Top 15 phần mềm kế toán miễn phí tốt nhất hiện nay

Phần mềm kế toán (PMKT) từ lâu đã trở thành trợ thủ đắc lực của người làm kế toán nhờ khả năng xử lý nghiệp vụ nhanh chóng với độ chính xác cao. Nếu như bạn đang phân vân không biết nên sử dụng phần mềm nào để công tác kế toán được hiệu quả nhất, hay muốn tìm hiểu các phần mềm miễn phí nào tốt, thì có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.

1. Phần mềm kế toán là gì?

Phần mềm kế toán là hệ thống các chương trình máy tính xử lý các thông tin kế toán một cách tự động thông qua các thao tác nhập liệu. Sau khi người dùng cung cấp các dữ liệu đầu vào là chứng từ, số liệu, sổ sách, phần mềm sẽ xử lý lên các báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo biểu mẫu nhờ vào các công thức, thủ tục, quy trình được thiết lập sẵn, giúp các doanh nghiệp chuẩn hóa hoạt động quản lý tài chính – kế toán của doanh nghiệp mình và tiết kiệm thời gian, công sức cho người làm công tác kế toán.

2. Các phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm kế toán. Tuy nhiên chia theo cấu trúc của các loại PMKT hiện nay thì có hai loại phần mềm chủ yếu: Phần mềm đóng gói và phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng.

  • Phần mềm đóng gói

    là phần mềm

    được đầu tư nghiên cứu, tổng hợp từ rất nhiều khảo sát nhu cầu thực tế các nghiệp vụ hoặc một số lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp. Sau đó kết hợp với những chuẩn mực, nghiệp vụ đặc trưng để tập hợp thành những điểm chung và xây dựng nên một mô hình tổng thể. Vì vậy loại phần mềm này sẽ

    làm cho một lĩnh vực nào đó thật cụ thể, hoặc có tính dùng chung rất cao để có thể phục vụ khách hàng trên quy mô lớn mà không phụ thuộc vào sự đặc thù của doanh nghiệp. 

  • Phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng

    được nhà phát triển phần mềm thiết kế, xây dựng theo yêu cầu phát triển của từng khách hàng để thích ứng những đặc điểm, quy trình hoạt động mà doanh nghiệp đang áp dụng.

So sánh ưu, nhược điểm của hai loại phần mềm trên:

Phần mềm đóng gói


Phần mềm phát triển theo yêu cầu

Ưu điểm

– Chi phí phát triển phần mềm đóng gói được phân bổ cho hàng nghìn khách hàng nên giá thường rẻ.

– Có tính cải tiến liên tục dựa vào phân tích phản hồi và những yêu cầu mới của khách hàng.

– Dễ sử dụng ngay cả với những người không am hiểu ký thuật. 

– Thời gian triển khai cũng rất nhanh gọn, không cần chờ đợi. 

– Vì làm theo ý tưởng từ khảo sát thực tế của khách hàng nên gần như đáp ứng được hết yêu cầu từ phía doanh nghiệp.

– Được nhận sự hỗ trợ chu đáo trong quá trình triển khai ứng dụng và công tác bảo trì, nâng cấp phần mềm…

Nhược điểm

– Không thể đáp ứng 100% yêu cầu của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có tính đặc thù cao

– Do phần mềm phục vụ số đông các doanh nghiệp với lĩnh vực khác nhau nên có nhiều tính năng không sử dụng đến.

– Cần thời gian khảo sát tư vấn và xây dựng hệ thống nên kéo theo thời gian triển khai để viết phần mềm lâu hơn phần mềm đóng gói.

– Chi phí phát triển phần mềm rất lớn nên kéo theo giá thành cao.

– Chỉ có thể đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó, trong tương lai nếu có sự thay đổi trong cấu trúc, quy mô doanh nghiệp hay cách thức quản lý, việc sử dụng phần mềm này sẽ gặp nhiều hạn chế. 

Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc điểm tương ứng với nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán khác nhau. Bạn cần cân nhắc kỹ ưu nhược điểm của từng loại để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Bên cạnh cách chia theo đặc tính của phần mềm, các phần mềm kế toán cũng có thể chia theo theo cách thức làm việc: phần mềm online và phần mềm offline. Ngoài ra, nhiều người cũng phân loại theo tiêu chí chi phí sử dụng phần mềm tức là phần mềm sẽ được chia thàn hai loại là miễn phí và trả phí.

3. Tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp 

Sau khi lựa chọn được loại phần mềm phù hợp với doanh nghiệp, Ketoan.vn xin gợi ý cho bạn các tiêu chí để lựa chọn được phần mềm tốt nhất

Phù hợp với loại hình doanh nghiệp

Điều kiện tiên quyết của một phần mềm kế toán là phải đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính, kế toán của một doanh nghiệp. Phần mềm phải quản lý được đầy đủ các số liệu như: tiền mặt, tiền gửi, vật tư hàng hóa, xây lắp, sản xuất… Đáp ứng phù hợp với đặc thù của các loại hình, quy mô kinh doanh, các ngành nghề khác nhau như: Thương mại, dịch vụ, sản xuất…

Vì vậy, một phần mềm kế toán tốt phải có đầy đủ các tính năng, tiện ích và đáp ứng điều kiện của các loại hình hoạt động của doanh nghiệp và lợi ích của phần mềm kế toán dành cho các loại hình doanh nghiệp thể hiện rõ qua những tính năng, tiện ích, đặc điểm,…

Tốc độ xử lý cao

Thời gian hoàn thành công việc là một trong những yếu tố quan trọng với kế toán. Một phần mềm chạy chậm không những đem lại sự không thoải mái cho người sử dụng mà còn gây ra những hậu quả không tốt cho doanh nghiệp. 

Giao diện thân thiện, dễ dàng thao tác

Một trong những câu hỏi đầu tiên kế toán viên nghĩ tới khi tìm kiếm một giải pháp phần mềm phù hợp là “phần mềm này có dễ dùng hay không?” “Tôi không rành về công nghệ liệu có sử dụng được không?”

Một phần mềm kế toán thông dụng phải hướng tới sự tiện lợi, đơn giản dễ sử dụng với bất kỳ ai nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các tính năng tiện ích. Việc giao diện phức tạp, khó nhìn, quá nhiều chức năng không cần thiết rất dễ khiến người sử dụng bị nhầm lẫn, khó nắm bắt khi dò tìm các tính năng của phần mềm. 

Độ uy tín của nhà cung cấp

Thời gian hoạt động là một tiêu chí quan trọng để nói lên độ bền vững và mức độ uy tín của nhà cung cấp. Khách hàng mua phần mềm kế toán để sử dụng trong nhiều năm chứ không chỉ dùng trong một thời gian ngắn rồi bỏ.

Theo yêu cầu của cơ quan thuế thì chứng từ, sổ sách kế toán phải lưu trữ 10 năm mới được quyền tiêu huỷ. Khi xem xét số liệu kế toán thường xem chủ yếu bằng phần mềm nên phần mềm cũng nên giữ sử dụng trong thời gian tương ứng.

Chưa kể, thâm niên hoạt động lâu năm cũng là điểm cộng của đơn vị cung cấp vì họ là những người am hiểu rõ nét về thị trường, có thời gian dài nghiên cứu, phân tích nghiệp vụ kế toán cũng như hành vi sử dụng phần mềm trong công việc nên ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Hỗ trợ từ đơn vị cung cấp phần mềm

Nếu như lựa chọn phải một nhà cung cấp không uy tín thì doanh nghiệp rất khó để có thể nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Vì thế, nhà quản lý nên quan tâm đến tần suất cập nhật phần mềm. Hành động đó thể hiện sự chăm chút của nhà phát triển với sản phẩm của mình. Người hưởng lợi không ai khác chính là những người sử dụng.

