Top 5 phần mềm tính ngày dự sinh chuẩn xác nhất | FanHome

Khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển, vì thế xuất hiện thêm nhiều phần mềm tính ngày dự sinh cho các mẹ chuẩn xác hơn. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực, khiến mẹ có câu trả lời, bao giờ thiên thần nhỏ bé của mình chào đời.

Ngoài ra, cũng là dấu hiệu giúp các mẹ chuẩn bị sẵn đồ sơ sinh khi vào viện đầy đủ hơn. Để nắm rõ thêm kiến thức về phần mềm này, cùng bớt chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Phần mềm tính ngày dự sinh

Mục lục bài viết

1. Tại sao bố mẹ nên tính ngày dự sinh?

Tác dụng tính ngày dự kiến sinh

Chắc hẳn mẹ đang đếm từng ngày, không biết bao giờ mới đến giây phút được gặp bé yêu của mình đúng không ạ? Trước đây, ta chỉ có thể dự kiến ngày sinh bằng hai phương pháp tính ngày dự sinh bằng chu kỳ kinh nguyệt và bằng siêu âm. Ngày nay, công nghệ phát triển, chỉ với một chiếc điện thoại, mẹ dễ dàng tính được ngày dự sinh rồi.

Việc sử dụng các ứng dụng phần mềm tính ngày dự sinh sẽ vô cùng hữu ích. Ứng dụng sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị đầy đủ tâm lý và những điều cần thiết cho hành trình “vượt cạn” của mình. Điều này rất có ý nghĩa trong quá trình sinh nở của bà bầu. Bởi chỉ khi mẹ chuẩn bị sẵn sàng về cả vật chất lẫn tinh thần thì quá trình sinh nở sẽ được diễn ra an toàn, thuận lợi.

Ngày dự sinh có chính xác không?

Trên lý thuyết, thời gian mang thai của người phụ nữ là 9 tháng 10 ngày, tuy nhiên trên thực tế, con số này không hoàn toàn chính xác với tất cả thai phụ. Nguyên nhân là do thai kỳ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như thời gian trưởng thành của thai nhi, thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ… Chính vì vậy, kết quả tính ngày dự sinh của từng người cũng không giống nhau. Hơn nữa, ngày dự kiến sinh của mẹ hoàn toàn có thể thay đổi và không duy trì cố định trong suốt thai kỳ.

Tính ngày dự sinh chuẩn nhất được xem là việc ước đoán ngày thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi một cách gần chính xác nhất, không nhất thiết đó phải là ngày em bé chào đời mới gọi là bình thường. Thống kê cho thấy, mặc dù được bác sĩ tính ngày dự sinh chính xác, nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 1/20 bà bầu sinh đúng ngày này, số còn lại em bé chào đời sớm hơn hoặc trễ hơn trong vòng 1 – 2 tuần.

2. Các phương pháp xác định tuổi thai khác

Ngoài phương pháp xác định tuổi thai theo ngày đầu của kỳ kinh cuối thì còn 2 cách khác có thể giúp mẹ tính toán chính xác được tuổi thai, đó là siêu âm và đo chiều cao tử cung.

Đo chiều cao tử cung

Một phương pháp khác cũng giúp tính toán tuổi thai chính là đo khoảng cách từ xương mu đến đáy tử cung để xác định. Thông thường, sau tháng đầu tiên thì cứ mỗi tháng chiểu cao của tử cung sẽ tăng thêm 4cm. Dựa vào sự thay đổi đó, có thể xác định tuổi của thai nhi, theo công thức tính ngày dự sinh chính xác như sau:

Tuổi thai (theo đơn vị tháng) = Chiều cao tử cung/4 + 1

Ngoài công thức, sản phụ cũng có thể ước lượng tuổi thai theo các mốc sau:

Thai 12 tuần ~ 1/3 phía trên xương mu

Thai 16 tuần ~ 2/3 phía trên xương mu

Thai 20 tuần ~ cao hơn điểm rốn

Thai 24 tuần ~ 1/4 đỉnh bụng trên rốn

Thai 32 tuần ~ 2/4 đỉnh bụng trên rốn

Thai 36 tuần ~ 3/4 đỉnh bụng trên rốn

Siêu âm

Siêu âm được xem là phương pháp xác định tuổi thai chính xác nhất và diễn ra vào khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển và hầu như không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác ngoài tuổi thai nên kết quả sẽ có độ chính xác cao.

