hoặc trên bàn thờ. Khi mua về thì nên cắm cành đào vào trong lọ 3-4 tiếng, nước ngập đến cổ. Để giữ đào lâu tàn hơn thì người ta thường dùng vôi bôi ở mặt cắt cuống hoặc dùng lửa đốt cho héo mặt đốt rồi cắm vào lọ. Đặc biệt nước trong lọ phải đầy.
Theo tương truyền, cành đào có khả năng đuổi tà ma đem lại sự ấm áp cho những ngày tết ở miền bắc. Với màu sắc tươi vui, đào đem đến xuân đầy sức sống với những niềm vui, những hứa hẹn năm mới Ngoài ra đào cũng được coi là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Bóng cây đào thấp thoáng trong những bài thơ, câu văn của các tác giả Việt Nam như bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Giữa phố đông người qua”.
Không chỉ thế đào được sử dụng như một vị thuốc hiệu quả. Đào có thể làm thuốc đắp mặt khiến cho làn da mịn màng. Danh y Tuệ Tĩnh cũng nhắc nhiều đến đào trong cuốn sách y học của mình.
Cứ mỗi năm, mùa xuân nối tiếp mùa xuân, hoa đào rồi lại tàn. Thời gian cứ trôi mãi trôi mãi chẳng dừng lại. Cuộc sống rồi sẽ thay đổi, con người thay đổi nhưng hoa đào vẫn thế, vẫn là một thứ không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền. Đồng thời, hoa đào cũng đã vượt qua nghìn cây số đến với miền Nam. Và mai cũng đã đến với miền bắc chúng ta tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa hai miền Nam-Bắc. Hoa đào quả là một loài hoa đẹp, ý nghĩa với tất cả chúng ta.