Top 5 lễ hội văn hóa nhật bản thú vị nhất không phải ai cũng biết

Văn hóa Nhật Bản là một khái niệm rộng lớn, nó bao gồm tất cả các giá trị vật chất và tinh thần được người Nhật Bản sáng tạo và gìn giữ trong hơn 3.000 năm lịch sử của mình. Để hiểu hết về văn hóa Nhật Bản đòi hỏi phải có sự nghiên cứu lâu dài. Tuy nhiên, trong cùng một khu vực văn hóa Á Đông, người Việt Nam cũng sẽ dễ dàng hiểu được nó. Cùng GoJapan đi tìm hiểu hết về nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản thôi nào

Nếu bạn đang có ý định học tiếng Nhật online cho những ước mơ, hoặc trải nghiệm một nước Nhật với vô vàn cơ hội trong tương lai, hãy tìm hiểu các khoá học tiếng Nhật với cam kết hiệu quả thực tế, đảm bảo lộ trình học tiến bộ rõ ràng tại đây nhé:

Sắc màu văn hoá của Nhật Bản

Đặc trưng văn hóa xã hội và giao tiếp

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Nhất là truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên, thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn; kính trọng thầy cô, phục tùng lãnh đạo. Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Ngoài ra, trong tiếng Nhật có một hệ thống các kính ngữ phức tạp được gọi là “Keigo”, tùy vào người được nói tới mà sử dụng kính ngữ thích hợp.

Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn. Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều không vừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên nở nụ cười. Người Nhật dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, nói đủ to, vừa phải, thích tranh cãi, luôn thể hiện là những người ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần. Người Nhật thích đi du ngoạn, ở Nhật có rất nhiều bảo tàng, cung điện, đình chùa, lăng tẩm, các công viên và các địa danh lịch sử. Người Nhật không muốn làm ăn với ai đã gây tổn thương tình cảm bên trong của họ. Người Nhật rất hâm mộ thể thao. Môn võ cổ tuyền của họ là Judo, Aikido và Kendo, Karate nổi tiếng thế giới. Thích leo núi, các môn thể thao dưới nước,golf,…

Tập quán trong giao tiếp

– Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

– Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10–20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10–15 cm.

– Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

– Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

– Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa…, hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

– Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui. Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

– Ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn: chúc bạn giàu có.

– Người Nhật rất thích hoa anh đào. Họ rất kị số 4, vì âm đọc số 4 đồng âm với từ “chết”.Chữ số bốn trong mê tín của một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản do đồng âm với chữ “Tử” (nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng số 4. Vì lý do này nên có sự mê tín coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở.

Tại Nhật Bản, ngay từ thời Heian đã có việc kiêng số 4. Trong cuốn “Tiểu hữu kí” ra đời vào năm Thiên Nguyên thứ 5 (năm 982) có ghi chép việc kiêng kị nếu như có bốn người thì sẽ làm tròn thành 5. Đây là ví dụ về việc tránh số 4 nhưng phần nhiều là do kiêng âm “Shi”. Người ta tránh sử dụng âm “Shi” mà thay vào đó dùng âm “Yon”. Ví dụ như “bốn người” thì sẽ dùng là “Yo nin” hay “Yottari” chứ không phải là “Shinin”. Thời đó vẫn sử dụng âm “Shi” mà chưa sử dụng rộng rãi âm “Yon”. Tuy nhiên đó chỉ là ở Tokyo. Tại Osaka nghe nói từ thời Edo âm “Yon” đã được sử dụng thay thế.

Hiện nay ở Nhật trong số phòng của chung cư hoặc các khách sạn thì các căn phòng có số 4 đã dần dần không còn nữa, ví dụ như bên cạnh phòng số 203 là phòng số 205 hay tiếp tầng số 3 là tầng số 5. Tại bệnh viên nơi người ta không hề thích việc liên tưởng tới cái chết nên sự kiêng kỵ này càng mạnh mẽ. Việc chỉ định biển số xe, nếu là những biển số dưới hai chữ số 42 và 49, nếu không yêu cầu thì không phải trả tiền. Người ta tránh những số này bởi nó khiến liên tưởng tới 死に(Shini – tử, chết) hay 死苦(Shiku – cái chết đau đớn) hoặc 轢く(Hiku – nghiến, chèn ngã).