Khi tiến hành siêu âm, các bác sĩ sẽ tiến hành đo các kích thước quan trọng như túi thai, chiều dài từ đầu đến mông. Dựa vào các con số sẽ tính ra được tuổi thai của em bé. Thời gian tiến hành siêu âm lý tưởng nhất dành cho các bà bầu là từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13.

Cách tính ngày dự sinh Online

Một trong những cách tính ngày dự sinh đơn giản nhất là sử dụng công cụ hỗ trợ trên internet. Theo đó, bạn chỉ truy cập vào một số trang web cung cấp công cụ tính ngày dự sinh online và nhập ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối và độ dài chu kỳ kinh là có thể biết được kết quả dự đoán ngày sinh.

cách tính ngày dự sinh

Để cách tính ngày dự sinh bằng vòng tính tuổi thai Online, được đảm bảo độ chính xác cao. Chị em chỉ nên truy cập vào các trang web uy tín, chất lượng. Lưu ý rằng không có cách tính ngày dự sinh nào đảm bảo 100% độ chính xác nên chị em tuyệt đối không mặc định kết quả dự sinh là ngày sinh em bé mà chỉ nên ước chừng trong khoảng thời gian đó.

Tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ

Theo các nghiên cứu khoa học ở phụ nữ về sự rụng trứng thì thông thường trứng rụng chỉ nằm trong tử cung nhiều nhất là 24h, còn tinh trùng thì khác chúng có thể tồn tại trong cơ thể người con gái khoảng 7 ngày. Nếu trong khoảng thời gian này gặp được tinh trùng nó sẽ kết hợp với nhau và phát triển thành phôi thai.

Nếu muốn biết chính xác tuổi thai nhi theo ngày quan hệ thì người phụ nữ phải nhớ chính xác ngày có quan hệ tình dục dẫn đến việc mang thai hoặc ngày rụng trứng. Từ đó sẽ tính ra được ngày đầu tiên thụ thai.

Theo như thường lệ thai nhi sẽ phát triển trong tử cung trong thời gian khoảng 266 ngày, tính từ ngày được thụ thai (tầm 38 tuần), từ những căn cứ nêu trên chúng ta hoàn toàn có thể tính được chính xác tuổi thai nhi cũng như ngày dự sinh.

Tuy nhiên, cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ không hoàn toàn chính xác vì còn phụ thuộc và chu kỳ kinh nghiệt của người phụ nữ có đều hay không nữa, nên chỉ áp dụng công thức tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ đối với trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt đều, ngày rụng trứng chuẩn xác.

Cách tính tuổi thai IVF hay tính tuổi thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm

Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do bạn đã biết chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.

Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác đó là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy 3 ngày thì sẽ trừ 3 ngày hay 4 ngày thì trừ đi 4.

Do đó, việc tính tuổi thai cho các trường hợp thụ tinh nhân tạo sẽ giúp xác định tuần thai và ngày dự sinh chính xác hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phần mềm tính ngày dự sinh. Căn cứ vào kết quả và tham vấn ý kiến của bác sĩ để dự đoán ngày dự sinh chính xác hơn.

Công thức tính ngày dự sinh theo kỳ kinh cuối

Đây là cách tính tuổi thai nhi được rất nhiều các bác sĩ chuyên khoa và các mẹ bầu áp dụng vì cách tính tuổi thai nhi dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối cho kết quả khá chính xác đối với các mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều từ 28 – 30 ngày.

Chỉ cần nhớ chính xác thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ kinh nguyệt gần nhất thì các mẹ có thể dễ dàng tính tuổi thai theo ngày kinh cuối rất đơn giản như sau: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc, sau đó, cộng 7 ngày, sau đó cộng tiếp 9 tháng, thì sẽ ra ngày sinh dự kiến.