Tiếp đến là đội ngũ tổng đài hỗ trợ. Khách hàng sẽ an tâm sử dụng phần mềm hơn khi biết rằng đội ngũ hỗ trợ luôn tư vấn 24/7, hướng dẫn hay xử lý các vấn đề xảy ra của phần mềm. 

Giá cả hợp lý

Giá phần mềm kế toán hợp lý là điều mà các doanh nghiệp nên cân nhắc. Tất nhiên, với các phần mềm kế toán miễn phí như excel thì kế toán sẽ không có nhiều tiện ích, tính năng còn với những phần mềm mà doanh nghiệp  phải trả phí để sử dụng thì sẽ có thêm nhiều tính năng tiện ích.

Tùy vào các tính năng được tích hợp hoặc loại hình của phần mềm mà giá cả có sự khác nhau. Tuy nhiên, giá thành của PMKT phụ thuộc rất nhiều vào chức năng được tích hợp. Thay vì lựa chọn phần mềm có quá nhiều chức năng thì chỉ nên lựa chọn đủ chức năng sử dụng của doanh nghiệp mình để tiết kiệm chi phí.

4. Top 18+ phần mềm kế toán phổ biến nhất tốt nhất

Với những tiêu chí để đánh giá chi tiết trên, ketoan.vn xin giới thiệu tới 15+ phần mềm kế toán phổ biến tốt nhất Việt Nam hiện nay

4.1 MISA SME

Nhắc đến các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay hẳn rất nhiều người nghĩ đến thương hiệu MISA – một trong những công ty có quy mô lớn tại Việt Nam trong việc cung cấp phần mềm kế toán doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp vừa, nhỏ. Ra đời năm 1994, trải qua gần 30 năm phát triển, phần mềm kế toán MISA SME được coi là phần mềm kế toán phổ biến nhất Việt Nam.

Hiện tại, để thuận tiện cho khách hàng trải nghiệm, MISA SME miễn phí 15 ngày sử dụng thử full tính năng, cho phép các doanh nghiệp đánh giá phần mềm trước khi quyết định mua. Việc phần mềm MISA miễn phí bản dùng thử full tính năng này giúp kế toán doanh nghiệp có thời gian trải nghiệm trực tiếp để thực tế đánh giá. Các doanh nghiệp có thể tải phần mềm MISA miễn phí bản dùng thử tại website chính của MISA. 

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên mức độ phổ biến của phần mềm MISA là việc các tính năng của phần mềm đáp ứng được tốt nhu cầu xử lý các nghiệp vụ tài chính – kế toán:

  • Tự động hạch toán từ: Hóa đơn đầu vào, Báo cáo ngân hàng. Tự động tổng hợp báo cáo thuế, BCTC tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu.

  • Kết nối thông minh: Kết nối Tổng cục thuế, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện.

  • Quản trị tài chính tức thời: Giám đốc luôn nắm được tình hình tài chính: Doanh thu, Lợi nhuận, Chi phí, Công nợ,… mọi lúc, mọi nơi kịp thời ra quyết định điều hành.

Ngoài ra, yếu tố giá cũng góp phần quyết định đến tính phổ biến này. Phần mềm kế toán MISA SME là phần mềm đóng gói nên có hai hình thức trả phí với các gói tùy sản phẩm tương ứng với từng mức quyền lợi mà doanh nghiệp cân nhắc khi mua phần mềm kế toán MISA:

    • Trả phí định kỳ mức giá dao động từ 4.450.000 VNĐ đến 7.450.000 VNĐ

    • Trả phí một lần mức giá dao động từ 7.950.000 VNĐ đến 13.950.000 VNĐ

Các gói sản phẩm có những đặc điểm riêng nên khi mua phần mềm MISA, doanh nghiệp cần yêu cầu nhân viên tư vấn kỹ lưỡng để chọn được gói phù hợp. 