Trong số phòng hay số tầng của bệnh viện ngoài số 4 người ta cũng tránh số 9 – 九(với phát âm giống chữ “Khổ” – 苦). Tuy nhiên九 và苦 là đồng âm chỉ có trong tiếng Nhật nên cũng chỉ là phong tục của riêng Nhật Bản. Không nên tặng hoa cúc đại đóa cho họ vì đây là điều cấm kị. Người Nhật coi cúc đại đóa là biểu hiện, điềm báo của sự tang thương, chết chóc.

Trong du lịch

Người Nhật luôn giữ gìn bản sắc dân tộc khi đi du lịch. Họ là những người sôi nổi cởi mở, vui vẻ nhưng lịch sự và có tính tự chủ khá cao. Họ thích thể loại du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu du lịch văn hóa. Họ thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá và quen sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Họ thích đi du lịch bằng mọi phương tiện, ội cách tùy vào sở thích và túi tiền của mỗi người. Chương trình du lịch của họ thường chọn 7 ngày, để 1 năm có thể du lịch tới 3 lần.

Trích nguồn Wikipedia

Văn hoá Trà Đạo

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII, trà đạo đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà cũng như là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Với chúng ta đó chỉ là một cốc trà xanh bình thường nhưng với người Nhật cốc trà này lại rất đặc biệt vì nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn. Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo  có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ : “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch”. Trong đó, “Hòa” chính là là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “tịch’ tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn

Văn hoá rượu Sake

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Nhắc tới Nhật Bản, chúng ta chắc ai cũng biết đến loại rượu đặc trưng có từ ngàn xưa của xứ sở Phù Tang phải không nào, đó chính là loại rượu sake. Rượu sake là một loại rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men của người Nhật và đi kèm với khá nhiều quy tắc. Dựa vào những thời điểm khác nhau mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau. Trong văn hóa Nhật, người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước và khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn cần phải giữ cốc rượu bằng 1 tay và tay kia kê phía dưới cốc để thể hiện phép lịch sự

Văn hoá “Lễ nghi và phong tục” ở Nhật Bản

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Các lễ nghi và phong tục đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản đồng thời cũng là cơ sở cho lối sống nề nếp và sự phát triển ổn định của xã hội , từ đó tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh.

Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không chỉ giữ gìn, phát triển bản sắc truyền thông văn hóa của mình mà còn sẵn sàng tiếp nhận những cái mới chủ yếu từ Trung Quốc và phương Tây. Để rồi từ đó mà người Nhật có thể tạo nên những nét độc đáo trong văn hóa.

Văn hoá “Trang phục truyền thống Kimono” độc quyền

kimono hiện đại

“Kimono“ trong tiếng Nhật có nghĩa là: “đồ để mặc”, hòa phục hay còn có cái tên khác là y phục Nhật, chính là là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono đã được người Nhật sử dụng trong suốt vài trăm năm. Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất cuộc sống nên Kimono không còn được sử dụng hằng ngày như lúc trước mà thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội. Ở Nhật, phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới và thường có màu và hoa văn nổi bật. Trong khi đó, kimono dành cho nam thường không có hoa văn và màu tối hơn.

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Người Nhật cực kì nhạy bén với thời tiết 4 mùa và quần áo của họ luôn theo thời tiết. Người Nhật cũng thường được thông báo về các giai đoạn trong cuộc đời họ. Ví dụ, những sự kiện đặc biệt được tổ chức để đánh dấu các cột mốc quan trọng trong sự trưởng thành của một đứa trẻ và người ta thay đổi những bộ Kimono của họ cho phù hợp cả về thời tiết và sự kiện.

Trong khoảng 30 – 100 ngày sau khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ, anh chị em, ông bà đến miếu thờ cùng nhau để báo cáo về sự ra đời của đứa trẻ. Đứa trẻ được mặc 1 bộ Kimono trắng bên trong. Bên ngoài bộ Kimono đó, đứa trẻ mặc 1 bộ Kimono được nhuộm yuzen nếu đó là con gái hoặc 1 bộ Kimono đen được đính huy hiệu gia tộc nếu đó là con trai.

Một bộ sự kiện quan trọng khác trong cuộc đời một đứa trẻ là lễ hội Shichi-go-san được tổ chức vào tháng 11. Vào ngày này, các bậc cha mẹ đưa con trai 5 tuổi và con gái 7 hoặc 3 tuổi tới miếu thờ địa phương để cảm ơn thần đã giữ cho con họ khỏe mạnh và chóng lớn. Những đứa trẻ cũng được mặc Kimono trong dịp này.