Đối với các chị em bị chậm kinh nguyệt thì có thể tự tính tuổi thai như sau:

Chậm kinh nguyệt 1 tuần => lúc này thai sẽ được 5 tuần tuổi.Chậm kinh nguyệt 2 tuần => lúc này thai sẽ được 6 tuần tuổi.Chậm kinh nguyệt 3 tuần => lúc này thai sẽ được 7 tuần tuổi.Chậm kinh nguyệt 4 tuần => lúc này thai sẽ được 8 tuần tuổi.Chậm kinh nguyệt 5 tuần => lúc này thai sẽ được 9 tuần tuổi.Chậm kinh nguyệt 6 tuần => lúc này thai sẽ được 10 tuần tuổi.

Dựa vào ngày rụng trứng

Tuổi thai dựa vào ngày rụng trứng thường chỉ áp dụng cho các bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều và nhớ chính xác ngày  đã quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đối với những bạn có chu kỳ kinh không đều thì việc xác định ngày rụng trứng chính xác là điều vô cùng khó khăn. Trong khi đó cách tính ngày rụng trứng lại dựa vào ngày có kinh của chu kỳ sau (ngày thứ 14 trước kỳ kinh của chu kỳ sau), trong khi đó chu kỳ sau lại không xảy ra nữa do đã thụ thai thành công.

Vậy nên, cách tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ này, thường  cho ra kết quả có độ chính xác không cao.

5 phần mềm tính ngày dự sinh chính xác nhất

1. Trợ lý mẹ bầu – Theo dõi thai kỳ, tính ngày dự sinh, lịch khám thai

Tại sao mẹ nên dùng ứng dụng tính ngày dự sinh – Trợ lý mẹ bầu?

Trợ lý mẹ bầu là ứng dụng cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình phát triển của thai nhi theo thời gian. Đồng thời cung cấp lịch khám, lịch xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu. Việc này giúp mẹ có những chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của em bé.

Đây là một app dự kiến ngày sinh ghi lại hành trình 40 tuần mang thai kỳ diệu của mẹ với các tính năng như:

  • Viết nhật ký, cập nhật hình ảnh siêu âm của mình ngay trên ứng dụng
  • Lưu và quản lý cân nặng của mẹ và thai nhi
  • Nhắc lịch khám, lịch làm xét nghiệm Double test (thực hiện khi thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi) và Triple test (thực hiện khi thai nhi được 15 – 22 tuần tuổi). Qua đó sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền ở con.
  • Cập nhật hình ảnh, kích thước thai nhi theo từng tuần (bao gồm hình ảnh 2D, 3D, ảnh màu)
  • Gợi ý tên gọi ở nhà và tên khai sinh cho bé với 1000+ tên gọi khác nhau. Kèm theo đó là gợi ý đặt tên con theo phong thủy
  • Hướng dẫn kỹ năng trước mang thai: chế độ ăn uống, sức khỏe, lịch tiêm chủng, chuẩn bị tài chính
  • Hướng dẫn kỹ năng trong mang thai: chế độ ăn theo từng giai đoạn phát triển của em bé, các bài tập thể dục cho mẹ bầu, lịch khám, các xét nghiệm cần thiết.

Cách tính ngày dự sinh bằng ứng dụng Trợ lý mẹ bầu

áp tính ngày dự sinh với chức năng tính ngày dự sinh của Trợ lý mẹ bầu . Hoạt động trên cơ sở của phương pháp dự kiến ngày sinh với chu kỳ kinh nguyệt: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc, cộng thêm 7 ngày. Rồi cộng thêm 9 tháng, sẽ ra ngày dự kiến sinh.

Như vậy mẹ chỉ cần chọn đúng ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Sau khi tính toán, ngày sinh dự kiến của mẹ sẽ hiện lên.

Độ chính xác của phần mềm dự sinh này phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bầu. Do đó, app sẽ đặc biệt hữu ích cho những bà bầu có chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày và nhớ đúng ngày kinh cuối cùng của mình. Không thể áp dụng cho những người đang có chu kỳ kinh không đều, rối loạn kinh nguyệt, nhớ không chính xác ngày bắt đầu hành kinh.

Bố mẹ có thể tải Trợ lý mẹ bầu tại đây: Link tải phần mềm cho android (Phần mềm sử dụng được trên tất cả các thiết bị điện thoại chạy hệ điều hành Android mẹ nhé!).