4.2 Phần mềm kế toán online MISA AMIS (AMIS Kế toán)

MISA AMIS Kế Toán có thể coi là phiên bản “nâng cấp” của phần mềm kế toán MISA SME. Phần mềm này được Công ty công ty MISA phát triển dựa trên công nghệ điện toán đám mây, từ đó quy trình cài đặt phần mềm phức tạp trước kia đã được loại bỏ, kế toán cũng không phải lo chuyển dữ liệu mỗi khi cần làm việc ở nhà. Sử dụng MISA AMIS Kế toán, chỉ cần có kết nối internet là kế toán có thể truy cập và thao tác  trên dữ liệu kế toán mọi lúc, mọi nơi.

Có thể nói, MISA AMIS Kế toán là giải pháp quản trị tài chính kế toán toàn diện, vừa đáp ứng nhu cầu về kế toán tài chính, vừa đáp ứng nghiệp vụ quản trị. Cụ thể:

  • AMIS Kế toán có đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,… cùng nhiều tính năng tự động như

    tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính, dự báo dòng tiền và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp;

  • AMIS Kế toán có hệ thống h

    àng trăm báo cáo quản trị như: dự báo dòng tiền, cảnh báo tồn kho, tình trạng tồn kho, tổng hợp công nợ theo tuổi nợ, hạn nợ, theo dõi doanh thu chi phí chi tiết theo từng sản phẩm…

Ngoài ra, phần mềm này còn được trang bị rất nhiều tính năng tự động, tiện ích thông minh như cảnh báo, tự động nhập liệu, kết nối linh hoạt,… và giao diện rất thân thiện với người dùng từ đó giúp ích cho bộ phận kế toán doanh nghiệp nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung.

Như vậy có thể thấy MISA AMIS Kế toán là phần mềm hoàn thiện nhất về mặt tính năng và công nghệ tính đến thời điểm hiện nay.

Hơn nữa, MISA cũng phát triển nhiều bản với giá thành dao động từ 3 triệu đến 15 triệu đồng, doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể tìm kiếm được giải pháp phù hợp.

4.3 Fast Finance

Phần mềm quản trị tài chính kế toán Fast Financial là phần mềm kế toán online cho phép người dùng truy cập và làm việc mọi lúc, mọi nơi, từ bất kỳ thiết bị nào. 

Điểm nổi bật của Fast Financial là: Phù hợp chế độ tài chính, kế toán và thuế; Quản lý dữ liệu của các đơn vị thành viên; Bảo mật hệ thống; Quản lý các danh mục từ điển; Thực hiện, xử lý giao dịch (chứng từ); Báo cáo; Công cụ phân tích số liệu kinh doanh nhiều chiều Fast Analytics; Quản lý đa tiền tệ, song tệ; Ngôn ngữ giao diện vào báo cáo.

Bên cạnh đó, giao diện của Fast cũng tương đối thân thiện nên cách nhập liệu chứng từ vào có thể dễ dàng thực hiện.

4.4 Effect

Với hơn 15 năm trong lĩnh vực phần mềm, Effect là một trong những thương hiệu phần mềm uy tín và tin cậy với hơn 3000 khách hàng sử dụng. Tương tự như MISA SME.NET và FAST, Effect cũng có đầy đủ các nghiệp vụ kế toán theo thông tư của Bộ Tài Chính.

Phần mềm kế toán Effect được ứng dụng trong lĩnh vực kế toán quản trị doanh nghiệp cho một số mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp nhỏ đến vừa và lớn.

4.5 Bravo

Bravo là thương hiệu khá nổi tiếng song do là phần mềm đặc thù dạng customize nên vẫn nhiều kế toán thắc mắc phần mềm bravo là gì. Được phát triển bởi công ty cổ phần phần mềm BRAVO, BRAVO là một trong những PMKT được đánh giá cao tại Việt Nam với hơn 3.600 doanh nghiệp đang sử dụng.