Ở tuổi 20, những người trẻ kỉ niệm lễ trưởng thành bằng cách đến miếu thờ vào ngày 2 thứ hai (2nd Monday) của tháng 1. Trong dịp này, các cô gái mặc Furisode và các chàng trai mặc Haori và Hakama có gắn phù hiệu gia tộc.

Dù sự kiện để mặc là gì, người Nhật luôn nghĩ đến yếu tố thời tiết trước khi quyết định sẽ mặc bộ Kimono nào. Các màu nhạt như xanh sáng thích hợp cho mùa xuân, các màu mát như tím nhạt hay xanh đen thích hợp để mặc cho mùa hè. Mùa thu phù hợp với những màu mô phỏng màu sắc lá rụng và mùa đông là mùa cho những màu mạnh mẽ như đen và đỏ.

Vào mùa hè, người Nhật thích đi xem pháo hoa và thường đến các lễ hội mùa hè. Vào những lúc này, họ mặc yukata. Trong quá khứ, người Nhật thường mặc yukata lúc vừa tắm xong nhưng bây giờ chúng đã được mặc định là đồ mặc mùa hè bình thường, được mặc bởi người Nhật mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Theo truyền thống, chúng có màu xanh dương kết hợp với màu trắng nhưng trong những năm gần đây, những mẫu thiết kế đầy màu sắc đã xuất hiện.

Dù kimono không còn là trang phục mặc hàng ngày của người Nhật, họ vẫn thích mặc kimono vào nhiều lúc suốt cả năm.

Trích nguồn Wikipedia

Các lễ hội đặc trưng không nên bỏ qua của Nhật Bản

Lễ hội rước “của quý” Kanamara Matsuri

Lễ hội dương vật Kanamara Matsuri được người Nhật duy trì suốt hơn nửa thế kỷ qua, trở thành nét văn hóa độc đáo trong đời sống người dân xứ hoa anh đào.

Ảnh: The culture trip.

Lễ hội rước “của quý” ở Nhật Bản hay còn gọi là lễ hội Kanamara Matsuri, diễn ra vào chủ nhật đầu tiên của tháng 4 hàng năm, tại đền đền Kanayama, thuộc thành phố Kawasaki. Nét văn hóa độc đáo này đã gắn liền với người dân Kawasaki nói riêng và người Nhật nói chung hơn 50 năm qua.

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Vào ngày diễn ra lễ hội, khắp đường phố đều xuất hiện hình ảnh “của quý”, từ đồ ăn bán trên đường, đồ chơi đến đồ hóa trang của du khách. Lễ hội kỳ lạ này khiến không ít khách du lịch đỏ mặt ái ngại, nhưng người Nhật lại hào hứng tham dự, họ coi đây là dịp cầu may. Không chỉ Kawasaki, một số địa phương khác như thành phố Komaki, tỉnh Aichi, cũng diễn ra lễ hội rước dương vật tại đền Tagata mang tên Honen Matsuri. Năm ngoái – 2019, lễ hội ở đây diễn ra ngày 15/3, thu hút hàng nghìn người tham dự.

Lễ hội rước dương vật còn lạ lẫm với nhiều du khách, song với người Nhật, đây là dịp để cầu may, xin vụ mùa bội thu. Đền Kanayama cũng là nơi nhiều gia đình tới trong ngày lễ Kanamara Matsuri để xin con cái. Mỗi năm, chương trình độc đáo này thu hút hàng nghìn người tham dự gồm dân địa phương và khách quốc tế.

Trích nguồn báo Zing news

Lễ hội Hina (Ngày hội các bé gái)

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Ngày 3/3 là ngày Tết dành cho các em bé gái, còn gọi là “Tết ngẫu nhân” ( ngẫu là những pho tượng hình người). Mục đích của ngày Tết này là cầu chúc cho hạnh phúc sẽ đến với các em trong tương lai. Vào ngày đó, gia đình có các em bé gái sẽ tiến hành một số nghi lễ phong tục. Họ sẽ mua về những bộ búp bê thật đẹp. Thường phải có đến trên 10 con búp bê, 2 con búp bê vua và hoàng hậu được bày ở hàng cao nhất. Búp bê thường được bày cùng với những đồ đạc và thức ăn đồ chơi cũng thanh tú và tinh xảo như những con búp bê vậy.
Một loại kẹo đặc biệt cùng với sake nhẹ được mang ra để uống. Và các cô bé gái đóng vai chủ nhà tiếp đãi các chú bé trai và bạn bè đến chơi nhà cùng chiêm ngưỡng những con búp bê. Hina matsuri là ngày của chúng.