Hiện nay, Trợ lý mẹ bầu được đánh giá 4,7 sao với hàng loạt nhận xét tốt, chẳng hạn:

“App vô cùng chi tiết và bổ ích cho mẹ bầu, đáng giá 10 sao” – Thuy Bich

“Thật hữu ích. Mẹ bầu có thể ghi nhớ mọi thứ nhờ ứng dụng này. Và tìm hiểu đc nhiều cái hay từ ứng dụng với những bà mẹ tập đầu.” – giang nguyen

“Ứng dụng hay, giúp mình nhiều kiến thức để chăm sóc thai, quản lý thai tốt nhất, mở lên là biết bé bao nhiêu tuần, good, ứng dụng nên bổ sung thêm phần tập thể dục cho bà bầu” – Như Ý

2. Theo dõi thai kỳ: Ứng dụng trợ lý dành cho mẹ bầu

Tại sao mẹ dùng app tính ngày dự sinh – Theo dõi thai kỳ?

Đây không chỉ là phần mềm theo dõi thai kỳ mà còn là cẩm nang làm mẹ đóng vai trò như một trợ lý mẹ bầu, cung cấp thông tin hữu ích cho các bà mẹ đang mang thai. Ứng dụng sẽ cập nhật thông tin hàng tuần về thai kỳ của mẹ và cung cấp hướng dẫn cách an tâm chăm sóc bé của mẹ ngay từ tuần đầu tiên đến ngày dự sinh.

Với app theo dõi thai kỳ, mẹ có thể:

  • Mỗi ngày nhận các mẹo nhỏ về những gì xảy ra khi mẹ đang mang thai.
  • Theo dõi thai kỳ của mẹ theo từng tuần
  • Xem lại sự phát triển của con yêu hàng tuần
  • Tạo đồng hồ đếm ngược đến ngày dự sinh, ứng dụng tính tuổi thai
  • Sử dụng máy tính ngày dự sinh của mẹ dựa trên ngày thụ thai
  • Tìm hiểu các biện pháp tốt nhất để nuôi dưỡng đứa trẻ trong bụng
  • Quản lý cân nặng và chỉ số BMI của mẹ dựa trên hướng dẫn y tế
  • Theo dõi các triệu chứng trong thai kỳ của mẹ
  • Theo dõi lịch hẹn với bác sĩ
  • Đếm số lần đạp của bé bằng máy đếm số lần đạp (kick counter)
  • Ghi lại từng cơn co thắt bằng máy theo dõi cơn co thắt (contraction tracker) và gửi kết quả cho chuyên gia y tế

Chia sẻ thông tin về thai kỳ của các mẹ trên phương tiện truyền thông xã hội

Cách tính ngày dự sinh bằng ứng dụng Theo dõi thai kỳ

Khi mới truy cập vào ứng dụng phần mềm tính ngày dự sinh, mẹ sẽ thấy giao diện với 3 lựa chọn sẵn có:

Tuổi thai nhi

Ngày thụ thai

Ngày dự sinh

Những thông tin này sẽ được Theo dõi thai kỳ sử dụng để tính toán sự phát triển của con.

Nếu mẹ bầu chưa biết chính xác ngày dự sinh của mình thì có thể nhấn vào mục “None, please calculate”.

3.. Bà Bầu – Theo dõi thai kỳ

Bà Bầu – Theo dõi thai kỳ là ứng dụng sẽ giúp bạn trong quá trình mang thai của bạn, hỗ trợ bạn theo dõi những thay đổi xảy ra bên trong cơ thể của bạn cũng như tìm hiểu cách thức bé đang phát triển.

Một số tính năng của ứng dụng:

Cung cấp các thông tin hữu ích về sự phát triển của thai nhi và những thay đổi trong cơ thể của bạn.

Danh sách những việc cần làm trước ngày sinh.

Danh sách những thứ bạn cần ở bệnh viện và ngay sau khi em bé chào đời.

Dễ dàng theo dõi quá trình tăng cân của bản thân.