Sản phẩm nổi bật của BRAVO chính là BRAVO 8, đây là loại phần mềm kế toán được thiết kế riêng theo nhu cầu doanh nghiệp. Phần mềm BRAVO 8 được xây dựng cho bài toán quản trị đa ngành nghề, bổ sung thêm nhiều tính năng nổi bật cho từng phân hệ quản trị; giải quyết tốt bài toán xử lý dữ liệu lớn (Big Data), cải tiến tốc độ truy cập dữ liệu; giao diện tối giản phẳng mà người dùng có thể tùy biến hiển thị cho dashboard…

4.6 GamSoft

Đây là một trong những giải pháp phần mềm kế toán giá rẻ nhất hiện nay dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, các đại lý thuế và cá nhân làm thuế tại nhà.

Các ưu điểm của GamSoft có thể kể đến như: Tải về và cài đặt ngay mà không cần đăng ký; Dễ dàng tạo nhiều tài khoản công ty trên một phiên bản phần mềm; Cập nhật liên tục tính năng để phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành của Bộ Tài chính. 

4.7 3TSOFT

Phần mềm kế toán 3TSOFT giá rẻ được biết đến với tốc độ xử lý nhanh, gọn, nhẹ. Trên phần mềm, các thao tác click, bấm được cắt giảm tối đa, nhờ đó đó tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc của kế toán viên. Đáng chú ý, 3TSOFT không giới hạn số lượng máy tính sử dụng, số người dùng, số công ty trên một phần mềm và có khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Tuy nhiên, phần mềm này có giao diện khá khó sử dụng nên sẽ khiến người dùng mất một khoảng thời gian nhất định để làm quen.

4.8 AsiaSoft

Phần mềm bao gồm nhiều ứng dụng riêng biệt để hỗ trợ từng nghiệp vụ chuyên biệt. Dựa trên các số liệu của báo cáo thống kê, phần mềm có thể giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp đúng đắn.

Ngoài ra, phần mềm kế toán Asiasoft cũng cho phép bạn thực hiện nhiều thao tác một lúc (tương tự MISA AMIS và MISA SME) để tiết kiệm thời gian cho việc nhập và xử lý dữ liệu. 

4.9 Smart Pro

Phần mềm Smart Pro được biết đến là một phần mềm kế toán dễ sử dụng, đơn giản, có thể in chứng từ sổ sách kế toán không giới hạn. Smart Pro sở hữu công nghệ lọc dữ liệu thông minh mà nhờ đó, người sử dụng có thể dễ dàng dễ dàng lọc và phân tích dữ liệu giống như Subtotal và PivotTable của Excel.

Phần mềm Smart Pro cũng được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng, nhập dữ liệu nhanh, dễ quản lý, bảo trì & nâng cấp chỉnh sửa theo biểu mẫu báo cáo mới của Bộ Tài Chính.

4.10 Simba

SimBa là một sản phẩm phần mềm kế toán được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty Cổ phần phát triển phần mềm Asia.

Đây là một sản phẩm phần mềm đóng gói, thiết kế theo hướng tối giản, giao diện khá thân thiện, dễ sử dụng, phù hợp với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc những doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ.

4.11 LinkQ

LinkQ đem đến công cụ quản lý tập chung, khá phù hợp với những công ty có quy mô lớn với nhiều chi nhánh.

Phần mềm LinkQ có nhiều ưu điểm vượt trội như giao diện dễ sử dụng, làm việc được với nhiều cửa sổ cùng lúc, kết nối được những cơ sở dữ liệu từ xa hay giúp cho người quản lý theo dõi dễ dàng hơn…. Ngoài ra với LinkQ bạn có thể kết xuất dữ liệu ra Office hoặc kết xuất qua HTKK và iHTKK…

Hạn chế của LinkQ là tốc độ còn chậm và chưa đồng bộ hoàn toàn như một số phần mềm lớn khác.