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Lễ hội Hanami (Ngày hội ngắm hoa anh đào)

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 là mùa hoa anh đào nở, và Nhật Bản đã chọn khoảng thời gian từ 15/3 đến 15/4 làm “ Tết anh đào”. Đến đầu tháng 4 hàng năm, tại Tokyo, chính phủ có cử hành lễ hội thưởng thức hoa anh đào, họ mời các quan chức, những người có tên tuổi trong xã hội Nhật và các vị khách quốc tế tới cùng tham dự, và đích thân Thủ tướng Nhật phải chủ trì lễ hội này. Do sự khác nhau về khí hậu giữa miền Nam và miền Bắc, nên ở Nhật hoa anh đào nở dần từ phía Nam lên phía Bắc, kết thúc ở 4 hòn đảo ở biển Bắc. Vì thế thời gian hoa anh đào nở kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Trong khoảng thời gian ấy, nhân dân trong nước khắp nơi nơi đều cử hành các hoạt động thưởng thức hoa anh đào truyền thống, hầu hết tất cả mọi người, từ người già cho tới các em nhỏ đều đến công viên hoặc một nơi nào đó để thưởng hoa. Tại công viên Thượng Dã ở Tokyo hàng năm có tới hàng chục vạn người tới để xem hoa anh đào. Mọi người tụ họp dưới gốc cây ngửa mặt lên trời

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

ngắm hoa, uống rượu và nhảy múa náo nhiệt thâu đêm suốt sáng

Lễ hội O-bon (お盆)

Thả đèn hoa đăng trong lễ hội O-Bon

Trong văn hóa Nhật Bản, Obon là lễ hội Phật giáo nhằm thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên cội nguồn. Lễ hội Obon xuất hiện tại Nhật từ hơn 500 năm trước. Ngày nay, lễ hội này trở thành dịp để đoàn tụ gia đình và tham gia các tục lệ truyền thống như nhảy múa hay thả đèn lồng trôi sông.

Nguồn gốc lễ hội bắt nguồn từ câu chuyện về một đệ tử nhà Phật có tên Mokuren (Mục Kiền Liên). Theo truyền thuyết, ông là người đã tu luyện nhiều năm và có nhiều pháp thuật. Để báo hiếu với người mẹ mất sớm, ông sử dụng pháp lực để tìm lại mẹ khắp nơi. Khi thấy mẹ mình đã biến thành quỷ đói, bị đày xuống địa ngục và chịu nhiều đau khổ, Mokuren tìm đến Đức Phật để hỏi cách giải thoát cho bà. Đức Phật nói rằng Mokuren phải mang đồ lễ cúng các nhà tu vào ngày 15 tháng 7. Ông thực hiện theo giúp đỡ của Đức Phật, đem đồ cúng cho những người tu hành ở dương gian vào đúng ngày đó. Sau khi hoàn thành lễ cúng, linh hồn mẹ ông được siêu thoát. Mokuren nhảy múa vui mừng. Từ đó, sự tích này trở thành một tục lệ. Người dân hàng năm tổ chức Obon để thể hiện lòng biết ơn tới cha mẹ và linh hồn tổ tiên, còn điệu múa trong lễ hội được gọi là Bon Odori.

Nét tinh hoa văn hoá Nhật Bản

Nếu các bạn biết nhiều hơn thì hãy cùng chia sẻ cho GoJapan nhé

Nếu bạn đang có ý định học tiếng Nhật online cho những ước mơ, hoặc trải nghiệm một nước Nhật với vô vàn cơ hội trong tương lai, hãy tìm hiểu các khoá học tiếng Nhật với cam kết hiệu quả thực tế, đảm bảo lộ trình học tiến bộ rõ ràng tại đây nhé:

Cũng giống như Duolingo và NHK bằng đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, Gojapan cũng có hệ thống trang web và ứng dụng để cho các bạn tiếp cận với tiếng Nhật tốt hơn.

Mời bạn tải về cho thiết bị iOS và cho thiết bị Android.