4. Theo Dõi Thai Kỳ: Ứng Dụng Trợ Lý Dành Cho Mẹ Bầu

Đây không chỉ là app theo dõi thai kỳ mà còn là cẩm nang làm mẹ đóng vai trò như một trợ lý mẹ bầu, cung cấp thông tin hữu ích cho các bà mẹ đang mang thai. Ứng dụng sẽ cập nhật thông tin hàng tuần về thai kỳ của bạn và cung cấp hướng dẫn cách an tâm chăm sóc bé của mẹ ngay từ tuần đầu tiên đến ngày dự sinh.

Một số tính năng nổi bật của ứng dụng:

Nhận các mách nhỏ về những gì sẽ xảy ra khi bạn đang mang thai

Theo dõi thai kỳ của bạn theo từng tuần

Xem lại sự phát triển của con yêu hàng tuần

Tạo đồng hồ đếm ngược đến ngày dự sinh

Tính ngày dự sinh của bạn dựa trên ngày thụ thai

Quản lý cân nặng và chỉ số BMI của bạn dựa trên hướng dẫn y tế

Theo dõi các triệu chứng trong thai kỳ của bạn

Đếm số lần đạp của bé bằng máy đếm số lần đạp (kick counter)

Ghi lại từng cơn co thắt bằng máy theo dõi cơn co thắt (contraction tracker)

5. Trợ lý mẹ bầu 2020. Theo dõi thai kỳ. Bà Bầu Bà Bầu

Chị em có thể tính tuổi thai theo ngày dự sinh bằng ứng dụng theo dõi thai kỳ miễn phí này. Từ đó, sẽ luôn thông báo cho bạn về các quá trình diễn ra trong cơ thể, sự phát triển của em bé và những điều quan trọng nhất với bạn bây giờ, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, ứng dụng cũng có thể giúp cha mẹ của trẻ sơ sinh tìm kiếm cách hướng dẫn làm thế nào để bé phát triển tốt nhất và theo dõi lịch khám thai một cách dễ dàng.

Một số tính năng nổi bật của ứng dụng:

Cung cấp thông tin về sự tăng trưởng của em bé trong thai kỳ

Những điều bạn nên chú ý trong tuần này hoặc những gì cần mang vào bệnh viện

Hướng dẫn các chế độ ăn uống khi mang thai

Lời khuyên cho mỗi tuần của thai kỳ của bạn, từ việc thụ thai đến sinh nở, bao gồm các bài tập và tập luyện, sách để đọc và những thứ khác để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tính ngày chào đời của bé dễ dàng

Máy theo dõi co bóp thông minh sẽ cho bạn biết khi nào bạn nên đến bệnh viện

Cách tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều

Đối với tính ngày dự sinh của thai nhi khi kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ ngày kinh cuối thì nên áp dụng 2 phương pháp sau đây để tìm ra ngày dự sinh chính xác.

Áp dụng quy tắc Nagele

Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cộng 7 ngày, sau đó trừ 3 tháng, tiếp theo cộng 1 năm thì sẽ ra ngày dự sinh của thai nhi.

Trước hết chúng ta phải tìm lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối có tên gọi là LMP. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì việc áp dụng ngày LMP gốc vào tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc quy tắc Nagele sẽ cho ra kết quả sai số rất lớn. Đặt biệt với những người hay bị chậm kinh, bị ra kinh không đều khoảng 2 – 3 tháng mới có một lần. Vì vậy, khi có kinh nguyệt không đều hoặc là chu kỳ kéo dài các mẹ cần phải tính lại ngày LMP sao cho chuẩn nhất, rồi sau đó mới áp dụng cách tính như trên.

Một chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng kéo dài khoảng 28 – 32 ngày. Trong trường hợp này thì nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của chị em luôn kéo dài 14 ngày. Đây là khoảng thời gian từ ngày rụng trứng đến ngày có kinh tiếp theo.

Công thức tính ngày LMP

Nếu kỳ kinh của chị em dài 36 ngày thì thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào ngày 22. Từ thông tin ngày rụng trứng, chị em sẽ có số liệu chính xác để xác định lại ngày LMP chuẩn và lấy đó làm cơ sở để tìm ra ngày dự sinh.

Ví dụ: Chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 36 ngày. Ngày ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối LMP (gốc) là 05/02/2020.