4.12 GAMA

Phần mềm GAMA được biết đến với nhiều tính năng nổi bật như: tổ chức lưu trữ dữ liệu, cách thức xử lý số liệu và các chức năng khác được thiết kế hoàn chỉnh đáp ứng nghiệp vụ ghi nhận hạch toán kế toán của doanh nghiệp như: kế toán vốn bằng tiền, quản lý công nợ, mua bán hàng, quản lý hàng tồn kho,…

Phần mềm kế toán GAMA giúp lưu trữ số liệu một cách an toàn, khoa học và chính xác nên bất cứ khi nào người dùng muốn truy xuất số liệu, xem báo cáo đều có. 

4.13 3S Accounting

Phần mềm 3S Accounting có khả năng quản lý đầy đủ các loại dữ liệu kế toán của một doanh nghiệp như lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, công nợ phải thu, công nợ phải trả, báo cáo thuế, báo cáo tài chính, quản lý bán hàng, quản lý số lượng hàng tồn kho, quản lý tài sản…

3S Accounting được phát triển trên nền cơ sở dữ liệu SQL 2005, đủ khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn mà vẫn đảm bảo được sự ổn định.

4.14 Accnet Cloud

AccNet Cloud là phần mềm kế toán được thiết kế phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, các kế toán viên có thể dễ dàng sử dụng thành thạo phần mềm trong thời gian ngắn. Nhờ đó, công việc kế toán được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng năng suất làm việc.

4.15 Winta Accounting

Winta Accounting là phần mềm kế toán có cơ sở dữ liệu tiến tiến và độ bảo mật cao.

Winta Accounting tích hợp chữ ký số, hóa đơn điện tử trên phần mềm, được thiết kế chỉnh sửa theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.

Phần mềm Winta thích hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh.

4.16 PMKT Việt Đà

Phần mềm kế toán Việt Đà được đánh giá là phần mềm nhỏ gọn, rất dễ dùng, số liệu báo cáo chuẩn xác, biểu mẫu đẹp. Các đánh giá cho thấy phần mềm Việt Đà phù hợp đối với doanh nghiệp là vừa quản lý nội bộ theo đặc thù ngành vừa quản lý số liệu thuế. 

4.17 TONY

Đây là một phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng được nhiều ngành nghề khác nhau với nhiều nghiệp vụ kế toán cơ bản, cần thiết nhất. 

4.18 MISA AMIS Kế toán dành cho hộ kinh doanh

Bên cạnh phiên bản online dành cho doanh nghiệp, MISA phát triển bản AMIS Kế toán dành riêng cho hộ kinh doanh, đáp ứng thông tư 88/2021/TT-BTC.

Phần mềm kế toán hộ kinh doanh MISA AMIS đáp ứng đầy đủ các mẫu biểu, sổ sách theo quy định tại thông tư giúp hộ kinh doanh dễ dàng thực hiện công tác kế toán.

Bên cạnh đó, phần mềm còn liên kết trực tiếp với hoá đơn điện tử MISA meInvoice, cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm kế toán – cực kỳ tiện lợi cho các hộ kinh doanh. Ngoài ra, phần mềm còn nhiều tính năng, tiện ích khác mang đến nhiều lợi ích cho người dùng sử dụng.

Đăng ký trải nghiệm ngay MISA AMIS Kế toán các phiên bản: (Tài trợ)

Tạm kết

Trên đây là Top 15+ Phần mềm kế toán được ketoan.vn đánh giá là phổ biến, thông dụng nhất dành cho doanh nghiệp hiện nay. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích quý bạn đọc trong quá trình tham khảo và lựa chọn phần mềm kế toán doanh nghiệp của mình phù hợp, giúp ích trong công tác chuyển đổi số mạnh mẽ của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động quản lý, kinh doanh.