Ta có công thức tính ngày LMP như sau:

Bước 1: Ta thêm 21 ngày vào ngày LMP gốc:05/02/2020 => 26/02/2020

Bước 2: Trừ đi 14 ngày để tìm ngày LMP mới:26/02/2020 => 12/02/2020

Khi có ngày LMP mới, bạn có thể sử dụng cách tính ngày dự sinh theo phương pháp chu kỳ kinh nguyệt và quy tắc Nagele như bình thường đã đề cập ở phần trên.

Ta có: 12+7 ngày = ngày 19, cộng thêm 1 năm là: 19/02/2021, sau đó trừ đi 3 tháng là ngày 19 tháng 12 năm 2020 là ngày dự sinh của em bé.

Kích thước thai nhi có trùng khớp với kết quả siêu âm hay không?

Mỗi tuần phát triển của thai nhi đều có những thông số về kích thước và cân nặng. Đây đều là những con số trung bình. Vì thế, sử dụng phần mềm tính ngày dự sinh là điều mà các mẹ cần làm. Theo đó, nắm chắc kết quả ngày em bé chào đời chuẩn xác.

Thai nhi có kích cỡ tương đối bằng nhau vào những tuần đầu thai kỳ, nhưng sau đó sẽ phát triển theo tốc độ khác nhau ở 3 tháng giữa thai kỳ. Điều này giải thích lý do vì sao một số em bé sinh đủ tháng có cân nặng dưới 2,5kg và một số khác thì lại nặng hơn 3,5kg.

Bạn không nên quá lo lắng khi kết quả siêu âm cho thấy thai nhi không đạt kích thước trung bình tiêu chuẩn. Do sự phát triển của thai kỳ, kích thước tiêu chuẩn của thai cũng dao động theo với biên độ lớn hơn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu nhận thấy có vấn đề đáng lo ngại gì về tiến trình phát triển kích thước của thai nhi.

Cách tính tuổi thai nhi theo tuần và tháng sẽ giúp bạn có một cái nhìn cơ bản nhất về thời gian mang thai, ngày dự sinh. Điều quan trọng bạn cần biết là thai kỳ của mỗi người khác nhau và đây chỉ là cách tính chung nhất. Do đó, đừng quá tin tưởng vào sự chính xác của nó. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tuần thai và ngày dự sinh, hãy hỏi bác sĩ khi đi khám thai định kỳ để hiểu rõ thêm.

Các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh

1. Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi

Để kiểm tra tình trạng sức khỏe của em bé khi thai quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi và đôi khi phải sử dụng đến phương pháp siêu âm. Trong quá trình thực hiện, hai đai được đặt xung quanh bụng của bà bầu để theo dõi dòng cảm biến. Những cảm biến này sẽ đo nhịp tim thai và tần số co bóp của tử cung.

2. Thử nghiệm Non-stress Test

Thử nghiệm Non-stress Test (NST) đo nhịp tim của thai nhi trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là 20 phút. Kết quả của Non-stress Test được ghi nhận là có phản ứng (kết quả tốt) hoặc không có phản ứng (kết quả xấu). Kết quả xấu không có nghĩa là thai nhi không khỏe mạnh. Trường hợp kết quả thử nghiệm Non-stress Test không có phản ứng thường phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác mới có đủ thông tin để chẩn đoán chính xác tình trạng thai quá ngày sinh.

3. Trắc đồ sinh vật lý

Trắc đồ sinh vật lý (BPP) là một bảng trắc nghiệm liên quan đến việc theo dõi nhịp tim của thai nhi cũng như siêu âm thai. Xét nghiệm này kiểm tra nhịp tim, hơi thở, chuyển động và trương lực cơ của em bé, từ đó xác định tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi. Lượng nước ối cũng sẽ được đánh giá qua kết quả xét nghiệm.

4. Xét nghiệm CST

Xét nghiệm CST (Contraction Stress Test, hay còn gọi ngắn gọn là Stress Test) để theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Để thực hiện xét nghiệm CST, bác sĩ sẽ tiêm hormone oxytocin vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để gây ra các cơn co thắt cơ tử cung giống như khi đang sinh thật. Kết quả xét nghiệm có thể giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của em bé sẽ như thế nào khi xuất hiện những cơn gò tử cung trong khi sinh. Kết quả cũng có thể không rõ ràng hoặc không đạt yêu cầu (khi không có đủ các cơn co thắt tử cung cần thiết để cho ra một kết quả có ý nghĩa).

Những dấu hiệu sắp sinh báo trước

Thực tế cho thấy, có rất nhiều người sinh trước ngày dự sinh 15 ngày là chuyện quá bình thường. Vậy nên, sát với ngày dự kiến, chị em nên để ý nếu mình xuất hiện một số dấu hiệu:

–  Xuất hiện cơn gò tử cung: gọi là cơn gò Braxton Hicks ngày một nhiều hơn, cảm giác của mẹ sờ trên bụng gò cứng, nhưng hoàn toàn không đau. Cơn gò này sẽ giúp cho ngôi thai bình chỉnh tốt hơn. Chính cơn gò này giúp thai nhi trong tử cung của mẹ sẽ lọt xuống tiểu khung, để trình diện eo trên của khung chậu mẹ, để có một ngôi thai thuận đó là ngôi chỏm.

–  Thấy bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng. Cảm giác đầu tiên của mẹ là thấy dễ thở hơn khi nằm, vì lúc trước bụng to, khó thở khi nằm, nên lúc nào cũng ở tư thế đứng hoặc nằm kê đầu thật cao như nửa nằm nửa ngồi. Dấu hiệu này do thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ, để chuẩn bị cho việc chuyển dạ sinh. Dấu hiệu thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ khi thường gặp nhất đối với mẹ mang thai lần đầu tiên (con so). Đối với các mẹ mang thai lần thứ 2 (con rạ) trở đi, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không gặp do thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ xảy ra khi bước vào chuyển dạ sinh thật sự.

– Đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới: do nội tiết tố thai kỳ làm cho các khớp ở vùng chậu dãn, các dây chằng mềm hơn để cho các đường kính khung chậu của mẹ rộng hơn, giúp cho thai nhi lọt xuống được dễ dàng. Dấu hiệu này khá rõ khi mẹ di chuyển nhiều thì đau trằn bụng và ngồi lâu thì đau lưng.

– Dấu hiệu đi tiểu nhiều lần, đi cầu nhiều hơn ngày thường: Khi thai nhi đã lọt xuống khung chậu, cụ thể ngôi thai lọt xuống tiểu khung của mẹ sẽ kích thích vào bàng quang ở trước và tạo cho mẹ có cảm giác đi tiểu thường xuyên, kích thích vào trực tràng ở phía sau nên tạo cảm giác mẹ đi cầu.

– Vùng kín của mẹ sưng nề: Do kích thích của ngôi thai lớn, do thay đổi nội tiết tố thai kỳ, thay đổi thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo dãn rộng, máu nuôi dưỡng đến nhiều hơn để cho đường kính ống âm đạo dãn nở tốt giúp cho thai nhi sổ ra dễ dàng khi vào chuyển dạ sinh

Những lưu ý trước ngày dự sinh

Thông thường thời gian dự sinh sẽ nằm trong khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài việc tìm hiểu về cách tính ngày dự sinh thì 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ.

Để mẹ và bé được khỏe mạnh, ngoài việc vận dụng phần mềm tính ngày dự sinh ra, các bậc cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

– Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

– Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.

– Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.

– Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.

– Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.

– Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.

– Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

Biết được ngày sinh của bé là điều rất quan trọng để thai phụ chuẩn bị. Nhưng cũng cần lưu ý đây chỉ là dự tính, vì việc mang thai bình thường có thể thay đổi từ 38 đến 42 tuần, có nghĩa sự chênh nhau khoảng 2 tuần là bình thường. Trên thực tế, dưới 10% phụ nữ dự tính ngày sinh chính xác và một nửa số trẻ sinh sớm hơn mười ngày hoặc sau mười ngày theo ngày dự tính.

Kết luận:

Mong rằng, thông qua bài viết trên về phần mềm dự tính ngày sinh. Chúng tôi hi vọng, các mẹ dễ dàng chọn lựa cho mình phần mềm cũng như phương pháp tính ngày dự sinh phù hợp nhất.